Đề bài
Một nhà triết học nói: “ Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người ngay từ thủa lọt lòng thì chăng là gì cả . Nó phái làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó . Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.” Anh (chị) hãy bình luận câu nói đó.
Tìm hiểu đề
Đề bài nêu một vấn đề rất quan trọng và lý thú: Phẩm chất, nhân cách con người do chính con người tạo nên: “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”
Để làm đề này, trước tiên cần tìm hiểu nội dung tư tưởng trong câu nói, xem nó đúng hay sai? Liệu tư tưởng đó có xem nhẹ vai trò của môi trường, điều kiện khách quan của xã hội hay không? Có quá coi trọng vai trò chủ quan không? Vậy nên hiểu câu nói đó thế nào cho đúng. Hãy vận dụng vốn kiến thức để kiểm tra xem câu nói đó đúng ntn?
Dàn bài
A, Mở bài
Giới thiệu vấn đề bình luận, dẫn câu nói của nhà triết học
B, Thân bài
- Giới thiệu tư tưởng cơ bản của câu nói:
+ Đặc điểm của con vật
+ Đặc điểm của con người và nhiệm vụ trở thành người đặt ra cho mỗi người.
- Đánh giá câu nói đúng hay sai?
+ Vai trò của điều kiện gia đình, xã hội rất quan trọng nhưng không quyết định
- Vai trò của bản thân cá nhân mỗi người là quyết định
- Nêu các ví dụ chứng minh
C. Kết bài
Vai trò quyết định của mỗi người đối với số phận của mình
***
Bài làm
Con người khác con vật ở chỗ nó dự phần quyết định vào việc tạo dựng nên nhân cách của nó. Chính vì vậy, một nhà triết học đã nói: “Một con vật khi sinh ra đề là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phái làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằngtự do của chính nó . Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.” Câu nói đó chẳng những nêu bật sự khác nhau giữa con người và con vật mà còn nhấn mạnh tới vai trò con người trong việc hình thành nhân cách của mình.
Thật vậy, mỗi con bật khi sinh ra đều đã là tất cả những gì mà nó có. Điều đó có nghĩa là con vật được sinh ra như thế nào thì nó sẽ lớn lên như thế ấy. Nó lớn lên và tồn tại bằng bản năng tự nhiên mà giống loài nó đã truyền lại. Một con chó sói được sinh ra, dù lớn lên trong môi trường nào nó vẫn cứ là một con sói và dĩ nhiên phải có thời gian để ơ con chó sói tự trưởng thành, tự kiếm ăn và tự vệ , thành thục trong môi trường tự nhiên. Dù đưa nó vào môi trường nào thì nó vẫn chỉ ăn thịt, vồ mồi và biết gọi đồng loại bằng tiếng tru.
Con người thì khác hẳn, khi sinh ra tự nó không đầy đủ, không là gì cả. Một em bé sơ sinh , chỉ biết khóc oa oa khi đói hay đau, nóng, lạnh… không thể tự lớn lên nếu không có sự chăm sóc, nuôi nấng, bảo vệ từ người mẹ. Nếu bị đưa ra khỏi cộng đồng thì không biết nói, biết viết , không giao tiếp được với xã hội. Em sẽ không có chỗ đứng trong xã hội nếu không có nghề nghiệp nào đó. Một đứa trẻ sinh ra, chúng ta sẽ không chắc nó sẽ làm nghề gì, sẽ trở thành người tốt hay kẻ xấu…Vậy là con người, do ngay từ khi lọt lòng tự nó đã không đầy đủ, cho nên mỗi người sinh ra đều mang theo 1 nhiệm vụ: hãy trở thành một con người (theo đúng nghĩa của nó).
Ai chịu trách nhiệm làm cho một cá nhân trở thành 1 con người hoàn thiện? Xã hội hay cá nhân? Tại sao nhà triết học nói con người làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, như vậy có coi nhẹ điều kiện xã hội hay không? Có quá coi trọng vai trò của chủ thể cá nhân hay không?
Xét về điều kiện , thì gia đình, xã hội là điều kiện để cá nhân trở thành con người. Cha mẹ cho bú mớm, nuôi nấng, bao bọc , dạy dỗ. Xã hội cung cấp trường học, sách vở , kiến thức, ngành nghề. Các điều kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thử tưởng tượng 1 con người sinh ra trong 1 gia đình nghèo túng, ăn không đủ no lại phải làm việc để sống thì sẽ như thế nào? Lại tưởng tượng mỗi con người sinh ra trong 1 gia đình giàu có, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và học tập thì thế nào? Nếu 1 con người sống ở nơi hẻo lánh, xa trung tâm văn hóa, thiếu trường sở, ít giao lưu thì thế nào? Một người học ở thành phố lớn, nhiều trường tốt, có nhiều cơ hội học tập giao lưu, trao đổi với thầy cô, bạn bè …thì sẽ ra sao? Rõ ràng điều kiện tốt là rất thuận lợi và điều kiện xấu là hết sức khó khăn. Nhưng điều kiện không thể là cái quyết định tất cả. Nhiều người sinh ra trong gia đình giàu có lại chỉ biết hưởng thụ, lười biếng, sa đọa vào những tệ nạn để rồi tự phá hoại chính con người của mình, cuộc sống của mình. Nhiều người xuất thân trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng lại có ý chí ham học hỏi, ham hiểu biết, có ý chí vươn lên đạt được tất cả bằng chính sức lực của mình. Ở đây, hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi người vẫn là yếu tố quyết định việc sử dụng điều kiện như thế nào.
Khi tôi nói sáng tạo ra tôi, tôi tự làm ra chính tôi , không có nghĩa là tôi muốn trở thành cái gì cũng làm được, làm cái gì cũng được. Một người không có giọng hát trời phú thì không thể trở thành danh ca; một người không có thể lực tốt thì không thể trở thành vận động viên triển vọng. Nhưng khi đã có một số điều kiện nào đó thì việc phát huy điều kiện tốt, khắc phục điều kiện xấu phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của cá nhân có điều kiện ấy.
Con người làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy. Đúng như vậy, con người được tự do lựa chọn để tự thực hiện mình theo một lí tưởng nhất định. Nhà sư Tuệ Tĩnh đi tu, nhưng ông tự học để trở thành một người thầy thuốc vĩ đại của dân tộc. Ông Tư mã Thiên đời Hán bị nhục hình trở thành hoạn quan nhưng không vì thế mà đau khổ đến không vực dậy được mà trái lại ông đi chu du khắp chốn thu thập tài liệu để hoàn thành bộ Sử kí nổi tiếng, kễ thừa nghiệp lớn của cha. …Lỗ Tấn lúc đầu cũng không phải là một nhà văn , nhưng niềm băn khoăn cho số phận dân tộc dẫn ông đến nghề văn. Ông nhận thấy chữa bệnh bên ngoài không quan trọng bằng việc chữa những thói suy nghĩ lạc hậu đã ăn sâu vào trong máu thịt của mọi người. Paxto thi đỗ trường sư phạm nhưng niềm say mê Hóa – Sinh đã làm ông dồn sức vào những môn khoa học này và cuối cùng trở thành nhà bác học về vi trùng và phòng dịch vĩ đại. Ngay trước cái chết con người vẫn có cơ hội để khẳng định chính mình. Câu nói của Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” đã khích lệ bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị cụt hai tay song vẫn nỗ lực tập viết bằng chân của mình, trở thành người thầy giáo người người biết đến…chứng minh cho câu nói: Tàn nhưng không phế. …
Rõ ràng, dù điều kiện, hoàn cảnh cod quy định như thế nào nhưng con người vẫn là nhân tố quyết định , chịu trách nhiệm trước nhân cách của mình. Hiểu được điều này, mỗi người cần thấy trách nhiệm của mình trước cuộc đời của mình trong từng hành động lớn nhỏ.
Trước mỗi con người, cuộc đời mở ra muôn ngả. Con người có thể chọn một nghề cho phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Gặp khó khăn, trắc trở , người ta thường than thở viện ra nào hoàn cảnh, nào số phận, nào là không có vận may như người khác…để tự cho mình quyền được buông xuôi, quyền được sa ngã… Điều đó hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn ngụy biện. Hoàn cảnh không phải là thứ quyết định đến số phận mỗi người, mà là chính bản thân người đó, chính ý chí, thái độ sống của người đó.
Nguồn: diendankienthuc.net
Một nhà triết học nói: “ Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người ngay từ thủa lọt lòng thì chăng là gì cả . Nó phái làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó . Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.” Anh (chị) hãy bình luận câu nói đó.
Tìm hiểu đề
Đề bài nêu một vấn đề rất quan trọng và lý thú: Phẩm chất, nhân cách con người do chính con người tạo nên: “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”
Để làm đề này, trước tiên cần tìm hiểu nội dung tư tưởng trong câu nói, xem nó đúng hay sai? Liệu tư tưởng đó có xem nhẹ vai trò của môi trường, điều kiện khách quan của xã hội hay không? Có quá coi trọng vai trò chủ quan không? Vậy nên hiểu câu nói đó thế nào cho đúng. Hãy vận dụng vốn kiến thức để kiểm tra xem câu nói đó đúng ntn?
Dàn bài
A, Mở bài
Giới thiệu vấn đề bình luận, dẫn câu nói của nhà triết học
B, Thân bài
- Giới thiệu tư tưởng cơ bản của câu nói:
+ Đặc điểm của con vật
+ Đặc điểm của con người và nhiệm vụ trở thành người đặt ra cho mỗi người.
- Đánh giá câu nói đúng hay sai?
+ Vai trò của điều kiện gia đình, xã hội rất quan trọng nhưng không quyết định
- Vai trò của bản thân cá nhân mỗi người là quyết định
- Nêu các ví dụ chứng minh
C. Kết bài
Vai trò quyết định của mỗi người đối với số phận của mình
***
Bài làm
Con người khác con vật ở chỗ nó dự phần quyết định vào việc tạo dựng nên nhân cách của nó. Chính vì vậy, một nhà triết học đã nói: “Một con vật khi sinh ra đề là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phái làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằngtự do của chính nó . Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.” Câu nói đó chẳng những nêu bật sự khác nhau giữa con người và con vật mà còn nhấn mạnh tới vai trò con người trong việc hình thành nhân cách của mình.
Thật vậy, mỗi con bật khi sinh ra đều đã là tất cả những gì mà nó có. Điều đó có nghĩa là con vật được sinh ra như thế nào thì nó sẽ lớn lên như thế ấy. Nó lớn lên và tồn tại bằng bản năng tự nhiên mà giống loài nó đã truyền lại. Một con chó sói được sinh ra, dù lớn lên trong môi trường nào nó vẫn cứ là một con sói và dĩ nhiên phải có thời gian để ơ con chó sói tự trưởng thành, tự kiếm ăn và tự vệ , thành thục trong môi trường tự nhiên. Dù đưa nó vào môi trường nào thì nó vẫn chỉ ăn thịt, vồ mồi và biết gọi đồng loại bằng tiếng tru.
Con người thì khác hẳn, khi sinh ra tự nó không đầy đủ, không là gì cả. Một em bé sơ sinh , chỉ biết khóc oa oa khi đói hay đau, nóng, lạnh… không thể tự lớn lên nếu không có sự chăm sóc, nuôi nấng, bảo vệ từ người mẹ. Nếu bị đưa ra khỏi cộng đồng thì không biết nói, biết viết , không giao tiếp được với xã hội. Em sẽ không có chỗ đứng trong xã hội nếu không có nghề nghiệp nào đó. Một đứa trẻ sinh ra, chúng ta sẽ không chắc nó sẽ làm nghề gì, sẽ trở thành người tốt hay kẻ xấu…Vậy là con người, do ngay từ khi lọt lòng tự nó đã không đầy đủ, cho nên mỗi người sinh ra đều mang theo 1 nhiệm vụ: hãy trở thành một con người (theo đúng nghĩa của nó).
Ai chịu trách nhiệm làm cho một cá nhân trở thành 1 con người hoàn thiện? Xã hội hay cá nhân? Tại sao nhà triết học nói con người làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, như vậy có coi nhẹ điều kiện xã hội hay không? Có quá coi trọng vai trò của chủ thể cá nhân hay không?
Xét về điều kiện , thì gia đình, xã hội là điều kiện để cá nhân trở thành con người. Cha mẹ cho bú mớm, nuôi nấng, bao bọc , dạy dỗ. Xã hội cung cấp trường học, sách vở , kiến thức, ngành nghề. Các điều kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thử tưởng tượng 1 con người sinh ra trong 1 gia đình nghèo túng, ăn không đủ no lại phải làm việc để sống thì sẽ như thế nào? Lại tưởng tượng mỗi con người sinh ra trong 1 gia đình giàu có, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và học tập thì thế nào? Nếu 1 con người sống ở nơi hẻo lánh, xa trung tâm văn hóa, thiếu trường sở, ít giao lưu thì thế nào? Một người học ở thành phố lớn, nhiều trường tốt, có nhiều cơ hội học tập giao lưu, trao đổi với thầy cô, bạn bè …thì sẽ ra sao? Rõ ràng điều kiện tốt là rất thuận lợi và điều kiện xấu là hết sức khó khăn. Nhưng điều kiện không thể là cái quyết định tất cả. Nhiều người sinh ra trong gia đình giàu có lại chỉ biết hưởng thụ, lười biếng, sa đọa vào những tệ nạn để rồi tự phá hoại chính con người của mình, cuộc sống của mình. Nhiều người xuất thân trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng lại có ý chí ham học hỏi, ham hiểu biết, có ý chí vươn lên đạt được tất cả bằng chính sức lực của mình. Ở đây, hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi người vẫn là yếu tố quyết định việc sử dụng điều kiện như thế nào.
Khi tôi nói sáng tạo ra tôi, tôi tự làm ra chính tôi , không có nghĩa là tôi muốn trở thành cái gì cũng làm được, làm cái gì cũng được. Một người không có giọng hát trời phú thì không thể trở thành danh ca; một người không có thể lực tốt thì không thể trở thành vận động viên triển vọng. Nhưng khi đã có một số điều kiện nào đó thì việc phát huy điều kiện tốt, khắc phục điều kiện xấu phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của cá nhân có điều kiện ấy.
Con người làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy. Đúng như vậy, con người được tự do lựa chọn để tự thực hiện mình theo một lí tưởng nhất định. Nhà sư Tuệ Tĩnh đi tu, nhưng ông tự học để trở thành một người thầy thuốc vĩ đại của dân tộc. Ông Tư mã Thiên đời Hán bị nhục hình trở thành hoạn quan nhưng không vì thế mà đau khổ đến không vực dậy được mà trái lại ông đi chu du khắp chốn thu thập tài liệu để hoàn thành bộ Sử kí nổi tiếng, kễ thừa nghiệp lớn của cha. …Lỗ Tấn lúc đầu cũng không phải là một nhà văn , nhưng niềm băn khoăn cho số phận dân tộc dẫn ông đến nghề văn. Ông nhận thấy chữa bệnh bên ngoài không quan trọng bằng việc chữa những thói suy nghĩ lạc hậu đã ăn sâu vào trong máu thịt của mọi người. Paxto thi đỗ trường sư phạm nhưng niềm say mê Hóa – Sinh đã làm ông dồn sức vào những môn khoa học này và cuối cùng trở thành nhà bác học về vi trùng và phòng dịch vĩ đại. Ngay trước cái chết con người vẫn có cơ hội để khẳng định chính mình. Câu nói của Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” đã khích lệ bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị cụt hai tay song vẫn nỗ lực tập viết bằng chân của mình, trở thành người thầy giáo người người biết đến…chứng minh cho câu nói: Tàn nhưng không phế. …
Rõ ràng, dù điều kiện, hoàn cảnh cod quy định như thế nào nhưng con người vẫn là nhân tố quyết định , chịu trách nhiệm trước nhân cách của mình. Hiểu được điều này, mỗi người cần thấy trách nhiệm của mình trước cuộc đời của mình trong từng hành động lớn nhỏ.
Trước mỗi con người, cuộc đời mở ra muôn ngả. Con người có thể chọn một nghề cho phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Gặp khó khăn, trắc trở , người ta thường than thở viện ra nào hoàn cảnh, nào số phận, nào là không có vận may như người khác…để tự cho mình quyền được buông xuôi, quyền được sa ngã… Điều đó hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn ngụy biện. Hoàn cảnh không phải là thứ quyết định đến số phận mỗi người, mà là chính bản thân người đó, chính ý chí, thái độ sống của người đó.
Nguồn: diendankienthuc.net
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: