TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám:
* Khó khăn:
- Đối ngoại:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng đã chiếm đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo Việt quốc, Việt cách về Hà Nội phá hoại cách mạng, tiêu diệt Việt Minh, thành lập chính quyền phản cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào nhằm dọn đường cho Pháp trở lại Việt Nam. Bọn tay sai ngóc đầu dậy tiếp sức cho quân Pháp.
+ Cả nước có 6 vạn quân Nhật sẵn sàng hành động theo lệnh quân Anh.
- Đối nội:
+ Chính quyền còn non trẻ, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang mỏng manh.
+ Kinh tế: kiệt quệ vì chiến tranh tàn phá, nạn đói, lụt, hạn hán và một nửa ruộng dất bị bỏ hoang.
+ Công nghiệp: chưa được phục hồi, hàng hóa khan hiếm, đời sống vất vả.
+ Tài chính: ngân quỹ nhà nước trống rỗng, cách mạng chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương, quân Tưởng tung tiền giả, kinh tế rồi loạn.
+ Văn hóa: hơn 90 % dân mù chữ, tệ nạn xã hội hoành hành. * Thuận lơi:
- Nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào chế độ mới.
- Đảng và Hồ Chủ tịch sáng suốt lãnh đạo, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
2. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
a. Về chính trị - quân sự:
- Chính trị:
+ Ngày 8 - 9 - 1945, chính phủ công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
+ Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đã đi bầu cử Quốc hội và đã bầu được 333 đại biểu Bắc - Trung - Nam vào quốc hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu những đại biểu chân chính vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
+ Các địa phương bầu cử hội động nhân dân các cấp. Ủy ban hành chính ra đời.
+ Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên ở Hà Nội
- Về quân sự:
+ Đội Việt Nam giải phóng quân thành lập ( 5 - 1945 ) được chuyển thành Vệ quốc đoàn ( 9 - 1945 ) và thành Quân đội quốc gia ( 22 - 5 - 1946 ).
+ Cuối 1945, lực lượng tự vệ ở xã, huyện phát triển với số lượng hàng vạn người.
b. Về kinh tế, tài chính:
- Diệt giặc đói:
+ Vấn đề trước mắt: chính phủ hô hào nhân dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo, tổ chức ngày đồng tâm, lập hũ gạo cứu đói và nghiêm cấm đầu cơ tích trữ.
+ Biện pháp lâu dài: phát động nhân dân tăng gia sản xuất, giảm tô và thuế ruộng đất 20 %, tịch thu rộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày, bỏ thuế thân. Vì vậy đã làm cho việc sản xuất nông nghiệp được phục hồi, nạn đói được đẩy lùi một bước.
- Tài chính:
+ Chính phủ kêu gọi sự đóng góp của nhân dân, xây dựng quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, tổ chức Tuần lễ vàng.
+ Sau một thời gian ngắn, chúng ta thu được 370 kg vàng, 20 triệu vào quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng.
+ Ngày 31 - 1 - 1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành đồng Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, tiền Việt Nam chính thức được lưu hành.
c. Về văn hóa - giáo dục:
+ Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.
+ Từ 8 - 9 - 1945 đến 8 - 9 - 1946, có 76.000 lớp học và 2,5 triệu người được xóa nạn mù chữ.
+ Trường phổ thông các cấp và đại học khai giảng sớm với nội dung học và dạy đổi mới. Và như vậy, đã đẩy lùi được giặc dốt.
Sưu tầm