tubinhtran
New member
- Xu
- 0
Tốc ký là thể chữ ghi nhanh dành cho một số hoạt động chuyên môn. Hoặc cũng có thể sử dụng bình thường để học, tiếp thu kiến thức mới.
Tốc ký thường được sử dụng rộng rãi trong chuyên môn biên phiên dịch, báo chí, ..
A. Giới thiệu
B. Cách tốc ký
C. Hai đoạn thơ viết bằng chữ tốc ký
D. Lời cuối
A. GIỚI THIỆU
Bài này trình bày một cách tốc ký có hệ thống cho chữ Việt. Chúng hữu ích cho việc:
- “Chat” trên mạng, viết tin nhắn ở điện thoại di động, v.v…
- Cài đặt vào trang “Gõ Tắt” ở các bộ gõ chữ Việt để khi gõ chữ tốc ký mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn (hiện được tích hợp trong WinVNKey).
- Gợi một số ý cho việc cải tiến chữ quốc ngữ nếu có.
B. CÁCH TỐC KÝ
Xin đọc các qui ước tốc ký từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Cũng xin đọc các ví dụ để dễ nhớ các qui ước tốc ký.
1. Dấu sắc ở vần ngược (1 qui ước):
Vần ngược là vần chỉ có dấu sắc hoặc dấu nặng (Vd: oc, ach, up, ơt, …).Đọc vần ngược chưa có dấu, nghe giống như đọc vần ngược có dấu sắc, như: oc-óc, ach–ách, up-úp, ơt-ớt, ….
Do đó, một qui ước cần nhớ là
• Bỏ bớt dấu sắcở vần ngược …… Vd: bưc = bức, nup = núp, trot lọt= trót lọt.
2. Y và Uy (3 qui ước):
• I thay Y …… Vd: i tá = y tá, lí trí = lý trí.
• Ngoại trừ: Vần AY, ÂY vẫn là AY, ÂY …… Vd: ngày ấy = ngày ấy.
• Y thay UY …… Vd: thý = thúy, byt = buýt, lỵ = lụy.
3. Phụ âm đầu chữ (9 qui ước):
• F thay PH …… Vd: fải = phải.
• C thay K …… Vd: cẻ = kẻ, cể = kể, cín = kín.
• K thay KH …… Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.
• Z thay D …… Vd: zì = dì, zo zự = do dự.
• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.
• J thay GI …… Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, zù jì = dù gì.
• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gế = ghế, gì = ghì.
• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngề = nghề, ngĩ = nghĩ.
• Q thay QU …… Vd: qay = quay, qên = quên, qệt = quệt.
4. Phụ âm cuối chữ (3 qui ước):
• G thayNG …… Vd: xoog = xoong, trôg mog = trông mong.
• H thay NH …… Vd: hoàh = hoành, huêh = huênh, qah = quanh.
• K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, nguệk = nguệch, tak bạk = tách bạch.
5. Vần “Nguyên âm ghép + chữ cái” (17 qui ước + 1 ngoại lệ):
Đây là phần mới lạ. Nó trình bày cách tốc ký có hệ thống cho 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.
Tiếng Việt hiện có tất cả 57 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”.
Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uênh, oach, uêch đã được tốc ký là: oog, oah, uêh, oak, uêk như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần B.4).
Còn lại 52 vần:
- OĂ: … oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- UÂ: … uât, uân, uâng, uây.
- OE: … oet, oen, oem, oeo.
- IÊ: … iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- YÊ: … yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- OA: … oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
- UƠ: … uơt, uơn.
- UÔ: … uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ƯƠ: … ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu.
- UYÊ: … uyêt, uyên.
Trong đó có:
- Các nguyên âm ghép: OĂ, UÂ, OE, IÊ hay YÊ, OA, UƠ, UÔ, ƯƠ, UYÊ.
- Các chữ cái cuối: T, P, C _ N, M, NG _ I , Y _ O , U.
52 vần nầy được tốc ký còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:
- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Và
- Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.
Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 9 qui ước và 1 ngoại lệ:
• Ă thay OĂ
• Â thay UÂ
• E thay OE
• I thay IÊ hay YÊ
• O thay OA ………… (thay OA, cho vần “oay”)
• Ơ thay UƠ
• U thay UÔ
• Ư thay ƯƠ
• Y thay UYÊ
Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:
• D thay T
• F thay P
• S thay C
• L thay N
• V thay M
• Z thay NG
• J thay I, Y
• W thay O, U
Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta tốc ký được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:
(Như vậy, chỉ cần nhớ 17 qui ước trên, ta dễ dàng nhớ được 52 vần tốc ký nầy)
- ĂD, ĂS, ĂL, ĂV, ĂZ … (oăt, oăc, oăn, oăm, oăng).
- ÂD, ÂL, ÂZ, ÂJ … (uât, uân, uâng, uây).
- ED, EL, EV, EW … (oet, oen, oem, oeo).
- ID, IF, IS, IL, IV, IZ, IW … (iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu).
- ID, IL, IV, IZ, IW … (yêt, yên, yêm, yêng, yêu).
- OD, OF, OS, OL, OV, OZ, OJ, AJ, OW … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao).
- ƠD, ƠL … (uơt, uơn).
- UD, US, UL, UV, UZ, UJ … (uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi).
- ƯD, ƯF, ƯS, ƯL, ƯV, ƯZ, ƯJ, ƯW … (ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu).
- YD, YL … (uyêt, uyên).
Sau đây là các ví dụ cho 52 vần tốc ký. Các ví dụ tổng hợp tất cả qui ước tốc ký ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ Việt được tốc ký rất gọn:
- ĂD = oăt …… Vd: ngăd = ngoắt, ngặd = ngoặt.
- ĂS = oăc …… Vd: hặs = hoặc, ngăs = ngoắc.
- ĂL = oăn …… Vd: xăl = xoăn.
- ĂV = oăm …… Vd: kăv = khoăm.
- ĂZ = oăng …… Vd: hẵz = hoẵng, kắz = khoắng. (5)
- ÂD = uât …… Vd: kâd = khuất, lậd = luật.
- ÂL = uân …… Vd: kâl = khuân, tầl = tuần.
- ÂZ = uâng …… Vd: bâg kâz = bâng khuâng.
- ÂJ = uây …… Vd: kây kỏa = khuây khỏa. (4+5=9)
- ED = oet …… Vd: ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt.
- EL = oen …… Vd: hel = hoen.
- EV = oem …… Vd: ngev ngév = ngoem ngoém.
- EW = oeo …… Vd: ngẻw = ngoẻo. (4+9=13)
- ID = iêt, yêt …… Vd: fịd = phiệt, id = yết, kid = khiết, zịd = diệt
- IF = iêp ...... Vd: dịf = điệp, kif = khiếp, ngịf = nghiệp, zịf = diệp.
- IS = iêc …… Vd: tis = tiếc, vịs = việc.
- IL = iên, yên …… Vd: fil = phiên, íl = yến, qil = quyên, tìl = tiền.
- IV = iêm, yêm …… Vd: fív = phiếm, ỉv = yểm, ngiv = nghiêm.
- IZ = iêng, yêng …… Vd: iz = yêng, jíz = giếng, ngiz = nghiêng.
- IW = iêu, yêu …… Vd: fíw = phiếu, íw = yếu, nhìw dìw = nhiều điều. (12+13=25)
- OD = oat …… Vd: kod = khoát, lọd = loạt.
- OF = oap …… Vd: ngof = ngoáp.
- OS = oac …… Vd: kos = khoác, tọs = toạc.
- OL = oan …… Vd: hòl tòl = hoàn toàn, kol = khoan.
- OV = oam …… Vd: ngọv = ngoạm.
- OZ = oang …… Vd: hòz = hoàng, kỏz = khoảng.
- OJ = oai …… Vd: kój = khoái, ngòj = ngoài.
- Ngoại lệ: AJ = oay …… Vd: laj haj = loay hoay.
- OW = oao …… Vd: ngow = ngoao. (9+25=34)
- ƠD = uơt …… Vd: hợd = huợt.
