minhnguyencvh
New member
- Xu
- 0
TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Phân loại, thống kê tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
1.1 Thống kê.
Tính từ chỉ màu sắc là một trong những vốn từ quan trọng được Trần Đăng Khoa vận dụng thường xuyên vào những tập thơ ca của mình và góp phần vào sự thành công cho sự nghiệp sáng tác văn học của anh.
Qua khảo sát 127 bài thơ của Trần Đăng Khoa trên 317 trang sách trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa: Góc sân và khoảng trời, Trường ca đánh thần hạn, Trường ca khúc hát người anh hùng, chúng tôi đã thống kê được 254 lượt dùng từ chỉ màu sắc. Cụ thể ở từng tập thơ như sau:
Màu xanh
Màu đỏ
Màu vàng
Màu trắng
Màu hồng
Màu tím
Màu đen
Màu bạc
Màu nâu
Màu tía
Màu xám
Màu hung
Màu vằn
Màu đồng
Màu da cam
Qua ba tập thơ được khảo sát từ tập Góc sân và khoảng trời cho đến tập Trường ca khúc hát người anh hùng, Trần Đăng Khoa đã sử dụng 15 loại màu sắc khác nhau. Số lần xuất hiện các màu qua các tập thơ không giống nhau. Màu xanh ở tập Góc sân và khoảng trời xuất hiện 48 lần đến tập Trường ca khúc hát người anh hùng giảm xuống chỉ còn 7 lần. Màu đen ở tập Trường ca đánh thần hạn xuất hiện 2 lần đến tập Khúc hát người anh hùng xuất hiện 9 lần. Tần số xuất hiện của các màu cũng không giống nhau, có những màu xuất hiện nhiều lần như: màu xanh xuất hiện 64 lần, màu vàng xuất hiện 48 lần… có một số màu chỉ xuất hiện một đến hai lần như: màu hung (1 lần) ,màu đồng (1 lần), màu tía (2 lần)…
Với số lượng màu sắc và tần số xuất hiện của các màu như trên, chúng ta thấy Trần Đăng Khoa đã sử dụng khá phong phú các từ chỉ màu sắc vào trong thơ.
1.2. Phân loại.
Căn cứ vào các tiêu chí nhận diện từ và nguyên tắc phân loại các kiểu từ tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo của các từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa được thể qua bảng dưới đây.
1
Góc sân và khoảng trời
2
Trường ca thần hạn
3
Trường ca khúc hát người anh hùng
Tổng cộng
Từ đơn chỉ màu sắc
Khảo sát ba tập thơ của Trần Đăng Khoa, chúng tôi đã thống kê được 14 từ chỉ màu sắc có cấu tạo là từ đơn gồm các từ: xanh, vàng, đỏ, xám, hồng, trắng, đen, bạc, tía, nâu, tím, hung, vằn, đồng với 182 lượt dùng. Trong đó những từ có lượt dùng nhiều là màu xanh, vàng, đỏ. Từ đơn do một hình vị cấu tạo nên, khi các từ chỉ màu sắc là từ đơn thì đặc trưng, tính chất của các sự vật, hiện tượng được nói đến thường mang ý nghĩa khái quát hơn.
Ngoài những trường hợp sử dụng từ đơn với tính chất miêu tả các sự vật, hiện tượng đơn thuần như: “Mèo thè lưỡi đỏ”. Thì các từ chỉ màu sắc là các từ đơn thường mang ý nghĩa khái quát như: “Nhuộm vàng cả trời cao”.
Từ chỉ màu sắc là từu đơn, khi thể hiện mang giá trị biểu trưng cao
VD: “Kiến lửa đốt đuốc đỏ lòng
(…)
Kiến đen uống rượu la đà”.
Khảo sát 127 bài thơ của Trần Đăng Khoa chúng tôi đã thống kê được 67 từ chỉ màu sắc là từ ghép. Trong 67 từ ghép chúng đã khảo sát, thống kê từ ghép đẳng lập xuất hiện rất ít mà đa số là từ ghép chính phụ. Vì vậy, ở đây về đặc điểm của từ ghép chúng tôi chỉ xét đến từ ghép chính phụ.
Quan hệ giữa các hình vị của từ ghép chính phụ là quan hệ chính phụ, trật tự của các hình vị trong từ thường là trật tự cố định. Trong thơ Trần Đăng Khoa phần đa các từ chỉ màu sắc là từ ghép tuân theo trật tự trên, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ông đã đổi trật tự của từ
VD - Rêu xanh bậc đá, lá rơi úa vàng.
- Ngầu đỏ
úa, ngầu là yếu tố phụ mang ý nghĩa sắc thái hóa trước hình vị chính
Chính cách đổi trật tự này có tác dụng nhấn mạnh thành phần sắc thái hóa, góp phần làm phong phú sự thể hiện màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Từ ghép chính phụ là các từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa được chia làm hai loại chính là từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái hóa.
Từ ghép chính phụ dị biệt là các từ như: cờ đỏ, rừng xanh…
Các yếu tố chính là các hình vị chỉ màu sắc còn các yếu tố phụ bổ sung sắc thái ý nghĩa cho hình vị chính. Điều này thể hiện rõ nhất qua cách thể hiện một số màu có tần xuất hiện cao như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
Trong thơ Trần Đăng Khoa chúng tôi thấy anh đã sử dụng 3 từ láy chỉ màu với 4 lần xuất hiện. Tuy từ láy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng đã góp phần tạo nên sự phong phú trong cách thể hiện màu sắc của Trần Đăng Khoa. Các từ láy chỉ màu sắc được thể hiện bằng phương thức “hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”. Từ láy trong thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu là láy đôi gồm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận, chỉ có một trường hợp là láy ba. Những từ láy này có tác dụng thể hiện mức độ màu sắc của sự vật. Thể hiện mức độ giảm nhẹ về sắc độ hơn với từ gốc như: xanh xanh.
Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát, thống kê như bảng trên ta thấy xét về mặt cấu tạo, các kiểu từ chỉ màu sắc chủ yếu là từ đơn và từ ghép. Tuy nhiên số lượng từ chỉ màu sắc là từ đơn vẫn nhiều hơn là từ ghép. Tuy từ láy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng đã góp phần tạo nên sự phong phú trong cách thể hiện màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
2. Chức năng ngữ pháp của các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
2.1. Chức năng trong cụm từ.
Chức năng của từ chỉ màu sắc trong cụm danh từ.
Trong cụm danh từ có danh từ làm thành phần trung tâm thì tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau cho danh từ (Thành phần trung tâm:TT; Thành phần phụ trước: PT; Thành phần phụ sau: PS)
VD: Đàn cò áo trắng
PT TT PS
Tứ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau cho cụm danh từ chủ yếu là bổ sung nghĩa cho thành phần trung tâm, có tác dụng làm rõ, cụ thể hóa nội dung thể hiện. Tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau trong cụm danh từ khá phổ biến và chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chức năng trong cụm động từ
Cũng giống như trong cụm danh từ, tính từ chỉ màu sắc trong cụm động từ đảm nhận chức năng làm thành phần phụ sau của cụm từ.
