Tình hình sản xuất lương thực ở Việt Nam

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM

1.Những nguồn lực tự nhiên, KT – XH để phát triển LT – TP ở nước ta

a.Các nguồn lực tự nhiên

*Thuận lợi:

-Vị trí địa lý

+Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới lại thuộc khu vực hoạt động của gió mùa châu Á nên thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nắng với nền nhiệt ẩm và bức xạ mặt trời cao (nhiệt độ trung bình năm 22 – 27 [SUP]0[/SUP]C, tổng nhiệt đọ hoạt động 10.000[SUP]0[/SUP]C cho phép nước ta có thể sản xuất một hệ thống cây LT – TP nhiệt đới đa dạng nhiều vụ quanh năm.

+Do nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung An nên có vùng biển rộng, bờ biển dài…đó chính là cơ sở để tạo nguồn thực phẩm từ biển có giá trị lớn.

+Cũng nhờ nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á nên nước ta là nơi gặp gỡ hội tụ của nhiều loài sinh vật vì thế nước ta có hơn 14.000 loài thực vật, hơn 11.000 loài động vật, trong đó có hàng nghìn loài thực vật là nguồn thực phẩm giá trị cho con người.

-Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng về loại hình: có 8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 7,6 triệu ha sử dụng để sản xuất LT – TP, trong đất trồng LT – TP nổi bật nhất là đất phù sa ngọt được bồi đắp và không được bồi đắp hằng năm rất màu mỡ hợp cho trồng LT – TP.Những loại đất này được phân bố rất tập trung ở các vùng đồng bằng rộng như ĐBSH, ĐBSCL, Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh … đấy chính là chính là vùng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh LT – TP với quy mô lớn, nhất là chuyên canh lúa ở ĐBSCL.

-Khí hậu:

+Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo mùa, theo Bắc – Nam, theo độ cao… nên nước ta có thể phát triển hệ thống LT – TP rất đa dạng, các cây lương thực nhiệt đới như lúa, ngô, khoai, sắn… nhiều cây thực phẩm ôn đới như xu hào, bắp cải, súp lơ…

+Khí hậu phân bố từ Bắc vào Nam nên có khả năng trao đổi sản phẩm giữa các vùng làm cho mọi vùng đều rất phong phú về các nguồn LT – TP.

+Ở trên cao hơn 1000 m có thể trồng các loại cây dược liệu quý, rau quả ôn đới như đào, lê, mận… đặc biệt khí hậu nước ta mưa nhiều theo mùa với lượng mưa trung bình năm lớn ( 1500 – 2000 mm/năm) nên nước ta rất thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp lúa nước, vì thế nước ta hiện nay đã trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

-Nhờ có khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm, nước sông, biển không đóng năm cho phép đánh bắt nuôi trồng thủy sản, hải sản quanh năm.

-Ở miền núi và trung du ít đất nông nghiệp, nhưng lại nhiều cao nguyên, bình nguyên, bồn địa… như Mộc Châu – Sơn La, Đức Trọng – Lâm Đồng, đặc biệt là vùng gò đồi trước núi miền Trung… rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò thịt bò, sữa tạo ra nguồn thực phẩm thịt, sữa có giá trị .

-Dọc bờ biển có hằng trăm nghìn ha đầm phá, cửa sông, bãi triều, riêng ĐBSCL có tới 35 vạn ha mặt nước mặn, lợ rất thuận lợi để nuôi trồng thủy hải sản tạo nguồn thực phẩm tôm cá tươi sống rất giá trị.

-Nguồn nước tưới để phát triển LT – TP ở nước ta rất dồi dào, với tổng trữ lượng nước trên sông ngòi khoảng 853 km[SUP]3[/SUP], trong đó riêng sông Hồng khoảng 137 km[SUP]3[/SUP], sông Cửu Long khoảng 55 km[SUP]3[/SUP] với 80 triệu tấn phù sa sông Hồng, hàng nghìn triệu tấn phù sa của ĐBSCL, đây chính là nguồn nước tưới và nguồn phân bón tự nhiên rất tốt để phát triển LT – TP.
-Về sinh vật nước ta có nhiều loại sinh vật của cả xứ nhiệt đới, xứ ôn đới, vùng đồng bằng , vùng miền núi, trên cạn, dưới nước…

*Khó khăn:

-Về vị trí địa lý: nước ta năm ftrong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới như bão lũ, lũ lụt, hạn hán, gió Lào khô nóng, giá lạnh mùa đông.. làm cho sản xuất LT – TP bấp bênh.

