Tinh sợ hãi và mắc cỡ của trẻ

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
TÍNH SỢ HÃI VÀ MẮC CỠ CỦA TRẺ

Tính sợ hãi của trẻ con xảy ra từ tuổi còn bé bỏng. Khi bắt đầu trẻ quen nhìn loài vật, lại có nhiều cha mẹ làm tăng thêm bằng những lời hăm dọa, trừng phạt, bằng câu chuyện kinh sợ…Đó thường là những việc mà trẻ con đã chứng kiến mà không hiểu được rõ ràng và đứa trẻ chỉ biết suy nghĩ.

Có lúc trẻ quên đi sự việc đã làm nảy sinh ra những mối lo sợ ấy. Vì vậy chúng ta phải giúp trẻ tìm lại được sự việc ấy để bôi xóa sự lo ngại còn sót lại trong tâm trí. Thí dụ như thình lình nó bị người ta xô xuống nước trở về, sau khi thấy nước không dám xuống nước tắm nữa. Có bà mẹ con không vâng lời lại hăm dọa đem đến bác sỹ “chích”. Đó là một điều độc ác, nếu như trong thời gian nào đó đứa bé phải phụ thuộc vào sự săn sóc của bác sỹ làm sao nó không kêu khóc giãy dụa được?

lo au 1.jpg


Những sự sợ hãi vô lí đã gây nên tác hại vô kể cho những ai mắc phải, nhất là gia đình có con trẻ. Vì vậy “tuổi trẻ đừng bỏ quên nó” đã lên án những bậc làm cha mẹ và những giáo dục dùng sợ hãi làm khí giới vạn năng chế ngự trẻ con, để bóp nghẹt nhân cách sống của nó, và bắt nó phải phục tùng sự đòi hỏi bất công của họ đó là kẻ sát nhân.

Mặt khác đứa bé sợ hãi vì nghe tiếng chó sủa, sợ tất cả những đồ vật gì lông lá…sự sợ hãi đố bắt nguồn từ một sự việc có thật, có thể loại trừ đi được bằng cách ghép dần những đồ vật đẹp mắt thích hợp vào đồ chơi mà trẻ sợ.

Rất mơ hồ, lắm lức thật vô lí những cảm nghĩ về sự chết có thể gây ra tình trạng lo âu. Có nhiều đứa trẻ sợ tất cả những gì liên quan đến cái chết, vì chúng cứ nghĩ rằng chết là bị chôn sống trong cái hố, cha mẹ bỏ rơi nếu nó không ngoan.

Ngoài ra cũng không bao giờ nên chế nhạo một đứa trẻ sợ hãi và đối xử với nó một cách thiếu kiên nhẫn. Tạm thời người ta sẽ bỏ qua tất cả những cố gắng đã áp dụng để dạy trẻ cách ngồi ăn cho đàng hoàng, cách xếp đặt đồ chơi, hoặc không được ngủ đái dầm! Sau này trẻ tìm lại được sự bình tĩnh trong tâm hồn.

Tính mắc cỡ, trước hết là một thứ cảm giác khiêm nhường, đoan trang, tề chỉnh. Kính trọng nhân phẩm toàn thể con người. Từ mắc cỡ còn gọi là sự ngượng ngùng, hay xấu hổ…có liên hệ đến vài bộ phận bên trong của cơ thể.

Đối với đứa trẻ còn nhỏ chưa biết gì là mắc cỡ, nhưng cũng có đủ khả năng để nhận thấy điều này rất sớm. Như vậy đó không phải là bản năng như ăn, uống mà do ảnh hưởng của sự giáo dục, nhưng đó là việc mà con người nhận thấy rất dễ dàng nhu cầu bảo vệ giữ gìn sự kín đáo bên trong cơ thể có liên quan đến tính cách cá nhân. Chính chỗ đó chứa đựng những bí quyết duyên dáng của tính mắc cỡ, vì thế ngay từ khi còn bé chúng ta phải hướng dẫn về ý thức mắc cỡ cho trẻ.

Sự giáo dục đức tính mắc cỡ sẽ thực hiện bằng gương dè dặt, đoan trang trong lời nói cũng như hành động. Không phô trương kiêu ngạo một cách vô lối hoặc trơ trẽn, hoặc cũng đừng có thái độ hoảng hốt, thẹn thùng làm bộc lộ những gì mà mình muốn giấu. Thí dụ như nhiều gia đình, các em bé ngồi “bô” để đi tiêu, tiểu hoặc để giấu vào chỗ kín đáo. Chỉ cần giữ gìn những gì mà giá trị con người nó, cũng sẽ giúp cho trẻ chiếm được chỗ ngồi đàng hoàng và bình thường thì về sau cứ theo đà khôn lớn dần của đứa trẻ và sự giải thích bằng lời nói đã giúp cho nó hiểu được thì phải cho nó biết rằng song song với việc giáo dục về tình dục, thân thể của nó là một dụng cụ tuyệt hảo dùng để giúp cho nó biểu lộ tư tưởng tình cảm của nó.

Vì thế điều cần thiết là phải dành để trong con người một nơi gọi là thầm kín của tư tưởng, tâm hồn và thể xác, mà chỉ có một con người khác có thể hòa hợp với mình làm một, mới được mở rộng cửa đón tiếp. Chắc chắn đó phải là nwoi mà con người phải tìm đến để tìm những biện pháp hữu hiệu nhất, nảy nở lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác.

Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo hóa giúp trẻ nên người*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top