- ƠL = uơn …… Vd: hỡl = huỡn. (2+34=36)
- UD = uôt …… Vd: nud = nuốt, rụd = ruột.
- US = uôc …… Vd: cus = cuốc, thụs = thuộc.
- UL = uôn …… Vd: kul = khuôn, lul = luôn, múl = muốn.
- UV = uôm …… Vd: lụv thụv = luộm thuộm, nhúv = nhuốm.
- UZ = uông …… Vd: úz = uống.
- UJ = uôi …… Vd: cúj = cuối. (6+35=42)
- ƯD = ươt …… Vd: lưd = lướt, lựd = lượt.
- ƯF = ươp …… Vd: cưf = cướp.
- ƯS = ươc …… Vd: dựs = được, fưs = phước, zựs = dược.
- ƯL = ươn …… Vd: lựl = lượn.
- ƯV = ươm …… Vd: bưv bứv = bươm bướm.
- ƯZ = ương …… Vd: fưz = phương, gưz = gương.
- ƯJ = ươi …… Vd: tưj cừj = tươi cười.
- ƯW = ươu …… Vd: rựw = rượu. (8+42=50)
- YD = uyêt …… Vd: kyd = khuyết, tyd = tuyết, tỵd = tuyệt.
- YL = uyên …… Vd: kyl = khuyên, lýl = luyến. (2+50=52)
C. HAI ĐOẠN THƠ VIẾT BẰNG CHỮ TỐC KÝ
Một khi nhớ được toàn bộ qui ước tốc ký (33 qui ước + 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ viết bằng chữ tốc ký sau đây.
• Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết bằng chữ tốc ký:
Mỗi năm hoa dào nở
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ôg dồ jà
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, jấy dỏ
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên fố dôg ngừj qa
Bên phố đông người qua
Bao nhiw ngừj thuê vid
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tăc ngợi ken tài
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo nhữg net
“Hoa tay thảo những nét
Như fựz múa rồg bay”
Như phượng múa rồng bay”
Nhưg mỗi năm, mỗi vắg
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Ngừj thuê vid nay dâu
Người thuê viết nay đâu
Jấy dỏ bùl kôg thấm
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực dọg trog ngil sầu
Mực đọng trong nghiên sầu
Ôg dồ vẫn ngồi dấy
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qa dừz kôg ai hay
Qua đường không ai hay
Lá vàg rơi trên jấy
Lá vàng rơi trên giấy
Ngòj trời mưa bụi bay
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay dào lại nở
Năm nay đào lại nở
Kôg thấy ôg dồ xưa
Không thấy ông đồ xưa
Nhữg ngừj mul năm cũ
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây jờ
Hồn ở đâu bây giờ?
• Đoạn đầu “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du viết bằng chữ tốc ký:
Trăm năm trog cõi ngừj ta
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệh kéo là get nhau
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qa một cụs bể zâu
Trải qua một cuộc bể dâu
Nhữg dìw trôg thấy mà dau dớn lòg
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ jì bỉ săc tư fog
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xah qen thói má hồg dáh gen
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần jở trưs dèn
Cảo thơm lần giở trước đèn
Fog tìh cổ lục còn trỳl sử xah
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh
Rằg năm Ja Tĩh trìw Mih
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn fưz fẳg lặg hai cih vữg vàg
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Có nhà vil ngọj họ Vưz
Có nhà viên ngoại họ Vương
Ja tư ngĩ cũg thừz thừz bậc trug
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rôt lòg
Một trai con thứ rốt lòng
Vưz Qan là chữ, nối jòg nho ja
Vương Quan là chữ, nối giòng nho gia
Dầu lòg hai ả tố nga
Đầu lòng hai ả tố nga
Thý Cìw là chị, em là Thý Vân
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai côt cak, tyd tih thần
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Một ngừj một vẻ, mừj fân vẹn mừj
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười
D. LỜI CUỐI
• Cách tốc ký có hệ thống và dễ nhớ nầy đã được TS. Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey https://winvnkey.sf.net , tích hợp toàn bộ cách tốc ký (chỉ trừ: i = y, y = uy) vào WinVNKey, để tạo ra một phương pháp mới gõ tắt chữ Việt. Gõ chữ tốc ký mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn. Muốn dùng nó, chỉ cần nhớ cách tốc ký của bài này, hạ tải WinVNKey và bật vài tùy chọn theo hướng dẫn.
