ngan trang
New member
- Xu
- 159
Bài 20 - CHUYỂN DỊCH CƠ CẨU KINH TẾ
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, tỉ trọng khu vực III cao nhưng chưa ổn định.
- Trong nội bộ từng ngành:
+ KV I: Giảm nông nghiệp tăng thủy sản; giảm trồng trọt tăng chăn nuôi
+ KV II: Chuyển dịch cơ cấu ngành và đa dạng hóa sản phẩm; tăng CN chế biến giảm CN khai thác.
+ KV III: Phát triển kết cấu hạ tầng: Viễn thông, đầu tư, tài chính và đô thị…
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
- Kinh tế tư nhân ngày càng tăng.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. ..
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bài 21 -ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
+ Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
- Hiện nay ở nước ta tồn tại hai nền nông nghiệp:
+ Nền nông nghiệp cổ truyền: Sản xuất nhỏ, thủ công, năng xuất thấp, nhằm tự cấp tự túc
+ Nền nông nghiệp hàng hóa: Quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, năng suất cao đáp ứng xuất khẩu.
3. Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn đa dạng nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm- ngư nghiệp.
- Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn
b. Kinh tê nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế
- DN nông - lâm - thủy sản.
- HTX về nông - lâm - thủy sản.
- Kinh tế gia đình.
- Kinh tế trang trại
c. Cơ cấu kinh tê nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
+ Tăng cường sản xuất hàng hoá nông nghiệp
+ Đẩy mạnh chuyên môn hoá.
+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
+ Kết hợp công nghiệp chế biến hướng mạnh ra xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn
Bài 22 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Ngành trồng trọt
- Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
- Cơ cấu sp có sự thay đổi: Tăng giá trị cây CN cây rau đậu, giảm cây LT, cây ăn quả
a. Sản xuất lương thực
*Vai trò:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập và sử dụng hợp lí tài nguyên
* Điều kiện
- Điều kiện tự nhiên: tài nguyên đất, nước, khí hậu thuân lợi để sx LT .
- Tuy nhiên nhiều thiên tai dịch bệnh…
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Nhu cầu lớn về sp LT
- Tuy nhiên thị trường bấp bênh
* Hiện trạng sản xuất
- DT tăng nhanh đạt 7,3 tr.ha (2005)
- Năng xuất tăng nhanh 49 tạ/ha
- Sản lượng không ngừng tăng (36 tr.tấn)
- Bình quân LT là 470kg/ng/năm.
- Các vựa lúa lớn: ĐBSCL và ĐBSH
b. Sản xuất cây thực phẩm
- Chủ yếu là rau đậu tập trung ở ven các đô thị lớn.
- Các vùng sx chính: ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
* Cây công nghiệp:
- Ý nghĩa
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng
- Điều kiền phát triển
+ Thuận lợi (về tự nhiên,xã hội)
+ Khó khăn (thị trường)
- Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
- Cây công nghiệp lâu năm
+ Chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng.
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp
+ Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá...
- Cây ăn quả
+ Gần đây phát triển mạnh.
+ Các vùng trồng trồng nhiều cây ăn quả như ĐBSCL, ĐNB, TDMNPB
2. Ngành chăn nuôi
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ so với trồng trọt nhưng đang có xu hướng tăng.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
BÀI 23 - Thực hành: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
Bài tập 1:
a. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990-2005
Lấy 1990=100%
-1995: 133,4 - 126,5 - 143,3 - 181,5 - 110,9 - 122,0
-2000: 183,2 - 165,7 - 182,1 - 325,5 - 121,4 - 132,1
-2005: 217,5 - 191,8 - 256,8 - 382,3 - 158,0 - 142,3
b. Biểu đồ: Thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng từ 1990-2005
c. Nhận xét:
- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổI cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt:
+ Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây CN tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần) à Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng.
+ Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt.
Sự thay đổI trên phản ánh:
+ Trong sản xuất cây LTTP đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh SX.
+ Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới.
Bài Tập 2:
a. Phân tích xu hướng:
- Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhóm cây công nghiệp đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn.
- Cây công nghiệp hàng năm: tốc độ tăng 4,1 lần và tăng không đều; tỷ trọng cao, giảm khá nhanh
- Cây công nghiệp lâu năm: tốc độ tăng 9,4 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh.
b. Sự liên quan:
- Tốc độ tăng và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi phân bố: hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, đặc biệt là các cây công nghiệp chủ lực (cao su, caphe, chè, hồ tiêu, điều…)
+ VớI các vùng chuyên canh lớn: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…