-Khí hậu nhiệt đới gió màu ẩm diễn biến thất thường, khắc nghiệt, với nhiều thiên tai, làm cho năng suất – sản lượng bấp bênh.

-Đất để sản xuất LT – TP rất hạn chế, đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân trên đầu người năm 1998 là 892 m2 (thấp so với thế giới) mà diện tích này còn tiếp tục giảm nhanh do dân số tăng và nhiều nguyên nhân khác nữa.
-Mặt khác đất nông nghiệp nhiều năm qua sử dụng còn bất hợp lý, nên nhiều vùng đất tốt đang có nguy cơ biến thành vùng hoang hóa và hoang hóa trở lại, nhiều vùng đất bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, sinh hoạt hoặc đã chuyển từ đất canh tác sang đất thổ cư không có kế hoạch.

-Nguồn nước tưới tuy dồi dào nhưng phân bố không đều theo mùa, theo vụ, theo khu vực… trong đó mùa mưa thì thừa nước gây lũ lụt triền mien, có những vùng luôn bị ngấp như ĐBSCL, mùa khô thì thiếu nước, hạn hán liên tục như Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh vùng cao phía Bắc.

b.Các nguồn lực KT – XH

*Thuận lợi:

-Dân số nước ta đông, nguồn lao động dồi dào nên đây là nguồn tiêu thụ LT – TP lớn có tác dụng kích thích sản xuất LT – TP.

-Nguồn lao động không những dồi dào mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất LT – TP, đặc biệt là trình độ thâm canh lúa nước cao, nhất là ĐBSH, cho nên lao động nước ta chính là động lực để tăng năng suất LT – TP.

-Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang có nhiều đổi mới để khuyến khích sản xuất LT – TP, nhiều chính sách hợp với lòng dân như chính sách khoán 10 đã kích thích sản xuất phát triển, năng suất tăng, đồng thời nhờ chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nên ta đã thu được nhiều kỹ thuật tiên tiến trong lai tạo giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, giống gia súc mới và nhiều loại thức ăn cho gia súc chất lượng cao.

-Cơ sở hạ tầng: ta đã xây dựng được 5300 công trình thủy lợi, 3000 trạm bơm phục vụ cho tưới 4,8 triệu ha lúa, đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến LT – TP có công nghệ cao, vừa tạo ra thị trường kích thích nguyên liệu phát triển, đồng thời cũng hình thành nhiều vùng chuyên canh LT – TP năng suất cao, chất lượng cao như ĐBSH, hàng hóa cao như ĐBSCL, đó chính là cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ đắc lực cho sản xuất LT – TP.

-Nhờ xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và khu vực, thị trường xuất nhập khẩu nước ta ngày càng được mở rộng, nên ngành sản xuất LT – TP nước ta đã có đống góp to lớn, tạo ra nhiều hàng xuất khẩu như xuất khẩu gạo nước ta đứng thứ nhất thế giới cùng với Hoa Kỳ và Thái Lan.

*Khó khăn:

-Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào, nhiều kinh nghiệm nhưng trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, sản xuất LT – TP vẫn còn thủ công, năng suất thấp.

-Nước ta đổi mới chậm (duy trì chế độ bao cáp quá lâu ) nên đã làm giảm năng suất sản lượng LT – TP trong nhiều năm qua.

-Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nói chung còn nghèo, lạc hậu với các phương tiện, thiết bị thô sơ, lạc hậu chủ yếu là thủ công, năng suất tăng chậm, còn kém nhiều nước trên thế giới.

