Tình huống nghịch lý trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí

minhnguyencvh

New member
Xu
0
Tình huống nghịch lý trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí


Trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Ngô gia văn phái cũng thường tạo dựng những tình huống nghịch lý để tạo nên tiếng cười. Nghịch lý mà Ngô gia tập trung thể hiện đó là nghịch lý về đạo lý trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là những điều trái với lẽ thường, trái với đạo lý làm người.

Từ một thực tại hỗn loạn của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 nửa đầu thế kỷ 19, Ngô gia đã phản ánh rất cụ thể những cảnh phi lý. Thái phi trước sự hỗn láo của đám kiêu binh mà phải “vừa khóc, ngồi sụp xuống đất, chấp tay vái lạy van xin’’ để xin sự sống cho em trai mình.

Xưa nay, quân lính phải quỳ lạy van xin vua chúa nhưng trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí đạo lý đó đã bị đảo lộn nên mới có chuyện Thái phi quỳ lạy van xin quân lính.
Đau lòng hơn, là tình huống giữa chúa Trịnh Tông với tên Nguyễn Thọ khi mà kiêu binh đòi giết Triệm Vũ và em trai của Thái Phi là Dương Khuông. Chú Trịnh Tông lúc này trở thành người “đút lót’’: “Sáng mai chúa bèn cho người tra dụ Thọ, ngỏ ý đút lót, bảo Thọ hãy nhận thu xếp việc này sẽ giao một vạn lạng bạc, ba vạn quan tiền… Nguyễn Thọ trong bụng đã ưng nhưng còn làm bộ khó khăn mà rằng:
- Bọn nó muôn người muôn miệng, khó mà nói năng được với họ’’
Giữa chúa và Thọ lúc này đang diễn ra một cảnh “đút lót’’, nhưng có điều là người đút lót không phải là Thọ mà là chúa Trịnh Tông. Cảnh “đút lót’’ diễn ra cũng rất căng thẳng, người đút lót thì cố gắng để đối phương nhận lời bằng việc ra giá là một vạn lạng bạc và ba vạn quan tiền, thích làm gì thì làm, người nhận đút lót lại kì kèo khó dễ. Đây cũng là một việc hiếm thấy trong lịch sử Việt Nam.

Đạo lý đảo lộn đến đỉnh điểm khi vua Lê Chiêu Thống bị “chấn lột’’ khi chạy giặc. Khi vua chúa gặp nạn việc quan binh phải phò vua, giúp đỡ vua là chuyện thường nhưng trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã cho chúng ta thấy một tình huống hết sức trớ trêu đó là vua bị “vòi tiền’’, “lột áo’’. Trong lúc gấp rút chạy trốn quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống yêu cầu Cảnh Thước đi gọi thuyền. Thước lại làm khó dễ vua “bệ hạ muốn sang sông gấp thì cho thần ít nhiều vàng lụa mới có thể đi được’’ . Lúc đó, vua than thở “trẫm có cả thiên hạ còn không giữ được, bây giờ còn tiếc cái gì. Tức thì vua sai mở hòm và nói với Thước: tùy nhà ngươi muốn lấy gì thì lấy’’, thế là Thước lấy một nửa. Sau đó, Thước liền gọi thuyền đến bến, chở nhà vua qua sông. Khi vua đã đến bờ, Thước còn sai người đuổi theo “lột chiếc áo ngự bào vua đang mặc. Vua ứa nước mắt cởi áo ngự bào trao cho chúng”.


Với việc tạo dựng những tình huống phi lí, Ngô gia đã đẹm lại cho người đọc những tiến cười chua xót, những nỗi lòng đau đớn trước thế thái nhân tình. Qua đây, Ngô gia đã cho chúng ta thấy bộ mặt thật của xã hội lúc bấy giờ.

(MinhNguyen)

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top