rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tính lưng chừng (Ambivalence):
1. Không chắc chắn hoặc dao động, đặc biệt khi bị gây ra bởi sự không có khả năng đưa ra 1 lựa chọn hoặc bởi 1 khao khát cùng 1 lúc nói hoặc làm 2 việc trái ngược hoặc xung đột.
2. Tâm lý: cùng tồn tại trong 1 cá nhân những cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với cùng 1 người, 1 đối tượng hoặc hành động, đồng thời kéo/ lôi cuốn anh/ cô í theo những hướng đối lập.
Qua nhiều năm, nhiêu thân chủ của tôi đã thảo luận về 1 sự không có khả năng quyết định khi đối mặt với 1 lựa chọn quan trọng: nên theo con đường nghề nghiệp nào, du lịch ở đâu, làm thế nào để tiêu 1 khoản tiền thừa, có nên chấp nhận 1 đề nghị việc làm...; 1 thân chủ không thể quyết định giữa 2 người đàn ông cô muốn hẹn hò. Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều lý do tại sao mọi người có 1 thời điểm khó khăn để lựa chọn, nhưng về cơ bản, chúng luôn luôn phản ánh những mong đợi, kỳ vọng lý tưởng và 1 chủ nghĩa cầu toàn ở bên dưới.
Những năm đầu hành nghề trị liệu của tôi, khi tôi còn đang bối rối về việc làm gì với cuộc đời còn lại của mình, nhà trị liệu của tôi đã nói rằng, vấn đề trong việc đưa ra 1 sự lựa chọn đó là bạn phải từ bỏ mọi khả năng khác, bạn phải giới hạn bản thân trong 1 điều mà bạn đã chọn và từ bỏ tất cả những điều khác. Qua nhiều năm hành nghề, tôi thường phát hiện thấy vấn đề này là gốc rễ của sự mâu thuẫn, lừng chừng nước đôi.
Nhiều người gặp khó khăn trong việc quyết định giữa những lựa chọn khác nhau vì, ở mức độ nào đó,họ không muốn phải lựa chọn: họ muốn tất cả mọi thứ. 1 vấn đề liên quan đến việc lựa chọn, đó là bất kỳ sự lựa chọn nào của bạn cũng sẽ dẫn bạn đến thực tế, sự không hoàn hảo; nhưng chừng nào tôi chưa thực sự chọn lựa thì mọi thứ tôi có thể làm vẫn là 1 tiềm năng, 1 huyễn tưởng của những gì có thể xảy đến, nó có thể là hoành tráng như tôi tưởng tượng.
Sợ đưa ra lựa chọn sai cũng duy trì tính nước đôi. Chúng ta có thể sợ sự mất mát hoặc sợ hối tiếc nếu chúng ta chọn "sai". Nói cách khác, tính lưng chừng có thể phản ánh 1 nỗi sợ mãnh liệt của những hậu quả liên quan đến việc lựa chọn. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta bị thống trị bởi chủ nghĩa cầu toàn. Chúng ta có thể kỳ vọng bản thân đưa ra 1 lựa chọn lý tưởng trong khi lựa chọn lý tưởng thực sự không tồn tại.
1 lần nữa, tính lưng chừng giữ chúng ta ở trong những khả năng lý tưởng, trong khi sự lựa chọn thực sự dẫn chúng ta đến thực tại và sự không hoàn hảo. Với thân chủ không thể quyết định giữa 2 người bạn trai của cô, thì mong đợi về 1 mối quan hệ lý tưởng nằm bên dưới 'tính lưng chừng' của cô í. Cô không thể chịu đựng 1 mối quan hệ thật (và do đó không hoàn hảo) với 1 người đàn ông thật mà muốn 1 quan hệ hoàn hảo mà không có sự thất vọng, những xung đột hoặc sự vỡ mộng.Chừng nào mà cô vẫn chưa thực sự lựa chọn thì trong vô thức cô vẫn lưu giữ về 1 mối quan hệ hoàn hảo.
Cô í không thể chịu đựng sự mâu thuẫn về cảm xúc trong 1 mối quan hệ thật; thay vì cam kết với 1 trong 2 người và đương đầu với những cảm xúc pha trộn vốn là 1 phần của tất cả những mối quan hệ của con người, thì cô vẫn ở trong 1 trạng thái không chắc chắn. Nói cách khác, định nghĩa về tính lưng chừng (1) giúp cô tránh né định nghĩa về tính lưng chừng (2), với sự mâu thuẫn và xung đột về cảm xúc.
Thách thức thật sự là đương đầu tốt với sự xung đột cảm xúc, chịu đựng sự hối tiếc mà không đánh mất ý nghĩa của những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đôi lúc tôi tức giận và ghét người yêu của tôi; đôi lúc tôi cảm nhận sự hối tiếc đau đớn về những lựa chọn tôi đã đưa ra, những mục tiêu tôi chưa hoàn thành. Đó là thực tế. Còn bạn thì sao?
