Tính nhân đạo trong ba tác phẩm?

quynh giang-264

New member
Xu
0
cho mình hỏi với dạng đề nói về tinh thần nhân đạo trong 3 tác phẩm :Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn),Cung Oán Ngâm Khúc(Nguyễn Gia Thiều),và Truyện Kiều(Nguyễn Du) thì mình phải làm theo trình tự nào.(Vì lớp mình là lớp chuyên và mình chuẩn bị thi tỉnh nên thầy đòi hỏi yêu cầu rất cao,mong mọi người giúp mình với nha!!!)
icon7.png
 
3 tp này chủ yếu nói về nỗi khổ cực của ng phụ nữ trong xã hội PK
Có thể nêu các luận điểm về từng nỗi khổ, nguyên nhân giải pháp được nêu trong các tp trên rồi chứng minh-> tinh thần nhân đạo
 
Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm trên chủ yếu tập trung vào người phụ nữ. Bạn nên gạch ra các luận điểm và đi sâu vào từng luận điểm một. Đây là các gọi ý của mình:
- Ca ngợi vẻ đẹp hình thức và nội tâm của ng phụ nữ cũng là một trong những điểm trong tinh thần nhân đạo.
- Lên án những thế lực phong kiến trà đạp lên quyền sống và quyền tự do của họ.
- Thể hiện các nỗi đau mà ng phụ nữ phải trải qua trong xã hội đương thời.
- Sự thông cảm sâu sắc của tác giả được thể hiện trong các tác phẩm.
- Tác giả thay cho những ng phụ nữ cất lên những tiếng kêu ai oán.
- Những lời kêu gọi, lời tri ân cho ng đọc... phản đối lại xã hội phong kiến với những định kiến với ng phụ nữ.
- Đòi quyền bình đẳng và sự tôn trọng...
Rất nhiều luận điểm khắc nhau có thể đào sâu phân tích.
Bạn nên bổ dọc tất cả các tác phẩm, sau đó tìm ra các đặc điểm chung- riêng trong tinh thần nhân đạo ở mỗi tác phẩm sau đó đưa ra các luận điểm và tiến hành phân tích chúng. Đề cập tới luận điểm nào thì nói tới tác phẩm ấy.
Bạn nên có những so sánh và liên hệ để bài viết thêm phần sâu sắc và ng đọc sẽ thấy khả năg văn chương của bạn.
Mình cũng đã từng đi thi hsg Văn nhưng mình không đi học thêm đội tuyển. Chỉ đến làm bài kiểm tra rồi về nên mình không biết mức độ yêu cầu của các thày cô ra sao.
Trên đây là nhưng kinh nghiệm riêng của mình thôi. Hi vọng sẽ giúp bạn đk phần nào...
 
Có 2 kiểu ra đề:
1. Phân tích TTNĐ trong các tác phẩm
2. Phân tích sự giống và khác nha về TTNĐ trong 3 tác phẩm
Có 2 cách làm bài:
Kiểu 1.
cách 1: Phân tích lần lượt TTNĐ trong từng tác phẩm (kiểu này bài rất dài, dẽ bị loãng)
cách 2: Nêu từng khía cạnh nhân đạo rồi phân tích đồng thời biểu hiện ấy trong từng tác phẩm.
Kiểu 2. Nêu từng khía cạnh TTNĐ rồi phân tích sự xuất hiện của nó trong cả 3 tác phẩm, đồng thời chỉ ra tác phẩm này có khía cạnh này mà tác phẩm kia không có.

Gợi ý kết cấu bài:
1. Mở bài:
- Đánh giá khái quát về mức độ nhân đạo của tác phẩm được nói tới (một trong 2 giá trị có tính truyền thống của VHVN)
- Nêu khái quát khái niệm giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học:
Giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện ở việc khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người,
đồng cảm với những khát vọng nhân bản,
phê phán sự nô dịch con người về tinh thần lẫn vật chất...
( ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho).
2. TB:
a. Biểu hiện của TTNĐ: Tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của CNNĐđạo như:
- Khát vọng hòa bình
- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp
- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
b. Phân tích các khía cạnh nhân đạo trong tác phẩm.
Có thể căn cứ các luận điểm ở mục a để phân tích hoặc chỉ cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tác phẩm (nhóm tác phẩm ) ấy thể hiện tình thương và sự đồng cảm với ai và thể hiện cụ thể như thế nào?
- Tác phẩm (nhóm tác phẩm ) ấy ca ngợi và đề cao ai, ca ngợi và đề cao những phẩm chất nào?
- Tác phẩm (nhóm tác phẩm ) ấy chỉ ra nguyên nhân nỗi đau là gì, từ đó lên án thế lực nào?
- Tác phẩm (nhóm tác phẩm ) ấy kêu gọi con người phải thực hiện điều gì để đem lại hạnh phúc cho con người.
3. Kết bài
- Đánh giá về giá trị nhân đạo của tác phẩm .
- Sự đóng góp cho tính đa dạng sinh động của truyền thống nhân đạo.

Đây là một số gợi ý có tính kinh nghiệm (đã khá thành công), nó không phải phương án tối ưu (văn là thế).
Chúc bạn thi tốt trong kì thi sắp tới.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top