Tình hình thế giới và trong nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và chủ trương chi

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình hình thế giới và trong nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và chủ trương chiến lược của Đảng


1. Tình hình thế giới và nước Pháp

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đẩy các nước tư bản phát triển muộn và có ít thuộc địa đi đến con đường phát xít hoá bộ máy chính quyền để trấn áp phong trào cách mạng trong nước và chuẩn bị gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Trong đó, tiêu biểu là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật...
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mối nguy cơ không những đe doạ các nước đế quốc mà còn đe dọa trực tiếp đến nền hòa bình và an ninh quốc tế.
- Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội 7 của Quốc tế cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng xã hội làm nòng cốt được nhân dân ủng hộ đã lên cầm quyền. Chính phủ mới này đã thực hiện nới rộng quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.

2. Tình hình trong nước

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 vẫn tiếp tục kéo dài, thêm vào đó là khủng bố trắng kéo dài... làm cho cuộc sống của đa số người dân vào cảnh khó khăn, cơ cực, tạo nên động lực thúc đẩy họ tham gia các phong trào đấu tranh.
- Chủ trương nới rộng quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi mới cho cách mạng Việt Nam:
+ Một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do đã tìm cách hoạt động trở lại.
+ Chính phủ Pháp chủ trương tiến hành điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương.

3. Chủ trương của Đảng

- Căn cứ tình hình trên và đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã nhận định rằng: “Kẻ thù cụ thể, trực tiếp trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là thực dân Pháp nói chung, mà là bọn thực dân phản động Pháp”.
- Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ trước mắt là “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”; tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.
- Đảng đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ đứng lên đấu tranh chống Phát xít, đế quốc Pháp phản động.
- Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.



ST
 
Tình hình thế giới và trong nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

* Tình hình thế giới

- Những năm 30 của thế kỷ XX các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng xã hội làm nòng cốt được nhân dân ủng hộ đã lên cầm quyền. Chính phủ mới này đã thực hiện nới rộng quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.

* Tình hình trong nước

Chính trị :

- Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dân chủ
- Có nhiều Đảng phái hoạt động, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
Kinh tế : Sau khủng hoảng 1929 – 1933 Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại.
- Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền (lúa, cao su, cà phê...)
- Về công nghiệp, Pháp đẩy mạnh ngành khai mỏ; sản lượng các nghành dệt, rượu, xi măng tăng. Các ngành điện, nước, cơ khí, đường ít phát triển.
- Về thương nghiệp, Pháp độc quyền buôn bán thuốc phiện, rượu, muối...thu lợi nhuận cao.

=> Nhìn chung, những năm 1936 – 1939, kinh tế VN có phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.

Xã hội:
Đời sống của đa số nhân dân vẫn lâm vào cảnh khó khăn, cơ cực, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top