Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Khảo cổ học
Tìm thấy lá bánh chưng thời Lang Liêu
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Khoai" data-source="post: 196963" data-attributes="member: 12857"><p>Việc phát hiện từng hạt lúa nếp, mảnh chõ khảo cổ và giờ đây cả những chiếc lá dong còn khá nguyên vẹn in hình trong chiếc nồi đồng thời Đông Sơn Âu Lạc đã giúp chúng ta vén dần màn khói huyền thoại về sự tích Lang Liêu và bánh chưng, bánh giầy để nhận chân lịch sử dân tộc từ hai, ba ngàn năm trước. TT&VH xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.</p><p></p><p>Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh chưng, bánh giầy mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp.</p><p></p><p>Khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện</p><p></p><p>Trên quan điểm khoa học, thì câu chuyện Lang Liêu làm bánh vẫn chỉ là huyền thoại. Huyền thoại luôn như những màn khói bao trùm mỗi không gian sinh tồn tộc người. Nhưng cũng tồn tại một nguyên lý khoa học của chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, đó là “không có lửa thì không có khói”. Màn khói huyền thoại tuy không phải là sử liệu thật, nhưng bao giờ nó cũng bắt nguồn từ một sự thực lịch sử nào đó. Đó chính là cái lõi “lửa” đã tạo nên màn khói huyền thọai đó.</p><p></p><p>Nói đến bánh chưng, bánh giầy cũng tức là nói về việc sử dụng lúa nếp từ rất sớm của người Việt cổ. Quả thực, muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam.</p><p></p><p>Đến thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đại diện cho phát triển đỉnh cao của văn minh Văn Lang - Âu Lạc gắn với các đời Hùng Vương và An Dương Vương thì lúa nếp đã trở thành một nguồn lương thực phổ biến, đặt nền móng cho tập tục dùng lúa nếp như một loại hình thức ăn lễ nghi dành cho tổ tiên và thần thánh của người Việt và nhiều dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam hiện nay.</p><p></p><p>Ngoài dạng lúa nếp hạt bầu râu ngắn các nhà khảo cổ học còn ghi nhận dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng một trống đồng Đông Sơn khai quật được ở miền tây Thanh Hóa. Trên nền tảng văn hóa có thực đó, sự tích Lang Liêu và bánh chưng đã ra đời.</p><p></p><p>Đến dấu vết chiếc lá dong trên nồi đồng cổ</p><p>Việc các nhà khảo cổ của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á vừa phát hiện dấu in của một chiếc lá dong còn nguyên vẹn và tươi tắn càng làm “tươi” thêm sự thực bánh chưng từ trên 2000 năm nay.</p><p></p><p>Hình dưới đây là nguyên trạng phát hiện khảo cổ học thú vị nói trên. Đó là một chiếc nồi đồng khai quật được ở làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) thuộc phong cách Đông Sơn Âu Lạc có thể định tuổi vào khoảng thế kỷ 1-2 trước Công nguyên. Trong lòng chiếc nồi đó in dấu rất nhiều lá dong ở tình trạng lót nồi. Đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ ô xuýt đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi.</p><p></p><p>Phục nguyên chiếc lá còn nguyên vẹn nhất, ta thấy nó có độ dài khoảng trên 30cm rộng khoảng 15cm. So sánh độ lớn và cấu trúc nhánh lá có thể nhận biết được lá thuộc họ dong riềng (Cannaceae). Loài này được xem như một dạng cây bản địa mọc hoang dại và được ươm trồng từ nhiều ngàn năm nay ở Việt Nam và Đông Nam Á cổ đại. Cho đến nay, cây dong riềng vẫn được coi như một loại cây cho bột, cho lá dễ trồng, năng suất cao, có thể giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng dân tộc miền núi nước ta.</p><p></p><p>Việc sử dụng lá dong riềng trong các nhóm cư dân tiền sử săn bắt hái lượm ở Đông Nam Á cổ đại hẳn không có gì xa lạ. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng chứng thật của lá dong riềng trong khung cảnh khảo cổ học giúp khẳng định niên đại muộn nhất của việc sử dụng lá dong riềng trong đời sống bếp núc quý tộc ở Việt Nam là từ khoảng thế kỷ thứ 1-2 trước Công nguyên.