Từ chỉ màu sắc làm bổ ngữ trực tiếp cho động từ, làm thành phần phụ sau của cụm từ
VD: nhuộm vàng
TT PS
Trong cụm từ trên thì từ nhuộm giữ chức năng làm thành phần trung tâm còn tính từ vàng là thành phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa cho nhuộm. Có tác dụng nhấn mạnh, làm tăng thêm giá trị biểu đạt tính từ chỉ màu sắc nằm trong cụm động từ trong thơ Trần Đăng Khoa chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là nhấn mạnh đặc trưng của một quá trình.
Ngoài ra, tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau ngay thành phần trung tâm của động từ như trên, còn có các tính từ chỉ màu sắc kết hợp với danh từ làm thành phần phụ sau cho cụm động từ để bổ sung nội dung cho thành phần trung tâm và cụ thể hóa nội dung ấy
VD: đi hài đỏ
TT PS
Như vậy, các từ chỉ màu sắc trong cụm từ thì từ chỉ màu sắc có thể làm thành tố phụ để bổ sung nghĩa cho danh từ và động từ. Đồng thời lại có chức năng làm thành phần chính trong cụm tính từ, làm thành phần nòng cốt trong cụm từ để tạo nên câu.
2.2. Chức năng của tính từ chỉ màu sắc trong câu.
Từ chỉ màu sắc tham gia vào cấu tạo câu, đảm nhận những chức năng khác nhau trong câu. Khi kết hợp với câc thành phần khác đảm nhận chức năng làm thành phần chính trong câu – chức năng chủ ngữ.
VD: Biển đen// màu mực ai mài
Từ chỉ màu sắc kết hợp với các yếu tố khác làm thành phần chủ ngữ xuất hiện không nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa, chủ yếu là các danh từ chỉ màu sắc nhằm để gọi tên sự vật.
Phần lớn các tính từ chỉ màu sắc giữu chức năng làm thành phần vị ngữ
VD: Bên ruộng lúa xanh non.
Ngoài ra, từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt còn có chức năng làm thành phần định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ hoặc các tính từ khác.
VD: Tia lửa đỏ
nhuộm vàng
Như vậy, chúng ta thấy từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa có thể đảm nhận những chức năng khác nhau trong cụm từ và câu.
3. Đặc điểm khả năng kết hợp của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Tính từ chỉ màu sắc có khả năng kết hợp với thực từ, hư từ. Trong đó thực từ được chia thành danh từ, động từ, tính từ. Hư từ mà tính từ chỉ màu sắc có thể kết hợp phần lớn là đơn vị từ hoặc cụm từ để tạo nên câu.
3.1. Kết hợp với danh – động – tính từ.
Tính từ chỉ màu sắc có khả năng kết hợp phong phú với danh từ, cách kết hợp này để tạo nên các đơn vị từ ghép mang ý nghĩa chỉ đặc trưng của sự vật và thuộc loại danh từ như: trâu đen, bảng đen, quả vàng…
VD: Con trâu đen lông mượt
Ngoài sự kết hợp trên, từ chỉ màu sắc còn kết hợp khá phong phú với các danh từ để tạo nên một đơn vị lớn hơn từ, đó là cụm từ (dt + tt = cụm từ), đó là các cụm từ như: lửa đỏ, mây xanh, phù sa hồng…
VD: Bờ mương xanh mướt cỏ
Những cách kết hợp giữa danh từ và tính từ là một đặc điểm độc đáo tạo nên những sắc thái thi ca rõ rệt và khá phổ biến trong thơ Trần Đăng Khoa.
Tính từ chỉ màu sắc còn kết hợp với các tính từ chỉ tính chất. Nhưng phần lớn trong thơ Trần Đăng Khoa cách kết hợp này chủ yếu là tạo nên đơn vị từ. Đó là các từ như: xanh biếc, xanh mướt, vàng tươi…
Xanh + biếc = xanh biếc
(tt) (tt) = (tt)
Ngoài ra, trong thơ Trần Đăng Khoa cũng có một số trường hợp các từ chỉ màu sắc kết hợp với các tính từ khác để tạo nên cụm từ như: Da bạn sạm đen
Chính những cách kết hợp này làm cho màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa trở nên phong phú và đa dạng hơn trong cách thể hiện màu sắc.
Bên cạnh sự kết hợp với danh từ, tính từ thì từ chỉ màu sắc còn kết hợp với động từ. Đây cũng là một cách kết hợp độc đáo tạo nên đơn vị cụm từ thương để chỉ trạng thái của sự vật như: nhuộm vàng, soi vàng
VD: Nhuộm vàng cả trời cao
Các động từ nhuộm, soi… khi kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc làm cho trạng thái của sự vật được tô đậm tạo nên những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
3.2. Kết hợp với phó từ và một số kết hợp khác.
Kết hợp với phó từ
Phần lớn các tính từ trong tiếng Việt có chức năng kết hợp với các phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi, cực kỳ…Tính từ chỉ màu sắc là một lớp từ có khả năng kết hợp mạnh mẽ với các phó từ mức độ. Tuy nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa chúng còn kết hợp được với tiểu loại phó từ khác.
Kết hợp được với phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, còn…
VD: Lá vẫn bay vàng sân giếng
Từ chỉ màu sắc kết hợp với phó từ là một trong những cách thể hiện độc đáo về màu sắc của thơ Trần Đăng Khoa.
Một số kết hợp khác
Trong thơ Trần Đăng Khoa còn xuất hiện trường hợp tính từ chỉ màu sắc kết hợp với quan hệ từ mang ý nghĩ so sánh ngang bằng theo kiểu A như B tạo thành cụm tính từ chỉ màu sắc.
VD: Xanh như một mảnh trời
Hoặc Những thằng Dói mặt đỏ ngầu như lửa
Ngoài một số kết hợp mà chúng tôi đã trình bày ở trên, thơ Trần Đăng Khoa còn có một số cách kết hợp khác, đó là các từ chỉ màu sắc biểu thị về mức độ màu khá rõ như: xanh mướt, trắng phau…
Các yếu tố: au, hoe… đều là các yếu tố không có nghĩa kết hợp hạn chế với một số từ. Khi kết hợp với các từ chỉ màu sắc thì các yếu tố không có nghĩa này còn có giá trị phân biệt nghĩa rất lớn. Ví như thể hiện mức độ rất đỏ thì dùng đỏ au
Các yếu tố không có nghĩa, không thể đứng độc lập, khi kết hợp với các từ chsỉ màu sắc thường tạo nên các từ chỉ mức độ của màu sắc. Chính cách kết hợp này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự phong phú cho việc miêu tả và thể hiện màu sắc của nhà thơ
4. Khả năng vận dụng và hiện tượng chuyển loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa
4.1. Khả năng vận dụng tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Để xác định đúng sắc thái ý nghĩa của tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm, chúng ta phải đặt nó trong một ngữ cảnh nhất định. Đặt trong ngữ cảnh cụ thể để hiểu giá trị biểu đạt của các tính từ chỉ màu sắc nghĩa là chúng ta phải xét ở cấp độ lớn hơn từ và chủ yếu là trong câu thơ để hiểu đúng giá trị ngữ nghĩa của nó trong ngữ cảnh cụ thể.
