rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo :"Shame and Love"
The eyes are perhaps the prime organ of love
Published on November 27, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Liệu có bất cứ mối liên hệ nào giữa sự xấu hổ và tình yêu lãng mạn không ? Dù chúng có vẻ rất khác nhau, nhưng chúng có một số điểm chung - chúng biểu thị những giá trị sâu sắc của chúng ta hoặc của người khác.
Sự xấu hổ và tình yêu giống nhau ở chỗ cả hai đều bao hàm một sự đánh giá toàn thể với một tác động sâu sắc, nhưng trong khi ở sự xấu hổ, sự đánh giá hướng đến chính bản thân và là tiêu cực , thì trong tình yêu, sự đánh giá hướng đến người khác và về cơ bản là tích cực. Cả xấu hổ và tình yêu có thể bao hàm những đặc điểm tích cực và tiêu cực, nhưng bản chất thì khác nhau : trong sự xấu hổ, đó là sự tiêu cực , và trong tình yêu là sự tích cực.
Trong sự xấu hổ, ai đó nghĩ rằng bản thân họ là một con người tồi tệ, không chỉ đơn giản là một người đã từng làm một điều tồi tệ. Khi nguyên nhân của sự xấu hổ là do một hành động nào đó, thì hành động này được xem là bằng chứng không thể chối cãi về tính cách của người đó hơn là một hành vi độc lập ( do sự ngu dốt hoặc ý chí kém ) . Theo cách tương tự, trong tình yêu lãng mạn, chúng ta không nghĩ về người tình chỉ đơn thuần là một ai đó đã làm những việc tốt, mà là một người về cơ bản là một người rất tốt.
Dưới ánh sáng của sự đánh giá toàn thể tiêu cực về cái tôi trong sự xấu hổ, thì có một nhu cầu che giấu bản thân , tránh không để người khác nhìn thấy chúng ta. Quả thật, sự che giấu là một hành vi rất điển hình của sự xấu hổ , thường được biểu thị ở sự thu hẹp lại của cơ thể, như để biến mất khỏi sự chú ý của bản thân hoặc của người khác. Khi không còn cách nào khác để tránh bị người khác nhìn thấy chúng ta, giải pháp cuối cùng của một số người là tự tử. Tình yêu cũng bao hàm những vấn đề rất sâu sắc và do đó khi tình yêu trục trặc, bất ổn thì tự tử là một lựa chọn. Đàn ông thường xem sự bị từ chối tình cảm theo cách bi thảm hơn phụ nữ : đàn ông có khả năng tự tử cao gấp 3-4 lần so với phụ nữ sau khi một cuộc tình tan vỡ.
Việc tự tử nhằm tránh nỗi xấu hổ hoặc tránh đương đầu với sự bị từ chối tình cảm bởi một người có ý nghĩa với mình đã minh họa cho tác động mạnh mẽ của những cảm xúc đó. Quả thật, nỗi xấu hổ là một trải nghiệm rất đau đớn , có thể gây ra sự rối loạn trong hành vi hiện tại, sự lẫn lộn trong những suy nghĩ và không có khả năng nói chuyện. Giống như vậy, tình yêu cũng có một tác động mạnh mẽ lên người đang yêu.
Trong sự xấu hổ, con người bị đe doạ nhiều hơn so với cảm giác tội lỗi ( hướng đến một hành động cụ thể của chúng ta ) hoặc bối rối ( cách một người thể hiện bản thân trong một bối cảnh xã hội ) ; do đó, sự xấu hổ là một trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều so với sự tội lỗi hoặc bối rối. Khi con người tự tử vì xấu hổ hoặc bị từ chối tình yêu, họ thường đánh giá quá mức tác động của những cảm xúc này. Những người đó có thể biết rằng sự tác động của những cảm xúc này không có khả năng kéo dài, nhưng cảm xúc tiêu cực của họ quá mãnh liệt để có thể chịu đựng nổi. Đôi lúc con người không có khả năng để tưởng tượng rằng những cảm xúc như vậy sẽ không kéo dài mãi mãi. Bản chất mãnh liệt của những trải nghiệm xấu hổ lý giải tại sao những trải nghiệm này thường trở thành bệnh lý. Tuy nhiên, sự tồn tại của xấu hổ và tình yêu không phải là bệnh lý - mà ngược lại, sự thiếu vắng khả năng cảm nhận nỗi xấu hổ và tình yêu là một tìnn trạng bệnh lý.
