• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tình hình các nước Châu Phi từ 1945 đến nay? Hiện nay Châu Phi gặp những khó khăn gì?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tình hình các nước Châu Phi từ 1945 đến nay? Hiện nay Châu Phi gặp những khó khăn gì?



a- Những nét chung:
_ 57 quốc gia lớn nhỏ. Diện tích: 30,3 triệu km2. Dân số: Khoảng 650 triệu người (1993).
_ Là châu lục giàu tài nguyên, là cái nôi của nhân loại, nhưng do hậu quả chính sách thống trị và vơ vét của chủ nghĩa thực dân qua nhiều thế kỷ, châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các châu lục khác, được mệnh danh "thế giới thứ ba của thế giới thứ ba".
_ Trước chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là "lục địa ngủ kỹ". Sau chiến tranh, châu Phi là một "lục địa mới trỗi dậy" trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, chủ nghĩa thục dân.

b- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT từ 1945 - nay: Gồm 4 giai đoạn lớn:
_ 1945 - 1954: Phong trào bùng nổ đầu tiên ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu ở Ai Cập lật đổ nền quân chủ (vương triều Pharúc) và nền thống trị thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18-6-1953).
_ 1954 - 1960: Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (1954) đã góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Bắc và Tây Phi. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri (11-1954). Sau đó nhiều quốc gia đã giành độc lập (Tuynidi, Ma Rốc, Xu Đăng, Gana, Ghinê). Đến 1960, hầu hết Bắc và Tây Phi giành độc lập .
_ 1960 - 1975: Năm 1960 là "Năm châu Phi" với sự kiện 17 nước ở Tây, Đông và Trung Phi giành độc lập. Tiếp đó, thắng lợi của nhân dân Angiêri (3-1962), Êtiôpi (1974), Mô dăm bích (1975) và đặc biệt thắng lợi của cách mạng Angôla dẫn đến việc ra đời của nước cộng hòa Angôla (11-1975), đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
_ 1975 - 2000: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ giành ĐLDT với sự ra đời của nước cộng hòa Namibia (3-1991). Đây cũng là giai đoạn ND Nam Phi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. Cuối tháng 4-1994, lần đầu tiên trong lịch sử, Nam Phi tiến hành tuyển cử DC không phân biệt chủng tộc.

c- Đặc điểm phong trào GPDT ở châu Phi:
_ Các nước châu Phi thành lập được Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU - 1963) giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh CM. (Hiện nay đang xúc tiến thành lập Liên minh châu Phi – AU).
_ Lãnh đạo phong trào CM hầu hết đều do các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc. Giai cấp vô sản châu Phi chưa trưởng thành (một số nước Bắc Phi và Nam Phi có đảng cộng sản nhưng chưa nắm được quyền lãnh đạo CM).
_ Hình thức chủ yếu: đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng để các nước phương Tây công nhận độc lập.
_ Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước sau độc lập không đều nhau. (vùng châu Phi xích đạo chậm, còn vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng).

d- Những khó khăn hiện nay:
_ Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới; sự vơ vét, bóc lôt kinh tế của các cường quốc phát triển phương Tây.
_ Nợ nước ngoài nhiều, đói, bệnh tật, thất học. Bùng nổ dân số.
_ Xung đột sắc tộc, tôn giáo.


ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top