• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tóm tắt kiến thức cơ bản Địa Lý 10 (ban cơ bản)

Tongthieugia

New member
Xu
0
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG TRONG ĐỊA LÍ 1O BAN CƠ BẢN​


Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản​


* Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng ĐLTN, KTXH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.

* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ.
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của TĐ lên mp sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mp.

Các phép chiếu hình bản đồ: 3 phép chiếu:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.


Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.​

1) Phương pháp kí hiệu
a) Đối tượng biểu hiện.
Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên S. Đà…)

b) Các dạng kí hiệu.
- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.

c) Khả năng biểu hiện.
- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.

2) Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
a) Đối tượng biểu hiện.
- Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng TN& các hiện tượng KTXH trên bản đồ (ví dụ)
+Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+Hiện tượng KTXH: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự v.chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…

b) Khả năng biểu hiện.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3) Phương pháp chấm điểm.
a) Đối tượng biểu hiện.
Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ (ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc…)

b) Khả năng biểu hiện.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Đặc điểm của đối tượng (ví dụ: chấm đen thể hiện Trâu, chấm vàng thể hiện Bò)

4) Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a) Đối tượng biểu hiện.
Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ = cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

b) Khả năng biểu hiện.
- Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
- Số lượng của đtượng.(cột dài hay ngắn)
- Chất lượng của đối tượng.
- Cấu trúc của đối tượng (VD:sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng)


Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống​

I) Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1) Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Thông qua bản đồ:
+) Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
+) Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
+) Vị trí địa lí của đối tượng.
=>Cuốn sách thứ 2 trong học tập địa lí.

2) Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
+ Bảng chỉ đường.
+ Dự báo thời tiết.
+ Quân sự.
+ Sản xuất: Công nghiệp, Nông nghiệp, GTVT….

II) Sử dụng bản đồ, átlát trong học tập
1) Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập Địa lí trên cơ sở bản đồ.
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
b) Đọc BĐ phải tìm hiểu tỉ lệ BĐ và kí hiệu trên BĐ.
c) Xác định phương hướng trên BĐ.
d) Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố/ BĐ, átlát.

ST.
 
Chương III: Cấu trúc của trái đất. các quyển của lớp vỏ địa lí

Bài 7: Cấu trúc của trái đất.Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

I) Cấu trúc của Trái đất
- Khái niệm: Phương pháp địa chấn là phương pháp nghiên cứu cấu trúc của các lớp đất đá dưới sâu dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng.
- Cấu trúc của TĐ gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ


+ Lớp Manti
+ Lớp nhân


- Khái niệm: Thạch quyển bao gồm lớp vỏ TĐ và phần trên của lớp Manti đến độ sâu khoảng 100km.

II) Thuyết kiến tạo mảng.
- Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và Đaị Dương/ bề mặt TĐ được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách rãn đáy ĐD.
- Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ TĐ trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

Nôi dung thuyết kiến tạo mảng:
- Thạch quyển gồm 7 mảng kiến tạo lớn và 1 số mảng kiến tạo nhỏ (kể tên)
- Mỗi mảng kiến tạo này bao gồm cả phần lục địa và phần Đai dương trừ mảngTBD chỉ có phần Đại dương .
- Các mảng liến tạo nhẹ, nổi lên trên 1 lớp v.c quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Manti.
- Chúng không đứng yên mà di chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Nguyên nhân:
Do hoạt động của các dòng đối lưu v.c quánh dẻo đậm đặc và có t˚cao trongtầng Manti trên.
- Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:
+ Tiếp xúc tách rãn: Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn mắc ma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất núi lửa…như trường hợp sống núi ngầm giữa ĐTD.
+ Tiếp xúc dồn ép (Một mảng ĐD xô vào 1 mảng lục địa hoặc 2 mảng lục địa xô vào nhau) ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở ĐD sinh ra động đất núi lửa…VD: dãy Himmalaya được hình thành do mảng ấn độ - Ôtxtrâylia xô vào mảng âu á.
==>KL: Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ TĐ thường có các h/đ kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất núi lửa.


Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất​

I) Nội lực
- K/n: Khái niệm là lực phát sinh ở ở bên trong lòng TĐ.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng trong lòng TĐ sinh ra như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự c/đ của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học…
II) Tác động của nội lực
- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ: Thông qua các vận động kiến tạo hoạt động động đất núi lửa.
+ Theo phương thẳng đứng.
+ Theo phương nằm ngang.
=>Làm cho lục địa được nâng lên hoặc hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

1) Vận động theo phương thẳng đứng
- K/n: Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ TĐ xảy ra rất chậm chạp trên một diện tích lớn.
- Nguyên nhân: Do sự chuyển động của các dòng đối lưu: dòng v/c đi lên làm cho vỏ TĐ nâng lên"núi"biển thoái. Dòng v/c đi xuuống"vỏ TĐ hạ xuống"biển tiến.
- Kết quả: Mở rộng hay thu hẹp diện tích. Vẫn đang xảy ra.

2) Vận động theo phương nằm ngang
- K/n: Là vận động là cho vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
*Hiện tượng đứt gãy
- Là hiện tượng các lớp đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển hướng ngược nhau theo phương thẳng đứng hay phương nằm ngang.
- Do vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
- Xảy ra ở những vùng đá cứng.
- Tạo ra các hẻm vực, thung lũng, địa hào, địa lũy.
- Đứt gãy Đông phi, vết nứt Xananđêra ở Caniphonia( Mĩ)…..


Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất​


I) Ngoại lực
- K/n: Ngoại lực là lực phát sinh ở bên ngoài, trên bề mặt TĐ.
- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Ngoại lực bao gồm các yếu tố: năng lượng của gió, mưa, băng hà, nước ngầm, sóng biển…

II) Tác động của ngoại lực
- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các quá trình ngoại lực gồm 4 quá trình: Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1) Quá trình phong hoá
- K/n: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi t˚, nước, ôxi, khí cácbonníc, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ trên bề mặt TĐ đất đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.

a) Phong hoá lí học
- Khái niệm: Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ # mà ko làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của chúng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do sự thay đổi t˚đột ngột, sự đóng băng của nước, ma sát hoặc va đập của sóng, gió, nước chảy hoặc sản xuất của con người.
- Kết quả: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn (thay đổi kích thước) ko thay đổi thành phần hoá học.

b) Phong hoá hoá học
- Khái niệm: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hoá học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Do tác động của nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí Cacbonnic, ôxi và axít hữu cơcủa sinh vật thông qua các phản ứng hoá học.
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.

c) Phong hoá sinh học
- Khái niệm: Là sự phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, rễ cây. Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
- Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật ra khí CO2, axít hữu cơ.
- Kết quả: Đá vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

ST.
 
