• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tình hình Nước Mỹ từ sau CTTG thứ hai đến nay

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình hình Nước Mỹ từ sau CTTG thứ hai đến nay



a- Tình hình kinh tế:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới (sản lượng công nghiệp trung bình tăng 24% (trước: 4%); sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 - 1939; những năm 1945 - 1949, sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1/2 toàn thế giới; sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại (1949); nắm trong tay gần 3/4 trữ lượng vàng thế giới và trên 50% tàu thuyền đi biển của thế giới; tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 340 tỷ USD (1950) lên 833 tỷ USD (1968)).
_ Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh (50, 60), Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính mạnh nhất trên thế giới.
* Nguyên nhân làm cho kinh tế Mỹ phát triển:
_ Về khách quan: Mỹ có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế:
+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. Mĩ có hàng trăm năm hòa bình để xây dựng đất nước.
+ Tài nguyên phong phú v Nhn công dồi dào.
_ Về chủ quan:
+ Dựa vào những thành tựu CM KH - KT, đã điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỷ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.
+ Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao (khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi thế giới).
+ Nhờ quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận lớn. (Trong thế chiến 2, nhờ buôn bán vũ khí được trên 50% tổng số lợi nhuận hằng năm - thu được 114 tỷ USD).
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng được thành quả của cuộc CM KHKT lần thứ hai.
* Hạn chế:
_ Vị trí kinh tế suy giảm do sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản.
_ Kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định vì thường xảy ra những cuôc suy thoái về kinh tế.
_ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến tạo nên sự bất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
_ Việc tăng cường chạy đua vũ trang với những chi phí khổng lồ làm giảm tiềm lực về sức cạnh tranh của kinh tế Mỹ.
_ Nợ nước ngoài ngày càng tăng.

b- Khoa học - Kỷ thuật:
_ Do có nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới chạy sang (vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện làm việc…) nên Mĩ là nước khởi đầu cuôc CM KH - KT lần 2 và đạt được nhiều thành tựu.
_ Đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ mới, năng lượng mới, vật liệu mới, "CM xanh" trong nông nghiệp, GTVT, TTLL, chinh phục vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại.
_ Nhờ thành tựu CM KH - KT làm cho kinh tế Mỹ phát triển nhanh, đời sống ND thay đổi.

c- Tình hình chính trị và chính sách đối nội:
_ Duy trì nền dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc. Chế độ cộng hòa tổng thống, do hai Đảng tư sản thay nhau cầm quyền (Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa).
_ Ban hành nhiều đạo luật nhằm chống hoạt động của công đoàn và những người cộng sản (tiêu biểu là luật Táp - Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công, cấm những người cộng sản không tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản không chấp nhận cho những người cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình).
_ Chính sách phân biệt chủng tộc tồn tại ở nhiều nơi.
_ Sự phân hóa giàu nghèo trầm trọng.
_ Thường xảy ra những cuộc đấu tranh của SV-HS và những cuộc nổi dậy của người da đen, da đỏ.
_ Xã hội diễn ra nhiều tội ác: giết người, cướp bóc, ma túy, ăn chơi đồi trụy...
_ Nội bộ giới cầm quyền cũng diễn ra nhiều vụ bê bối về kinh tế và chính trị.

d- Chính sánh đối ngoại:
_ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại cơ bản của Mỹ là luôn luôn theo đuổi ý đồ bá chủ thế giới. (Chiến lược toàn cầu).
_ 1947, Tổng thống Tơruman đề ra "Chủ nghĩa Tơruman", mở đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị thế giới của ĐQ Mỹ.
_ Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mỹ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện "chiến lược toàn cầu" như: "chủ nghĩa Ai xen hao" (chủ nghĩa lấp chổ trống - 1953); " chiến lược hòa bình" của Giôn Ken nơ đi (1961); "học thuyết Nich xơn" (1969); "học thuyết Ri gân" (1980); "học thuyết Busơ" (1989); "chiến lược dính líu và mở rộng" của B. Clintơn ( 1993) ...
_ Dù mang tên gọi khác nhau, hình thức, biện pháp, bước đi khác nhau nhưng "chiến lược toàn cầu" đều nhằm 3 mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
+ Khống chế nô dịch các nước đồng minh.
_ Biện pháp thực hiện:
+ Chính sách cơ bản: "chính sách thực lực" (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mỹ).
+ Cụ thể:
- Lập ra các khối quân sự: NATO, SEATO, ANZUS, SENTO ... ra sức chạy đua vũ trang.
- Viện trợ kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh.
- Phát động chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ trang khắp các khu vực trên thế giới.
_ Những thành công và thất bại của Mỹ trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu":
+ Mỹ đã thực hiện được một số mưu đồ: thành lập các khối quân sự, các tổ chức kinh tế qua đó khống chế, nô dịch các nước đồng minh; hất cẳng Anh, Pháp ra khỏi chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, Trung Cận Đông; thông qua Ixraen để khống chế các nước Ả Rập; góp phần làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Au.
+ Song Mỹ cũng vấp phải những thất bại nặng nề ở Trung Quốc 1949, Triều Tiên 1950, Cu ba 1959, Iran ... Đặc biệt là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975.


ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top