Tìm hiểu cách vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con người, miêu tả thế giới loài vật và cảnh sắc thiên nhiên chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
4.1.1. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên.
Cả tuổi thơ gắn bó với nông thôn, với đồng ruộng, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Trong con mắt của thi sĩ thần đồng, thế giới xung quanh đều như có tâm linh, có cuộc sống bí ẩn và lí thú, tất cả đều bầu bạn và đáng yêu. Với biện pháp sử dụng tài tình thủ pháp nhân hóa cùng việc vận dụng thành công tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác thơ, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cảnh vật thiên nhiên một cách sống động mang dáng dấp con người.
Dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên, ông trời thành một vị tướng oai phong
- Mặc áo giáp đen
Ra trận
Tre như cô thôn nữ đang làm duyên bên chiếc gương trong
- Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Thế giới thiên nhiên thật huyền bí, muôn màu mà chỉ có trẻ thơ mới được phép ra vào tự do và chỉ có thần đồng Trần Đăng Khoa mới có thể kể cho chúng ta nghe và vẽ cho chúng ta thấy hết được.
Trăng là hình ảnh quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều trong thơ văn. Đã nhiều người viết về ánh trăng nhưng có lẽ không mấy ai chú ý đến màu sắc của ánh trăng. Trong thơ Trần Đăng Khoa có cả một đêm trăng sáng nơi làng quê rất đẹp.Trăng đi vào trong những trang văn của Trần Đăng Khoa vừa có tính hình dáng lại có màu sắc riêng cùng những liên tưởng bất ngờ thú vị:
- Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà
- Trăng vàng chùa một cột
Như vậy, khi miêu tả ánh trăng Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau làm cho hình ảnh ánh trăng cũng trở lên đẹp và sinh động hơn. Vầng trăng của Khoa có sức thu hút mãnh liệt, mà vẫn trong trẻo, tinh nguyên đến lạ lùng.
Trong thơ Trần Đăng Khoa cũng hay sử dụng các tính từ để tả màu sắc của hoa với những sắc màu và sắc độ khác nhau.
- Vườn xôn xao thánh thót
Năm cánh xòe vàng tươi
- Lửa bom đạn đã tắt. Tím hoa sim rồi.
Miêu tả màu sắc của Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau với những sắc độ khác nhau. Anh cũng sáng tạo ra nhiều từ mới để tả về màu sắc như: đỏ tươi, vàng tươi, đỏ sén… Đây là những từ khá mới được Trần Đăng Khoa sử dụng để tả màu sắc của hoa,đó là sáng tạo độc đáo riêng của tác giả. Các tính từ chỉ màu sắc giúp Trần Đăng Khoa dựng lên một vườn hoa với đủ loại. Mỗi loại hoa đều mang một hương sắc riêng, vẻ đẹp riêng và tất cả đều rực rỡ, tươi tắn và căng tràn nhựa sống.
Với giác quan tinh nhạy cùng kinh nghiệm, sự gắn bó với làng quê đã giúp nhà thơ lắng nghe được những âm thanh, những tím hiệu đặc biệt của đất trời. Thi sĩ đã cảm nhận được hay nói đúng hơn nhà thơ đã nhìn thấy
- Mưa mù trắng nước.
- Bọt tung trắng hoa nhài
Nhà thơ mở rộng hồn mình cho thế giới thiên nhiên, vạn vật ùa vào, Trần Đăng Khoa đã hướng sự quan sát của mình lên cao và xa hơn.
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Với đôi mắt thi sĩ – họa sĩ, anh nhìn sắc xanh của trời như màu xanh của nước biển xanh biếc.
Trần Đăng Khoa đã sử dụng những gam màu khác nhau để tả cảnh thiên thiên. Thiên nhiên trong thơ anh sinh động và tươi tắn sắc màu.
4.1.2. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con người.
Không chỉ sinh động, hồn nhiên trong những cảm nghĩ về thiên nhiên, thơ Trần Đăng Khoa còn rất ấm áp tình đời và tình người. Có thể nói tính từ chỉ màu sắc là công cụ đắc lực để tác giả xây dựng hình ảnh là con người trong tác phẩm của mình.
Để vẽ lên diện mạo bên ngoài của nhân vật là con người, Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau. Trong bài thơ Họp báo chim họa mi, nhà thơ chú ý tả màu sắc trên mái tóc nhà thơ Lộ
Đầu tiên nhà thơ Lộ
Tóc đỏ như râu tôm
Khi tả về dáng vẻ bên ngoài của Cụ già và bạn nhỏ Trần Đăng Khoa lại chú ý miêu tả màu sắc từ làn da cho đến chân râu
Cụ già qua lại hỏi/ Chòm râu trắng bạc phơ/Tóc trắng trên vầng trán hói/ Da hồng phù sa/(…)/Da bạn sạm đen
Từ bạc là có màu trắng đục, như màu của bạc. Tóc trắng bạc là màu tóc của ông cụ đã chuyển sang màu trắng vì tuổi già. sạm đen không có trong từ điển tiếng Việt, sạm là “có màu sẫm lại và xấu đi thường do tác động của nắng, gió”. Vậy màu da sạm đen của bạn nhỏ có thể hiểu là màu đen sẫm trông không đẹp mắt. Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau để tả đặc điểm diện mạo bên ngoài của con người khiến cho mỗi nhân vật đều có sắc thái riêng, không ai giống ai.
Hình ảnh người nông dân còn được thể hiện sâu sắc trong bài Hạt gạo làng ta là một bài ca đẹp ca ngợi người nông dân. Họ bền bỉ, kiên cường, cần cù nhẫn nại trong lao động để làm ra hạt lúa, củ khoai. Hình tượng hạt gạo xuyến suốt bài thơ. Nó là thành quả lao động, phẩm chất của người nông dân. Hạt gạo vàng được kết tinh từ nỗi nhọc nhằn, lam lũ của họ
Hạt gạo làng ta/ Những năm bom đạn/ Vàng như lúa đồng
Ta thấy Trần Đăng Khoa luôn dành tình cảm yêu quý của mình đối với người thầy giáo của mình
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi/ Thầy cầm súng ra đi
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thay mặt các thế hệ học trò Việt Nam nói lên lòng kính trọng, biết ơn chân thành đối với người thầy đã không tiếc tuổi xanh cống hiến cả cuộc đời cho đất nước.