2.Vai trò sản xuất LT – TP


-Sản xuất LT – TP trước hết để tạo ra nguồn LT – TP đáp ứng nhu cầu con nguời ngày càng cao, chính vì vậy trong những năm gần đây sản xuất LT – TP được coi là 1 trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm ở nước ta.

-Sản xuất LT – TP để làm tăng thêm khẩu phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay nước ta mới đạt 2000/cal/người/ngày mới đủ để làm việc, nên chúng ta cần nâng cao tầm vóc của con nguời Việt Nam.

-Sản xuất LT – TP là để tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp chế biến như xay xát gạo, sản xuất đường mía góp phần công nghiệp hóa.

-Sản xuất LT – TP là để tạo ra nguồn dự trữ quốc gia để bảo vệ an ninh quốc phòng.

-Sản xuất LT – TP góp phần phân bố lại dân cư, điều chỉnh hợp lý trên địa bàn cả nước.

-Là tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

3.Hiện trạng sản xuất LT – TP

a.Hiện trạng sản xuất LT

-Diện tích cây lương thực nước ta liên tục tăng từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 7,6 triệu ha (năm 1998), nay là 8,2 triệu ha nhờ mở rộng khai hoang phục hóa, cải tạo đất ở ĐBSCL, quai đê lấn biển ở ĐBSH…

-Cơ cấu mùa vụ đang được chuyển đổi ngày càng hợp lý hơn, vụ đông xuân được coi là vụ chính vì đã giải quyết nước tưới vào mùa khô, vụ hè thu được đem vào trồng đại trà ở cả nước, còn trăm ngàn ha lúa mùa được chuyển thành lúa hè thu nhất là ở ĐBSCL (diện tích lúa đông xuân năm 1998 đã lên tới 2,8 triệu ha).

-Trình độ thâm canh cây lương thực ở nước ta ngày càng cao, nên đã đưa năng suất lúa từ 20 tạ/ha (năm 1980) lên 38,8 tạ /ha (1999), 42,7 tạ ha (năm 2001) trong đó có nhiều tỉnh đạt năng suất từ 7 – 10 tạ/ha như Thái Bình.

-Nhờ năng suất lúa tăng dẫn đến sản lượng lúa tăng đạt 25 triệu tấn/1995 lên 31 triệu tấn/1999, 31,9 triệu tấn/2001.
-Nhờ sản lượng tăng dẫn đến lương thực bình quân đầu người của cả nước cũng tăng từ 350 kg/người (1992) lên 448 kg/người, 452 kg/người (2001)

-Nhờ những thành tựu lớn trong sản xuất LT mà từ năm 1998 đến nay nước ta đã là một nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới cùng với Hoa Kỳ và Thái Lan.

-Do tổ chức sản xuất theo lãnh thổ ngày càng hợp lý nên ở nước ta hiện nay đã hình thành 2 vùng chuyên canh LT lớn đó là ĐBSH và ĐBSCL, trong đó DDBSH là vùng chuyên canh cây LT năng suất cao, ĐBSCL là vùng chuyên canh LT hàng hóa cao.

-Tuy vậy sản xuất LT ở nước ta hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn dầu tư, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, công nghệ sản xuất còn thô sơ lạc hậu, trong sản xuất LT còn hay bị thiên tai đe dọa nên năng suất bấp bênh.

b.Sản xuất thực phẩm

-Sản xuất cây thực phẩm:

+Diện tích cây thực phẩm ở nước ta tăng nhanh, lạc tăng từ 96 ngàn ha (1976) lên 500 ngàn ha (1999), đặc biệt là diện tích rau tăng lên rất nhanh.