Nguồn: AfterPsychotherapy
1. Không chắc chắn hoặc dao động, đặc biệt khi bị gây ra bởi sự không có khả năng đưa ra 1 lựa chọn hoặc bởi 1 khao khát cùng 1 lúc nói hoặc làm 2 việc trái ngược hoặc xung đột.
2. Tâm lý: cùng tồn tại trong 1 cá nhân những cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với cùng 1 người, 1 đối tượng hoặc hành động, đồng thời kéo/ lôi cuốn anh/ cô í theo những hướng đối lập.
Qua nhiều năm, nhiêu thân chủ của tôi đã thảo luận về 1 sự không có khả năng quyết định khi đối mặt với 1 lựa chọn quan trọng: nên theo con đường nghề nghiệp nào, du lịch ở đâu, làm thế nào để tiêu 1 khoản tiền thừa, có nên chấp nhận 1 đề nghị việc làm...; 1 thân chủ không thể quyết định giữa 2 người đàn ông cô muốn hẹn hò. Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều lý do tại sao mọi người có 1 thời điểm khó khăn để lựa chọn, nhưng về cơ bản, chúng luôn luôn phản ánh những mong đợi, kỳ vọng lý tưởng và 1 chủ nghĩa cầu toàn ở bên dưới.
Những năm đầu hành nghề trị liệu của tôi, khi tôi còn đang bối rối về việc làm gì với cuộc đời còn lại của mình, nhà trị liệu của tôi đã nói rằng, vấn đề trong việc đưa ra 1 sự lựa chọn đó là bạn phải từ bỏ mọi khả năng khác, bạn phải giới hạn bản thân trong 1 điều mà bạn đã chọn và từ bỏ tất cả những điều khác. Qua nhiều năm hành nghề, tôi thường phát hiện thấy vấn đề này là gốc rễ của sự mâu thuẫn, lừng chừng nước đôi.
Nhiều người gặp khó khăn trong việc quyết định giữa những lựa chọn khác nhau vì, ở mức độ nào đó,họ không muốn phải lựa chọn: họ muốn tất cả mọi thứ. 1 vấn đề liên quan đến việc lựa chọn, đó là bất kỳ sự lựa chọn nào của bạn cũng sẽ dẫn bạn đến thực tế, sự không hoàn hảo; nhưng chừng nào tôi chưa thực sự chọn lựa thì mọi thứ tôi có thể làm vẫn là 1 tiềm năng, 1 huyễn tưởng của những gì có thể xảy đến, nó có thể là hoành tráng như tôi tưởng tượng.
Sợ đưa ra lựa chọn sai cũng duy trì tính nước đôi. Chúng ta có thể sợ sự mất mát hoặc sợ hối tiếc nếu chúng ta chọn "sai". Nói cách khác, tính lưng chừng có thể phản ánh 1 nỗi sợ mãnh liệt của những hậu quả liên quan đến việc lựa chọn. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta bị thống trị bởi chủ nghĩa cầu toàn. Chúng ta có thể kỳ vọng bản thân đưa ra 1 lựa chọn lý tưởng trong khi lựa chọn lý tưởng thực sự không tồn tại.
1 lần nữa, tính lưng chừng giữ chúng ta ở trong những khả năng lý tưởng, trong khi sự lựa chọn thực sự dẫn chúng ta đến thực tại và sự không hoàn hảo. Với thân chủ không thể quyết định giữa 2 người bạn trai của cô, thì mong đợi về 1 mối quan hệ lý tưởng nằm bên dưới 'tính lưng chừng' của cô í. Cô không thể chịu đựng 1 mối quan hệ thật (và do đó không hoàn hảo) với 1 người đàn ông thật mà muốn 1 quan hệ hoàn hảo mà không có sự thất vọng, những xung đột hoặc sự vỡ mộng.Chừng nào mà cô vẫn chưa thực sự lựa chọn thì trong vô thức cô vẫn lưu giữ về 1 mối quan hệ hoàn hảo.
Cô í không thể chịu đựng sự mâu thuẫn về cảm xúc trong 1 mối quan hệ thật; thay vì cam kết với 1 trong 2 người và đương đầu với những cảm xúc pha trộn vốn là 1 phần của tất cả những mối quan hệ của con người, thì cô vẫn ở trong 1 trạng thái không chắc chắn. Nói cách khác, định nghĩa về tính lưng chừng (1) giúp cô tránh né định nghĩa về tính lưng chừng (2), với sự mâu thuẫn và xung đột về cảm xúc.
Thách thức thật sự là đương đầu tốt với sự xung đột cảm xúc, chịu đựng sự hối tiếc mà không đánh mất ý nghĩa của những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đôi lúc tôi tức giận và ghét người yêu của tôi; đôi lúc tôi cảm nhận sự hối tiếc đau đớn về những lựa chọn tôi đã đưa ra, những mục tiêu tôi chưa hoàn thành. Đó là thực tế. Còn bạn thì sao?
Nguồn: AfterPsychotherapy