4.1.3. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con vật.
Cùng với cái nhìn “Vật ngã đồng nhất”,con người, con vật trở thành bạn bè thân thiết, sống hòa thuận với nhau. Trần Đăng Khoa đã đưa vào trong sáng tác của mình một thế giới loài vật sinh động, phong phú được vẽ lên bằng nhiều dáng vẻ với nhiều màu sắc khác nhau
Trần Đăng Khoa sử dụng nhiều tính từ để miêu tả màu sắc trên cơ thể mỗi loài vật.
- Con chó vàng chạy ra
- Kiến đen uống rượu la đà
- Mắt xanh như nước
Mèo thè lưỡi đỏ
- Con cò trắng muốt
Thế giới loài vật của Trần Đăng Khoa thật sinh động, mỗi con vật có một màu sắc riêng làm nên thế giới loài vật sinh động. Ở đây, Trần Đăng Khoa đã có một sự quan sát tỉ mỉ và khả năng sử dụng ngôn từ tinh tế để có thể miêu tả được đặc điểm rất riêng về màu sắc của mỗi con vật
Tuổi thơ làm bạn với những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu nên khi mất đi người bạn thân thiết là con chó vàngTrần Đăng Khoa vô cùng tiếc nuối, Những lời thơ vang lên từ thực tại, người đọc nhận ra gương mặt của tương lai với niềm hi vọng, đợi chờ
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khìn khịt
Trần Đăng Khoa đã gợi lại trong mỗi chúng ta dòng hồi tưởng ngọt ngào về thế giới tuổi thơ. Yêu biết mấy cái tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và lấp lánh sắc màu cổ tích. Cái thuở một đi không bao giờ trở lại.
4.2. Hiện tượng chuyển loại của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chuyển di từ loại – chuyển loại – là hiện tượng một từ khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc điểm của từ loại khác. Đây là hiện tượng rất thú vị trong phạm trù ngữ pháp tiếng Việt.
Chuyển di từ loại là hiện tượng tích cực và phổ biến, xảy ra ở hầu hết các ngôn ngữ đặc biệt là ở loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong thơ Trần Đăng Khoa, chuyển di từ loại là một trong những hình thức tạo từ mới hiệu quả.
Thơ Trần Đăng Khoa có rất nhiều tính từ chỉ đặc điểm, sự vật được dùng như danh từ. Đó là tính từ chỉ màu sắc được dùng như một danh từ chỉ người, sự vật và đơn vị tổ chức.
VD: Vàng ơi là Vàng ơi!
Từ vàng là từ chỉ màu sắc nhưng trong câu thơ trên, tính từ vàng được chuyển thành danh từ để đặt, gọi tên cho một chú chó – một người bạn gần gũi, thân thiết với tuổi thơ của tác giả - con chó Vàng.
Tương tự, trong câu thơ
- Con bướm vàng
- Kiến Đen uống rượu la đà
Cũng với cấu trúc chuyển loại như trên Bướm vàng và Kiến Đen được dùng như danh từ để gọi tên cho những loài vật nhỏ bé trong thế giới tự nhiên.
- Chuột chạy giàn bí đỏ
đỏ là một tính từ chỉ màu sắc nhưng khi được kết hợp, đứng sau danh từ sự vật thì bí đỏ đều là danh từ nhằm gọi tên cho một loại quả, nhằm phân biệt giữa loại bí này với các loại bí khác thuộc dòng họ nhà bí.
Thơ Trần Đăng Khoa còn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần khiết và hết sức thơ mộng
- Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm con và bướm mẹ cùng ra chơi loại hoa hồng, hồng là một tính từ chỉ màu sắc nhưng khi được ghép, đứng sau danh từ sự vật là hoa thì hoa hồng lại nhằm gọi tên cho một loài hoa chứ không còn mang ý nghĩa để chỉ tính chất của bông hoa màu hồng nữa.
Như vậy, hiện tượng chuyển di từ loại tính từ chỉ màu sắc là một trong những hình thức tạo nghĩa hấp dẫn và hiệu quả trong thơ Trần Đăng Khoa. Hiện tượng này đã tạo ra những câu thơ hay, đẹp, mới lạ, hấp dẫn và giàu sức gợi cảm.
KẾT LUẬN
Khảo sát ba tập thơ của Trần Đăng Khoa chúng tôi thấy được tác giả đã sử dụng rất phong phú về số lượng và đa dạng về kiểu loại từ chỉ màu sắc có cả từ đơn (182 lần), từ láy (4 lần) và từ ghép (67 lần). Trần Đăng Khoa đã sử dụng sáng tạo và thành công hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, đặc biệt là từ đơn chỉ màu sắc. Trong từ ghép thì các từ chỉ màu đỏ và màu xanh là chiếm ưu thế hơn cả. Tuy nhiên ở mỗi tác phẩm số lượng và kiểu loại tính từ chỉ màu sắc không giống nhau. Tần số xuất hiện từ chỉ màu sắc là từ ghép trong tập thơ Góc sân và khoảng trời là nhiều nhất.
Về đặc điểm kết hợp tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa có khả năng kết hợp với nhiều kiểu loại thực từ và hư từ để tạo nên đơn vị và cụm từ. Trong đó, cách kết hợp tính từ với quan hệ từ tạo nên các cụm tính từ chỉ màu sắc là cách kết hợp độc đáo làm nên sức hấp dẫn trong cách thể hiện màu sắc của nhà thơ.
Xét về chức năng cú pháp tính từ chỉ màu sắc đảm nhận chức năng làm thành phần phụ trong cụm danh từ và cụm động từ, trực tiếp làm định ngữ cho danh từ trung tâm và bổ ngữ cho động từ trung tâm. Trong cụm tính từ thì tính từ chỉ màu sắc làm thành phần trung tâm của cụm tính từ.
Về khả năng vận dụng tính từ chỉ màu sắc trong truyện thiếu nhi của Trần Đăng Khoa. Đối tượng sử dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả trong sáng tác của Trần Đăng Khoa là con người, loài vật và thiên nhiên nông thôn. Trần Đăng Khoa sử dụng một loạt tính từ cùng chỉ một màu sắc nhưng lại thể hiện những sắc độ khác nhau làm phong phú khả năng miêu tả, làm nên những bức tranh cuộc sống sinh động.
1. Phân loại, thống kê tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
1.1 Thống kê.
Tính từ chỉ màu sắc là một trong những vốn từ quan trọng được Trần Đăng Khoa vận dụng thường xuyên vào những tập thơ ca của mình và góp phần vào sự thành công cho sự nghiệp sáng tác văn học của anh.