+Cơ cấu cây thực phẩm ở nước ta khá đa dạng gồm các cây họ đậu, họ dầu như lạc, vừng, đậu tương… và điển hình nhất là loại cây rau (rau vụ đông)

-Sản xuất thực phẩm từ chăn nuôi:

+Ngành chăn nuôi trâu bò đang phát triên rnhanh, năm 2001 gần 7 triệu con trong đó đàn bó tăng nhanh hơn đàn trâu vì nhu cầu thịt, sữa ngày càng lớn. Đàn bò năm 1980 đạt 2 triệu con, năm 1998 đạt 4 triệu con đến năm 2001 đạt 4,2 triệu con, trâu đã tăng chậm hơn do nhu cầu sức kéo ngày càng giảm (2001 là 2,8 triệu con)

+Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi trâu bò quy mô lớn, trong đó vùng chăn nuôi nhiều trâu nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở Đông Bắc. Vùng nuôi nhiều bò nhất là ở Duyên hải miền Trung đạt tới 2 triệu con vì có vùng gò đồi trước núi rộng lớn,đồng thời đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi bò sữa chất lượng cao như Sơn La, Đức Trọng (Lâm Đồng), Ba Vì (Hà Tây), ngoại thành Hà Nội, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, tăng từ 16 triệu con (1980) lên 19 triệu con (1998), 2001 là 21,7 triệu con, với sản lượng thịt lớn chiếm ¾ sản lượng thịt cả nước. Đàn lợn phát triển mạnh nhất hiện nay là ở Trung du miền núi phía Bắc khoảng 6 triệu con vì vùng này có sản lượng ngô, khoai, sắn phong phú và có truyền thống nuôi lợn thả rông, vùng nuôi lợn lớn thứ 2 cả nước là vùng ĐBSH năm 1998 đạt 4,3 triệu con, năm 2001 là 5,9 triệu con…

+Nuôi gia cầm phát triển mạnh, cả nước hiện nay có khoảng 180 triệu con, trong đó đàn vịt được nuôi nhiều nhất ở ĐBSCL vì có diện tích mặt nước chăn thả rộng.

+Chăn nuôi đặc sản: nuôi thú, nuôi hươu và ngày nay đang phát triển mạnh mẽ nuôi gấu, nuôi chim đặc sản đặc biệt là nuôi chim yến trên các đảo yến ngoài khơi (Quảng Ninh, Khánh Hòa…), nuôi thủy sản nước mặn đặc sản như nuôi tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc,nuôi thủy sản nước ngọt đặc sản như lươn, ếch, ba ba… trong các mô hình kinh tế hộ gia đình VAC. Đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy hải sản cũng được coi là một ngành sản xuất thực phẩm quan trọng.

-Đánh bắt hải sản:

+Nước ta có nhiều điều kiện để đánh bắt thủy hải sản, trước hết là có vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km[SUP]2[/SUP], lại là vùng biển nóng với nhiều loài phù du, sinh vật làm nguồn thức ăn hải sản rất phong phú.

+Nước ta có bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng vịnh kín gió, đảo và quần đảo như Cát Bà, Phú Quốc, Trường Sa… Chính đó là những địa bàn thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng, chế biến hải sản như tôm hùm, đồi mồi…

+Nước ta có vùng biển rộng lớn với 4 ngư trường lớn: Hải Phòng – Quảng Ninh, Minh Hải – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường sa… với tổng trữ lượng hải sản từ 3 – 3,5 triệu tấn với khả năng có thể đánh bắt được 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm, đó là tiềm năng có thể đánh bắt lâu dài nếu khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ.

+Nước ta có hàng nghìn ha đầm phá, cửa sông, bãi triểu nổi tiếng như Phá Tam Giang, đầm Dơi…Đó cũng chính là địa bàn tốt để nuôi thủy sản nước mặn, lợ…

+Nước ta có nguồn lao động dồi dào với đội ngũ cư dân hơn 1 triệu người, với nhiều kinh nghiệm đi biển, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản… đó là động lực chính thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.

+Ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản cũng là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nước ta, vì trong 64 tỉnh thành phố có tới hơn 30 tỉnh thành phố giáp biển nên ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển mạnh tạo nguồn hàng xuất khẩu.

-Trên cơ sở phát huy tổng hợp những thuận lợi trên, ngành dánh bắt thủy hải sản nước ta đã liên tục làm tăng sản lượng đánh bắt cá biển từ 700.000 tấn cá (1998 – 1999), năm 2001 là 1120,4 nghìn tấn ,trong đó riêng ĐBSCL và ĐNB đã cho sản lượng cá biển hơn 50 % cả nước.