Nhu cầu ẩn mình hoặc thậm chí biến mất ( rất điển hình của sự xấu hổ ) lý giải tại sao sự xấu hổ thường liên kết với sự nhìn thấy và được nhìn thấy. Trong câu chuyện kinh thánh , chúng ta được nghe kể rằng trước khi Eva đưa quả táo cho Adam thì không tồn tại sự xấu hổ. Sự xấu hổ chỉ nổi lên sau khi họ ăn táo và " đôi mất của hai người mở ra, và họ thấy họ đang khỏa thân." Khi Chúa gọi họ, họ giấu mình khỏi Chúa vì xấu hổ. Quả thật, ẩn mình và cố gắng biến mất là một cách thức phổ biến nhằm đương đầu với nỗi xấu hổ ( và bối rối ).Xu hướng này có thể giải thích lý do tại sao một hành vi điển hình của sự xấu hổ , cũng như bối rối , là phá vỡ giao tiếp bằng mắt.
Trong những tình huống đối lập với sự xấu hổ và bối rối, như trong tình yêu và ham muốn tình dục, khi chúng ta muốn tiết lộ những thái độ và giá trị cốt yếu của mình thì duy trì tiếp xúc mắt là hành vi điển hình. Quả thật, những cặp đôi yêu nhau nhiều thường dành nhiều thời gian cho tiếp xúc mắt ( thân mật ) hơn những đôi yêu nhau ít hơn. Vì một số lý do, phụ nữ dành nhiều thời gian hơn để nhìn đàn ông hơn là ngược lại. Tình yêu không đơn thuần được bộc lộ trong việc dành nhiều thời gian để nhìn nhau, nhưng sự nhìn nhau cũng có thể dẫn đến sự yêu thương. Theo đó, Susan Anthony khẳng định là , trong cuộc sống, hành động có tiếng nói lớn hơn ngôn từ, nhưng trong tình yêu, thì đó là đôi mắt. Đôi mắt có lẽ là cơ quan quan trọng nhất của tình yêu. Đôi mắt khá quan trọng trong việc truyền đạt những cảm xúc của chúng ta.
Hơn những cảm xúc khác, sự xấu hổ và tình yêu thể hiện những giá trị và những cam kết sâu xa nhất của chúng ta; để giải phóng bản thân khỏi sự xấu hổ và tình yêu, chúng ta cần thổ lộ những giá trị và những cam kết.
Những xem xét trên có thể được tóm gọn trong câu nói sau : "Darling, don't be ashamed to show me how much you love me and please do not close your eyes when we make love, as we have nothing to hide."
The eyes are perhaps the prime organ of love
Published on November 27, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Liệu có bất cứ mối liên hệ nào giữa sự xấu hổ và tình yêu lãng mạn không ? Dù chúng có vẻ rất khác nhau, nhưng chúng có một số điểm chung - chúng biểu thị những giá trị sâu sắc của chúng ta hoặc của người khác.
Sự xấu hổ và tình yêu giống nhau ở chỗ cả hai đều bao hàm một sự đánh giá toàn thể với một tác động sâu sắc, nhưng trong khi ở sự xấu hổ, sự đánh giá hướng đến chính bản thân và là tiêu cực , thì trong tình yêu, sự đánh giá hướng đến người khác và về cơ bản là tích cực. Cả xấu hổ và tình yêu có thể bao hàm những đặc điểm tích cực và tiêu cực, nhưng bản chất thì khác nhau : trong sự xấu hổ, đó là sự tiêu cực , và trong tình yêu là sự tích cực.
Trong sự xấu hổ, ai đó nghĩ rằng bản thân họ là một con người tồi tệ, không chỉ đơn giản là một người đã từng làm một điều tồi tệ. Khi nguyên nhân của sự xấu hổ là do một hành động nào đó, thì hành động này được xem là bằng chứng không thể chối cãi về tính cách của người đó hơn là một hành vi độc lập ( do sự ngu dốt hoặc ý chí kém ) . Theo cách tương tự, trong tình yêu lãng mạn, chúng ta không nghĩ về người tình chỉ đơn thuần là một ai đó đã làm những việc tốt, mà là một người về cơ bản là một người rất tốt.
Dưới ánh sáng của sự đánh giá toàn thể tiêu cực về cái tôi trong sự xấu hổ, thì có một nhu cầu che giấu bản thân , tránh không để người khác nhìn thấy chúng ta. Quả thật, sự che giấu là một hành vi rất điển hình của sự xấu hổ , thường được biểu thị ở sự thu hẹp lại của cơ thể, như để biến mất khỏi sự chú ý của bản thân hoặc của người khác. Khi không còn cách nào khác để tránh bị người khác nhìn thấy chúng ta, giải pháp cuối cùng của một số người là tự tử. Tình yêu cũng bao hàm những vấn đề rất sâu sắc và do đó khi tình yêu trục trặc, bất ổn thì tự tử là một lựa chọn. Đàn ông thường xem sự bị từ chối tình cảm theo cách bi thảm hơn phụ nữ : đàn ông có khả năng tự tử cao gấp 3-4 lần so với phụ nữ sau khi một cuộc tình tan vỡ.
