Tính địa phương trong ca dao

minhnguyencvh

New member
Xu
0
Trong ca dao sử dụng nhiều tiếng địa phương và mang bản sắc địa phương. Ca dao là người lưu giữ những lớp từ cổ, từ địa phương, sản vật địa phương :

Đi mô mà nỏ chộ về
Hay là quần tía dựa kề áo mu.
(Ca dao Quảng Bình)
Ở mỗi miền, mỗi địa phương có phong cách ngôn ngữ riêng:
Phong cách ngôn ngữ ở miền Trung thể hiện cách ăn nói mọc mạc chân thành, đa cảm, giàu tình nghĩa. Từ “chặm”trong bài ca dao sau đây thể hiện một sự chăm sóc ân cần đầy âu yếm:

Tại em nghe đầu anh chưa khá
Em băng đồng vượt xá bẻ nắm lá xông
Có làm vậy mới trọn đạo nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi ra em chăm, sẩy ngọn gió hồng em che.

Trong bài ca dao “Mười cái trứng” thể hiện rõ bản lĩnh của người miền Trung :

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn
tháng khốn tháng nạn
Đi vay đi chạm được một quan tiền
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lồng mọc còn chồi nảy cây.

Cũng tháng ấy nhưng ở miền bắc lại khác hẳn:

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trông ca
Thang ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
(Cao dao Nam Định)
Bước vào Thanh Hóa, đặc biệt là từ Ngệ An trở vào một chất giọng với âm thanh ngôn ngữ đa dạng, phong phú, đằm thắm khác hẳn với phương ngữ Bắc. Hệ thống các từ mới mà chỉ riêng vùng này mới có: o, mụ ,mệ,ôông ,mạ, eng,ả,…hay chị hai, cô năm...
-Làm gì van ốm van đau
Thấy o mô đẹp gấy tau bây tề
(Ca dao Nghệ Tỉnh)

- Một trăm chiếc nốôc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược gửi lời thăm em
(Ca dao Quảng Bình)

Phong cách ngữ dao Nam Bộ thể hiện qua văn hóa sông nước:
- Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
- Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ Bạc thong dong thì về.
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn
Ngôn ngữ vùng này có phong cách riêng đặc biệt là hệ thống xưng hô: ổng, bả, qua, bậu,tui….
- Bậu nói với qua ,bậu không bẻ lựu hái đào
Chớ đào đâu bậu bọc ,lựu nào bậu cầm tay.
- Vái trời cưới được cô Năm
Làm chay bảy ngõ mười lăm ông thầy.
Như vậy tiếng địa phương là lời ăn tiếng nói, lối giao tiếp đã đi vào ca dao tạo cho ca dao mang dấu ấn văn hóa địa phương văn hóa khu vực.
“Hai khuynh hướng dân tộc hóa và địa phương hóa luôn diễn ra song song tác động lẫn nhau làm cho ca dao vừa mang bản sắc dân tộc vừa mang bản sắc địa phương” (Hoàng Tiến Tựu ).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top