Tôi không thể có đủ tình yêu của bạn

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
I Can’t Get Enough of Your Love
The more you give, the more I want
Published on November 27, 2010 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love

'Không có đủ từ người yêu', điều này có nghĩa là gì? Có phải mối quan hệ đưa đến một sự khan hiếm tình yêu hoặc một sự dư thừa tình yêu?

Có đủ nghĩa là có nhiều như được đòi hỏi hoặc mong muốn. Không có đủ có thể là do sự khan hiếm - tức là những gì có sẵn là không đủ - hoặc do một sự dư thừa, phong phú - tức là một lượng có sẵn không bao giờ hết được.

Trong trường hợp của sự khan hiếm, chúng ta có thể nói về việc không bao giờ nhận đủ từ 1 người nhất định; trong trường hợp của sự dư thừa, chúng ta có thể nói về việc không bao giờ có đủ 1 con người nhất định. Tình yêu chết liên quan đến sự khan hiếm, trong khi đó tình yêu chân thật bao hàm sự dư thừa, sự phong phú.

Tương đối dễ dàng để giải thích những hoàn cảnh mà sự khan hiếm xuất hiện. Một người có thể có 1 ý niệm về 1 người yêu lý tưởng mà người đó là tử tế, thông minh, đẹp trai, giàu có, quan tâm và hài hước, trong khi đó, người yêu thực sự của họ đơn giản là tầm thường trong hầu hết những khía cạnh trên. Vì vậy, 1 phụ nữ có thể yêu chồng cô ấy nhưng không thỏa mãn với tính nông cạn về trí tuệ của anh ta. Theo ý nghĩa này, cô ấy chưa bao giờ nhận đủ về mặt trí tuệ từ anh ta. Vì không ai là hoàn hảo nên đó là 1 hiện tượng phổ biến khi cảm thấy ai đó không nhận đủ từ bạn đời trong một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó.

Thật khó khăn hơn để giải thích làm thế nào 1 người có thể cảm thấy họ không bao giờ có thể nhận đủ từ người yêu của họ, khi người yêu có quá nhiều điều để cho và có thể cho hết tất cả. Điều này dường như ám chỉ nhu cầu về sự cung cấp vô tận những đối tượng/ phần thưởng lôi cuốn, trong khi đó mặt đối lập dường như phổ biến hơn: chúng ta càng trở nên quen thuộc với ai đó, những trải nghiệm của chúng ta với họ càng trở nên nhàm chán, vì thiếu vắng sự thay đổi.

Tình huống 'không có đủ từ người yêu' chắc chắn phụ thuộc vào những phẩm chất của người đó cũng như sở thích của người yêu.

Những loại hoạt động nào có thể được xem là mang đến nguồn hứng thú và giá trị vô tận? Tôi đề xuất đó là 1 hoạt động mà giá trị của nó nằm trong tự bản thân hoạt động và không nhằm đạt được 1 mục tiêu bên ngoài. Khi giá trị nằm trong bản thân hoạt động, nó sẽ luôn luôn giữ được giá trị để theo đuổi - trừ khi nó đánh mất giá trị của nó vì sự lạm dụng.

Aristotle phân biệt giữa những hoạt động có giá trị nội tại và giá trị bên ngoài. Một hoạt động có giá trị bên ngoài là 1 phương tiện để đạt được 1 mục tiêu bên ngoài; giá trị của nó nằm ở việc đạt được mục tiêu. Những ví dụ về loại hoạt động này là xây nhà, thanh toán hoá đơn, lau nhà, tham dự phỏng vấn. Còn những hoạt động có giá trị nội tại, hứng thú của chúng ta tập trung vào bản thân hoạt động, không phải ở những kết quả của nó. Dù một hoạt động như vậy dẫn đến những kết quả thì chúng ta không thực hiện nó để nhằm đạt được chúng. Nghe nhạc là 1 ví dụ của 1 hoạt động có giá trị nội tại: Chúng ta nghe nhạc vì chúng ta đánh giá cao hoạt động này, không phải vì 1 mục tiêu nhất định bên ngoài.

Một hoạt động có giá trị nội tại là 1 hoạt động phát triển liên tục không nhằm đạt được 1 mục tiêu bên ngoài: nó là 1 quá trình không bao giờ chấm dứt. Vì vậy, nếu 1 hoạ sỹ xem vẽ là thiết yếu đối với cuộc đời cô ấy, như 1 phần của bản sắc cá nhân của cô thì cô ấy không thể 'hoàn thành' việc vẽ. Cô ấy có thể đơn thuần là dừng vẽ trong một thời gian, hoặc có thể hoàn thành việc vẽ xong 1 bức tranh cụ thể. Tương tự như thế, nếu chúng ta xem hoạt động trí tuệ hoặc hành động đạo đức là thiết yếu đối với bản sắc con người của chúng ta, thì chúng ta không thể nói rằng đến 1 thời điểm nào đó trong đời, chúng ta đã 'hoàn thành' những hoạt động đó; chúng ta chỉ có thể nói đôi lúc chúng ta dừng thực hiện chúng.

Khi chúng ta nói rằng mình không thể có đủ 1 con người nhất định, điều này có nghĩa là chúng ta xem việc ở cạnh cô ấy như 1 hoạt động có giá trị nội tại. Cũng như khi chúng ta không bao giờ có thể hoàn thành việc nghe nhạc hoặc tham gia vào hoạt động trí tuệ, và do đó chúng ta không bao giờ có đủ những hoạt động như vậy, và do đó chúng ta không thể dùng hết tất cả những khả năng để được ở cạnh người yêu của chúng ta, và vì vậy chúng ta có thể không bao giờ có đủ cô ấy.

