Tôi có nên biết ơn tình yêu của chúng tôi ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo :"Darling, Should I be Grateful for Our Love?"
Gratitude is the parent of all virtues
Published on December 18, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love

Lòng biết ơn có vẻ là một cảm xúc đơn giản - chúng ta biết ơn người đã ban cho chúng ta một món quà nào đó hoặc làm điều gì đó đặc biệt cho chúng ta . Nếu chúng ta phân tích cảm xúc này tỉ mỉ hơn , chúng ta thấy rằng mình không biết ơn tất cả các món quà , mà chỉ biết ơn những món quà vượt quá những gì chúng ta thường mong đợi . Tôi tin rằng tình yêu lãng mạn chân thật bao hàm sự biết ơn .

Sự biết ơn cũng giống với tình yêu và ham muốn tình dục ở chỗ bao hàm những sự đánh giá tích cực về người khác. Chúng ta thường cảm thấy biết ơn khi chúng ta quy cho sự thành công cá nhân của mình ít nhất một phần có sự đóng góp của người khác chứ không phải do một mình chúng ta. Sự biết ơn được nảy sinh khi chúng ta nhận được một món quà từ người khác.

Lòng biết ơn bao gồm 2 mong muốn cơ bản : mong muốn báo ơn cho đối tượng về mặt cá nhân và mong muốn nhận được sự đánh giá tích cực của đối tượng về chúng ta . Mong muốn đầu tiên thể hiện sự đánh giá tích cực về đối tượng ; mong muốn thứ hai phản ánh ao ước trở nên bình đẳng với đối tượng của chúng ta . Các mối quan hệ chủ thể - khách thể trong sự biết ơn thường thể hiện sự bất bình đẳng , người chịu ơn ở trong một vị trí thua kém . Do đó , sự ghen tị ,oán giận và thù địch thường gắn liền với lòng biết ơn .

Những xem xét ở trên giải thích cho mong muốn của chúng ta về sự "có qua có lại". Một dạng quan trọng nhất của sự " có qua có lại " là đền đáp lại bằng một món quà. Nếu một người không thể đền đáp được món quà ngay lập tức, thì một sự hứa ngầm về sự đền đáp trong tương lai là một phần của lòng biết ơn. Do đó, một cách phổ biến để thể hiện sự biết ơn cho một hành động rộng lượng, hào phóng là nói rằng tôi sẽ không bao giờ quên hành động này, nghĩa là, người đó sẽ không quên việc đền đáp phù hợp tại một thời điểm thích hợp.

Người cho, người sẵn sàng cho, nỗ lực xoá bỏ cảm giác của sự bất bình đẳng và thường cảm thấy không thoải mái trước những dấu hiệu của sự biết ơn; người cho nói với người hưởng lợi là " đừng đề cập đến nó," " hãy quên đi" hoặc " không có gì đâu" . Mặc dù lòng biết ơn xuất hiện khá mạnh mẽ khi có một hành động tốt bất ngờ hoặc khác thường được làm cho chúng ta, chúng ta thậm chí có thể cảm thấy biết ơn sâu sắc hơn đối với sự tử tế lâu dài

Một đặc điểm quan trọng của lòng biết ơn , đó là món quà nên nhiều, đặc biệt hơn thường lệ, nghĩa là một cái gì đó vượt xa những kỳ vọng thông thường của chúng ta. Khi quy tắc xã hội đề ra những món quà được kỳ vọng vào những dịp nào đó, và nếu món quà không vượt quá những gì chúng ta kỳ vọng thông thường vào những dịp như vậy thì sẽ không nảy sinh sự biết ơn mãnh liệt. Nếu món quà ít hơn những gì ta kỳ vọng bình thường thì sẽ gây ra sự tức giận.

Việc xác định khi nào một món quà được xem là đặc biệt, hơn thường lệ , đôi khi rất khó, vì nó đòi hỏi việc xác định cơ sở cá nhân ( những hành động hoặc đối tượng nào là đặc biệt, hơn thường lệ đối với cá nhân đó). Nhà xã hội học Arlie Hochschild trong bài luận của bà , " Nền kinh tế của sự biết ơn" mô tả về tính phức tạp của những cơ sở cá nhân bằng cách xem xét về sự nảy sinh lòng biết ơn trong 1 cuộc hôn nhân :" Một người chồng giặt quần áo, dọn giường, rửa bát. So với bố, anh trai và nhiều người đàn ông khác trong nhà thì người chồng này giúp vợ việc nhà nhiều hơn. Anh ấy cũng làm việc nhà nhiều hơn so với cách đây 10 năm. Anh ấy cảm thấy mình đã làm nhiều hơn những gì cô vợ có thể kỳ vọng. Anh cảm thấy mình đã trao tặng cô ấy một món quà. Anh cảm thấy cô ấy nên biết ơn anh. Tuy nhiên, đối với vợ thì vấn đề có vẻ khác. Ngoài 8 tiếng ở cơ quan, cô ấy còn làm đến 80% công việc nhà. So với tất cả những gì cô ấy đã làm những gì cô muốn ở chồng, những gì cô cảm thấy mình xứng đáng, thì những đóng góp của chồng có vẻ là đáng hoan nghênh, nhưng không đặc biệt hơn thường lệ, không phải là 1 món quà."

Tầm quan trọng của vấn đề " sự xứng đáng " trong lòng biết ơn ám chỉ rằng nếu ta chỉ đơn thuần xem xét về cảnh túng thiếu của một ai đó thì không đù để nảy sinh sự biết ơn. Nếu chúng ta xem sự thua kém của mình như một sự bất công thì sau đó chúng ta có thể oán giận món quà và người trao nó.

Lòng biết ơn hiện diện trong tình yêu chân thực. Những người yêu nhau xem người yêu của họ là đặc biệt, hiếm có, vượt xa những mơ ước của họ và hệ quả là họ xem bản thân họ cực kỳ may mắn vì đã tìm thấy con người đặc biệt này. Họ thường xem tình yêu này là đặc biệt theo ý nghĩa nó là duy nhất và không thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Bản chất đặc biệt, hiếm có của người được yêu cho phép người yêu nhau không chỉ đơn thuần biết ơn mà còn tự hào về tình yêu này.

Niềm tin rằng hành động của người khác đã vượt quá những gì chúng ta xứng đáng nhận được thì lòng biết ơn có vẻ ám chỉ về một món nợ chưa trả. Điều này làm cho vị trí của người mắc nợ trở nên thấp kém. Một phép ẩn dụ của lòng biết ơn , đó là hình ảnh người nhận quản lý tài sản: lòng biết ơn thường giống như việc chấp nhận một khoản tiền gửi hơn là nhận một khoản vay. Không giống như nhận khoản tiền vay, khi nhận tiền gửi thì bạn không thua kém đối tượng, bạn đã có một khoản tiền và không cần phải chứng minh bản thân. Trong khi đó, các khoản vay gắn với sự xấu hổ thì tiền gửi là một niềm tự hào. Sự biết ơn bao hàm cả 2 tình huống : người mắc nợ và người nhận quản lý tài sản. Trong trường của tình yêu chân thật và tình bạn thực sự thì ẩn dụ người được uỷ thác là thỏa đáng hơn ẩn dụ người đi vay; tuy nhiên, trong sự biết ơn đối với những người ít gần gũi hơn với chúng ta thì ẩn dụ người mắc nợ là thích hợp hơn.






 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top