D
DOO DOO
Guest
View attachment 15318
Có một câu chuyện nhỏ về một tờ tiền đã cũ…
Ở cái xóm lao động nghèo, một thằng bé nghe người lớn nói tuổi thọ của tiền xu là mười bốn tháng. Tức là sau một thời gian đồng tiền xu sẽ bị hoen gỉ và không nhìn rõ giá trị của nó. Vì thế, người ta sẽ không xài đồng tiền quá niên hạn đó nữa, cuối cùng nó về tay ai thì coi như người đó xui, phải vứt đi. Còn tiền polymer thì không biết tuổi thọ là bao nhiêu, nhưng cứ bị bay màu, nhòe hình ảnh là người ta cũng liệt loại tiền đó vào loại tiền không có khả năng lưu hành trên thị trường.
Hôm trước, trong lúc nhận tiền thừa do không xem kĩ, nó đã bị người ta trả lại một đồng năm mươi ngàn bị nhòe hình, bay màu. Khổ nỗi nó không biết ai đã trả nó tờ tiền đó, cũng không nhớ nó nhận tờ tiền đó khi mua hàng ở đâu.
Suy đi tính lại, nó quyết định không cố nghĩ xem nó đã nhận tờ tiền này ở đâu mà phải làm thế nào để tiêu thụ cho bằng được tờ năm mươi ngàn đáng ghét này!
Với một thằng học sinh cấp 3, chưa biết làm ra tiền như nó thì tờ polymer năm mươi ngàn có thể làm được nhiều việc. Nó có thể đổ xăng cho con Chaly cùn, ăn quà vặt trước cổng trường và mua một món đồ chơi thú vị. Nghĩ vậy nên nó thay đồ, xách xe chạy một vòng để tìm cách “thủ tiêu” tờ năm mươi ngàn đó bằng cách “nhét” cho người khác y như cách họ đã làm với nó. Nó còn khôn lỏi đem tờ mười ngàn và tờ một trăm ngàn để nếu bị chất vấn sẽ bảo là “không có tiền lẻ”, “chỉ có duy nhất một tờ năm mươi ngàn này”. Khà khà, kế hoạch khá suôn sẻ, chỉ cần diễn “tỉnh bơ” là người ta sẽ bị lừa ngay.
Nó đi mua bún thịt nướng, mười hai ngàn đồng một tô. Nhận bún xong, nó móc năm mươi ngàn ra, gấp đôi lại, đưa mặt lành lặn ra ngoài. Con bé bán bún thịt nướng cầm tiền, mở tờ năm mươi ngàn gấp đôi ra, định gộp lẫn vào cọc tiền của nó thì phát hiện ra, rồi nó trả lại. Thằng bé lập tức: “À! Tôi không phát hiện ra! Tại không có tiền lẻ.” Rồi nó đành phải đưa tờ một trăm ngàn cho cô bé, kế hoạch lần một thất bại thảm hại. Thằng bé tiếp tục cầm đồng tiền tội lỗi ấy đi mua bánh tráng trộn. Bà bán hàng đó làm bánh tráng trộn xong thì thằng bé lấm lét đưa tiền, lần này nó không gấp lại nữa mà mở ra luôn từ đầu, tất nhiên là chìa cái mặt không “bị lỗi’ lên trên, ngờ đâu khi đặt tiền vào tủ để trả lại, bà bán hàng đã phát hiện ra. Và nó lại phải đưa tờ tiền khác cho bà ấy. Kế hoạch lần thứ hai cũng thất bại. Thế là trong túi nó lúc này toàn tiền lẻ, nó tự nhủ phải giấu hết!
Thằng bé đi mua khoai lang nướng. Đưa tờ năm mươi ngàn cho bà bán khoai nhưng bà không nói gì rồi vô tư lấy khoai cho nó. Không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra, trời êm bể lặng, thế là phi vụ trót lọt.
Chợt nó suy nghĩ khi thấy bà bán khoai có vẻ mệt mỏi, chắc do bà phải ngồi bán hàng suốt từ sáng đến giờ, mà cái nghề buôn bán khoai, tiền lời một ngày chắc cũng chỉ được hơn năm mươi ngàn một chút. Chưa kể bà cũng có con nhỏ ở nhà, chắc thế nào cũng đang đi học, sẽ rất cần tiền. Rồi bà còn phải mua khoai để bán mà! Công nướng khoai coi như không tính, lấy công làm lãi. Mà đâu phải ngày nào cũng bán hết khoai, một mâm có khi còn nguyên, vì có ai còn ăn mấy cái món quê mùa này nữa. Nghĩ đến đó, nó giật mình hét lên: “Ôi chết, Con quên dì ơi, tờ tiền đó bị hư rồi, con có tiền lẻ đây nè!”
Có một câu chuyện nhỏ về một tờ tiền đã cũ…
Ở cái xóm lao động nghèo, một thằng bé nghe người lớn nói tuổi thọ của tiền xu là mười bốn tháng. Tức là sau một thời gian đồng tiền xu sẽ bị hoen gỉ và không nhìn rõ giá trị của nó. Vì thế, người ta sẽ không xài đồng tiền quá niên hạn đó nữa, cuối cùng nó về tay ai thì coi như người đó xui, phải vứt đi. Còn tiền polymer thì không biết tuổi thọ là bao nhiêu, nhưng cứ bị bay màu, nhòe hình ảnh là người ta cũng liệt loại tiền đó vào loại tiền không có khả năng lưu hành trên thị trường.
Hôm trước, trong lúc nhận tiền thừa do không xem kĩ, nó đã bị người ta trả lại một đồng năm mươi ngàn bị nhòe hình, bay màu. Khổ nỗi nó không biết ai đã trả nó tờ tiền đó, cũng không nhớ nó nhận tờ tiền đó khi mua hàng ở đâu.
Suy đi tính lại, nó quyết định không cố nghĩ xem nó đã nhận tờ tiền này ở đâu mà phải làm thế nào để tiêu thụ cho bằng được tờ năm mươi ngàn đáng ghét này!
Với một thằng học sinh cấp 3, chưa biết làm ra tiền như nó thì tờ polymer năm mươi ngàn có thể làm được nhiều việc. Nó có thể đổ xăng cho con Chaly cùn, ăn quà vặt trước cổng trường và mua một món đồ chơi thú vị. Nghĩ vậy nên nó thay đồ, xách xe chạy một vòng để tìm cách “thủ tiêu” tờ năm mươi ngàn đó bằng cách “nhét” cho người khác y như cách họ đã làm với nó. Nó còn khôn lỏi đem tờ mười ngàn và tờ một trăm ngàn để nếu bị chất vấn sẽ bảo là “không có tiền lẻ”, “chỉ có duy nhất một tờ năm mươi ngàn này”. Khà khà, kế hoạch khá suôn sẻ, chỉ cần diễn “tỉnh bơ” là người ta sẽ bị lừa ngay.
Nó đi mua bún thịt nướng, mười hai ngàn đồng một tô. Nhận bún xong, nó móc năm mươi ngàn ra, gấp đôi lại, đưa mặt lành lặn ra ngoài. Con bé bán bún thịt nướng cầm tiền, mở tờ năm mươi ngàn gấp đôi ra, định gộp lẫn vào cọc tiền của nó thì phát hiện ra, rồi nó trả lại. Thằng bé lập tức: “À! Tôi không phát hiện ra! Tại không có tiền lẻ.” Rồi nó đành phải đưa tờ một trăm ngàn cho cô bé, kế hoạch lần một thất bại thảm hại. Thằng bé tiếp tục cầm đồng tiền tội lỗi ấy đi mua bánh tráng trộn. Bà bán hàng đó làm bánh tráng trộn xong thì thằng bé lấm lét đưa tiền, lần này nó không gấp lại nữa mà mở ra luôn từ đầu, tất nhiên là chìa cái mặt không “bị lỗi’ lên trên, ngờ đâu khi đặt tiền vào tủ để trả lại, bà bán hàng đã phát hiện ra. Và nó lại phải đưa tờ tiền khác cho bà ấy. Kế hoạch lần thứ hai cũng thất bại. Thế là trong túi nó lúc này toàn tiền lẻ, nó tự nhủ phải giấu hết!
Thằng bé đi mua khoai lang nướng. Đưa tờ năm mươi ngàn cho bà bán khoai nhưng bà không nói gì rồi vô tư lấy khoai cho nó. Không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra, trời êm bể lặng, thế là phi vụ trót lọt.
Chợt nó suy nghĩ khi thấy bà bán khoai có vẻ mệt mỏi, chắc do bà phải ngồi bán hàng suốt từ sáng đến giờ, mà cái nghề buôn bán khoai, tiền lời một ngày chắc cũng chỉ được hơn năm mươi ngàn một chút. Chưa kể bà cũng có con nhỏ ở nhà, chắc thế nào cũng đang đi học, sẽ rất cần tiền. Rồi bà còn phải mua khoai để bán mà! Công nướng khoai coi như không tính, lấy công làm lãi. Mà đâu phải ngày nào cũng bán hết khoai, một mâm có khi còn nguyên, vì có ai còn ăn mấy cái món quê mùa này nữa. Nghĩ đến đó, nó giật mình hét lên: “Ôi chết, Con quên dì ơi, tờ tiền đó bị hư rồi, con có tiền lẻ đây nè!”