Qua khảo sát 127 bài thơ của Trần Đăng Khoa trên 317 trang sách trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa: Góc sân và khoảng trời, Trường ca đánh thần hạn, Trường ca khúc hát người anh hùng, chúng tôi đã thống kê được 254 lượt dùng từ chỉ màu sắc. Cụ thể ở từng tập thơ như sau:
TT
Màu sắc
Số lần xuất hiện
Góc sân và khoảng trời
Trường ca đánh thần hạn
Truờng ca khúc hát nguời anh hùng
1
48
7
9
2
24
8
11
3
38
5
5
4
19
9
5
5
15
2
0
6
4
3
2
7
9
2
9
8
4
0
2
9
1
1
2
10
1
1
0
11
1
1
2
12
0
0
1
13
0
0
1
14
0
0
1
15
0
1
0
164
40
50
Qua ba tập thơ được khảo sát từ tập Góc sân và khoảng trời cho đến tập Trường ca khúc hát người anh hùng, Trần Đăng Khoa đã sử dụng 15 loại màu sắc khác nhau. Số lần xuất hiện các màu qua các tập thơ không giống nhau. Màu xanh ở tập Góc sân và khoảng trời xuất hiện 48 lần đến tập Trường ca khúc hát người anh hùng giảm xuống chỉ còn 7 lần. Màu đen ở tập Trường ca đánh thần hạn xuất hiện 2 lần đến tập Khúc hát người anh hùng xuất hiện 9 lần. Tần số xuất hiện của các màu cũng không giống nhau, có những màu xuất hiện nhiều lần như: màu xanh xuất hiện 64 lần, màu vàng xuất hiện 48 lần… có một số màu chỉ xuất hiện một đến hai lần như: màu hung (1 lần) ,màu đồng (1 lần), màu tía (2 lần)…
Với số lượng màu sắc và tần số xuất hiện của các màu như trên, chúng ta thấy Trần Đăng Khoa đã sử dụng khá phong phú các từ chỉ màu sắc vào trong thơ.
1.2. Phân loại.
Căn cứ vào các tiêu chí nhận diện từ và nguyên tắc phân loại các kiểu từ tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo của các từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa được thể qua bảng dưới đây.
TT
Tập thơ
Số lần sử dụng
Tổng
Góc sân và khoảng trời
130
32
3
165
Trường ca thần hạn
28
10
1
38
Trường ca khúc hát người anh hùng
24
25
0
49
Tổng cộng
182
67
4
253
Từ đơn chỉ màu sắc
Khảo sát ba tập thơ của Trần Đăng Khoa, chúng tôi đã thống kê được 14 từ chỉ màu sắc có cấu tạo là từ đơn gồm các từ: xanh, vàng, đỏ, xám, hồng, trắng, đen, bạc, tía, nâu, tím, hung, vằn, đồng với 182 lượt dùng. Trong đó những từ có lượt dùng nhiều là màu xanh, vàng, đỏ. Từ đơn do một hình vị cấu tạo nên, khi các từ chỉ màu sắc là từ đơn thì đặc trưng, tính chất của các sự vật, hiện tượng được nói đến thường mang ý nghĩa khái quát hơn.
Ngoài những trường hợp sử dụng từ đơn với tính chất miêu tả các sự vật, hiện tượng đơn thuần như: “Mèo thè lưỡi đỏ”. Thì các từ chỉ màu sắc là các từ đơn thường mang ý nghĩa khái quát như: “Nhuộm vàng cả trời cao”.
Từ chỉ màu sắc là từu đơn, khi thể hiện mang giá trị biểu trưng cao
VD: “Kiến lửa đốt đuốc đỏ lòng
(…)
Kiến đen uống rượu la đà”.
Khảo sát 127 bài thơ của Trần Đăng Khoa chúng tôi đã thống kê được 67 từ chỉ màu sắc là từ ghép. Trong 67 từ ghép chúng đã khảo sát, thống kê từ ghép đẳng lập xuất hiện rất ít mà đa số là từ ghép chính phụ. Vì vậy, ở đây về đặc điểm của từ ghép chúng tôi chỉ xét đến từ ghép chính phụ.
Quan hệ giữa các hình vị của từ ghép chính phụ là quan hệ chính phụ, trật tự của các hình vị trong từ thường là trật tự cố định. Trong thơ Trần Đăng Khoa phần đa các từ chỉ màu sắc là từ ghép tuân theo trật tự trên, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ông đã đổi trật tự của từ
VD - Rêu xanh bậc đá, lá rơi úa vàng.
- Ngầu đỏ
úa, ngầu là yếu tố phụ mang ý nghĩa sắc thái hóa trước hình vị chính
Chính cách đổi trật tự này có tác dụng nhấn mạnh thành phần sắc thái hóa, góp phần làm phong phú sự thể hiện màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Từ ghép chính phụ là các từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa được chia làm hai loại chính là từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái hóa.
Từ ghép chính phụ dị biệt là các từ như: cờ đỏ, rừng xanh…
Các yếu tố chính là các hình vị chỉ màu sắc còn các yếu tố phụ bổ sung sắc thái ý nghĩa cho hình vị chính. Điều này thể hiện rõ nhất qua cách thể hiện một số màu có tần xuất hiện cao như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
Trong thơ Trần Đăng Khoa chúng tôi thấy anh đã sử dụng 3 từ láy chỉ màu với 4 lần xuất hiện. Tuy từ láy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng đã góp phần tạo nên sự phong phú trong cách thể hiện màu sắc của Trần Đăng Khoa. Các từ láy chỉ màu sắc được thể hiện bằng phương thức “hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”. Từ láy trong thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu là láy đôi gồm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận, chỉ có một trường hợp là láy ba. Những từ láy này có tác dụng thể hiện mức độ màu sắc của sự vật. Thể hiện mức độ giảm nhẹ về sắc độ hơn với từ gốc như: xanh xanh.
Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát, thống kê như bảng trên ta thấy xét về mặt cấu tạo, các kiểu từ chỉ màu sắc chủ yếu là từ đơn và từ ghép. Tuy nhiên số lượng từ chỉ màu sắc là từ đơn vẫn nhiều hơn là từ ghép. Tuy từ láy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng đã góp phần tạo nên sự phong phú trong cách thể hiện màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
2. Chức năng ngữ pháp của các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
2.1. Chức năng trong cụm từ.
Chức năng của từ chỉ màu sắc trong cụm danh từ.
Trong cụm danh từ có danh từ làm thành phần trung tâm thì tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau cho danh từ (Thành phần trung tâm:TT; Thành phần phụ trước: PT; Thành phần phụ sau: PS)
VD: Đàn cò áo trắng
PT TT PS
Tứ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau cho cụm danh từ chủ yếu là bổ sung nghĩa cho thành phần trung tâm, có tác dụng làm rõ, cụ thể hóa nội dung thể hiện. Tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau trong cụm danh từ khá phổ biến và chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chức năng trong cụm động từ
Cũng giống như trong cụm danh từ, tính từ chỉ màu sắc trong cụm động từ đảm nhận chức năng làm thành phần phụ sau của cụm từ.
Từ chỉ màu sắc làm bổ ngữ trực tiếp cho động từ, làm thành phần phụ sau của cụm từ
VD: nhuộm vàng
TT PS
Trong cụm từ trên thì từ nhuộm giữ chức năng làm thành phần trung tâm còn tính từ vàng là thành phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa cho nhuộm. Có tác dụng nhấn mạnh, làm tăng thêm giá trị biểu đạt tính từ chỉ màu sắc nằm trong cụm động từ trong thơ Trần Đăng Khoa chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là nhấn mạnh đặc trưng của một quá trình.
Ngoài ra, tính từ chỉ màu sắc làm thành phần phụ sau ngay thành phần trung tâm của động từ như trên, còn có các tính từ chỉ màu sắc kết hợp với danh từ làm thành phần phụ sau cho cụm động từ để bổ sung nội dung cho thành phần trung tâm và cụ thể hóa nội dung ấy
VD: đi hài đỏ
TT PS
Như vậy, các từ chỉ màu sắc trong cụm từ thì từ chỉ màu sắc có thể làm thành tố phụ để bổ sung nghĩa cho danh từ và động từ. Đồng thời lại có chức năng làm thành phần chính trong cụm tính từ, làm thành phần nòng cốt trong cụm từ để tạo nên câu.
2.2. Chức năng của tính từ chỉ màu sắc trong câu.
Từ chỉ màu sắc tham gia vào cấu tạo câu, đảm nhận những chức năng khác nhau trong câu. Khi kết hợp với câc thành phần khác đảm nhận chức năng làm thành phần chính trong câu – chức năng chủ ngữ.
VD: Biển đen// màu mực ai mài
Từ chỉ màu sắc kết hợp với các yếu tố khác làm thành phần chủ ngữ xuất hiện không nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa, chủ yếu là các danh từ chỉ màu sắc nhằm để gọi tên sự vật.
Phần lớn các tính từ chỉ màu sắc giữu chức năng làm thành phần vị ngữ
VD: Bên ruộng lúa xanh non.
Ngoài ra, từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt còn có chức năng làm thành phần định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ hoặc các tính từ khác.
VD: Tia lửa đỏ
nhuộm vàng
Như vậy, chúng ta thấy từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa có thể đảm nhận những chức năng khác nhau trong cụm từ và câu.
3. Đặc điểm khả năng kết hợp của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Tính từ chỉ màu sắc có khả năng kết hợp với thực từ, hư từ. Trong đó thực từ được chia thành danh từ, động từ, tính từ. Hư từ mà tính từ chỉ màu sắc có thể kết hợp phần lớn là đơn vị từ hoặc cụm từ để tạo nên câu.
3.1. Kết hợp với danh – động – tính từ.
Tính từ chỉ màu sắc có khả năng kết hợp phong phú với danh từ, cách kết hợp này để tạo nên các đơn vị từ ghép mang ý nghĩa chỉ đặc trưng của sự vật và thuộc loại danh từ như: trâu đen, bảng đen, quả vàng…
VD: Con trâu đen lông mượt
Ngoài sự kết hợp trên, từ chỉ màu sắc còn kết hợp khá phong phú với các danh từ để tạo nên một đơn vị lớn hơn từ, đó là cụm từ (dt + tt = cụm từ), đó là các cụm từ như: lửa đỏ, mây xanh, phù sa hồng…
VD: Bờ mương xanh mướt cỏ
Những cách kết hợp giữa danh từ và tính từ là một đặc điểm độc đáo tạo nên những sắc thái thi ca rõ rệt và khá phổ biến trong thơ Trần Đăng Khoa.
Tính từ chỉ màu sắc còn kết hợp với các tính từ chỉ tính chất. Nhưng phần lớn trong thơ Trần Đăng Khoa cách kết hợp này chủ yếu là tạo nên đơn vị từ. Đó là các từ như: xanh biếc, xanh mướt, vàng tươi…
Xanh + biếc = xanh biếc
(tt) (tt) = (tt)
Ngoài ra, trong thơ Trần Đăng Khoa cũng có một số trường hợp các từ chỉ màu sắc kết hợp với các tính từ khác để tạo nên cụm từ như: Da bạn sạm đen
Chính những cách kết hợp này làm cho màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa trở nên phong phú và đa dạng hơn trong cách thể hiện màu sắc.
Bên cạnh sự kết hợp với danh từ, tính từ thì từ chỉ màu sắc còn kết hợp với động từ. Đây cũng là một cách kết hợp độc đáo tạo nên đơn vị cụm từ thương để chỉ trạng thái của sự vật như: nhuộm vàng, soi vàng
VD: Nhuộm vàng cả trời cao
Các động từ nhuộm, soi… khi kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc làm cho trạng thái của sự vật được tô đậm tạo nên những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
3.2. Kết hợp với phó từ và một số kết hợp khác.
Kết hợp với phó từ
Phần lớn các tính từ trong tiếng Việt có chức năng kết hợp với các phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi, cực kỳ…Tính từ chỉ màu sắc là một lớp từ có khả năng kết hợp mạnh mẽ với các phó từ mức độ. Tuy nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa chúng còn kết hợp được với tiểu loại phó từ khác.
Kết hợp được với phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, còn…
VD: Lá vẫn bay vàng sân giếng
Từ chỉ màu sắc kết hợp với phó từ là một trong những cách thể hiện độc đáo về màu sắc của thơ Trần Đăng Khoa.
Một số kết hợp khác
Trong thơ Trần Đăng Khoa còn xuất hiện trường hợp tính từ chỉ màu sắc kết hợp với quan hệ từ mang ý nghĩ so sánh ngang bằng theo kiểu A như B tạo thành cụm tính từ chỉ màu sắc.
VD: Xanh như một mảnh trời
Hoặc Những thằng Dói mặt đỏ ngầu như lửa
Ngoài một số kết hợp mà chúng tôi đã trình bày ở trên, thơ Trần Đăng Khoa còn có một số cách kết hợp khác, đó là các từ chỉ màu sắc biểu thị về mức độ màu khá rõ như: xanh mướt, trắng phau…
Các yếu tố: au, hoe… đều là các yếu tố không có nghĩa kết hợp hạn chế với một số từ. Khi kết hợp với các từ chỉ màu sắc thì các yếu tố không có nghĩa này còn có giá trị phân biệt nghĩa rất lớn. Ví như thể hiện mức độ rất đỏ thì dùng đỏ au
Các yếu tố không có nghĩa, không thể đứng độc lập, khi kết hợp với các từ chsỉ màu sắc thường tạo nên các từ chỉ mức độ của màu sắc. Chính cách kết hợp này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự phong phú cho việc miêu tả và thể hiện màu sắc của nhà thơ
4. Khả năng vận dụng và hiện tượng chuyển loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa
4.1. Khả năng vận dụng tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Để xác định đúng sắc thái ý nghĩa của tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm, chúng ta phải đặt nó trong một ngữ cảnh nhất định. Đặt trong ngữ cảnh cụ thể để hiểu giá trị biểu đạt của các tính từ chỉ màu sắc nghĩa là chúng ta phải xét ở cấp độ lớn hơn từ và chủ yếu là trong câu thơ để hiểu đúng giá trị ngữ nghĩa của nó trong ngữ cảnh cụ thể.
Tìm hiểu cách vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con người, miêu tả thế giới loài vật và cảnh sắc thiên nhiên chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
4.1.1. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên.
Cả tuổi thơ gắn bó với nông thôn, với đồng ruộng, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Trong con mắt của thi sĩ thần đồng, thế giới xung quanh đều như có tâm linh, có cuộc sống bí ẩn và lí thú, tất cả đều bầu bạn và đáng yêu. Với biện pháp sử dụng tài tình thủ pháp nhân hóa cùng việc vận dụng thành công tính từ chỉ màu sắc trong sáng tác thơ, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cảnh vật thiên nhiên một cách sống động mang dáng dấp con người.
Dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên, ông trời thành một vị tướng oai phong
- Mặc áo giáp đen
Ra trận
Tre như cô thôn nữ đang làm duyên bên chiếc gương trong
- Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Thế giới thiên nhiên thật huyền bí, muôn màu mà chỉ có trẻ thơ mới được phép ra vào tự do và chỉ có thần đồng Trần Đăng Khoa mới có thể kể cho chúng ta nghe và vẽ cho chúng ta thấy hết được.
Trăng là hình ảnh quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều trong thơ văn. Đã nhiều người viết về ánh trăng nhưng có lẽ không mấy ai chú ý đến màu sắc của ánh trăng. Trong thơ Trần Đăng Khoa có cả một đêm trăng sáng nơi làng quê rất đẹp.Trăng đi vào trong những trang văn của Trần Đăng Khoa vừa có tính hình dáng lại có màu sắc riêng cùng những liên tưởng bất ngờ thú vị:
- Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà
- Trăng vàng chùa một cột
Như vậy, khi miêu tả ánh trăng Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau làm cho hình ảnh ánh trăng cũng trở lên đẹp và sinh động hơn. Vầng trăng của Khoa có sức thu hút mãnh liệt, mà vẫn trong trẻo, tinh nguyên đến lạ lùng.
Trong thơ Trần Đăng Khoa cũng hay sử dụng các tính từ để tả màu sắc của hoa với những sắc màu và sắc độ khác nhau.
- Vườn xôn xao thánh thót
Năm cánh xòe vàng tươi
- Lửa bom đạn đã tắt. Tím hoa sim rồi.
Miêu tả màu sắc của Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau với những sắc độ khác nhau. Anh cũng sáng tạo ra nhiều từ mới để tả về màu sắc như: đỏ tươi, vàng tươi, đỏ sén… Đây là những từ khá mới được Trần Đăng Khoa sử dụng để tả màu sắc của hoa,đó là sáng tạo độc đáo riêng của tác giả. Các tính từ chỉ màu sắc giúp Trần Đăng Khoa dựng lên một vườn hoa với đủ loại. Mỗi loại hoa đều mang một hương sắc riêng, vẻ đẹp riêng và tất cả đều rực rỡ, tươi tắn và căng tràn nhựa sống.
Với giác quan tinh nhạy cùng kinh nghiệm, sự gắn bó với làng quê đã giúp nhà thơ lắng nghe được những âm thanh, những tím hiệu đặc biệt của đất trời. Thi sĩ đã cảm nhận được hay nói đúng hơn nhà thơ đã nhìn thấy
- Mưa mù trắng nước.
- Bọt tung trắng hoa nhài
Nhà thơ mở rộng hồn mình cho thế giới thiên nhiên, vạn vật ùa vào, Trần Đăng Khoa đã hướng sự quan sát của mình lên cao và xa hơn.
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Với đôi mắt thi sĩ – họa sĩ, anh nhìn sắc xanh của trời như màu xanh của nước biển xanh biếc.
Trần Đăng Khoa đã sử dụng những gam màu khác nhau để tả cảnh thiên thiên. Thiên nhiên trong thơ anh sinh động và tươi tắn sắc màu.
4.1.2. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con người.
Không chỉ sinh động, hồn nhiên trong những cảm nghĩ về thiên nhiên, thơ Trần Đăng Khoa còn rất ấm áp tình đời và tình người. Có thể nói tính từ chỉ màu sắc là công cụ đắc lực để tác giả xây dựng hình ảnh là con người trong tác phẩm của mình.
Để vẽ lên diện mạo bên ngoài của nhân vật là con người, Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau. Trong bài thơ Họp báo chim họa mi, nhà thơ chú ý tả màu sắc trên mái tóc nhà thơ Lộ
Đầu tiên nhà thơ Lộ
Tóc đỏ như râu tôm
Khi tả về dáng vẻ bên ngoài của Cụ già và bạn nhỏ Trần Đăng Khoa lại chú ý miêu tả màu sắc từ làn da cho đến chân râu
Cụ già qua lại hỏi/ Chòm râu trắng bạc phơ/Tóc trắng trên vầng trán hói/ Da hồng phù sa/(…)/Da bạn sạm đen
Từ bạc là có màu trắng đục, như màu của bạc. Tóc trắng bạc là màu tóc của ông cụ đã chuyển sang màu trắng vì tuổi già. sạm đen không có trong từ điển tiếng Việt, sạm là “có màu sẫm lại và xấu đi thường do tác động của nắng, gió”. Vậy màu da sạm đen của bạn nhỏ có thể hiểu là màu đen sẫm trông không đẹp mắt. Trần Đăng Khoa đã sử dụng các tính từ chỉ màu sắc khác nhau để tả đặc điểm diện mạo bên ngoài của con người khiến cho mỗi nhân vật đều có sắc thái riêng, không ai giống ai.
