rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
To Rumor Is Human
Why rumors are a regular feature of our social landscape.
Published on October 20, 2008 by Nicholas DiFonzo in Around the Watercooler
Có phải con người quá cả tin đến nỗi họ đơn giản là chấp nhận bất kỳ thông tin nào đến với họ?
Có nhiều bằng chứng cho thấy con người có thể khá cả tin. Nhiều người truyền những tin đồn lố bịch – và tin chúng. Tuy nhiên, sự cả tin chỉ là 1 phần của lý do tại sao con người chấp nhận và truyền những tin đồn mà không nghi ngờ. Ngay cả khi người nghe nói chung là hoài nghi thì trong hầu hết các tình huống có vẻ như không nghi ngờ. Rất thường xuyên, việc tin tưởng những điều người khác kể cho chúng ta có lợi cho chúng ta, cho những mối quan hệ xã hội, bênh vực những quan điểm đang tồn tại của chúng ta, và không gây ra thảm họa ngay cả nếu tin đồn là sai. Quả thực, nền văn mình nói chung dựa vào xu hướng tin tưởng người khác của chúng ta, và chúng ta có xu hướng trừng phạt những người xâm phạm đến sự tin tưởng đó.
Trong bất kỳ sự kiện nào, chúng ta không có những nguồn lực để kiểm tra mỗi thông tin đến với chúng ta. Nếu chúng ta chào đón mỗi thông tin với sự hoài nghi và thẩm tra thì chúng ta sẽ có rất ít thời gian hoặc năng lượng còn lại để sống cuộc sống của chúng ta. Nhìn chung, chúng ta thấy chỉ cần thiết xác minh những vấn đề quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta có thể chấp nhận những tin đồn mà không hoài nghi vì 1 sự cả tin bẩm sinh, nhưng quan trọng hơn, sự chấp nhận dễ dàng này thường có hiệu quả đối với chúng ta.
Tại sao những tin đồn là 1 phần của kinh nghiệm của con người? Những câu trả lời có thể được phát hiện trong 2 đặc điểm cơ bản của bản chất con người.
Con người là những tồn tại xã hội và có liên quan nhau. Chúng ta dường như được thiết kế để cho tương tác xã hội. Chúng ta nói chuyện với nhau, ăn với nhau, làm việc với nhau. 1 phần lớn của cái là con người là truyền thông với người khác. Chúng ta cũng xem bản thân trong tương quan với người khác – 1 người đàn ông có thể là 1 người cha, 1 người bạn...
Con người có 1 động cơ sâu xa muốn hiểu/làm hợp lý về thế giới. Làm cho hợp lý là đặt ý nghĩa cho những cảm giác của chúng ta, đặt 1 bối cảnh xung quanh nó để phù hợp với 1 hiểu biết nhất quán. Làm cho hợp lý là đặt những kinh nghiệm của chúng ta vào phối cảnh để có thể hiểu được chúng, điều khiển chúng và dự đoán chúng. Nếu không có khả năng làm cho hợp lý thì thế giới của chúng ta sẽ là 1 nơi hỗn loạn.
Như vậy, chúng ta là những sinh vật xã hội và chúng ta có bản năng muốn làm thế giới hợp lý, muốn hiểu về thế giới. Đặt những quan điểm đó với nhau và chúng ta đi đến quan điểm: chúng ta làm hợp lý về cuộc sống cùng với nhau. Tin đồn có thể là phương tiện chiếm ưu thế mà chúng ta cùng với nhau hiểu về thế giới.
Nguồn: PsychologyToday