• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tình hình kinh tế, KHKT, Chính Trị - XH của Nhật Bản từ 1952-1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình hình kinh tế, KHKT, Chính Trị - XH của Nhật Bản từ 1952-1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản



a. Kinh tế

- 1952 – 1960: phát triển nhanh.
- 1960 – 1970 phát triển thần kỳ :
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 – 1969 là 10,8%. Từ 1970-1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới.

b. Khoa học- kỹ thuật:
- Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế ( đến 1968 đã mua 6 tỷ USD)
- Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km, cầu đường bộ dài 9,4 km…)

c. Chính trị – xã hội
- Đối nội :
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xét xử tội phạm chiến tranh.
+ Hiến pháp mới được công bố và có hiệu lực từ 3-5-1947 qui định Nhật theo thể chế quân chủ lập hiến.
+ Cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực
- Đối ngoại :
+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ
+ 8/8/1951 hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kí kết chế độ chiếm đóng của đồng minh chấm dứt.
+ 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên xô và gia nhập vào LHQ
+ Từ nửa sau 1970 thực hiện chính sách đối ngoại mới : tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN
+ 21/9/1973 thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
+ Coi trọng quan hệ với Tây Au mở rộng hợp tác với các nước khác trên thế giới
* Nguyên nhân phát triển:
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước Nhật.
- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
* Hạn chế:
- Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
- Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…


ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top