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất ( tiếp theo)

2) Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó.
- 3 hình thức bóc mòn: Xâm thực, mài mòn, thổi mòn.
+ Xâm thực: là quá trình bóc mòn do nước chảy.
Kết quả:
Hình thành các rãnh nông do nước chảy tràn.
Hình thành khe rãnh sói mòn do dòng chảy tạm thời.
Hình thành sông suối do dòng chảy thường xuyên.
+ Mài mòn: Là quá trình bóc mòn do
sóng biển.
Kết quả:Tạo thành những hàm ếch do sóng vỗ, vách biển, bậc thêm sóng vỗ. Mài mòn xảy ra mạnh nhất ở những vùng giáp biển. + Thổi mòn: là quá trình bóc mòn do gió.
Kết quả: Bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm, cửa sổ đá.

3) Quá trình vận chuyển
- K/n: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, là sự nối tiếp của quá trình bóc mòn.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào: Động năng của quá trình, kích thước và trọng lượng, điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm.
- Vận chuyển có 2 hình thức:
+ Trực tiếp như hiện tượng đá lở, trượt đất.
+ Gián tiếp nhờ 1 tác nhân vận chuyển như: gió, nước, t/động của con người…

4) Quá trình bồi tụ
- K/n: Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.
- Thực chất bồi tụ là quá trình kết thúc của quá trình vận chuyển.
- Phụ thuộc vào các tác nhân gây ra ngoại lực cụ thể phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
- Kết quả: Tạo thành 1 số dạng đ/hình bồi tụ:
- Đ/hình bồi tụ do nước chảy: Bãi bồi, ĐB phù sa sông, tam giác châu.
- Do gió: Các cồn cát, đụn cát ở ven biển.
- Do sóng: bãi biển.
*Mối quan hệ:
Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển, bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ. 3 quá trình này ko phân chia rõ ranh giới, việc phân chia chỉ mang tính quy ước.
*Kết luận chung:
Là 2 lực đối nghịch nhau. Nội lực có xu hướng làm cho bề mặt TĐ ghồ ghề hơn còn ngoại lực có xu hướng san bằng ghồ ghề đó tạo ra các địa hình bề mặt TĐ khác nhau



Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

1) Mục đích yêu cầu
- Xác định trên bản đồ các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Mối quan hệ giữa các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.

2) Nhắc lại một số kiến thức cũ.
- Động đất: Là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ TĐ. Động đất có thể có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chính là do tác nhân nội lực trong lòng TĐ (được phân ra thành 9 cấp - thang Ríchte). Những khu vực động đất lớn trên thế giới là những khu vực nằm ở chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo, nơi có những vận động kiến tạo lớn xảy ra.

- Núi lửa: thường có dạng hình nón, đỉnh thường có miệng trũng ở đó thường xuyên hoặc định kì phun ra các chất khí, tro, bụi, đá, dung nham…hoặc trào ra ở các khe nứt gọi là miệng phun.
+Phân ra 2 loại:
Đang hoạt động (còn hoạt động trong thời gian gần đây)
Đã tắt (ko còn hoạt động)
Những núi lửa ngầm dưới đại dương khi phun tạo thành các đảo núi lửa.

- Núi trẻ: Núi mới được hình thành trong thời gian ngắn (so với tuổi của Trái đất), đinht nhọn, sườn dốc ít chịu ảnh hưởng của ngoại lực

- Sóng thần: Sóng cao dữ dội do hiện tượng động đất hoặc núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương gây ra.
sóng thần cao khoảng 20- 40m, tốc độ 400- 800km/h có sức tàn phá lớn. Hay xảy ra ở vùng TBD và ấn Độ Dương chiếm 80% trận động đất của TG.
Hiện nay / TG có khoảng 500 ngọn núi lửa đang hoạt động và 400 ngọn núi lửa đã tắt.

3) Nội dung thực hành.
a) Xác định các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Sự phân bố của động đất núi lửa theo khu vực tập trung thành một số vùng lớn. Hoạt động động đất gắn liền với núi lửa và trùng với những miền kiến tạo lớn của TĐ (3 vành đai)

+ Vành đai TBD: Chiếm 80% các trận động đất của TG chia làm 2 nhánh.
Nhánh 1: Alaxca (Bắc Mĩ) chạy dọc theo bờ Tây Châu Mĩ"phía nam (Chi Lê)
Nhánh 2: Đông Bắc á (Liên Bang Nga)"Nhật Bản "Inđônêxia.

+ Vành đai giữa Đại Tây Dương: Sống núi ngầm giữa ĐTD.

+ Vành đai Địa Trung Hải xuyên Châu á bắt đầu từ Gibranta"khu vực ĐTH (Bắc phi và Nam âu) sau đó chia thành 2 nhánh:
+) Nhánh đi về Đông Bắc lên Bai Can và đi về phía bắc TQuốc.
+) Nhánh đi về Đông Nam qua Himmalaya, Mianma, Malaixia, Inđônêxia.

- Núi lửa
+) Rìa phía đông giáp TBD của lục địa á âu, ĐNa (vành đai lửa TBD)
+) Tây á, Nam âu (ĐTH)
+) Rìa phía Tây của Châu Mĩ, khu vực đông phi.
- Núi trẻ: Dãy Himmalaya,dãy Coocđie, Anđét.

b) Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất núi lửa, các vùng núi trẻ. Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn trùng với những miền động đất tạo núi và trùng với những đường kiến tạo lớn của vỏ TĐ.
- Chúng được phân bố ở những vùng bất ổn của vỏ TĐ (ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo)

c) Mối liên hệ giữa các vành đai động đất núi lửa các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
- Nhìn chung ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo bao giờ cúng có hoạt động kiến tạo xảy ra đồng thời đó là những vùng bất ổn của vỏ TĐ, thường xuyên sinh ra các hoạt động động đất núi lửa.



Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất​

I) khí quyển
- K/n: Khí quyển là lớp không khí bao quanh TĐ, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ trước hết là mặt trời.
- Vai trò: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ đồng thời là lớp vỏ bảo vệ TĐ.
1) Cấu trúc của khí quyển.


2) Các khối khí
Hình thành ở tầng đối lưu.
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:
Khối khí cực rất lạnh: A
Khối khí ôn đới lạnh: P
Khối khí nhiệt đới nóng: T
Khối khí xích đạo nóng ẩm: E
Tuỳ thuộc bề mặt TĐ:
+) Lục địa khô:C
+) Đại dương ẩm: E
- Đặc điểm: Khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển chúng là thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua và bị biến tính.

3) Frông:
- K/n: Frông là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về t/c vật lí, nguồn gốc (t˚, ánh sáng hướng di chuyển)
- Kí hiệu: F
- Mỗi bán cầu có 2 Frông cơ bản:
+) Frông địa cực: FA
+) Frông ôn đới: FP
- Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo ko tạo thành Frông mà hình thành dải hội tụ nhiệt đới cho cả 2 bán cầu.


II) Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
1) Bức xạ và nhiệt độ không khí.
- Bức xạ mặt trời là các dòng vật chất & năng lượng của mặt trời tới TĐ.
- Bức xạ mặt trời tới mặt đất được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần còn lại phản hồi vào không gian.
- Nhiệt độ của không khí ở tầng đối kưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt TĐ được đốt nóng cung cấp.
- Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt TĐ luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời nếu góc chiếu lớn thì lượng nhiệt lớn và ngc lại.

2) Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên TĐ.
a) Phân bố theo vĩ độ địa lí
- Càng lên cao t˚ TB năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của mặt trời (gócnhập xạ) càng nhỏ.(chú ý: t˚TB năm ở vĩ độ 20 cao hơn ở t˚ XĐ vì XĐ lượng bưc sxạ mặt trời bị suy giảmnhiều do có nhiều hơi nước, mây, mưa vì ở vùng XĐ có diện tích rừng và ĐD rất lớn)
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu càng lớn và chênh lậch thời gian chiếu sáng ngày và đêm trong các mùa và trong năm lớn.

b) Phân bố theo lục địa và đại dương
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, càng vào sâu trong lục địa biên độ càng lớn.
- Giải thích: Do đặc tính hấp thụ t˚của đất và nước khác nhau. Các loại đất đá mau nóng nhưng cũng mau nguội còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn " sự tăng, giảm của nước và đất khác nhau.

c) Phân bố theo địa hình
- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
- Nguyên nhân: càng lên cao không khí càng loãng hơn ở dưới thấp, ko giữ được nhiệt nhiều.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của địa hình sườn núi. Sườn núi ngc chiều với chiều của ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.
- Nhiệt độ không khí thay đổi khi có tác động của các nhân tố: Dòng biển nóng lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động SX của con người.


ST.
 
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

I) Sự phân bố khí áp
-K/n: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt đất.
- Khí áp cao thấp phụ thuộc vào tỉ trọng không khí.
1) Phân bố các đai khí áp trên TĐ.
- Các đai khí áp cao khí áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
+) Dọc theo XĐ là đai áp thấp.
+) Khu vực cận CT ở khoảng vĩ độ 30˚B &30˚N là 2 đai áp cao.
+) ở 2 VT 60˚B&N là 2 đai áp thấp.
+) ở cực B&N là 2 đai áp cao.

2) Nguyên nhân thay đổi của khí áp
a) Khí áp thay đổi theo độ cao
- Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ"Khí áp giảm.
b) Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.
- Nhiệt độ tăng "Không khí nở ra tỉ trọng giảm đi" Khí áp giảm.
- Nhiệt độ giảm" không khí co lại tỉ trọng tăng"Khí áp tăng.
c) Khí áp thay đổi theo độ ẩm
- Độ ẩm cao "Khí áp giảm.
- Độ ẩm thấp"Khí áp tăng.

II) Một số loại gió chính
- K/n: Gió là sự c/đ của không khí theo chiều ngang tương đối với mặt đất đặc trưng bởi tốc độ và hướng.
- Tốc độ: m/s, km/h, cấp gió (12 cấp)
- Hướng được xác định bởi hướng không khí từ đâu chuyển đến.


- Ng/nhân sinh ra gió do có sự chênh lệch khí áp theo chiều ngang để đẩy không khí c/đ từ nơi áp cao "áp thấp.
- Lực Côriôlít làm lệch hướng gió: BBC lệch về bên phải, NBC lệch về bên trái so với hướng c/đ.

1) Gió tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới (30˚) về phía áp thấp ôn đới (60˚)
- Thời gian hoạt động: Quanh năm.
- Hướng gió: Hướng Tây chủ yếu
+) BBC: Tây Nam.
+) NBC: Tây bắc
- Tính chất: Mang theo mưa nhỏ chủ yếu là mưa phùn"độ ẩm cao.

2) Gió mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp XĐ.
- Thời gian hoạt động: Quanh năm.
- Hướng gió: +) BBC: Đông bắc.
+) NBC: Đông nam
- Tính chất: Khô, ít mưa.

3) Gió mùa
- K/n: Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa ngược chiều nhau.
- Ng/ nhân hình thành gió mùa: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi ko đều giữa lục địa và ĐD theo mùa từ đó có sự thay đổi các vùng khí áp cao, khí áp thấp ở lục địa và ĐD.
- Do sự chênh lệch về nhiệt độ, khí áp giữa BBC và NBC ở vùng Nhiệt đới.
- Thường có ở đới nóng như: Nam á, ĐNA, Đông phi, ĐB Ôtxtrâylia…và 1 số nơi thuộc vĩ độ trung bình: Phía đông TQ, ĐN LBN, ĐN Hoa kì.