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn lợ cho đến năm 1998 – 1999 sản lượng cá nuôi nước ta đạt 300.000 tấn, năm 2001 là 410.000 tấn, sản lượng tôm nuôi đạt 55.000 tấn, năm 2001 đạt 154,9 ngàn tấn, chính đó là nguồn thủy sản có giá trị.

Tuy vậy ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ta có nhiều khó khăn:

+Nhìn chung các nguồn hải sản ven bờ đã và đang cạn kiệt nhanh chóng nên ta phải đánh bắt xa bờ nhưng phương tiện còn thô sơ, lạc hậu, chưa có tàu lớn để đánh bắt dài ngày trên biển và ngoài khơi xa.

+Công nghiệp chế biến kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu chưa đồng bộ nên làm giảm giá trị công nghiệp chế biến.

+Thị trường xuất khẩu các nguồn hải sản với giá còn rất bấp bênh do chất lượng chế biến hải sản còn chưa cao.

+Kỹ thuật đánh bắt thủy sản chưa cao, đặc biệt là nuôi trồng, chủ yếu vẫn là phương pháp quảng canh cho năng suất thấp.

+Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản nước ta luôn luôn bị đe dọa bởi bão, lụt, khí hậu thời tiết thất thường.

4.Các vùng chuyên canh LT – TP ở nước ta


a.Nhân tố hình thành vùng chuyên canh LT – TP

-Do sự phân hóa về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước… giữa các vùng.

-Do trình độ sản xuất LT – TP và tập quán canh tác khác nhau giữa các vùng, ĐBSH là vùng chuyên canh năng suất cao là do vùng có nguồn lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, còn ĐBSCL là vùng chuyên canh LT – TP hàng hóa cao do diện tích sản xuất LT – TP lớn nhất sản lượng cao cả nước.

-Do chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư khác nhau giữa mỗi vùng.

-Việc hình thành các vùng trọng điểm LT –TP do tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố trên.

b.Các vùng trọng điểm sản xuất LT – TP ở nước ta

*Đồng bằng sông Hồng

-Điều kiện hình thành:

ĐBSH là vùng chuyên canh LT – TP lớn nhất nhì cả nước được hình thành trong các điều kiện sau:

+Đất NN của vùng khoảng 0,7 triệu ha, chiếm 56 % diện tích tự nhiên của vùng, chủ yếu là đất phù sa ngọt không được bồi hằng năm (đất trong đê) thích hợp cho việc trông các cây LT – TP và các loại rau, hoa quả…

+Trong vùng hiện đang còn 2 vạn ha đất chưa sử dụng (trong đó có 1 vạn ha diện tích mặt nước mặn, lợ có thể nuôi trồng thủy hải sản).

+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ (trung bình từ 22 – 27[SUP]0[/SUP]C) và bức xạ mặt trời cao (trung bình từ 120 – 160 kcal/cm[SUP]2[/SUP]/năm), lượng mưa lớn trung bình trên 1500 mm… rất thích hợp cho sản xuất LT – TP nhiều vụ quanh năm ( từ 3 – 4 vụ), mặt khác từ tháng 11 đến tháng 4 có mùa đông lạnh (nhiệt độ xuống thấp) thuận lợi cho trồng các cây cận nhiệt và ôn đới như xu hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua… làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng…

+Nguồn nước tưới trong vùng khá dồi dào với các hệ thống sông như sông Hồng, sông Thái Bình… với lượng nước khoảng 37 tỉ m[SUP]3[/SUP]/năm và 16 triệu tấn phù sa bồi đắp cho đồng bằng tạo nên nguồn phân bón tự nhiên rất tốt cho sản xuất LT – TP.

+Đồng bằng sông Hồng có dân số đông, mật độ cao, nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất LT – TP, đặc biệt là trồng lúa nước, đây là nguồn động lực chính để tăng năng suất sản xuất nông nghiệp.

+ĐBSH được Đảng và Nhà nước đầu tư, có nhiều chính sách đổi mới phù hợp và được thực hiện sớm, như chính sách khoán 10 nên đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất LT – TP của vùng.

-Hiện trạng sản xuất:

+Diện tích trồng cây LT là 1,1 – 1,2 triệu ha, với năng suất lúa năm 1999 là 51,3 tạ/ha, trung bình đạt 6,2 tấn/ha (2001) với sản lượng lương thực quy thóc là trên 6,8 triệu tấn, chiếm khoảng 21 % sản lượng lương thực cả nước.

+Nghề chăn nuôi gia súc và gia cầm khá phát triển, trước hết là các loại rau với diện tích 7 vạn ha chiếm 27,8 diện tích rau cả nước.

+Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển điển hình là nuôi lợn, đạt 4,3 triệu con trong tổng số 19 triệu con cả nước xấp xỉ 22,5 %, năm 2001 là 5,9 triệu con.

+Vùng có 5,8 vạn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 10,9 % cả nước.

+Ngành sản xuất thực phẩm đặc sản và thực phẩm khác khá phát triển với các mô hình kinh tế hộ gia đình VAC.

-Phương hướng:

+Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu NN (cây trồng, thời vụ) và sản xuất hàng hóa theo hướng thâm canh gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+Tiếp tục nâng cao tình độ thâm canh, xen canh,tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi nhất là lợn và gia cầm, đầu tư để sử dụng triệt để mặt nước để nuôi trồng thủy sản , đặc biệt là thủy sản nước lợ, đánh bắt cá biển, chế biến các sản phẩm NN.
+Cần phải tiết kiệm đất NN, hạn chế ô nhiễm môi trường…

-Đồng bằng Sông Cửu Long

-Điều kiện phát triển

+Đất đai rộng lớn 4 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp 2,65 triệu ha, đặc biệt dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất màu mỡ, thích hợp với sản xuất LT – TP, đặc biệt là trồng lúa nước, trong vùng còn 67 vạn ha đất hoang hóa, trong đó là 35 vạn ha diện tích mặt nước mặn, lợ thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản mà chưa được khai thác nhiều.

+Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm, thời tiết tương đối ổn định, không có mùa đông lạnh nên có thể sản xuất LT – TP nhiệt đới điển hình (sản xuất lúa từ 1-3 vụ trong năm)

+Nguồn nước trong vùng dồi dào vì có 2 sông lớn là sông Hậu, sông Tiền, nhưng nguồn nước phân bố không đều trong năm, mùa mưa thì lũ lụt triền miên, mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng không đủ nước tưới để cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Đó là khó khăn lớn nhất trong sản xuất LT – TP của vùng.

+Nguồn lao động của vùng dồi dào, năm 2001 có hơn 16,5 triệu người (trong đó có hơn 8 triệu lao động), nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất LT – TP, đặc biệt là khả năng sản xuất LT – TP hàng hóa cao.

+Được sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước về vốn kỹ thuật nhằm biến vùng này thành vùng trọng điểm sản xuất LT – TP cả nước.

-Hiện trạng sản xuất LT – TP

+Sản xuất lúa là mạnh nhất với sản lượng lúa (16,3 triệu tấn) hơn 52 % sản lượng lúa cả nước, bình quân /người 1012,3 kg, xấp xỉ 2,3 lần trung bình toàn quốc (1999). TRong vùng có nhiều tỉnh sản xuất lúa lớn như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp…

+Sản xuất lúa chiếm ưu thế: chiếm 99 % sản lượng của vùng, 99,7 % diện tích sản lượng của cả năm (4 triệu ha), chiếm hơn 50 % diện tích cả nước.

+ĐBSCL có thể mạnh về sản xuất cây thực phẩm như mía, lạc, đậu tương… cây ăn quả như xoài, chôm chôm, thanh long,..hàng đầu cả nước.

+Năng suất 40,3 tạ /ha so với 38,8 tạ/ha của trung bình toàn quốc

+ĐBSCL có khả năng mạnh nhất cả nước về nuôi gia cầm gà, vịt đặc biệt là gà, vịt thả rông sau mùa vụ, lợn 3,8 triệu con.

+ĐBSCl có khả năng phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò.. đàn trâu hơn 3 vạn con, đàn bò hơn 18 vạn con, chăn nuôi lợn cũng được chú trọng.