Hình ảnh người nông dân còn được thể hiện sâu sắc trong bài Hạt gạo làng ta là một bài ca đẹp ca ngợi người nông dân. Họ bền bỉ, kiên cường, cần cù nhẫn nại trong lao động để làm ra hạt lúa, củ khoai. Hình tượng hạt gạo xuyến suốt bài thơ. Nó là thành quả lao động, phẩm chất của người nông dân. Hạt gạo vàng được kết tinh từ nỗi nhọc nhằn, lam lũ của họ
Hạt gạo làng ta/ Những năm bom đạn/ Vàng như lúa đồng
Ta thấy Trần Đăng Khoa luôn dành tình cảm yêu quý của mình đối với người thầy giáo của mình
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi/ Thầy cầm súng ra đi
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thay mặt các thế hệ học trò Việt Nam nói lên lòng kính trọng, biết ơn chân thành đối với người thầy đã không tiếc tuổi xanh cống hiến cả cuộc đời cho đất nước.
4.1.3. Vận dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả con vật.
Cùng với cái nhìn “Vật ngã đồng nhất”,con người, con vật trở thành bạn bè thân thiết, sống hòa thuận với nhau. Trần Đăng Khoa đã đưa vào trong sáng tác của mình một thế giới loài vật sinh động, phong phú được vẽ lên bằng nhiều dáng vẻ với nhiều màu sắc khác nhau
Trần Đăng Khoa sử dụng nhiều tính từ để miêu tả màu sắc trên cơ thể mỗi loài vật.
- Con chó vàng chạy ra
- Kiến đen uống rượu la đà
- Mắt xanh như nước
Mèo thè lưỡi đỏ
- Con cò trắng muốt
Thế giới loài vật của Trần Đăng Khoa thật sinh động, mỗi con vật có một màu sắc riêng làm nên thế giới loài vật sinh động. Ở đây, Trần Đăng Khoa đã có một sự quan sát tỉ mỉ và khả năng sử dụng ngôn từ tinh tế để có thể miêu tả được đặc điểm rất riêng về màu sắc của mỗi con vật
Tuổi thơ làm bạn với những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu nên khi mất đi người bạn thân thiết là con chó vàngTrần Đăng Khoa vô cùng tiếc nuối, Những lời thơ vang lên từ thực tại, người đọc nhận ra gương mặt của tương lai với niềm hi vọng, đợi chờ
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khìn khịt
Trần Đăng Khoa đã gợi lại trong mỗi chúng ta dòng hồi tưởng ngọt ngào về thế giới tuổi thơ. Yêu biết mấy cái tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và lấp lánh sắc màu cổ tích. Cái thuở một đi không bao giờ trở lại.
4.2. Hiện tượng chuyển loại của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chuyển di từ loại – chuyển loại – là hiện tượng một từ khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc điểm của từ loại khác. Đây là hiện tượng rất thú vị trong phạm trù ngữ pháp tiếng Việt.
Chuyển di từ loại là hiện tượng tích cực và phổ biến, xảy ra ở hầu hết các ngôn ngữ đặc biệt là ở loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong thơ Trần Đăng Khoa, chuyển di từ loại là một trong những hình thức tạo từ mới hiệu quả.
Thơ Trần Đăng Khoa có rất nhiều tính từ chỉ đặc điểm, sự vật được dùng như danh từ. Đó là tính từ chỉ màu sắc được dùng như một danh từ chỉ người, sự vật và đơn vị tổ chức.
VD: Vàng ơi là Vàng ơi!
Từ vàng là từ chỉ màu sắc nhưng trong câu thơ trên, tính từ vàng được chuyển thành danh từ để đặt, gọi tên cho một chú chó – một người bạn gần gũi, thân thiết với tuổi thơ của tác giả - con chó Vàng.
Tương tự, trong câu thơ
- Con bướm vàng
- Kiến Đen uống rượu la đà
Cũng với cấu trúc chuyển loại như trên Bướm vàng và Kiến Đen được dùng như danh từ để gọi tên cho những loài vật nhỏ bé trong thế giới tự nhiên.
- Chuột chạy giàn bí đỏ
đỏ là một tính từ chỉ màu sắc nhưng khi được kết hợp, đứng sau danh từ sự vật thì bí đỏ đều là danh từ nhằm gọi tên cho một loại quả, nhằm phân biệt giữa loại bí này với các loại bí khác thuộc dòng họ nhà bí.
Thơ Trần Đăng Khoa còn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần khiết và hết sức thơ mộng
- Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm con và bướm mẹ cùng ra chơi loại hoa hồng, hồng là một tính từ chỉ màu sắc nhưng khi được ghép, đứng sau danh từ sự vật là hoa thì hoa hồng lại nhằm gọi tên cho một loài hoa chứ không còn mang ý nghĩa để chỉ tính chất của bông hoa màu hồng nữa.
Như vậy, hiện tượng chuyển di từ loại tính từ chỉ màu sắc là một trong những hình thức tạo nghĩa hấp dẫn và hiệu quả trong thơ Trần Đăng Khoa. Hiện tượng này đã tạo ra những câu thơ hay, đẹp, mới lạ, hấp dẫn và giàu sức gợi cảm.
KẾT LUẬN
Khảo sát ba tập thơ của Trần Đăng Khoa chúng tôi thấy được tác giả đã sử dụng rất phong phú về số lượng và đa dạng về kiểu loại từ chỉ màu sắc có cả từ đơn (182 lần), từ láy (4 lần) và từ ghép (67 lần). Trần Đăng Khoa đã sử dụng sáng tạo và thành công hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, đặc biệt là từ đơn chỉ màu sắc. Trong từ ghép thì các từ chỉ màu đỏ và màu xanh là chiếm ưu thế hơn cả. Tuy nhiên ở mỗi tác phẩm số lượng và kiểu loại tính từ chỉ màu sắc không giống nhau. Tần số xuất hiện từ chỉ màu sắc là từ ghép trong tập thơ Góc sân và khoảng trời là nhiều nhất.
Về đặc điểm kết hợp tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa có khả năng kết hợp với nhiều kiểu loại thực từ và hư từ để tạo nên đơn vị và cụm từ. Trong đó, cách kết hợp tính từ với quan hệ từ tạo nên các cụm tính từ chỉ màu sắc là cách kết hợp độc đáo làm nên sức hấp dẫn trong cách thể hiện màu sắc của nhà thơ.
Xét về chức năng cú pháp tính từ chỉ màu sắc đảm nhận chức năng làm thành phần phụ trong cụm danh từ và cụm động từ, trực tiếp làm định ngữ cho danh từ trung tâm và bổ ngữ cho động từ trung tâm. Trong cụm tính từ thì tính từ chỉ màu sắc làm thành phần trung tâm của cụm tính từ.
Về khả năng vận dụng tính từ chỉ màu sắc trong truyện thiếu nhi của Trần Đăng Khoa. Đối tượng sử dụng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả trong sáng tác của Trần Đăng Khoa là con người, loài vật và thiên nhiên nông thôn. Trần Đăng Khoa sử dụng một loạt tính từ cùng chỉ một màu sắc nhưng lại thể hiện những sắc độ khác nhau làm phong phú khả năng miêu tả, làm nên những bức tranh cuộc sống sinh động.