1, Tình thương là hạnh phúc con người
Bài 1
Họ và tên: Hoàng Vĩnh Tùng
Lớp: 12TA2
Đề: Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Bài làm
Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,”mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.
Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi “tốt hơn cho bạn và cho tôi”.
Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: “những gì mình làm đã là tốt nhất”. Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta
Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. “Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.”. Và hãy nhớ rằng, “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
bài 2;
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Danh ngôn có câu:
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại
cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
bài 3;
Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,”mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.
Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi “tốt hơn cho bạn và cho tôi”.
Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: “những gì mình làm đã là tốt nhất”. Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta
Hoàng Vĩnh Tùng
bài 4;
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người, để chính chúng ta là những con người có lối "sống đẹp” và cũng để cố gắng làm cho mộng tưởng trở thành lý tưởng, ảo tưởng trở nên thực tại, như 1 chân lí đã đc đúc kết rằng:“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Vậy phẩm chất là gì?Đức hạnh là nhữg điều chi?Làm sao để nhận thấy nó đang tiềm ẩn trong thế giới nội tâm của mỗi cá nhân?Thật sự, tôi chưa đủ lớn để định nghĩa hay giải thích rõ ràng chính xác về những phạm trù sâu xa như thế.Nhưng nói 1 cách đơn giản, tôi ý thức đc rằng khi 1 cá nhân có thể hết lòng làm việc vì 1 tập thể, 1 người giàu có sẵn lòng cho đi của cải vật chất để giúp các cụ già neo đơn, các em nhỏ mồ côi khuyết tật…thì đó là 1 trong những phẩm chất của đức hạnh!Bởi tình yêu trong đức tính cao quý đó cũng chính là động lực, là sức mạnh để con người đối xử nhân ái với nhau bằng một tình thương vô điều kiện, một sự tri ân không cần sự đền đáp, một sự trăn trở trước cái đói, cái nghèo, bơ vơ của những đứa trẻ bất hạnh.
Tôi kể các bạn nghe câu chuyện này nhe.Tôi vốn dị ứng với các bạn thanh niên tóc tai nhuộm xanh, nhuộm đỏ, ăn mặc thiếu vải...Có một lần, tôi ăn ở 1 tiệm phở bên đường. Một đôi thanh niên như thế bước vào và ngồi ngay bàn đối diện. Quả thật, tôi ăn mất ngon.Lúc ấy, một ông lão bán vé số lại gần mời tôi mua. Tôi lắc đầu từ chối, mà không nhìn kỹ ông già. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng: mình không thể giúp hết tất cả những người bán vé số, thì tốt hơn hết là từ chối, và không mua vé số của bất kỳ ai. Còn muốn giúp đỡ người nghèo khó thì còn cả trăm ngàn cách khác để giúp đỡ.Ông lão đi sang bàn đối diện nơi đôi thanh niên kia ngồi và chìa tập vé số ra. Cô gái ngước lên, nhìn chăm chăm vào ông. Tôi chờ đợi một thái độ khó chịu hay một cái gì tương tự... Nhưng không, cô gái nhìn ông già và hỏi: "Ông ăn phở không, con kêu cho ông 1 tô?". Và như để ông già tin chắc rằng mình nghe không lầm, cô ấy nói tiếp: "Ông ăn đi, con trả tiền". Tôi như lùng bùng cả lỗ tai. Tôi đã từng nghĩ rằng mình là người sống không xấu (quả thật là không xấu). Tôi đã từng ác cảm với những thanh niên mà tôi nghĩ là xấu... Nhưng trong trường hợp này, hành động của tôi không thể so sánh được với cô bạn trẻ "lai căng" ấy (cách tôi gọi những người thanh niên mà tôi ác cảm, như tôi đã nói lúc đầu).
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi em sinh ra Mọi người đều cười Riêng em thì khóc tu tu Hãy sống sao để khi chết đi Mọi người đều khóc Còn môi em thì nở nụ cười”.
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp, một phong thái phóng khoáng, lạc quan, một phẩm giá cao quý trong mỗi hành động để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
baì 5;
Theo bạn, bạn đánh giá thế nào là người tốt? thế nào là người xấu? Bạn thường dùng từ tốt bụng để nhận xét những người như thế nào? Bạn đã lấy cơ sở gì để đánh giá về người đó?_Phải chăng là hành vi mà người ấy thể hiện? Dĩ nhiên là bạn không thể nhìn thấy được một cách rõ ràng trong đầu người khác đang nghĩ gì nhưng qua hành động , bạn có thể đoán, có thể biết được hầu hết những điều đó.Vậy cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người là những gì người đó đã làm.Có người cho rằng, nó còn thể hiện qua lời nói, từ lời nói có thể biết được phẩm chất con người ấy. Nhưng lời nói có khi còn dối trá, có khi chỉ là sự che đậy, nguỵ biện cho giả tạo.Chẳng phải vẫn có người nói suông đấy sao?
