Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao tính ổn định của ADN ch

Câu 1: Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối?

Câu 2: So sánh cấu trúc và chức năng di truyền cua ADN, ARN và protein?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
thay vì thời gian hỏi và đợi câu trả lời. sao bạn k tự tìm hiểu sẽ rất thú vị đấy! có thể là không tìm đc những sẽ biết đc nhiều điều hơn xung quanh nó. CHỈ CẦN TA CỐ GẮNG! TẤT CẢ ĐÃ CÓ, CÓ ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
!
 
Câu 1:Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối?
Bài làm:
Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế :
-Yếu tố quy định tính đặc trưng và ổn định:
+Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu trên ADN
+ Tỉ lệ (A + T )/(G+X)
+ Hàm lượng ADN trong tế bào
-Cơ chế:
Tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường
-Có tính chất tương đối vì:
+ Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lý, hoá học của môi trường làm thay đổi cấu trúc ADN
+Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN
 
Câu 2: So sánh cấu trúc và chức năng di truyền cua adn, arn và protein?
Với ADN:
+ Cấu trúc
: ADN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là 1 nuclêôtit Nuclêotit có 3 thành phần:
đườg pantôzơ, nhóm photphat và bazơ nitơ. Bazơ nitơ có 4 loại: A (ađêmin), G (guanin), X (xitin), T (timin) Cũng có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. Các nuclêôtit này liên kết với nhau = liên kết photpho đieste thành chuỗi poli nuclêôtit. Trên 2 mạch các nu này đứng đối diện với nhau theo nguyên tắc bổ sug. A - T: 2 liên kết hidro G - X: 3 liên kết hidro Phân tử ADN có 2 chuỗi poli nuclêotit sog sog xoắn đều
+ Chức năg: mag, bảo quản, truyền đạt thôg tin di truyền từ đời này sag đời khác.
Với protêin:
+ Cấu trúc:
Theo cấu trúc đa phân mà đơn phân là một axit amin. Có 4 bậc cấu trúc: Bậc 1: các axit amin liên kết thành chuỗi polipeptit mạch thẳg Bậc 2: chuỗi này co xoắn Bậc 3: cấu trúc bậc 2 co xoắn cực đại thành khôg gian 3 chiều Bậc 4: nhiều chuỗi này tập hợp lại trog nhiều phân tử protêin
+ Chức năg:
Cấu tạo, bảo vệ cơ thể, tế bào. Thu nhận thôg tin di truyền và tham gia xúc tác, vận chuyển các chất Mối quan hệ: ADN và protêin đều cùng thu nhận và bảo quản thôg tin di truyền Các nuclêôtit trog ADN quy định trình tự các axit amin trog protêin. Prôtêin thì lại cấu tạo cơ thể => ADN và protêin quy định hình dág, đặc tính, đặc điểm của tất cả các sinh vật
*)ADN
-có cấu trúc 2 mạch xoắn lại
-có Nu loại T ko có Nu loại U
-có kích thức và kl lớn hơn ARN
-NTBS :A liên kết với T
G...................X
tổng hợp theo nguyên tắc bổ xung,nguyên tắc bảo toàn,nguyên tắc khuôn mẫu
-chức năng
chứa đựng thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào ,thế hệ cơ thế-

*)ARN
-Có cấu trúc 1 mạch
-có Nu lạoi U ko có loại T
-có kích thức và kl nhỏ hơn ADN
-Tổng hợp theo nguyên tắc bố sung,nguyên tắc khuôn mẫu
-chức năng:trực tiếp tổng hợp protein
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1: Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào?

Sự vận động của NST trong 3 quá trình giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.

- Giảm phân: Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần nên số NST trong giao tử giảm 1/2 so với bộ NST 2n của loài, đây là cơ chế tạo ra các giao tử đơn bội n.

- Thụ tinh: Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n), đây là cơ chế phục hồi bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Nguyên phân: Làm gia tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh vật lớn lên nhưng vẫn đảm bảo bộ NST trong mỗi tế bào giống hợp tử , điều đó giúp cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top