2 tiêu chí chính có thể được sử dụng để mô tả đặc điểm của 1 hoạt động có giá trị nội tại: (a) thái độ của người đó xem hoạt động có giá trị vì chính lợi ích của nó; (b) hoạt động bao hàm chức năng tối ưu, sử dụng và phát triển những năng lực và thái độ của người đó theo 1 cách có hệ thống qua 1 khoảng thời gian được duy trì liên tục.

Tiêu chí đầu tiên có tính chủ quan và tiêu chí thứ hai là khách quan hơn. 1 hoạt động có giá trị nội tại sâu sắc là hoạt động đáp ứng cả 2 tiêu chí. Giá trị to lớn và sự đóng góp của những hoạt động có giá trị nội tại đối với hạnh phúc và sự phát triển của cá nhân là 1 khía cạnh giúp phân biệt nó với những sự ám ảnh, vốn rất có hại cho chúng ta.

Những tiêu chí trên có liên quan đến sự xem xét việc ở cạnh người yêu như 1 hoạt động có giá trị nội tại. Ở bên người yêu nên có giá trị của chính nó, không liên quan đến những lợi ích bên ngoài, như để giàu có hơn, nâng cao địa vị bản thân hoặc thường xuyên đạt được cực khoái. Ở bên người yêu nên bao hàm chức năng tối ưu và phát triển mỗi người. Nếu những tiêu chí trên được thỏa mãn, người đó không thể có đủ người yêu; nếu những tiêu chí trên không được thỏa mãn, người đó không thể nhận đủ từ người yêu.

Điều gì làm chúng ta xem có 1 giá trị nội tại trong việc nghe nhạc, vẽ tranh, suy nghĩ trí tuệ và ở bên người yêu?

Những hoạt động đó phải sâu sắc và có 1 mức độ phức tạp nhất định để chúng ta không trở nên nhàm chán với chúng và do đó chúng ta có thể luôn luôn tìm thấy những mặt thú vị trong chúng. Nếu âm nhạc lặp đi lặp lại một cách đều đều, đơn điệu, nó sẽ không còn thú vị; nếu hội hoạ chỉ bao hàm việc sao chép lại những bức tranh giống nhau, nó sẽ trở nên nhàm chán; nếu hoạt động í tuệ chỉ xử lý cùng 1 vấn đề, nó sẽ không mang tính thách thức về mặt trí tuệ.

Theo lối tương tự, nguời yêu nên là 1 ai đó mà bạn thích cùng tham gia những hoạt động thể chất và tinh thần khác nhau. Vì vậy, giá trị của việc đi xem phim cùng nhau không xuất phát chủ yếu từ chất lượng bộ phim mà từ việc đi xem cùng nhau.

Những hoạt động có giá trị nội tại không có tính độc nhất, theo nghĩa này, một người có thể tham gia vào những hoạt động có giá trị nội tại khác nhau. Do đó, giá trị nội tại của việc nghe nhạc hoặc tham gia vào những hoạt động trí tuệ không ám chỉ rằng chúng ta không nên làm gì khác ngoài những hoạt động này. Tương tự, giá trị nội tại của 'cùng với nhau' của những người yêu nhau không có nghĩa là họ nên ở cạnh nhau suốt ngày. Trong 1 mối quan hệ phát triển, tầm quan trọng của không gian cá nhân không thể bị phóng đại. Sự tồn tại của không gian cá nhân cho phép mỗi người tham gia vào những hoạt động có giá trị nội tại chủ yếu được thực hiện một mình, ví dụ như viết lách hoặc vẽ tranh.

1 ngụ ý của quan điểm này là nó làm theo kiểu tự xác nhận (self-validated) hơn là kiểu người khác xác nhận (other-validated) trong những mối quan hệ lãng mạn. Kiểu mẫu 'người khác xác nhận' dựa trên sự mong đợi về sự chấp nhận của đối tác, trong khi đó, kiểu mẫu 'tự xác nhận' dựa trên việc cá nhân duy trì tính tự chủ và giá trị bản thân. Trong khi tình yêu lãng mạn bao hàm cả hai kiểu thái độ, thì sự 'tự xác nhận' quan trọng hơn trong 1 mối quan hệ lành mạnh.
Quả thật, 1 cảm giác hài lòng với bản thân từng được phát hiện thấy là sự dự báo chắc chắn nhất về sự thỏa mãn trong cuộc sống.

Thay đổi tầm quan trọng từ người khác sang bản thân nên được phân biệt với tính vị kỷ hoặc xem mình là trung tâm. Nỗ lực nuôi dưỡng những năng lực và nhu cầu chân thật của bạn, cùng lúc đó phát triển một mối quan hệ yêu thương bình đẳng với người khác không nhất thiết là ích kỷ - đặc biệt không khi bạn cũng mong ước nuôi dưỡng những năng lực của người khác.

Những xem xét trên có thể được tóm gọn trong lời nói say mà 1 người yêu có thể bộc lộ:" Anh yêu, em yêu anh nhiều đến nỗi em không thể có đủ anh, nhưng đôi lúc em chỉ muốn ở một mình."



Nguồn: psychologytoday.com

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top