TÌNH TRẠNG HAI “KHÔNG” CỦA NỀN GIÁO DỤC
Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước quyết tâm chuyển mô hình đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục nhằm ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Các trường đại học ngoài công lập phấn khởi và đã sẵn sàng, nhưng Bộ Giáo Dục thì nhì nhằng và chưa.
Hướng đến sử dụng những phương tiện tiên tiến, tiếp cận những kiến thức tiên tiến của thế giới, đó chỉ mới là đào tạo hướng đến đào tạo tiên tiến; chứ còn giáo dục tiên tiến của nước ta thì chưa thấy nói tới. Một nền giáo dục tiên tiến là một nền giáo dục hướng đến văn minh con người để đào tạo những con người văn minh, xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước văn minh.
Nói về giáo dục, người ta dùng chữ EDUCATION, lại thêm chữ FORMATION mà mình vẫn dịch là “đào tạo”. Nhưng ở đây, xin dịch là TẠO HÌNH, vì trong chữ formation có gốc chữ “forma” nghĩa là “hình thể”. Giáo dục là tạo hình cho một con người. Con người sinh ra với nhiều khuynh hướng chưa được phân định nhưng nhờ giáo dục dần dần hình thành dáng vẻ rõ nét mà ta gọi là Nhân, Nhân cách.
Con vật không có ý thức để ý thức được điều xấu hổ cho nên con vật không biết xấu hổ. Con vật làm những điều xấu hổ một cách công khai, tự nhiên. Con người có ý thức để ý thức được điều xấu hổ mà biết xấu hổ. Chỉ có con người mới biết xấu hổ. Biết xấu hổ là biểu lộ con người hơn con vật, một tinh thần, một ý thức, một tự do và một giá trị thiêng liêng.
Tôi không thể trông thấy một vật nếu tôi đồng hóa với vật ấy, nếu tôi là vật ấy, tức là tôi và vật ấy không có khoảng cách. Khi mà con người và sự xấu hổ không có khoảng cách thì con người không thấy mình xấu hổ và không biết mình xấu hổ khi đang có một hành vi, một hành động xấu hổ. Giáo dục cụ thể là làm cho con người và sự xấu hổ lẫn lộn nhau dần dần phân định ra và có khoảng cách; khoảng cách này gọi là khoảng cách văn minh giúp cho con người thấy được sự xấu hổ, cảm thức được sự xấu hổ. Biết xấu hổ làm cho con người trở nên một giá trị mà ta gọi là Nhân, Nhân cách, là văn minh con người.
Vấn đề giáo dục của nước ta là tình trạng hai “Không” khá phổ biến: Thứ nhất là không có khoảng cách giữa con người và sự xấu hổ; “Không” này hình thành “Không” thứ hai là không có cảm thức xấu hổ nơi con người, đó là lý do tại sao chúng ta thấy có những trường đại học đủ điều kiện để mở ngành nhưng Bộ Giáo Dục lại không cho, nhưng có những nơi không đủ điều kiện để mở trường đại học nhưng Bộ lại cho phép; thật là rơi nước mắt khi thấy một trường đại học dân lập nọ đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển từ đại học dân lập sang tư thục. Đại hội cổ đông của trường đã kết thúc và bầu ra một Hội đồng quản trị mới hợp pháp và dân chủ để chấm dứt tình trạng mất ổn định suốt mười năm qua trong cơ chế dân lập, thế nhưng cho đến nay đã 4 tháng trôi qua, Bộ Giáo Dục vẫn chưa thực hiện nổi trách nhiệm của mình là ra quyết định chuẩn thuận Hội đồng quản trị mới, để trường sớm ổn định cho 400 cán bộ công nhân viên và chăm lo việc học hành của gần 14000 sinh viên. Mùa tuyển sinh đã gần kề không biết Bộ Giáo Dục tiếp tục duy trì sự mất ổn định cho trường này trong bao lâu nữa?
Nếu có ai hỏi lấy cái gì mà đo trình độ nền giáo dục của một quốc gia, tôi không ngần ngại trả lời rằng: CỨ XEM BỘ GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA ĐÓ CÓ BIẾT … KHÔNG?
Ánh Dương
Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước quyết tâm chuyển mô hình đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục nhằm ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Các trường đại học ngoài công lập phấn khởi và đã sẵn sàng, nhưng Bộ Giáo Dục thì nhì nhằng và chưa.
Hướng đến sử dụng những phương tiện tiên tiến, tiếp cận những kiến thức tiên tiến của thế giới, đó chỉ mới là đào tạo hướng đến đào tạo tiên tiến; chứ còn giáo dục tiên tiến của nước ta thì chưa thấy nói tới. Một nền giáo dục tiên tiến là một nền giáo dục hướng đến văn minh con người để đào tạo những con người văn minh, xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước văn minh.
Nói về giáo dục, người ta dùng chữ EDUCATION, lại thêm chữ FORMATION mà mình vẫn dịch là “đào tạo”. Nhưng ở đây, xin dịch là TẠO HÌNH, vì trong chữ formation có gốc chữ “forma” nghĩa là “hình thể”. Giáo dục là tạo hình cho một con người. Con người sinh ra với nhiều khuynh hướng chưa được phân định nhưng nhờ giáo dục dần dần hình thành dáng vẻ rõ nét mà ta gọi là Nhân, Nhân cách.
Con vật không có ý thức để ý thức được điều xấu hổ cho nên con vật không biết xấu hổ. Con vật làm những điều xấu hổ một cách công khai, tự nhiên. Con người có ý thức để ý thức được điều xấu hổ mà biết xấu hổ. Chỉ có con người mới biết xấu hổ. Biết xấu hổ là biểu lộ con người hơn con vật, một tinh thần, một ý thức, một tự do và một giá trị thiêng liêng.
Tôi không thể trông thấy một vật nếu tôi đồng hóa với vật ấy, nếu tôi là vật ấy, tức là tôi và vật ấy không có khoảng cách. Khi mà con người và sự xấu hổ không có khoảng cách thì con người không thấy mình xấu hổ và không biết mình xấu hổ khi đang có một hành vi, một hành động xấu hổ. Giáo dục cụ thể là làm cho con người và sự xấu hổ lẫn lộn nhau dần dần phân định ra và có khoảng cách; khoảng cách này gọi là khoảng cách văn minh giúp cho con người thấy được sự xấu hổ, cảm thức được sự xấu hổ. Biết xấu hổ làm cho con người trở nên một giá trị mà ta gọi là Nhân, Nhân cách, là văn minh con người.
Vấn đề giáo dục của nước ta là tình trạng hai “Không” khá phổ biến: Thứ nhất là không có khoảng cách giữa con người và sự xấu hổ; “Không” này hình thành “Không” thứ hai là không có cảm thức xấu hổ nơi con người, đó là lý do tại sao chúng ta thấy có những trường đại học đủ điều kiện để mở ngành nhưng Bộ Giáo Dục lại không cho, nhưng có những nơi không đủ điều kiện để mở trường đại học nhưng Bộ lại cho phép; thật là rơi nước mắt khi thấy một trường đại học dân lập nọ đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển từ đại học dân lập sang tư thục. Đại hội cổ đông của trường đã kết thúc và bầu ra một Hội đồng quản trị mới hợp pháp và dân chủ để chấm dứt tình trạng mất ổn định suốt mười năm qua trong cơ chế dân lập, thế nhưng cho đến nay đã 4 tháng trôi qua, Bộ Giáo Dục vẫn chưa thực hiện nổi trách nhiệm của mình là ra quyết định chuẩn thuận Hội đồng quản trị mới, để trường sớm ổn định cho 400 cán bộ công nhân viên và chăm lo việc học hành của gần 14000 sinh viên. Mùa tuyển sinh đã gần kề không biết Bộ Giáo Dục tiếp tục duy trì sự mất ổn định cho trường này trong bao lâu nữa?
Nếu có ai hỏi lấy cái gì mà đo trình độ nền giáo dục của một quốc gia, tôi không ngần ngại trả lời rằng: CỨ XEM BỘ GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA ĐÓ CÓ BIẾT … KHÔNG?
Ánh Dương