4) Gió địa phương
a) Gió biển, gió đất
- Hình thành vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày đêm.
- Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền"Gió biển. Ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển"Gió đất.
- Nguyên nhân: do sự chênh lệch t˚giữa đất và nước ở những vùng ven biển.
b) Gió phơn.
+) Điều kiện hình thành: Khi gió mát, ẩm thổi tới một dayc núi bị chặn lại không khí ẩm bốc lên cao t˚ hạ thấp gặp lạnh đổ mưa.
Khi gió vượt qua đỉnh núi độ ẩm giảm nhiệt độ tăng.
- Theo tiêu chuẩn không khí ẩm lên cao 1000m giảm 6˚c, khi xuống núi t˚tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 1000m tăng 10˚c.


Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

I) Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.
1) Ngưng đọng hơi nước
- Điều kiện: Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục thêm hơi nước hoặc gặp lạnh.
- Có hạt nhân ngưng đọng (bụi, muối biển)
ºGây ra sương mù, mây, mưa.
2) Sương mù.
- Điều kiện: Độ ẩm không khí cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
3) Mây và mưa
- Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ. Các hạt nước ngưng tụ lại thành từng đám đó là mây.
- Khi các hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt nước rơi xuống mặt đất đó là mưa.
- Tuyết rơi: Nước rơi gặp t˚0˚c trong điều kiện không khí yên tĩnh.
- Mưa đá: Xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ rơi xuống dưới dạng băng.

II) Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
1) Khí áp
- Khu vực áp thấp thường xuyên mưa nhiều vì khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ gây mưa.
- Khu vực áp cao mưa ít hoặc ko mưa vì ko khí ẩm ko bốc lên được, chỉ có gió thổi đi ko có gió thổi đến.
2) Frông
- Miền có Frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều đó là mưa Frông hoặc mưa dải hội tụ.
Do sự tranh chấp giữa khối ko khí nóng và ko khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí gây mưa.
3) Gió
- Gió Tây ôn Đới mưa nhiều vì mang hơi nước từ biển di chuyển vào gây mưa ở ven các lục địa như Tây âu, sườn tây của các hệ thống núi ven bờ Chilê…
- Miền có gió mùa mưa nhiều do gió mùa mùa hạ mang hơi nước từ ĐD vào.
- Miền có gió mậu dịch mưa ít do t/c của gió này khô.
4) Dòng biển.
- ở ven đại dương: Những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều.
Những nơi có dòng biển lạnh đi qua khó mưa.
5) Địa hình.
- Không khí ẩm c/đ gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi…mưa nhiều.
- Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

III) Sự phân bố lượng mưa/ TĐ.
Lượng mưa /TĐ phân bố ko đều.
1) Lượng mưa/ TĐ phân bố ko đều theo vĩ độ.
- Khu vực XĐ mưa nhiều nhất do t˚cao, áp thấp, nhiều đại dương và rừng XĐ ẩmướt, sự thăng lên mạnh mẽ của không khí, nước bốc hơi mạnh.
- Khu vực 2 chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.
-K/vực Ôn đới mưa TB, khí áp thấp có gió Tây Ôn đới từ biển thổi vào.
- K/vực 2 cực mưa ít nhất do khí áp cao, k/khí lạnh nước k bốc hơi lên đc.
2) Lượng mưa phân bố ko đều do ảnh hưởng của đại dương.
- ở mỗi đới từ Tây sang đông có sự phân bố mưa ko đều.
- Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ…


Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

1) Đọc bản đồ các đới khí hậu trên TĐ.
- Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu. Các đới khí hậu đối xứng nhau qua XĐ.
1) Đới KH cực. 5) Đới KH nhiệt đới
2) Đới KH cận cực. 6) Đới KH cận XĐ.
3) Đới KH ôn đới. 7) Đới KH XĐ.
4) Đới KH cận nhiệt.
- Trong cùng 1 đới lại có sự phân hoá khác nhau do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình.
-Đới KH nhiệt đới:+) Kiểu KH lục địa.
+ Kiểu KH nhiệt đới gió mùa.
- Đới KH cận nhiệt:+) Kiểu KH cận nhiệt lục địa.
+Kiểu KH cận nhiệt gió mùa.
+ Kiểu KH cận nhiệt ĐTH.
- Đới KH ôn đới:+) Kiểu KH ôn đới lục địa.
+ Kiểu KH ôn đới hải dương.
- Sự phân hoá các kiểu KH ở đới nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở ôn đới chủ yếu theo kinh độ.

2) Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu
a) Phân tích biểu đồ
*) Biểu đồ KH nhiệt đới gió mùa (Hà Nội)
- Thuộc đới nhiệt đới.
- T˚tháng thấp nhất: 18˚c ==> Biên độ nhiệt: 8˚c
- T˚tháng cao nhất: 30˚c ==> Biên độ nhiệt: 12˚c
- Mưa 1694mm/năm. Mưa mùa hạ từ T5- T10.

a2) Biểu đồ cận nhiệt ĐTH (Palecmô)
- Thuộc đới KH cận nhiệt.
- T˚tháng thấp nhất:11˚c
- T˚tháng cao nhất: 22˚c ==> Biên độ nhiệt: 11˚c.
- Mưa 692mm/năm. Mưa mùa thu đông từ T10-T4, mưa ít mùa hạ T5- T9.

a3) Biểu đồ KH ôn đới Hải dương (Valenxia)
- Thuộc đới KH ôn đới.
- T˚tháng thấp nhất: 7˚c
- T˚tháng cao nhất: 15˚c ==> Biên độ nhiệt: 8˚c
- Mưa 1416mm/năm. Mưa nhiều quanh năm nhất là vào mùa đông.

a4) Biểu đồ KH cận nhiệt ĐTH (Palecmô- Italia)
- Thuộc đới KH cận nhiệt ĐTH.
- T˚tháng thấp nhất: 8˚c
- T˚tháng cao nhất: 22˚c ==> Biên độ nhiệt: 14˚c.
- Mưa 692mm/năm. Mưa mùa thu đông T10- T3.