+Thủy hải sản cung cấp cho các vùng khác và cho cuất khẩu 10 vạn tấn cá tôm, 10 vạn ha nuôi tôm xuất khẩu, cá biển chiếm 42 % cả nước.

-Phương hướng

+Đẩy mạnh phát triển thủy lợi để lấy nước tưới cho lúa và cải tạo đất vào mùa khô,hạn chế lũ lụt vào mùa mưa, đồng thời nâng cao trình độ thâm canh, nâng cao trình độ thâm canh xen vụ để biến vùng này thành vùng sản xuất hàng hóa lớn hơn nữa.

+Tăng diện tích ruộng lúa 3 vụ vì hiện nay chủ yếu là ruộng lúa 1 vụ, do đó cần giải quyết vấn đề nước tưới thì diện tích 2 vụ sẽ tăng.

*Duyên hải miền Trung:

-Điều kiện:

+Khí hậu thời tiết diễn biến thất thường và khắc nghiệt, nhiều thiên tai như bãi, lụt, gió Lào…

+Đất đai thì nhỏ, hẹp hay bị rửa trôi, xói mòn.

+Nhưng nhờ nguồn lao động dồi dào, bản chất cần cù, nhiều kinh nghiệm trong thâm canh LT – TP cho nên sản xuất LT – TP của vùng cũng phát huy được thế mạnh.

-Thế mạnh

+Sản xuất lúa để cung cấp LT – TP tại chỗ ở các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Nam- Ngãi – Định…

+Nhờ có gò đồi trước núi với nhiều đồng cỏ tự nhiên rất tốt để chăn thả trâu bò,duyên hải miền Trung có quy mô đàn bò lớn nhất cả nước khoảng 2 triệu con, xấp xỉ 50 % cả nước.

+Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

+Trong vùng có diện tích đất phù sa cát nằm dọc ven biển rất thuận lợi để trồng các cây hoa màu, lương thực như lạc, vừng, đậu tương…

-Phương hướng:

+Việc sản xuất LT – TP ở duyên hải miền Trung cần phải gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, cơ cấu mùa vụ sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng.

+Đầu tư thủy lợi để lấy nước tưới cho các vùng khô hạn như Ninh Thuận, Bình Thuận và tiêu úng cho các vùng bị ngập lụt.

*Trung du miền núi phía Bắc:

-Điều kiện:

+Đất đai rộng lớn nhưng chủ yếu là đất feralit và đất đá vôi thích hợp với việc trồng các cây thực phẩm.

+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 thích hợp với trồng cây rau vụ đông, cây ôn đới…

+Vùng có nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn thích hợp với chăn nuôi trâu bò.

+Trung du miền núi phía Bắc có nguồn lao động liên tục được bổ sung từ ĐBSH với nhiều kinh nghiệm trong thâm canh LT – TP.

-Thế mạnh:

+Trồng các cây LT điển hình như: lúa, ngô, sắn, khoai, mía, lạc, đậu tương… đặc biệt là đậu tương, chiếm 50 % diện tích cả nước.

+Nhờ có mùa đông lạnh nên thích hợp với trồng cây cận nhiệt, ôn đới như đào, mận, lê… các cây rau mùa đông.

+Nhờ có đồng cỏ tự nhiên rộng, thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nên vùng có đàn trâu lớn nhất cả nước ( trâu 1,7 triệu con chiếm 60 % cả nước, bò 800.000 con chiếm 20 % cả nước.

*Đông Nam Bộ

-Thế mạnh chính là trồng các loại cây thực phẩm cao cấp như mía, đậu tương, cây ăn quả… (đậu tương đứng thứ nhì cả nước)

-Chăn nuôi bò sữa, bò thịt để cung cấp cho nhu cầu ở đô thị (TP. Hồ Chí Minh)

-ĐNB cũng có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

*Tây Nguyên

-Thế mạnh về chăn nuôi bò sữa, bò thịt (Đức Trọng – Lâm Đồng)

-Trồng các loại rau quả ôn đới và cận nhiệt.



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top