• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tính trợ cấp thôi việc sao cho thỏa đáng?

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC SAO CHO THỎA ĐÁNG?​

* Tôi bắt đầu làm việc ở một công ty TNHH từ 1-6-2004 đến nay. Tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (báo trước 45 ngày) và nhận được quyết định là hết ngày 30-9 sẽ thôi việc.

Tôi thắc mắc về khoản tiền trợ cấp thôi việc. Theo như luật lao động, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc được tính là lương của 6 tháng lương gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng có ý kiến cho rằng lương này chỉ áp dụng cho công ty nhà nước.

Trường hợp của tôi, khi nhận quyết định thôi việc, lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc lại được tính lương trung bình từ 1-6-2004 đến 31-12-2008. Từ tháng 1-2009 tôi cũng đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp cho đến nay theo luật mới. Như vậy trường hợp của tôi, lương căn cứ tính trợ cấp thôi việc như vậy là đúng hay sai?

(Pham Thanh Tu)


- Khoản 3 phần III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định như sau: "Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ".

Theo Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp:

1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, thời gian bạn làm việc tại công ty từ ngày 1-6-2004 đến ngày 31-12-2008, khi bạn thôi việc theo đúng quy định của pháp luật lao động thì bạn được nhận trợ cấp thôi việc theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có".

Còn trong thời gian từ ngày 1-1-2009 đến ngày 30-9-2010 bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH thì khi nghỉ việc, bạn không được tính để hưởng trợ cấp thôi theo quy định của pháp luật về lao động nhưng bạn được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật BHXH.

Về tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc cho bạn phải theo đúng các quy định pháp luật nêu trên. Do đó việc công ty tính tiền trợ cấp thôi việc đối với bạn căn cứ vào tiền lương trung bình trong thời gian từ 1-6-2004 đến 31-12-2008 là trái với quy định của pháp luật lao động.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)

Theo: TTO
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top