Ước tính tiết kiệm khoảng 40% số phím phải gõ khi chỉ dùng duy nhất phương pháp này. Ta tiết kiệm được nhiều hơn nữa khi dùng chung phương pháp này với trang gõ tắt các từ thường dùng của riêng ta tự tạo.
Muốn dùng phương pháp này, xin đọc bài Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt ở trang Chữ Việt Nhanh:
• Gần đây, nhân đọc bài viết này, TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng thấy chữ W chưa được dùng ở vị trí phụ âm đầu nên đã đề nghị dùng W thay cho hai phụ âm đầu NG và NGH (W = NG =NGH). Xin mời đọc bài “Có nên thêm phụ âm đầu W trong « Tốc Ký Chữ Việt » chăng?” của TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng ở:
https://chuvietnhanh.sf.net/ThemPhuAmDauWTrongTocKyChuViet.htm .
• Một số tốc ký là của những người đi trước đã nêu ra khi bàn về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Sau đây là xuất xứ của chúng:
- Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược: Được thấy đầu tiên trong bài viết của ông Dương Tự Nguyên: Một ý kiến về sự sửa đổi chữ quốc ngữ, Văn học tạp chí, số 5, 15-10-1932, và các số tiếp theo. (trích sách Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, tr.79).
- I thay Y: I thay cho y khi y là nguyên âm duy nhất trong chữ được thấy trong tự điển: Nouveau Dictionnaire Français-Annamite, Imp. de la Mission, Sài Gòn, 1922. (trích sách 100 năm phát triển tiếng Việt, Phụng Nghi, Nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1999, tr.134).
- Y thay UY: Được thấy đầu tiên trong các tham luận của ông Nguyễn Trọng Phấn, Hoàng Tụy, Nông Ích Thùy và Phó Đức Thành, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ ’ năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.309, 335, 341, 348).
- F thay PH: Đề nghị của ông Ngô quang Châu, in trong sách Chữ của dân tộc, Hà Nội, 1946, tr.122. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.62).
- C thay K: Đề nghị này của ông Ngô quang Châu, in trong sách Chữ của dân tộc, Hà Nội, 1946, tr.122. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.62).
- K thay KH: Được thấy đầu tiên ở các tham luận của ông Hoàng Tụy và ông Phó Đức Thành, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ’, năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.335, 348).
- Z thay D: Đề nghị này được thấy đầu tiên trong sách của ông E.F. Aymonier, Nos transcriptions, Excursions et Reconnaissances, Saigon, 1886, tome XII. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.45).
- D thay Đ: Đề nghị này của ông Legrand de la Liraye, in trong tự điển Dictionnaire élémentaire annamite-français, Saigon, 1868, tr.3. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.43).
- J thay GI và G thay GH: Đề nghị này của ông E.F. Aymonier, in trong Nos transcriptions, Excursions et Reconnaissances, Saigon, 1886, tome XII. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.45).
- NG thay NGH: Đề nghị này xuất hiện đầu tiên năm 1906 trong bản kiến nghị của Tiểu ban nghiên cứu vấn đề chữ quốc ngữ, được Hội đồng cải lương học chính Đông-dương thông qua. Xem Conseil de perfectionnement de l’Enseignement indigène. Première session, Hanoi, 1906, tr.64. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.54).
- Q thay QU: Được thấy trong tham luận của ông Hoàng Tụy, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ’ năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.335).
- Bỏ bớt N ở phụ âm cuối chữ NG và NH: Đề nghị này tuy chưa ai chính thức nêu ra nhưng lâu nay nhiều người vẫn thường bỏ bớt n ở phụ âm cuối ng và nh để viết cho nhanh.
