Tính tự coi mình là trung tâm

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Chúng ta nhìn thế giới từ bên trong, một thực tế khiến mọi người đều có tính tự coi mình là trung tâm phần nào đó. Thuật ngữ cho điều này là “egocentrism”. Như một thành kiến nhận thức, tính tự coi mình là trung tâm chỉ về sự hạn chế tự nhiên trong nhận thức của chúng ta bị gây ra bởi một thực tế đơn giản là chúng ta chỉ có thể nhìn thế giới từ quan điểm của chúng ta. Và bạn cần có sự nỗ lực đặc biệt để nhìn thế giới từ bất kỳ quan điểm nào của người khác hơn là chỉ thông qua đôi mắt của bạn.

Tính tự coi mình là trung tâm là một phần quan trọng trong lý thuyết về sự phát triển của trẻ em của nhà tâm lý Jean Piaget. Khi quan sát những đứa trẻ miêu tả một mô hình ngọn núi trông như thế nào trước một đứa trẻ khác, Piaget phát hiện thấy trước 8 tuổi, nhiệm vụ có vẻ dễ dàng này thực sự rất khó. Trẻ nhỏ dường như không có khả năng về nhận thức để đứng từ quan điểm của người khác.

Dù chúng ta đều trưởng thành qua khỏi giai đoạn phát triển này thì ngay cả những người trưởng thành cũng thấy khó mà khắc phục hoàn toàn kiểu nhận thức của tính tự coi mình là trung tâm. Bạn có thể tự mình chứng minh điều này với một thực nghiệm rất đơn giản. Hãy lấy một kỹ năng mà bạn có trong một công việc mà bạn có thể dễ dàng thực hiện thành công. Bây giờ, thử giải thích kỹ năng đó cho một người chưa bao giờ thử làm công việc này. Hãy xem xét một việc gì đó cơ bản như chuẩn bị một bình café hoặc phức tạp hơn như lưu một văn bản trong máy tính, thiết lập chế độ in hoặc mở email. Cho dù nhiệm vụ là gì, hãy tưởng tượng công việc của bạn là nói cho một ai đó cách làm công việc đó. Hầu hết mọi người thấy rất khó để đứng từ góc nhìn của một người hoàn toàn không biết gì về khả năng mà họ rất thông thạo này.

Một hình thức khác của tính tự coi mình là trung tâm, đặc biệt mạnh mẽ ở thanh niên, là “khán giả tưởng tượng.” Nhà tâm lý học trẻ em David Elkind dùng thuật ngữ này để chỉ về xu hướng của thanh niên là mường tượng bạn bè sẽ phản ứng với mỗi hành động, thậm chí với những ý nghĩ của anh/cô ấy như thế nào.

Nếu bạn từng tham gia một môn thể thao mới hoặc một lớp học nhảy, bạn có thể thường xuyên có cảm nhận ánh mắt của mọi người đang nhìn vào bạn. Cảm giác mọi người đang nhìn bạn làm bạn thấy rất ngượng. Điều bạn không nhận ra đó là những người khác cũng cảm thấy ngượng như bạn. Thực tế là, họ không nhìn bạn vì họ đang quá lo lắng về sự thể hiện của riêng họ. Ann Landers từng nhận xét “Ở tuổi 20, chúng ta lo lắng người khác nghĩ gì về chúng ta. Ở tuổi 40, chúng ta không quan tâm những gì họ nghĩ về chúng ta. Ở tuổi 60, chúng ta khám phá ra họ không nghĩ về chúng ta chút nào.”

Tính coi mình là trung tâm có thể khiến chúng ta đưa ra những giả định sai về những gì người khác đang nghĩ hoặc cảm nhận. Theo “thành kiến tương đồng giả định” (assumed similarity bias), chúng ta tin là người khác đồng ý với quan điểm của chúng ta ngay cả khi chúng ta có ít lý do khách quan cho điều này. Chúng ta có thể đúng, nhưng cũng có khả năng chúng ta không đúng. Chúng ta cũng bộc lộ một chút tính coi mình là trung tâm khi chúng ta không nói đầy đủ chi tiết. Bạn có thể nghĩ rằng email của bạn gửi cho bạn của bạn là hoàn toàn rõ ràng về khi nào hai bạn sẽ cùng đi ăn trưa, dựa trên khi nào bạn biết mình có thể đi đến nhà hàng. Nếu bạn không nói cụ thể thời gian, và bạn của bạn không có khả năng đọc suy nghĩ của người khác (mind-reading), thì khi đó không có thời gian cụ thể trong email và bạn của bạn có thể không xuất hiện ở nhà hàng.

Những câu chuyện cười được chia sẻ bởi các thành viên của một nhóm là một kiểu của tính tự coi mình là trung tâm, nhưng trong trường hợp này, tính tự coi mình là trung tâm được cam kết bởi hai hoặc nhiều người chia sẻ những kinh nghiệm giống nhau. Dù đôi lúc những câu chuyện cười của nhóm có ý xem thường một ai đó bị coi là một người ở bên ngoài, thì chúng rất thường xảy ra vì mọi người trong nhóm không nghĩ đến quan điểm của người bên ngoài.

Tính tự coi mình là trung tâm có thể khiến chúng ta có một số hành động sai trái nơi công cộng. Giả sử bạn đang xếp hàng trong cửa hàng, và bạn đang vội. Bạn thấy một cơ hội để nhảy lên trước một người khác, và làm vậy. Bạn chỉ nghĩ về tình huống từ quan điểm của bạn, bạn không chú ý đến những nhu cầu của người khác, họ cũng có thể đang vội như bạn.

Làm thế nào bạn có thể giảm bớt tính tự coi mình là trung tâm:

Thực hiện một đánh giá trung thực về những hành vi tự coi mình là trung tâm của bạn

Chấm dứt khán giả tưởng tượng của bạn. Bạn có thể có cảm giác mọi người đang nhìn bạn và đánh giá bạn, nhưng trong thực tế, hầu hết mọi người chỉ quan tâm bản thân họ. Nếu bạn mắc phải một sai lầm ngớ ngẩn nơi công cộng, bạn ít có khả năng bị chú ý (và chỉ trích) như bạn nghĩ.

Kiểm tra khả năng đứng từ quan điểm của người khác của bạn bằng cách thử giải thích kỹ năng mà bạn tinh thông với một người chưa bao giờ thử làm công việc đó. Đọc kỹ email của bạn trước khi gửi chúng để đảm bảo bạn không bỏ qua những chi tiết chỉ mình bạn biết.


Nguồn
It’s a Fine Line Between Narcissism and Egocentrism
A simple trick of the mind that can lead to emotional chaos.
Published on April 7, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top