Việc tự tử nhằm tránh nỗi xấu hổ hoặc tránh đương đầu với sự bị từ chối tình cảm bởi một người có ý nghĩa với mình đã minh họa cho tác động mạnh mẽ của những cảm xúc đó. Quả thật, nỗi xấu hổ là một trải nghiệm rất đau đớn , có thể gây ra sự rối loạn trong hành vi hiện tại, sự lẫn lộn trong những suy nghĩ và không có khả năng nói chuyện. Giống như vậy, tình yêu cũng có một tác động mạnh mẽ lên người đang yêu.
Trong sự xấu hổ, con người bị đe doạ nhiều hơn so với cảm giác tội lỗi ( hướng đến một hành động cụ thể của chúng ta ) hoặc bối rối ( cách một người thể hiện bản thân trong một bối cảnh xã hội ) ; do đó, sự xấu hổ là một trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều so với sự tội lỗi hoặc bối rối. Khi con người tự tử vì xấu hổ hoặc bị từ chối tình yêu, họ thường đánh giá quá mức tác động của những cảm xúc này. Những người đó có thể biết rằng sự tác động của những cảm xúc này không có khả năng kéo dài, nhưng cảm xúc tiêu cực của họ quá mãnh liệt để có thể chịu đựng nổi. Đôi lúc con người không có khả năng để tưởng tượng rằng những cảm xúc như vậy sẽ không kéo dài mãi mãi. Bản chất mãnh liệt của những trải nghiệm xấu hổ lý giải tại sao những trải nghiệm này thường trở thành bệnh lý. Tuy nhiên, sự tồn tại của xấu hổ và tình yêu không phải là bệnh lý - mà ngược lại, sự thiếu vắng khả năng cảm nhận nỗi xấu hổ và tình yêu là một tìnn trạng bệnh lý.
Nhu cầu ẩn mình hoặc thậm chí biến mất ( rất điển hình của sự xấu hổ ) lý giải tại sao sự xấu hổ thường liên kết với sự nhìn thấy và được nhìn thấy. Trong câu chuyện kinh thánh , chúng ta được nghe kể rằng trước khi Eva đưa quả táo cho Adam thì không tồn tại sự xấu hổ. Sự xấu hổ chỉ nổi lên sau khi họ ăn táo và " đôi mất của hai người mở ra, và họ thấy họ đang khỏa thân." Khi Chúa gọi họ, họ giấu mình khỏi Chúa vì xấu hổ. Quả thật, ẩn mình và cố gắng biến mất là một cách thức phổ biến nhằm đương đầu với nỗi xấu hổ ( và bối rối ).Xu hướng này có thể giải thích lý do tại sao một hành vi điển hình của sự xấu hổ , cũng như bối rối , là phá vỡ giao tiếp bằng mắt.
Trong những tình huống đối lập với sự xấu hổ và bối rối, như trong tình yêu và ham muốn tình dục, khi chúng ta muốn tiết lộ những thái độ và giá trị cốt yếu của mình thì duy trì tiếp xúc mắt là hành vi điển hình. Quả thật, những cặp đôi yêu nhau nhiều thường dành nhiều thời gian cho tiếp xúc mắt ( thân mật ) hơn những đôi yêu nhau ít hơn. Vì một số lý do, phụ nữ dành nhiều thời gian hơn để nhìn đàn ông hơn là ngược lại. Tình yêu không đơn thuần được bộc lộ trong việc dành nhiều thời gian để nhìn nhau, nhưng sự nhìn nhau cũng có thể dẫn đến sự yêu thương. Theo đó, Susan Anthony khẳng định là , trong cuộc sống, hành động có tiếng nói lớn hơn ngôn từ, nhưng trong tình yêu, thì đó là đôi mắt. Đôi mắt có lẽ là cơ quan quan trọng nhất của tình yêu. Đôi mắt khá quan trọng trong việc truyền đạt những cảm xúc của chúng ta.
Hơn những cảm xúc khác, sự xấu hổ và tình yêu thể hiện những giá trị và những cam kết sâu xa nhất của chúng ta; để giải phóng bản thân khỏi sự xấu hổ và tình yêu, chúng ta cần thổ lộ những giá trị và những cam kết.
Những xem xét trên có thể được tóm gọn trong câu nói sau : "Darling, don't be ashamed to show me how much you love me and please do not close your eyes when we make love, as we have nothing to hide."