Tốc ký thường được sử dụng rộng rãi trong chuyên môn biên phiên dịch, báo chí, ..
A. Giới thiệu
B. Cách tốc ký
C. Hai đoạn thơ viết bằng chữ tốc ký
D. Lời cuối
A. GIỚI THIỆU
Bài này trình bày một cách tốc ký có hệ thống cho chữ Việt. Chúng hữu ích cho việc:
- “Chat” trên mạng, viết tin nhắn ở điện thoại di động, v.v…
- Cài đặt vào trang “Gõ Tắt” ở các bộ gõ chữ Việt để khi gõ chữ tốc ký mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn (hiện được tích hợp trong WinVNKey).
- Gợi một số ý cho việc cải tiến chữ quốc ngữ nếu có.
B. CÁCH TỐC KÝ
Xin đọc các qui ước tốc ký từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Cũng xin đọc các ví dụ để dễ nhớ các qui ước tốc ký.
1. Dấu sắc ở vần ngược (1 qui ước):
Vần ngược là vần chỉ có dấu sắc hoặc dấu nặng (Vd: oc, ach, up, ơt, …).Đọc vần ngược chưa có dấu, nghe giống như đọc vần ngược có dấu sắc, như: oc-óc, ach–ách, up-úp, ơt-ớt, ….
Do đó, một qui ước cần nhớ là
• Bỏ bớt dấu sắcở vần ngược …… Vd: bưc = bức, nup = núp, trot lọt= trót lọt.
2. Y và Uy (3 qui ước):
• I thay Y …… Vd: i tá = y tá, lí trí = lý trí.
• Ngoại trừ: Vần AY, ÂY vẫn là AY, ÂY …… Vd: ngày ấy = ngày ấy.
• Y thay UY …… Vd: thý = thúy, byt = buýt, lỵ = lụy.
3. Phụ âm đầu chữ (9 qui ước):
• F thay PH …… Vd: fải = phải.
• C thay K …… Vd: cẻ = kẻ, cể = kể, cín = kín.
• K thay KH …… Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.
• Z thay D …… Vd: zì = dì, zo zự = do dự.
• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.
• J thay GI …… Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, zù jì = dù gì.
• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gế = ghế, gì = ghì.
• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngề = nghề, ngĩ = nghĩ.
• Q thay QU …… Vd: qay = quay, qên = quên, qệt = quệt.
4. Phụ âm cuối chữ (3 qui ước):
• G thayNG …… Vd: xoog = xoong, trôg mog = trông mong.
• H thay NH …… Vd: hoàh = hoành, huêh = huênh, qah = quanh.
• K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, nguệk = nguệch, tak bạk = tách bạch.
5. Vần “Nguyên âm ghép + chữ cái” (17 qui ước + 1 ngoại lệ):
Đây là phần mới lạ. Nó trình bày cách tốc ký có hệ thống cho 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.
Tiếng Việt hiện có tất cả 57 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”.
Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uênh, oach, uêch đã được tốc ký là: oog, oah, uêh, oak, uêk như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần B.4).
Còn lại 52 vần:
- OĂ: … oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- UÂ: … uât, uân, uâng, uây.
- OE: … oet, oen, oem, oeo.
- IÊ: … iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- YÊ: … yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- OA: … oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
- UƠ: … uơt, uơn.
- UÔ: … uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ƯƠ: … ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu.
- UYÊ: … uyêt, uyên.
Trong đó có:
- Các nguyên âm ghép: OĂ, UÂ, OE, IÊ hay YÊ, OA, UƠ, UÔ, ƯƠ, UYÊ.
- Các chữ cái cuối: T, P, C _ N, M, NG _ I , Y _ O , U.
52 vần nầy được tốc ký còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:
- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Và
- Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.
Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 9 qui ước và 1 ngoại lệ:
• Ă thay OĂ
• Â thay UÂ
• E thay OE
• I thay IÊ hay YÊ
• O thay OA ………… (thay OA, cho vần “oay”)
• Ơ thay UƠ
• U thay UÔ
• Ư thay ƯƠ
• Y thay UYÊ
Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:
• D thay T
• F thay P
• S thay C
• L thay N
• V thay M
• Z thay NG
• J thay I, Y
• W thay O, U
Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta tốc ký được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:
(Như vậy, chỉ cần nhớ 17 qui ước trên, ta dễ dàng nhớ được 52 vần tốc ký nầy)
- ĂD, ĂS, ĂL, ĂV, ĂZ … (oăt, oăc, oăn, oăm, oăng).
- ÂD, ÂL, ÂZ, ÂJ … (uât, uân, uâng, uây).
- ED, EL, EV, EW … (oet, oen, oem, oeo).
- ID, IF, IS, IL, IV, IZ, IW … (iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu).
- ID, IL, IV, IZ, IW … (yêt, yên, yêm, yêng, yêu).
- OD, OF, OS, OL, OV, OZ, OJ, AJ, OW … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao).
- ƠD, ƠL … (uơt, uơn).
- UD, US, UL, UV, UZ, UJ … (uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi).
- ƯD, ƯF, ƯS, ƯL, ƯV, ƯZ, ƯJ, ƯW … (ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu).
- YD, YL … (uyêt, uyên).
Sau đây là các ví dụ cho 52 vần tốc ký. Các ví dụ tổng hợp tất cả qui ước tốc ký ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ Việt được tốc ký rất gọn:
- ĂD = oăt …… Vd: ngăd = ngoắt, ngặd = ngoặt.
- ĂS = oăc …… Vd: hặs = hoặc, ngăs = ngoắc.
- ĂL = oăn …… Vd: xăl = xoăn.
- ĂV = oăm …… Vd: kăv = khoăm.
- ĂZ = oăng …… Vd: hẵz = hoẵng, kắz = khoắng. (5)
- ÂD = uât …… Vd: kâd = khuất, lậd = luật.
- ÂL = uân …… Vd: kâl = khuân, tầl = tuần.
- ÂZ = uâng …… Vd: bâg kâz = bâng khuâng.
- ÂJ = uây …… Vd: kây kỏa = khuây khỏa. (4+5=9)
- ED = oet …… Vd: ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt.
- EL = oen …… Vd: hel = hoen.
- EV = oem …… Vd: ngev ngév = ngoem ngoém.
- EW = oeo …… Vd: ngẻw = ngoẻo. (4+9=13)
- ID = iêt, yêt …… Vd: fịd = phiệt, id = yết, kid = khiết, zịd = diệt
- IF = iêp ...... Vd: dịf = điệp, kif = khiếp, ngịf = nghiệp, zịf = diệp.
- IS = iêc …… Vd: tis = tiếc, vịs = việc.
- IL = iên, yên …… Vd: fil = phiên, íl = yến, qil = quyên, tìl = tiền.
- IV = iêm, yêm …… Vd: fív = phiếm, ỉv = yểm, ngiv = nghiêm.
- IZ = iêng, yêng …… Vd: iz = yêng, jíz = giếng, ngiz = nghiêng.
- IW = iêu, yêu …… Vd: fíw = phiếu, íw = yếu, nhìw dìw = nhiều điều. (12+13=25)
- OD = oat …… Vd: kod = khoát, lọd = loạt.
- OF = oap …… Vd: ngof = ngoáp.
- OS = oac …… Vd: kos = khoác, tọs = toạc.
- OL = oan …… Vd: hòl tòl = hoàn toàn, kol = khoan.
- OV = oam …… Vd: ngọv = ngoạm.
- OZ = oang …… Vd: hòz = hoàng, kỏz = khoảng.
- OJ = oai …… Vd: kój = khoái, ngòj = ngoài.
- Ngoại lệ: AJ = oay …… Vd: laj haj = loay hoay.
- OW = oao …… Vd: ngow = ngoao. (9+25=34)
- ƠD = uơt …… Vd: hợd = huợt.
- ƠL = uơn …… Vd: hỡl = huỡn. (2+34=36)
- UD = uôt …… Vd: nud = nuốt, rụd = ruột.