</p><p></p><p>[ATTACH=full]8844[/ATTACH][ATTACH=full]8845[/ATTACH][ATTACH=full]8846[/ATTACH][ATTACH=full]8847[/ATTACH][ATTACH=full]8848[/ATTACH][ATTACH=full]8849[/ATTACH]</p><p></p><p>Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Khoai, post: 196963, member: 12857"] Việc phát hiện từng hạt lúa nếp, mảnh chõ khảo cổ và giờ đây cả những chiếc lá dong còn khá nguyên vẹn in hình trong chiếc nồi đồng thời Đông Sơn Âu Lạc đã giúp chúng ta vén dần màn khói huyền thoại về sự tích Lang Liêu và bánh chưng, bánh giầy để nhận chân lịch sử dân tộc từ hai, ba ngàn năm trước. TT&VH xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh chưng, bánh giầy mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp. Khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện Trên quan điểm khoa học, thì câu chuyện Lang Liêu làm bánh vẫn chỉ là huyền thoại. Huyền thoại luôn như những màn khói bao trùm mỗi không gian sinh tồn tộc người. Nhưng cũng tồn tại một nguyên lý khoa học của chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, đó là “không có lửa thì không có khói”. Màn khói huyền thoại tuy không phải là sử liệu thật, nhưng bao giờ nó cũng bắt nguồn từ một sự thực lịch sử nào đó. Đó chính là cái lõi “lửa” đã tạo nên màn khói huyền thọai đó. Nói đến bánh chưng, bánh giầy cũng tức là nói về việc sử dụng lúa nếp từ rất sớm của người Việt cổ. Quả thực, muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam. Đến thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đại diện cho phát triển đỉnh cao của văn minh Văn Lang - Âu Lạc gắn với các đời Hùng Vương và An Dương Vương thì lúa nếp đã trở thành một nguồn lương thực phổ biến, đặt nền móng cho tập tục dùng lúa nếp như một loại hình thức ăn lễ nghi dành cho tổ tiên và thần thánh của người Việt và nhiều dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam hiện nay. Ngoài dạng lúa nếp hạt bầu râu ngắn các nhà khảo cổ học còn ghi nhận dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng một trống đồng Đông Sơn khai quật được ở miền tây Thanh Hóa. Trên nền tảng văn hóa có thực đó, sự tích Lang Liêu và bánh chưng đã ra đời. Đến dấu vết chiếc lá dong trên nồi đồng cổ Việc các nhà khảo cổ của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á vừa phát hiện dấu in của một chiếc lá dong còn nguyên vẹn và tươi tắn càng làm “tươi” thêm sự thực bánh chưng từ trên 2000 năm nay. Hình dưới đây là nguyên trạng phát hiện khảo cổ học thú vị nói trên. Đó là một chiếc nồi đồng khai quật được ở làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) thuộc phong cách Đông Sơn Âu Lạc có thể định tuổi vào khoảng thế kỷ 1-2 trước Công nguyên. Trong lòng chiếc nồi đó in dấu rất nhiều lá dong ở tình trạng lót nồi. Đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ ô xuýt đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi. Phục nguyên chiếc lá còn nguyên vẹn nhất, ta thấy nó có độ dài khoảng trên 30cm rộng khoảng 15cm. So sánh độ lớn và cấu trúc nhánh lá có thể nhận biết được lá thuộc họ dong riềng (Cannaceae). Loài này được xem như một dạng cây bản địa mọc hoang dại và được ươm trồng từ nhiều ngàn năm nay ở Việt Nam và Đông Nam Á cổ đại. Cho đến nay, cây dong riềng vẫn được coi như một loại cây cho bột, cho lá dễ trồng, năng suất cao, có thể giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng dân tộc miền núi nước ta. Việc sử dụng lá dong riềng trong các nhóm cư dân tiền sử săn bắt hái lượm ở Đông Nam Á cổ đại hẳn không có gì xa lạ. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng chứng thật của lá dong riềng trong khung cảnh khảo cổ học giúp khẳng định niên đại muộn nhất của việc sử dụng lá dong riềng trong đời sống bếp núc quý tộc ở Việt Nam là từ khoảng thế kỷ thứ 1-2 trước Công nguyên. [ATTACH type="full"]8844[/ATTACH][ATTACH type="full"]8845[/ATTACH][ATTACH type="full"]8846[/ATTACH][ATTACH type="full"]8847[/ATTACH][ATTACH type="full"]8848[/ATTACH][ATTACH type="full"]8849[/ATTACH] Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Khảo cổ học
Tìm thấy lá bánh chưng thời Lang Liêu
Top