Nhà triết học La Mã cổ đại có câu: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Quả không sai. Tất cả những suy nghĩ, tính cách rôì thói quen của mỗi người , tất cả... đều thể hiện qua hành động.Nó nói lên suy nghĩ kín đáo của mỗi người. Giả sử có người "nghĩ một đằng làm một nẻo", có phải hành động sẽ không thể hiện đúng bản chất của người đó không? _Không, nó đã nói lên cả rồi, rằng đây là một người do du, dám nghĩ không dám làm. Bởi hành động chính là hình ảnh của đức hạnh...Qua đó ta hiểu được, từng hành động của ta thể hiện suy nghĩ, tính cách .Dù trước khi hành động, những suy nghĩ ấy đã đấu tranh gay gắt trong đầu ta thế nào thì cuối cùng những việc ta làm đều nói lên "con người bên trong" của ta. Tất cả : Yếu đuối hay mạnh mẽ, dũng cảm hay hèn nhát...thể hiện rõ qua quyết định của ta, mà giai đoạn cuối cùng của nó chính là hành động. Vậy từ nay, làm gì cũng nên soi xét ...dù những việc rất nhỏ.Bởi nó xây dựng hình ảnh mỗi người.
Qua hành động của mình ,ta biết được bản chất thật của mình. Từ hành động suy ra tính cách ,thói quen tốt hay xấu? Cần phải sửa chữa và thay đổi những gì. Đó là cách ta hoàn thiện bản thân."Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Một triết lí bình dị , giản đơn song nó giúp cho mỗi người biết được hướng mình phải đi, phải sống. Hành động xuất phát từ đức hạnh .Đức hạnh quyết định hành động. Muốn tốt phải có hành động tốt, muốn hành vi tốt phải có một tư tưởng đúng đắn, một suy nghĩ lương thiện. Vậy mỗi người phải điều chỉnh chính mình ngay từ trong suy nghĩ và từng hành vi nhỏ nhặt nhất.Câu triết lí ấy ngắn gọn nhưng chứa đựng một nghệ thuật sống to lớn. .Nó giúp ta biết nhìn vào những gì mình đã sống qua những gì mình đã làm...
(Lê Mộc Lan)
3. "Học để biết, học để làm , học để chung sống,học để tự khẳng định mình"
Đề : Giải thích phát biểu ý kiến của mình về 1 trong 4 mục đích học tập mà UNESCO đề xướng ‘’ Học để biết , học để làm, học để chung sống,học để tự khẳng định mình ‘’
Bổn phận của mỗi người học sinh chúng ta là phải học . Nhưng mục đích của việc học là gì ? Tại sao phải học ? UNESSCO đã đề xướng mục đích học tập :”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình “. Chúng ta cùng phân tích và làm rõ mục đích này .
Trước hết “học để biết” . Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích. Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải viết vận dụng, biết thực hành :”Học để làm “.Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết “làm”, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học :”Học đi đôi với hành “. Ngoài ta còn “Học để chung sống “. Cuộc sống không thể không thể không có các mối quan hệ. Việc mối quan hệ đó tốt hay xấu là do ở mỗi người chúng ta. Quan hệ tốt với mọi người giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống. Vì vậy, học còn để chung sống tốt hơn với mọi người, học tập rèn luyện chúng ta những hiểu biết, kĩ năng để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện các mối quan hệ theo hướng tích cực hơn . Và “học để tự khẳng định mình”. Sống không chỉ là tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết mình tồn tại, sống có mục đích. Vì thế ta phải học thật giỏi, phải biết nhiều tri thức để không những mình được sung sướng mà còn giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội phát triển đi lên. Đó là tự khẳng định bản thân mình.
Tất cả đều cho thấy việc học rất quan trong. Nó không chỉ quan trọng đối với bản than mà còn quan trọng với mọi người, xã hội và đất nước. Nó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, được mọi người tin yêu, quý trọng. góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước, rèn luyện nhân cách làm người. Có người học rất giỏi nhưng nhân cách, tình thương thì không có. Người lớn chúng ta khi nhìn thấy một pà cụ lúi cúi qua đường vẫn làm ngơ bỏ đi, trong khi một em học sinh lại đến cầm tay dắt pà qua đường . Các em được giáo dục không chưa đủ mà đòi hỏi cần phải có một môi trường trong sang, lành mạnh. Đó là ở người lớn chúng ta. Chúng ta hãy làm gương, dẫn dắt,chung tay với nhà trường giáo dục để tương lai các em chúng ta tốt hơn, sáng sủa hơn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
Việc học là rất quan trọng không chỉ đối với mỗi người chúng ta mà còn với cả xã hội xung quanh. Mỗi học sinh nên tự xác định mục đích học tập của mình để phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội .
Tên : Nguyễn Hoàng Hiệp Lớp : 12 A11 Mã số : 16 . Trường THPT Võ Thị Sáu
3.
Học để biết.học để làm hoc để chung sống.học để tự khẳng định mình
Đó là 4 trụ cột lớn của giáo dục thế giới.
1. Học để biết: Rõ ràng, học để biết là tiền đề, sự khởi đầu của sự học. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa gọi các thầy giáo trường làng – những người dạy các chữ đầu tiên là thầy giáo ”khai tâm” của mỗi người. Chính những chữ đầu đời ấy là viên gạch đầu tiên để con người xây nên lâu đài kiến thức của mình. Cái biển kiến thức của nhân loại là không cùng; ”Việc học là quyển sách không trang cuối cùng” (Bác Hồ). Dù là tiến sĩ, bác học đi chăng nữa, hiểu biết của mỗi người đều có giới hạn. Vì vậy, học để biết là học suốt đời. Học trong trường chỉ là học cách học, trang bị phương tiện để tự học.
Những chuyện như HS ngồi nhầm chỗ; bằng thật, học giả; học chỉ đạt danh vọng rồi ”nghỉ học”… đều trái với tiêu chí mà UNESCO đưa ra và trái với bản chất của sự học
2. Học để làm: Nguyên lý GD của chúng ta là ”Học đi đôi với hành, GD gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Nhưng, từ hiểu biết đến vận dụng vào cuộc sống còn có một khoảng cách khá xa. Chúng ta đã được nghe nói nhiều những ”thợ” giải Toán, Lý từng đạt giải nhất, giải nhì trong kỳ thi HS giỏi cấp quốc gia khối THPT, (thậm chí là SV một trường kỹ thuật) nhưng loay hoay mãi không lắp nổi một chiếc máy thuộc động cơ bốn kỳ, một điều mà HS khối THCS các nước làm thành thạo. Hằng ngày trên báo vẫn liên tục thông tin về việc các khu công nghiệp thiếu lao đông lành nghề. Trong khi nhiều SV, thợ kỹ thuật ra trường vẫn thất nghiệp.
Có lẽ đây là một trong những bất cập lớn của GD nước ta.
3. Học để làm người: Người xưa coi học thiêng liêng như một thứ đạo-đạo học. Người ta cho con đi học, để mong đỗ đạt làm quan, nhưng phần lớn cho con đi học cốt lĩnh hội được ý tứ sâu xa của chữ thánh hiền để giữ đạo nhà, đạo làm người. Chính vì vậy mới có câu ”Tiên học lễ, hậu học văn”. Người xưa đề cao chữ lễ là đề cao đạo làm người (chứ không phải chữ lễ theo nghĩa hẹp mà nhiều người thường đưa ra tranh cãi).
Nền GD của ta hiện nay cũng rất đề cao GD đạo đức cho HS. Ngoài các môn chính như Đạo dức, Giáo dục pháp luật, Chính trị… thì việc GD rèn luyện hạnh kiểm HS được coi là một trong hai mặt chính của GD (hạnh kiểm và văn hóa).
Hiện nay, xã hội kêu nhiều về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận HS. Điều đó có lý do khách quan từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng cũng có lý do chủ quan từ sự xem nhẹ, buông lơi của các nhà trường trong việc GD đạo đức HS,SV
4. Học để chung sống cùng nhau: Biết sống vì nhau để cùng phát triển là đỉnh cao của sự học. Những con người thiếu sự hiểu biết, không có năng lực làm việc, thiếu tính người, nếu ở cùng nhau sẽ là một tập hợp hỗn độn. Biết chung sống cùng nhau là cả một nghệ thuật vận dụng hiểu biết vào thực tế, tìm ra cách ứng xử hợp lý trong từng hoàn cảnh nhất định. Giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa các quốc gia với nhau, đều có sự đan xen giữa tình thương yêu đồng cảm và sự cạnh tranh, thậm chí đấu tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Xây đựng một cuộc sống trong đó con người sống với nhau chan hòa tình yêu thương, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là mục tiêu của xã hội. Trong cuộc sống có trăm ngàn mối quan hệ. Suy cho cùng, xử lý tốt các mối quan hệ thì phát triển, xử lý không tốt sẽ dẫn đến xung đột, ở tầm quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh tang tóc. Cái thói ”trâu buộc ghét trâu ăn”, cách hành xử ”không ăn thì đạp đổ”, là kẻ thù của sự phát triển. Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, nếu không học cách chung sống cùng nhau (bao gồm sống với những người cùng hội cùng thuyền và sống với đối tác), chắc chắn chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
4,
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.Viết lúc 10:20 tối 01/09/2010
Đề : Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Bài làm
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã
dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.
Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.
Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!