- US = uôc …… Vd: cus = cuốc, thụs = thuộc.
- UL = uôn …… Vd: kul = khuôn, lul = luôn, múl = muốn.
- UV = uôm …… Vd: lụv thụv = luộm thuộm, nhúv = nhuốm.
- UZ = uông …… Vd: úz = uống.
- UJ = uôi …… Vd: cúj = cuối. (6+35=42)
- ƯD = ươt …… Vd: lưd = lướt, lựd = lượt.
- ƯF = ươp …… Vd: cưf = cướp.
- ƯS = ươc …… Vd: dựs = được, fưs = phước, zựs = dược.
- ƯL = ươn …… Vd: lựl = lượn.
- ƯV = ươm …… Vd: bưv bứv = bươm bướm.
- ƯZ = ương …… Vd: fưz = phương, gưz = gương.
- ƯJ = ươi …… Vd: tưj cừj = tươi cười.
- ƯW = ươu …… Vd: rựw = rượu. (8+42=50)
- YD = uyêt …… Vd: kyd = khuyết, tyd = tuyết, tỵd = tuyệt.
- YL = uyên …… Vd: kyl = khuyên, lýl = luyến. (2+50=52)
C. HAI ĐOẠN THƠ VIẾT BẰNG CHỮ TỐC KÝ
Một khi nhớ được toàn bộ qui ước tốc ký (33 qui ước + 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ viết bằng chữ tốc ký sau đây.
• Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết bằng chữ tốc ký:
Mỗi năm hoa dào nở
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ôg dồ jà
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, jấy dỏ
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên fố dôg ngừj qa
Bên phố đông người qua
Bao nhiw ngừj thuê vid
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tăc ngợi ken tài
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo nhữg net
“Hoa tay thảo những nét
Như fựz múa rồg bay”
Như phượng múa rồng bay”
Nhưg mỗi năm, mỗi vắg
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Ngừj thuê vid nay dâu
Người thuê viết nay đâu
Jấy dỏ bùl kôg thấm
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực dọg trog ngil sầu
Mực đọng trong nghiên sầu
Ôg dồ vẫn ngồi dấy
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qa dừz kôg ai hay
Qua đường không ai hay
Lá vàg rơi trên jấy
Lá vàng rơi trên giấy
Ngòj trời mưa bụi bay
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay dào lại nở
Năm nay đào lại nở
Kôg thấy ôg dồ xưa
Không thấy ông đồ xưa
Nhữg ngừj mul năm cũ
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây jờ
Hồn ở đâu bây giờ?
• Đoạn đầu “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du viết bằng chữ tốc ký:
Trăm năm trog cõi ngừj ta
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệh kéo là get nhau
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qa một cụs bể zâu
Trải qua một cuộc bể dâu
Nhữg dìw trôg thấy mà dau dớn lòg
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ jì bỉ săc tư fog
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xah qen thói má hồg dáh gen
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần jở trưs dèn
Cảo thơm lần giở trước đèn
Fog tìh cổ lục còn trỳl sử xah
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh
Rằg năm Ja Tĩh trìw Mih
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn fưz fẳg lặg hai cih vữg vàg
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Có nhà vil ngọj họ Vưz
Có nhà viên ngoại họ Vương
Ja tư ngĩ cũg thừz thừz bậc trug
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rôt lòg
Một trai con thứ rốt lòng
Vưz Qan là chữ, nối jòg nho ja
Vương Quan là chữ, nối giòng nho gia
Dầu lòg hai ả tố nga
Đầu lòng hai ả tố nga
Thý Cìw là chị, em là Thý Vân
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai côt cak, tyd tih thần
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Một ngừj một vẻ, mừj fân vẹn mừj
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười
D. LỜI CUỐI
• Cách tốc ký có hệ thống và dễ nhớ nầy đã được TS. Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey https://winvnkey.sf.net , tích hợp toàn bộ cách tốc ký (chỉ trừ: i = y, y = uy) vào WinVNKey, để tạo ra một phương pháp mới gõ tắt chữ Việt. Gõ chữ tốc ký mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn. Muốn dùng nó, chỉ cần nhớ cách tốc ký của bài này, hạ tải WinVNKey và bật vài tùy chọn theo hướng dẫn.
