ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
Tính tất yếu liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, tạo động lực và sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1. Cơ sở lý luận
- Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính tất yếu của liên minh (xem câu 46)
- Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp.
Trong quá tình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã kế thừa và cụ thể hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp vào thực tiễn cách mạng nước ta. Người nêu quan điểm: “liên minh giữa công nhan với nông dân và trí thức”, cùng toàn dân tộc ta để tiến hành thắng lợi cách mạng Việt Nam qua tất cả các giai đoạn cách mạng.
Người viết: “Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là của một hai người” vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “ sĩ, nông, công thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong đó “công nôn là người chủ cách mệnh…Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” ( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H .2000,t2, tr.266)
Trên cơ sở qua điểm của Đảng ta về liên minh giai cấp.
+ Đại hội II của Đảng (2-1951) chỉ rõ: “chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân… lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H.2001, T.12, tr.437).
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta tiếp tục khẳng định: “xây dựng nàh nước xã hội chủ nghĩa … lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb.CTQG, H. 2005, tr.316).
+ Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp đổi mới, Đại hội X của Đảng ta tiếp tục khẳng định tính tất yếu của liên minh: “ đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thức, dới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh động lực chủ yếu và là nhân tố ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H. 2006, TR116).
2 Cơ sở thực tiễn
- Khối liên minh công, nông có nguồn gốc từ xã hội cũ. Khi bị cae đế quốc, phong kiến, tư sản bóc lột, công nông đã liên minh chặt chẽ với nha dể có sức mạnh chống lại và lật đổ giai cấp bóc lột.
- Sauk hi giành được chính quyền, vì lợi ích cơ bản lâu dài và thiết thực của những người lao dộng, công nhân, nông dân và trí thức Việt Nam tăng cường liênminh trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thực tiễn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như cả nước khi thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, khối liên minh công, nông, trí thức không được xây dựng, củng cố và tăng cường thì cách mạng không thể hoàn thành thắng lợi.
- Thực tiễn cũng chứng minh cho tính tất yếu liên minh đó trước hết vì lợi ích của công, nông, trí thức. Chính vì vậy, nông dân trí thức càng gắn chặt, ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng thúc đẩy, gắn chặt và liên kết các lĩnh vực công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại. Điều đó, làm cho các giai tầng cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta lại càng xích lại gần với nhau một cách tự nhiên hơn, tạo điều kiện cho việc củng cố khối liên minh công – nông – trí.
Như vậy, liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lien minh công – nông và các tầng lớp lao động khác vào hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam; tạo động lực to lớn cho cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.