ST
 
Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên trái đất​

I) Thuỷ quyển
1) K.n: Thuỷ quyển là lớp nước trên TĐ bao gồm nước trong các biển, ĐD, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2) Vòng tuần hoàn của nước trên TĐ.
Nước trên TĐ tham gia 2 vòng tuần hoàn.
+) Vòng tuần hoàn nhỏ:
- Nước biển và ĐD bốc hơi sẽ tạo thành mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.
+) Vòng tuần hoàn lớn:
- Nước biển và ĐD bốc hơi tạo thành mây. Gió đưa mây vào đất liền gặp lạnh tạo thành mưa ở những vùng đồi thấp và tuyết rơi ở núi cao. Cả mưa và tuyết tan đều chảy theo sông và dòng nước ngầm đổ ra biển.
(Có vòng tuần hoàn nhỏ mới có vòng tuần hoàn lớn)

II) Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên TĐ.
1) Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
- Chế độ mưa: Khu vực XĐ. Khu vực có gió mùa và gió Tây ôn đới mưa nhiều" sông có nhiều nước.
- Băng tuyết: ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao nước sông chủ yếu do băng và tuyết tan cung cấp.
- Nước ngầm: ở vùng đất đá thấm nhiều nước giúp điều hoà chế độ nước sông.

2) Địa thế, thực vật và hồ đầm.
a) Địa thế: ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.
VD: ở miền núi sông chảy nhanh hơn đồng bằng.
b) Thực vật: Ngăn cản dòng chảy giúp điều hoà chế độ nước sông giảm lũ lụt.
c) Hồ đầm: Điều hoà chế độ nước sông.

III) Một số sông lớn trên TĐ.



Bài 16: Sóng - Thuỷ triều- Dòng biển​

I) Sóng
1)Sóng biển
- K/n: Sóng là hình thức dao dộng của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Do gió, gió càng to thì sóng càng mạnh.
2) Sóng bạc đầu
- Những giọt nước biển c/đ lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau vỡ tung toé tạo thành bọt trắng xoá gọi là sóng bạc đầu.
3) Sóng thần
- Là sóng có chiều cao khoảng 20- 40m truyền theo chiều ngang với vận tốc: 400-800km/h.
- Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc do bão.
-Tác hại: Khi vào bờ sóng thần có sức tàn phá ghê ghớm đến người và của.

II) Thuỷ triều
1) K/n: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyển và có chu kì của các khối nước trong các biển và ĐD.
2) Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời.
3) Đặc điểm
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và TĐ nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất (triều cường). Lúc đó TĐ sẽ nhìn thấy trăng tròn (giữa tháng) và ko nhìn thấy trăng (đầu tháng).
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, TĐ ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất (triều kém) vào những ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng 6,7,8 ÂL và trăng lưỡi liềm cuối tháng 22,23,24 ÂL.
- Ngày nay người ta có thể tính được mực nước thuỷ triều hàng ngày, hàng tháng để phục vụ cho các ngành hàng hải, đánh cá, SX muối, điện năng…

III) Dòng biển
1) K/n: Dòng biển là sự c/đ tịnh tiến thành dòng của các khối nước biển từ nơi này đến nơi khác trong các biển và ĐD.
- Phân ra 2 loại:
+Dòng biển nóng: Chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (mưa nhiều)
+Dòng biển lạnh: Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp (mưa ít)
2) Phân bố.
- Các dòng biển nóng và lạnh phân bố đối xứng nhau qua hai bờ ĐD.
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên bờ XĐ chảy về hướng Tây gặp lục địa chuyển hướng về cực "những nơi có dòng biển nóng thường mưa nhiều.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30- 40˚(gần bờ Đ của các ĐD) chảy về phía XĐ hợp với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu lớn của các ĐD ở từng bán cầu. Những nơi có dòng biển lạnh thường mưa ít. Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và lạnh nhiều cá tôm.
- ở BBC có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo của bờ Tây của các ĐD chảy về XĐ.
- ở vùng gió mùa thường xuất hiện những dòng biển đổi chiều theo mùa.


Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. CáC nhân tố hình thành thổ nhưỡng
I) Thổ nhưỡng
1) Khái niệm:
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở /bmặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
- Thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng) là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
2) Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
- Thành phần: Chất khoáng chiếm tỉ lệ lớn gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- Chất hữu cơ tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
- Nước và không khí tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.
- Đặc trưng: Đất đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt và các chất khí cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Nếu đất tốt độ phì cao, thực vật sinh trưởng thuận lợi. Nếu đất xấu, độ phì kém thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.
- Độ phì cao hay thấp thuỳ thuộc vào nhiều điều kiện nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là rất quan trọng.
II) Các nhân tố hình thành đất
1) Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò: Đá mẹ ==> đá con ==> đất đất trồng.

=>Như vậy đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến tính chất của đất.
+ Khoáng vật là những dưỡng chất hoặc hợp chất hoá học có trong thiên nhiên , xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí hoá khác nhau xảy ra trong vỏ TĐ hoặc trên bề mặt TĐ.
T˚,ẩm, áp suất
+) Thành phần cơ giới: Đá vụn, sỏi, cát, bụi, limon, sét, keo.

2) Khí hậu
Nhiệt, ẩm tiếp tục ảnh hưởng đến sự hoà tan, rửa trôi các vật chất trong các tầng đất.
- Gián tiếp: Thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế sói mòn đất, cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

3) Sinh vật:
- Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
+) Thực vật: Lá cây rụng phân huỷ vật chất hữu cơ, rễ thực vật lan rộng làm đất tơi xốp còn góp phần phá huỷ đá thành đất.
+) Vi sinh vật: Phân giải xác thực vật, động vật tổng hợp thành mùn.
+) Mối, kiến, giun, dế…làm máy cày cho đất tơi xốp.

4) Địa hình
- Vùng núi cao: Nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đất đá xảy ra chậm chạp "quá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc đất dễ bị sói mòn, tầng đất mỏng.
- Nơi bằng phẳng: Quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giầu chất dinh dưỡng.

5) Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất. Tuổi đất biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn. Mặt khác nó còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

6) Con người
- Hoạt động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
+) Tích cực: Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc làm cho đất giàu chất hữu cơ tăng độ phì, giảm sói mòn…
+) Việc bón phân hữu cơ, ythau chau rửa mặn làm cho đất tốt hơn.
+) Trồng cây trên cát.
- Hạn chế:
+) Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, lối sông du canh du cư"đất bị sói mòn.
+) Việc lạm dung phân bón hoá hoc trong quá trình SX làm đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+) Chôn vùi rác thải CN, y tế, sinh hoạt, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm ô nhiễm môi trường đất.
 
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố của sinh vật

I) Sinh quyển
- K/n: Sinh quyển là một quyển của TĐ trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống gồm thực vật, động vật, vi sinh vật.
- Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp tầng Ôdôn của khí quyển (22- 25km)
- Giới hạn dưới: Xuống tận đáy ĐD sâu nhất đến 11 km, ở lục địa xuống tận dưới đáy của lớp vỏ phong hoá khoảng 60m
"Giới hạn của sinh quyển gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển , lớp phủ thổ nhưỡng, lơp vỏ phong hoá.
- Sinh vật ko phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chôangr phía trên và phía dưới bề mặt đất.

II) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
1) Khí hậu
- ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của SV. Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. VD:
- Nước và độ ẩm: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là môi trường tốt cho SV phát triển. Trái lại ở những hoang mạc khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đó.
- ánh sáng: ảnh hưởng nmạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2) Đất
- Các đặc tính lí hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
3) Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật vùng núi.
- Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt và ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ coa bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.
4) Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
- Động vật và thực vật có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ vì: Thực vật là nơi cư trú của động vật. Thực vật là thức ăn của động vật nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
- Sinh vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. Nơi có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5) Con người
- ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật (mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật)
- Con người còn ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật: Con người lai tạo nhiều giống sinh vật mới. Con người chăm sóc, có những biện pháp kích thích sinh vật tăng trưởng nhanh.


Bài 19: Phân bố sinh vật và đất trên trái đất

- Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của 1 vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật.
I) Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
- Có 10 kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên thế giới.
- Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ ẩm). Chế độ nhiệt và ẩm lại thay đổi theo vĩ độ vì thế tương ứng với các kiểu KH sẽ có các kiểu thảm TVật và nhóm đất chính.


II) Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao.
Sườn núi phía Tây dãy Cáp ca


- Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao đẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất thay đổi theo độ cao.


Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí

Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

I) Lớp vỏ địa lí
- K/n: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của TĐ ở đó có các lớp vỏ bộ phận khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyểnvà sinh quyển xâm nhập và tác động qua lại lẫn nhau.
- Giới hạn trên: là nơi tiếp giáp tầng Ôdôn của khí quyển (22-25km)
- Giới hạn dưới: xuống đáy đại dương sâu nhất khoảng >11km. ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
- Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30-35km.
- Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối.

II) Quy luật thông nhât và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1) Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giưa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: SGK.

2) Biểu hiện của quy luật
- Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
VD: Phá rừng"Khí hậu thay đổi (hquả1)"Đất bị sói mòn (Hquả2)"Hạn hán lũ lụt ở ĐB (Hquả3) "Động vật hoang dã bị thu hẹp diện tích phân bố (Hquả4)

3) ý nghĩa thực tiễn
- Sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn bộ điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.


Bài 21: Quy luật địa đới và phi địa đới​

I) Quy luật địa đới
1) Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (Từ xích đạo đến 2 cực)
2) Nguyên nhân:
+) Do Trái Đất có dạng hình cầu làm cho góc chiếu sáng của tia Mặt Trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ xích đạo về 2 cực.(Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc, động lực của những hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất).
3) Biểu hiện của quy luật
a) Sự phân bố của các vòng đai nhiệt.
Trên Thế giới có 7 vòng đai nhiệt được phân bố từ Bắc Cực đến nam cực:
- 1Vòng đai nóng.
- 2 Vòng đai ôn hòa.
- 2 Vòng đai lạnh.
- 2 Vòng đai băng giá vĩnh cửu.
b) Các đai khí áp và các đới gió trên TĐ.
- Có 7 đai áp:
- Có 6 đới gió chính trên TĐ.
c) Các đới khí hậu trên Trái Đất.
Trên TĐ có 7 đới khí hậu chính.
d) Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.
- Có 10 nhóm đất chính.

II) Quy luật địa đới
1) Khái niệm:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thnàh phần địa lí và cảnh quan.
2) Nguyên nhân:
- Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất "hình thành các dãy núi"quy luật đai cao, sự phân bố lục địa và Đại Dương"quy luật địa ô.
 
Phần hai: Địa lí kinh tế xã hội​

Chương V: Địa lí dân Cư​

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

I) Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.
1) Dân số thế giới.
- Năm 2005 dân số thế giới là: 6477 triệu người trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.

2) Tình hình phát triển dân số trên thế giới.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số TG ngày càng lớn và tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh.
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và dân số TG tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
VD: Từ 1804-1927: 123 năm (tăng 1 tỉ người)
Từ 1987- 1999: 12 năm (tăng 1 tỉ người)

II) Gia tăng dân số .
1) Gia tăng tự nhiên
- Sự biến động dân số TG tăng lên hay giảm đi là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: Sinh đẻ và tử vong.
a) Tỉ suất sinh thô.
- Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. (Đơn vị %0 ).
- Tỉ suất sinh thô / toàn TG có xu hướng giảm mạnh: 1950-1955: 36%0.
2004- 2005: 21%0.
- ở các nước phát triển tỉ suất sinh thô giảm mạnh hơn ở các nước đang phát triển.VD:
+)Yếu tố ảnh hưởng:
- Tự nhiên, sinh học.
- Phong tục tập quán, tâm sinh lí xã hội.
- Trình độ phát triển KTXH.
- Chính sách phát triển dân số từng nước.
b) Tỉ suất tử thô.
- Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bìnhcùng thời điểm. Đơn vị: %0.
- Tỉ suất tử thô/ toàn TG có xu hướng giảm rõ rệt: 1950-1955: 25%0.
2004- 2005: 9%0.
- ở các nước đang phát triển tỉ suất tử thô giảm mạnh hơn ở các nước phát triển.VD:
+)Yếu tố ảnh hưởng:
- Trình độ phát triển KTXH( chiến tranh, đói kém, bệnh tật…) và các thiên tai: Động đất, núi lửa, hạn hán, luc lụt….
c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.(%) .
- 4 nhóm nước có tỉ suất gia tăng tự nhiên khác nhau:
- Gia tăng tự nhiên
clip_image002.gif
0: LBN, và 1 số quốc gia ở Đông Âu.
- Gia tăng tự nhiên chậm 0,1-0,9: Các quốc gia ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia…
- Gia tăng tự nhiên trung bình 1-1,9: TQ, ấn độ, VN, Braxin….
- Gia tăng tự nhiên nhanh > 2%: Các quốc gia ở Châu Phi.
- Tỉ suât gia tăng tụ nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
d) ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển KTXH .


2) Gia tăng cơ học
- Gia tăng cơ học là sự chệnh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Nguyên nhân:
- Do các luồng di dân theo chính sách của nhà nước như đưa dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng các khu CN, nhà máy, công trình giao thông , thủy điện….
- Do tự phát.
3) Gia tăng dân số
- Gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. Đơn vị: %

Bài 23: Cơ cấu dân số​

I) Cơ cấu sinh học
- Biểu thị mối tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (%).
CT:
Tnn= Dnam/Dnu

Tnn: Tỉ số giới.
Dnam: Số dân nam.
Dnữ: Số dân nữ.

- Cơ cấu dân số biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực
- ở những nước phát triển Nữ > Nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Do trình độ phát triển KTXH, do tai nạn, do tuổi thọ TB, do chuyển cư…..
- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố SX, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển KTXH của từng quốc gia.

2) Cơ cấu dân số theo tuổi .
-k/n: Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- ý nghĩa: Nắm được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số, nguồn lao động …của 1 quốc gia
3 nhóm tuổi: Dưới tuổi lao động: 0-14T.
Trong tuổi lao động:15-59T.
Trên tuổi lao động: 65T.
- Phân biệt nhóm có dân số già, dân số trẻ tùy thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số.
hinh
- Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. Các nước phát triển có cơ cấu dân số già.
- Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới, tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng tự nhiên và tuổi thọ TB...

II) Cơ cấu xã hội.
1) Cơ cấu dân số theo lao động.
Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a) Nguồn lao động.
- Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi 15T trở lên có khả năng tham gia lao động
Chia 2 nhóm:
+) Nhóm hoạt động kinh tế: Thường xuyên và không thường xuyên.
+) Nhóm không hoạt động kinh tế: HS, sinh viên, nội trợ…..
b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Chia làm 3 khu vực: KVI: NN- LN- NN.
KVII: CN- XD.
KVIII: DV
- Khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất "nước kém phát triển.
- Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất " nước phát triển.
2) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
- Phản ánh dân trí và học vấn của dân cư đồng thời là 1 tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Nước phát triển tỉ lệ biết chữ chiếm 90%. Số năm đi học: 10 năm.
- Nước đamg phát triển tỉ lệ biết chữ 69%. Số năm đi học 39 năm.
- Nước kém phát triển tỉ lệ biết chữ 46%. Số năm đi học: 1,6 năm.


Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư​

I) Phân bố dân cư
1) Khái niệm : Phân bố dân cư là sự xắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tụ giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số: là số dân sinh sống, cư trú trên một đơn vị diện tích M2 (người/km2)
Trong đó : D: Số dân.
S: Diện tích lãnh thổ.

2) Đặc điểm.
a) Phân bố dân cư không đều trong không gian.
- Mật độ dân số trung bình trên TG (2005) là 48 người/km2.
- Các khu vực tập trung đông dân cư như: Tây Âu, Nam Âu, caribê, Nam á, ĐNA…
- Các khu vực thưa dân là: Châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Trung, Bắc Phi..
b) Phân bố dân cư biến động theo thời gian
- Tỉ trọng phân bố dân cư theo các Châu lục thời kì 1650-2005 có sự thay đổi.
3) Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản….
- Các nhân tố KTXH: Phương thức Sx, trình độ phát triển của lực lượng SX, tính chất của nền kinh tế…

II) Các loại hình quần cư
1) Khái niệm: Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
- ĐKTN và KTXH ảnh hưởng quyết định đến sự xuất hiện và phát triển các điểm dân cư.
2) Phân loại và đặc điểm.
- Căn cứ vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch…"có 2 loại hình quần cư:
+) Quần cư nông thôn: Chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian.
+) Quần cư thành thị: Chức năng sản xuất nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.

III) Đô thị hóa
1) Khái niệm : Đô thị hóa là một quá trình KTXH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2) Đặc điểm.
a) Dân thành thị có xu hướng tăng nhanh từ 13,6% (1990) lên 48% (2005). Nguyên nhân do CNH- HĐH" đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên một số nước do gia tăng dân số.
b) Dân cư tập trung ở các thành phố lớn và cực lớn.
c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
3) ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KTXH và môi trường.
a) Tích cực.
- Đô thị hóa xuất phát từ CNH"đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động.
- Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
b) Tiêu cực.
- Nếu đô thi hóa ko xuất phát từ CNH, ko phù hợp, cân đối với quá trình CNH " nông thôn sẽ mất đi một phần lớn nhân lực, thành phố thiếu việc làm, thất nghiệp" vấn đề nhà ở, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn XH…



ST
 
Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

A) Sự phân bố dân cư.
Dân cư trên thế giới phân bố không đều. Đại bộ phận dân cư trú ở Bắc Bán Cầu.
- Các khu vực đông dân: Đông á, Nam á, Đông Nam á, Châu âu….
- Các khu vực thưa dân: Châu đại Dương, Bắc và Trung á, Bắc Mĩ (Canađa), Nam Mĩ (Amadôn), Bắc Phi…
B) Giải thích:
- Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
*) Nhân tố tự nhiên: Những nơi cơ khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuanạ lợi cho các hoạt động sản xuất " dân cư tập trung đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp, châu thổ các con sông, các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ….)
- Những nơi có khí hậu khắc nghiệt ( quá nóng hoặc quá lạnh, mưa nhiều quá hoặc không có mưa, các vùng núi cao) " dân cư thưa thớt.
*)Nhân tố KTXH:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất " Thay đổi phân bố dân cư.
- Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ hoạt động sản xuất CN dân cư tập trung đông đúc hơn.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn ở những khu vực mới khai thác


Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

I) Các nguồn lực phát triển kinh tế.
1) Khái niệm:
Nguồn kực là tổng thể vị trí địa lí, các TNTN, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2) Các loại nguồn lực.
Nguồn lực được phân thành 3 loại: - Vị trí địa lí.
- Nguồn lực tự nhiên.
- Nguồn lực KTXH.
3) Vai trò của nguồn lực đối với phát triển KTXH.
- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng các quốc gia.
- Nguồn lực tự nhiên (TNTN và các điều kiện tự nhiên) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Nguồn lực KTXH tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.