Ước tính tiết kiệm khoảng 40% số phím phải gõ khi chỉ dùng duy nhất phương pháp này. Ta tiết kiệm được nhiều hơn nữa khi dùng chung phương pháp này với trang gõ tắt các từ thường dùng của riêng ta tự tạo.
Muốn dùng phương pháp này, xin đọc bài Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt ở trang Chữ Việt Nhanh:
• Gần đây, nhân đọc bài viết này, TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng thấy chữ W chưa được dùng ở vị trí phụ âm đầu nên đã đề nghị dùng W thay cho hai phụ âm đầu NG và NGH (W = NG =NGH). Xin mời đọc bài “Có nên thêm phụ âm đầu W trong « Tốc Ký Chữ Việt » chăng?” của TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng ở:
https://chuvietnhanh.sf.net/ThemPhuAmDauWTrongTocKyChuViet.htm .
• Một số tốc ký là của những người đi trước đã nêu ra khi bàn về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Sau đây là xuất xứ của chúng:
- Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược: Được thấy đầu tiên trong bài viết của ông Dương Tự Nguyên: Một ý kiến về sự sửa đổi chữ quốc ngữ, Văn học tạp chí, số 5, 15-10-1932, và các số tiếp theo. (trích sách Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, tr.79).
- I thay Y: I thay cho y khi y là nguyên âm duy nhất trong chữ được thấy trong tự điển: Nouveau Dictionnaire Français-Annamite, Imp. de la Mission, Sài Gòn, 1922. (trích sách 100 năm phát triển tiếng Việt, Phụng Nghi, Nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1999, tr.134).
- Y thay UY: Được thấy đầu tiên trong các tham luận của ông Nguyễn Trọng Phấn, Hoàng Tụy, Nông Ích Thùy và Phó Đức Thành, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ ’ năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.309, 335, 341, 348).
- F thay PH: Đề nghị của ông Ngô quang Châu, in trong sách Chữ của dân tộc, Hà Nội, 1946, tr.122. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.62).
- C thay K: Đề nghị này của ông Ngô quang Châu, in trong sách Chữ của dân tộc, Hà Nội, 1946, tr.122. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.62).
- K thay KH: Được thấy đầu tiên ở các tham luận của ông Hoàng Tụy và ông Phó Đức Thành, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ’, năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.335, 348).
- Z thay D: Đề nghị này được thấy đầu tiên trong sách của ông E.F. Aymonier, Nos transcriptions, Excursions et Reconnaissances, Saigon, 1886, tome XII. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.45).
- D thay Đ: Đề nghị này của ông Legrand de la Liraye, in trong tự điển Dictionnaire élémentaire annamite-français, Saigon, 1868, tr.3. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.43).
- J thay GI và G thay GH: Đề nghị này của ông E.F. Aymonier, in trong Nos transcriptions, Excursions et Reconnaissances, Saigon, 1886, tome XII. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.45).
- NG thay NGH: Đề nghị này xuất hiện đầu tiên năm 1906 trong bản kiến nghị của Tiểu ban nghiên cứu vấn đề chữ quốc ngữ, được Hội đồng cải lương học chính Đông-dương thông qua. Xem Conseil de perfectionnement de l’Enseignement indigène. Première session, Hanoi, 1906, tr.64. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.54).
- Q thay QU: Được thấy trong tham luận của ông Hoàng Tụy, đọc tại hội nghị về ‘Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ’ năm 1960 tại Hà Nội. (sđd. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, tr.335).
- Bỏ bớt N ở phụ âm cuối chữ NG và NH: Đề nghị này tuy chưa ai chính thức nêu ra nhưng lâu nay nhiều người vẫn thường bỏ bớt n ở phụ âm cuối ng và nh để viết cho nhanh.
________________________________________
Tốc ký chữ Việt - Trần Tư Bình
Tốc ký chữ Việt - Trần Tư Bình
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: