rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tôi từng viết một bài miêu tả nghiên cứu về việc khi nào bạn nên chơi trò làm cao trong các mối quan hệ. Bên cạnh quan điểm chính của các thực nghiệm, nghiên cứu cũng phát hiện thấy 1 sự khác biệt thú vị giữa những hành vi tạo ra “sự ưa thích” (liking) và những hành vi tạo ra “sự khao khát” (desire) (Dai, Dong, & Jia, 2014). Nói cách khác, sự dễ tính, thông cảm và thân thiện làm cho một người được “ưa thích” hơn, nhưng không quyến rũ hoặc đáng khao khát hơn như một người yêu. Ngược lại, sự thờ ơ, lạnh lùng và thách thức làm cho một người trở nên quyến rũ và được khao khát hơn, nhưng không làm họ được ưa thích.
Phát hiện này khiến tôi tự hỏi liệu sự khác biệt giữa thích/tình bạn và khao khát/sự quyến rũ này có thể ở đằng sau một số vấn đề về tình yêu khác. Nhiều người thấy khó mà tránh được hoặc thoát khỏi “vùng tình bạn” và xây dựng một mối quan hệ tình cảm với một người bạn. Tương tự như vậy, những anh chàng và cô nàng “tử tế” thường cảm thấy họ như kẻ thất bại, người họ yêu lại chọn những anh chàng và cô nàng “hư” có vẻ đáng khao khát hơn họ. Ngay cả những người đang ở trong những mối quan hệ dài hạn, những người đang rơi vào kiểu tình yêu bầu bạn, đôi lúc cần sự giúp đỡ để làm sống lại đam mê và sự quyến rũ.
Nghiên cứu về “thèm khát trong khi còn căm ghét”
Trong cuộc tìm kiếm của tôi, tôi phát hiện ra một bài báo của Litt, Khan, và Shiv (2010) với tựa đề Lusting While Loathing: Parallel Counterdriving of Wanting and Liking. Các nhà nghiên cứu hứng thú khám phá liệu động cơ ưa thích một thứ gì đó của chúng ta có thể tách biệt khỏi động cơ muốn/khao khát nó của chúng ta hay không. Thêm nữa, nếu những động cơ đó là tách biệt thì liệu chúng đôi lúc có xung đột nhau không.
Để kiểm tra những vấn đề đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế 2 thực nghiệm làm cho một số người tham gia bị từ chối theo những cách khác nhau. Trong thực nghiệm đầu tiên, một số người tham gia không giành được một phần thưởng, trong khi những người khác thì thành công. Trong thực nghiệm thứ hai, một số người tham gia bị từ chối một phần thưởng được mong đợi, trong khi những người khác thì nhận được phần thưởng đó. Sau đó các nhà nghiên cứu đánh giá những người tham gia thích và khao khát đạt được những phần thưởng khác nhau đó nhiều như thế nào.
Các kết quả của hai thực nghiệm ủng hộ một sự khác biệt giữa thích và khao khát. Những người từng bị từ chối đã bộc lộ một sự gia tăng khao khát để đạt được những phần thưởng mà họ từng bị từ chối, so với những người không bị từ chối. Tuy nhiên, khi đã đạt được phần thưởng, những người từng bị từ chối cũng bộc lộ sự ưa thích ít hơn đáng kể đối với phần thưởng so với những người không bị từ chối, thường sẵn sàng đổi chúng để có được thứ khác. Nói đơn giản là, bị từ chối 1 phần thưởng làm con người muốn phần thưởng đó nhiều hơn, nhưng thích nó ít hơn khi họ có được nó. Ngược lại, có được phần thưởng làm họ thích nó nhiều hơn, nhưng ít có động lực để nỗ lực đạt được nhiều phần thưởng đó hơn.
Điều này có ý nghĩa gì với tình yêu và tình bạn?
Như chúng ta nhận thấy từ nghiên cứu trên, tình yêu đam mê và sự ưa thích tình bạn có thể đôi lúc xung đột với nhau. Khi quá tử tế (cung phụng, làm hài lòng đối tượng) và bạn có thể thấy bản thân đang giết chết sự quyến rũ và khao khát ở đối tác của bạn. Khi quá chơi đùa (trai/gái hư) thì bạn có thể thấy người yêu của bạn không thích bạn lắm.
Nói cách khác, thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của đối tác của bạn làm tăng sự ưa thích của họ đối với bạn, nhưng có thể làm giảm khao khát theo đuổi bạn của họ. Ngược lại, không thoả mãn những nhu cầu của đối tác có thể khiến họ theo đuổi bạn một cách cuồng nhiệt và cố gắng làm hài lòng bạn, nhưng cuối cùng sẽ dẫn đến sự căm ghét, bất mãn và oán hận. Do đó, chìa khoá là sự cân bằng, những phần thưởng lúc có lúc không và tạo ra một chút căng thẳng.
Giả sử chúng ta có 2 người yêu nhau, Chris và Pat. Mỗi lần Pat bóng gió về một mong muốn hoặc nhu cầu nào đó, Chris nhanh chóng thoả mãn nó. Theo thời gian, Pat sẽ ưa thích Chris rất nhiều…như một người bạn. Tuy nhiên, Pat cũng có thể cảm thấy ít khao khát Chris và không có nhiều động lực để làm hài lòng lại Chris. Đây là “vùng tình bạn” và mối quan hệ lâu dài mà ở đó sự khao khát đã bốc hơi – chỉ có sự ưa thích, không có sự khao khát.
Bây giờ, giả sử Chris phớt lờ những nhu cầu của Pat. Khi không được thoả mãn, những nhu cầu và mong muốn của Pat sẽ trở nên rất mãnh liệt. Pat có nhiều khả năng sẽ theo đuổi Chris liên tục, làm bất kì điều gì Chris muốn, đơn giản để nhận được một số sự thoả mãn. Theo thời gian, Pat sẽ khao khát Chris rất nhiều. Tuy nhiên, Pat cũng có thể cảm thấy rất tức giận đối với Chris và có lẽ không có nhiều động lực để ở lại trong mối quan hệ này. Đây là mối quan hệ với trai/gái hư hoặc với một người yêu hờ hững, dường như ban đầu cảm thấy rất say mê, nhưng kết cuộc thì rất tệ – chỉ có ham muốn, không có ưa thích.
Do đó, câu trả lời cho vấn đề của Chris và Pat là tạo ra một sự cân bằng. Giả sử Chris đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của Pat theo một cách hợp lý. Chris có thể nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu quan trọng và đặt những mong muốn phụ xuống dưới những chuyện quan trọng khác. Chris cũng có thể để cho Pat chờ đợi những lần khác và có được sự thoả mãn theo cách có lợi cho nhau. Chris thậm chí có thể tán tỉnh và trêu chọc Pat một chút, trì hoãn việc làm Pat thoả mãn, rồi sau đó đem đến một bất ngờ cho Pat. Theo thời gian, Chris sẽ làm Pat thoả mãn vừa đủ để xây dựng được một tình bạn tuyệt vời. Tuy nhiên, Pat sẽ phải nỗ lực để có được sự thoả mãn đó và đôi lúc phải chờ đợi, có một số căng thẳng và khao khát. Đây là mối quan hệ cân bằng – cả ưa thích và khao khát.
Kết luận
Như chúng ta thấy, sự khao khát và ưa thích là 2 khái niệm khác nhau và có thể xung đột nhau. Xây dựng một tình bạn có thể đôi lúc làm mất đi sự đam mê, trong khi đó, tạo ra sự khao khát có thể đôi lúc dẫn đến sự tức giận. Do đó, những mối quan hệ thành công cân bằng giữa sự ưa thích và khao khát. Những người yêu nhau thành công tìm thấy nơi nằm giữa sự quá tử tế và quá hờ hững. Kết quả là, người yêu họ thích họ, yêu họ…và vẫn theo đuổi họ.
Reference
Dai, X., Dong, P., & Jia, J. S. (2014). When does playing hard to get increase romantic attraction? Journal of Experimental Psychology: General, 143, 521-526.
Litt, A., Khan, U., & Shiv, B. (2010). Lusting while loathing: Parallel counterdriving of wanting and liking. Psychological Science, 21, 118-125.
Nguồn
Friendship vs. Attraction in Romantic Relationships
Why being friends may not necessarily lead to (or maintain) romantic desire.
Published on May 31, 2014 by Jeremy Nicholson, M.S.W., Ph.D. in The Attraction Doctor
Psychologytoday
Phát hiện này khiến tôi tự hỏi liệu sự khác biệt giữa thích/tình bạn và khao khát/sự quyến rũ này có thể ở đằng sau một số vấn đề về tình yêu khác. Nhiều người thấy khó mà tránh được hoặc thoát khỏi “vùng tình bạn” và xây dựng một mối quan hệ tình cảm với một người bạn. Tương tự như vậy, những anh chàng và cô nàng “tử tế” thường cảm thấy họ như kẻ thất bại, người họ yêu lại chọn những anh chàng và cô nàng “hư” có vẻ đáng khao khát hơn họ. Ngay cả những người đang ở trong những mối quan hệ dài hạn, những người đang rơi vào kiểu tình yêu bầu bạn, đôi lúc cần sự giúp đỡ để làm sống lại đam mê và sự quyến rũ.
Nghiên cứu về “thèm khát trong khi còn căm ghét”
Trong cuộc tìm kiếm của tôi, tôi phát hiện ra một bài báo của Litt, Khan, và Shiv (2010) với tựa đề Lusting While Loathing: Parallel Counterdriving of Wanting and Liking. Các nhà nghiên cứu hứng thú khám phá liệu động cơ ưa thích một thứ gì đó của chúng ta có thể tách biệt khỏi động cơ muốn/khao khát nó của chúng ta hay không. Thêm nữa, nếu những động cơ đó là tách biệt thì liệu chúng đôi lúc có xung đột nhau không.
Để kiểm tra những vấn đề đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế 2 thực nghiệm làm cho một số người tham gia bị từ chối theo những cách khác nhau. Trong thực nghiệm đầu tiên, một số người tham gia không giành được một phần thưởng, trong khi những người khác thì thành công. Trong thực nghiệm thứ hai, một số người tham gia bị từ chối một phần thưởng được mong đợi, trong khi những người khác thì nhận được phần thưởng đó. Sau đó các nhà nghiên cứu đánh giá những người tham gia thích và khao khát đạt được những phần thưởng khác nhau đó nhiều như thế nào.
Các kết quả của hai thực nghiệm ủng hộ một sự khác biệt giữa thích và khao khát. Những người từng bị từ chối đã bộc lộ một sự gia tăng khao khát để đạt được những phần thưởng mà họ từng bị từ chối, so với những người không bị từ chối. Tuy nhiên, khi đã đạt được phần thưởng, những người từng bị từ chối cũng bộc lộ sự ưa thích ít hơn đáng kể đối với phần thưởng so với những người không bị từ chối, thường sẵn sàng đổi chúng để có được thứ khác. Nói đơn giản là, bị từ chối 1 phần thưởng làm con người muốn phần thưởng đó nhiều hơn, nhưng thích nó ít hơn khi họ có được nó. Ngược lại, có được phần thưởng làm họ thích nó nhiều hơn, nhưng ít có động lực để nỗ lực đạt được nhiều phần thưởng đó hơn.
Điều này có ý nghĩa gì với tình yêu và tình bạn?
Như chúng ta nhận thấy từ nghiên cứu trên, tình yêu đam mê và sự ưa thích tình bạn có thể đôi lúc xung đột với nhau. Khi quá tử tế (cung phụng, làm hài lòng đối tượng) và bạn có thể thấy bản thân đang giết chết sự quyến rũ và khao khát ở đối tác của bạn. Khi quá chơi đùa (trai/gái hư) thì bạn có thể thấy người yêu của bạn không thích bạn lắm.
Nói cách khác, thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của đối tác của bạn làm tăng sự ưa thích của họ đối với bạn, nhưng có thể làm giảm khao khát theo đuổi bạn của họ. Ngược lại, không thoả mãn những nhu cầu của đối tác có thể khiến họ theo đuổi bạn một cách cuồng nhiệt và cố gắng làm hài lòng bạn, nhưng cuối cùng sẽ dẫn đến sự căm ghét, bất mãn và oán hận. Do đó, chìa khoá là sự cân bằng, những phần thưởng lúc có lúc không và tạo ra một chút căng thẳng.
Giả sử chúng ta có 2 người yêu nhau, Chris và Pat. Mỗi lần Pat bóng gió về một mong muốn hoặc nhu cầu nào đó, Chris nhanh chóng thoả mãn nó. Theo thời gian, Pat sẽ ưa thích Chris rất nhiều…như một người bạn. Tuy nhiên, Pat cũng có thể cảm thấy ít khao khát Chris và không có nhiều động lực để làm hài lòng lại Chris. Đây là “vùng tình bạn” và mối quan hệ lâu dài mà ở đó sự khao khát đã bốc hơi – chỉ có sự ưa thích, không có sự khao khát.
Bây giờ, giả sử Chris phớt lờ những nhu cầu của Pat. Khi không được thoả mãn, những nhu cầu và mong muốn của Pat sẽ trở nên rất mãnh liệt. Pat có nhiều khả năng sẽ theo đuổi Chris liên tục, làm bất kì điều gì Chris muốn, đơn giản để nhận được một số sự thoả mãn. Theo thời gian, Pat sẽ khao khát Chris rất nhiều. Tuy nhiên, Pat cũng có thể cảm thấy rất tức giận đối với Chris và có lẽ không có nhiều động lực để ở lại trong mối quan hệ này. Đây là mối quan hệ với trai/gái hư hoặc với một người yêu hờ hững, dường như ban đầu cảm thấy rất say mê, nhưng kết cuộc thì rất tệ – chỉ có ham muốn, không có ưa thích.
Do đó, câu trả lời cho vấn đề của Chris và Pat là tạo ra một sự cân bằng. Giả sử Chris đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của Pat theo một cách hợp lý. Chris có thể nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu quan trọng và đặt những mong muốn phụ xuống dưới những chuyện quan trọng khác. Chris cũng có thể để cho Pat chờ đợi những lần khác và có được sự thoả mãn theo cách có lợi cho nhau. Chris thậm chí có thể tán tỉnh và trêu chọc Pat một chút, trì hoãn việc làm Pat thoả mãn, rồi sau đó đem đến một bất ngờ cho Pat. Theo thời gian, Chris sẽ làm Pat thoả mãn vừa đủ để xây dựng được một tình bạn tuyệt vời. Tuy nhiên, Pat sẽ phải nỗ lực để có được sự thoả mãn đó và đôi lúc phải chờ đợi, có một số căng thẳng và khao khát. Đây là mối quan hệ cân bằng – cả ưa thích và khao khát.
Kết luận
Như chúng ta thấy, sự khao khát và ưa thích là 2 khái niệm khác nhau và có thể xung đột nhau. Xây dựng một tình bạn có thể đôi lúc làm mất đi sự đam mê, trong khi đó, tạo ra sự khao khát có thể đôi lúc dẫn đến sự tức giận. Do đó, những mối quan hệ thành công cân bằng giữa sự ưa thích và khao khát. Những người yêu nhau thành công tìm thấy nơi nằm giữa sự quá tử tế và quá hờ hững. Kết quả là, người yêu họ thích họ, yêu họ…và vẫn theo đuổi họ.
Reference
Dai, X., Dong, P., & Jia, J. S. (2014). When does playing hard to get increase romantic attraction? Journal of Experimental Psychology: General, 143, 521-526.
Litt, A., Khan, U., & Shiv, B. (2010). Lusting while loathing: Parallel counterdriving of wanting and liking. Psychological Science, 21, 118-125.
Nguồn
Friendship vs. Attraction in Romantic Relationships
Why being friends may not necessarily lead to (or maintain) romantic desire.
Published on May 31, 2014 by Jeremy Nicholson, M.S.W., Ph.D. in The Attraction Doctor
Psychologytoday