II) Cơ cấu nền kinh tế.
1) Khái niệm: SGK.
2) Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế. - Cơ cấu ngành kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu lãnh thổ.
a) Cơ cấu ngành kinh tế: Là tập hợp tất cả các ngành kinh tế hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
Vai trò: Là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b) Cơ cấu thành phần kinh tế: Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phân kinh tế có tác động qua lại với nhau.
c) Cơ cấu lãnh thổ: Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo ko gian địa lí.
Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ # ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.


Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp​

I) Vai trò và đặc điểm của NN.
1)Vai trò: quan trọng ko thể thay thế được.
- Cung cấp LTTP.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN.
- Nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.

2) Đặc điểm :
a) Đất trồng là tư liệu SX chủ yếu vào ko thay thế được ( Là nhân tố quan trọng nhất. Không thể SX được NN nếu ko có đất đai)
b) Đối tượng của SXNN là cây trồng vật nuôi
c) Sản xuất NN có tính mùa vụ.
d) Sản xuất NN phụ thuộc chặt chẽ vào ĐKTN.
e) Trong nền kinh tế hiện đại NN trở thành hàng hóa.

II) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố NN
1) Nhân tố tự nhiên.
- Đất: ảnh hưởng đến quy mô Sx, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất.
- Khí hậu, nước: ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của SXNN.
- Sinh vật: Là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi.
2) Nhân tố KTXH.
- Dân cư lao động: ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng vật nuôi.
- Chế độ sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng đến con đường phát triển NN, các hình thức tổ chức lãnh thổ NN.
- Tiến bộ KHKT: Giúp chủ động trong SX, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết SX và hướng chuyên môn hóa.

III) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ NN.
- Tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các ĐKTN và KTXH của các nước, các vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Có 3 hình thức tôt chức lãnh thổ NN




ST
 
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt​

I) Vai trò của ngành trồng trọt.
- Là nền tảng của SX NN.
- Cung cấp LTTP cho dân cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến.
- Cở sở phát triển chăn nuôi.
- Nguồn xuất khẩu có giá trị.
II) Địa lí cây lương thực.


III) Địa lí cây công nghiệp
1) Vai trò, đặc điểm.
a) Vai trò.
- Nguyên liệu cho CN chế biến.
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
b) Đặc điểm.
- Biên độ sinh thái hẹp. Có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc… nên chỉ trồng được ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2) Địa lí các cây CN chủ yếu.
- Nhóm cây lấy đường: Mía trồng nhiều ở miền nhiệt đới (Braxin, ấn Độ, Cu ba…)
Củ cải đường: Miền Ôn Đới và Cận nhiệt (Pháp, Ba Lan, CHLB Đức, Hoa Kì…)
Cây lấy dầu: Đậu tương có nhiều ở Hoa Kì, Braxin, TQ.
- Cây cho chất kích thích: Cây chè trồng nhiều ở Cận nhiệt đới, ấn Độ, TQ, Việt Nam…
cà Phê : Braxin, Việt Nam, Côlômbia…
- Cây lấy nhựa: Cao su có nhiều ở ĐNA, Tây Phi.

IV) Ngành trồng rừng.
1) Vai trò của rừng
- Quan trọng đối với môi trường sinh thái và con người.
- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
- Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ Trái Đất, chống xói mòn.
- Cung cấp lâm sản, phục vụ sản xuất, đời sống CN, xây dựng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý…
2) Tình hình trồng rừng
- Trên thế giới rừng đang bị tàn phá do con người.
- Diện tích rừng trồng thế giới: 1980: 17,8 triệu ha, 1990: 43,6 triệu ha.
- Nước trồng nhiều rừng: TQ, ấn Độ, LBN, Hoa Kì, Nhật Bản, Braxin, Thái Lan…


Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi​

I.Vai trò, đặc điểm ngành chăn nuôi
1. Vai trò.
- Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người: Thịt, trứng, sữa…
- Là nguyên liệu cho công nghiệp
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp sức kéo tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp.
2. Đặc điểm



II. các ngành chăn nuôi
1. Phân loại


2. Các ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi trâu bò.
- Chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi cừu, dê
- Chăn nuôi gia cầm

III. Ngành nuôi trồng thuỷ sản
1. Vai trò
- Cung cấp đạm động vật bổ d*ưỡng cho con ngư*ời: tôm, cua, cá…
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến.
- Mặt hàng xuất khẩu.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thuỷ sản đang đ*ược đẩy mạnh trên cả ba môi trư*ờng: n*ước ngọt, n*ước mặn, lợ.
- Nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất
- Các nước có ngành nuôi trồng phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada….
- Vấn đề đặt ra hiện nay: ô nhiễm môi trư*ờng
nuôi trồng và các vấn đề liên quan đến dịch vụ.


Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia



Cách tính bình quân lương thực theo đầu người (kg/người) năm 2002.


Nhận xét:
- Những nước có dân số đông là: Trung Quốc, ấn Độ, Hoa Kì và In-Đô-nê-xi-a.
- Những nước có sản lượng lương thực lớn là Trung Quốc, Hoa Kì, ấn Độ.
- Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thế giới lag Hoa Kì và Pháp.
- Trung Quốc và ấn Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số nhiều nhất thế giới nên bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thế giới. In- Đô- Nê-xi- a có sản lượng lương thực ở mức cao, nhưng do dân số đông nên bình quân lương thực ở mức thấp.
- Việt Nam tuy là một nước đông dân thứ 13 thế giới song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá.


ST.


( Sẽ có bổ sung thêm)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top