Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
ĐỀ 20: Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong câu tục ngữ:
“ Tình thương quán cũng là nhà,
Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao”.
BÀI LÀM
Ca dao, tục ngữ là một kho tàng văn học quý báu được ông cha ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn đời sống , làm cơ sở để giáo dục con người trong cách đối nhân xử thế. Một trong những đề tài nổi bật của hệ thống tục ngữ là quan hệ gắn bó giữa thành viên trong gia đình. Điều đó được thể hiện rõ qua câu : “ Tình thương quán cũng là nhà. Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao”.
Từ xưa đến nay, tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong gia đình đã trở thành một truyền thống son sắt, đáng quý và cần được phát huy. Tình thương yêu chính là cơ sở để bồi đắp tình cảm, là niềm tin để vượt qua bao thử thách và xây dựng gia đình hạnh phúc. Dù thời gian có trôi đi, cuộc sống có thiếu thốn, thế giới có đổi thay nhưng tình cảm thì không bao giờ thay đổi. Đó chính là ân nghĩa, là lẽ sống mà mỗi người cần phải có. Nếu chúng ta chỉ biết nghĩ đến vật chất, vẻ xa hoa, lộng lẫy bên ngoài mà quên đi những chân giá trị, những tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người và người thì sẽ không bao giờ có hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Bên cạnh đó, có rất nhiều người vì chạy theo giàu sang, phú quý mà quay lưng lại với bạn bè, người thân. Họ là những người có thể vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên tình cảm gia đình, an hem thiêng liêng, quý báu.
Tiền không thể mua được tình cảm, nhưng, không có tiền ta sẽ không có đầy đủ điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Hạnh phúc làm sao có thể có được khi mọi thành viên trong gia đình không đủ cơm ăn, áo mặc, những đứa trẻ không được học hành đầy đủ. Chính vì vậy, mà chúng ta cần phải biết dung hòa giữa cuộc sống vật chất và tinh thần để mọi người trong gia đình có thể có một cuộc sống dù không giàu sang, phú quý nhưng cũng ấm no, trọn vẹn. Hạnh phúc giản dị của mỗi gia đình là có điều kiện vật chất tương đối, mọi thành viên đều biết trân trọng, yêu quý và bảo vệ nhau cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Qua câu tục ngữ trên, ta thấy được những lời răn dạy quý báu của ông cha ta, đó chính là hành trang bước vào đời của mỗi con người. Qua đó, ta nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của mình không chỉ là hiểu mà còn phải gìn giữ tình cảm gia đình bằng tất cả lí trí và hành động của mình, bởi lẽ gia đình chính là cái nôi vững chắc để đào tạo một con người trưởng thành.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*
“ Tình thương quán cũng là nhà,
Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao”.
BÀI LÀM
Ca dao, tục ngữ là một kho tàng văn học quý báu được ông cha ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn đời sống , làm cơ sở để giáo dục con người trong cách đối nhân xử thế. Một trong những đề tài nổi bật của hệ thống tục ngữ là quan hệ gắn bó giữa thành viên trong gia đình. Điều đó được thể hiện rõ qua câu : “ Tình thương quán cũng là nhà. Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao”.
Từ xưa đến nay, tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong gia đình đã trở thành một truyền thống son sắt, đáng quý và cần được phát huy. Tình thương yêu chính là cơ sở để bồi đắp tình cảm, là niềm tin để vượt qua bao thử thách và xây dựng gia đình hạnh phúc. Dù thời gian có trôi đi, cuộc sống có thiếu thốn, thế giới có đổi thay nhưng tình cảm thì không bao giờ thay đổi. Đó chính là ân nghĩa, là lẽ sống mà mỗi người cần phải có. Nếu chúng ta chỉ biết nghĩ đến vật chất, vẻ xa hoa, lộng lẫy bên ngoài mà quên đi những chân giá trị, những tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người và người thì sẽ không bao giờ có hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Bên cạnh đó, có rất nhiều người vì chạy theo giàu sang, phú quý mà quay lưng lại với bạn bè, người thân. Họ là những người có thể vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên tình cảm gia đình, an hem thiêng liêng, quý báu.
Tiền không thể mua được tình cảm, nhưng, không có tiền ta sẽ không có đầy đủ điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Hạnh phúc làm sao có thể có được khi mọi thành viên trong gia đình không đủ cơm ăn, áo mặc, những đứa trẻ không được học hành đầy đủ. Chính vì vậy, mà chúng ta cần phải biết dung hòa giữa cuộc sống vật chất và tinh thần để mọi người trong gia đình có thể có một cuộc sống dù không giàu sang, phú quý nhưng cũng ấm no, trọn vẹn. Hạnh phúc giản dị của mỗi gia đình là có điều kiện vật chất tương đối, mọi thành viên đều biết trân trọng, yêu quý và bảo vệ nhau cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Qua câu tục ngữ trên, ta thấy được những lời răn dạy quý báu của ông cha ta, đó chính là hành trang bước vào đời của mỗi con người. Qua đó, ta nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của mình không chỉ là hiểu mà còn phải gìn giữ tình cảm gia đình bằng tất cả lí trí và hành động của mình, bởi lẽ gia đình chính là cái nôi vững chắc để đào tạo một con người trưởng thành.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*