Kính thiên văn không gian của Nasa đã tìm thấy bằng chứng của một sự va chạm với tốc độ cao giữa 2 hành tinh.
Vụ va chạm này tương tự như sự hình thành Mặt trăng vào khoảng 4 tỷ năm trước, khi một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa va chạm vào Trái đất.
Nasa cho rằng, 2 vật thể cứng như đá đã đâm sầm vào nhau vài nghìn năm trước. Sự va chạm này ít nhất cũng lớn tương tự vụ va chạm đã tạo ra Mặt trăng hay sao Thủy trước đây. Những tác động có thể hủy diệt các vật thể nhỏ hơn, làm biến mất, bốc hơi một lượng lớn đá và làm phun trào nham thạch trong không trung.
Máy dò hồng ngoại trên kính thiên văn không gian Spitzer của Nasa có thể tìm ra dấu vết sự bốc hơi của đá cùng với các mảnh vỡ nham thạch, được biết là Tektites (tạm gọi là kính thiên nhiên).
Sự va chạm này phải rất lớn và với tốc độ khủng khiếp mới có được sự bốc hơi và tan chảy. Tiến sĩ Carey M Lisse - Đại học Johns Hopkins Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng ở Laurel, Hoa Kỳ nói:
“Đây là một sự kiện rất hiếm và diễn ra ngắn ngủi, nó quan trọng trong sự hình thành các hành tinh như Trái đất và Mặt trăng. Chúng tôi may mắn khi chứng kiến không lâu sau khi nó diễn ra.”
Tiến sĩ Lisse và đội của ông ấy đã quan sát một ngôi sao gọi là HD 172555, có khoảng 12 triệu năm tuổi và cách chòm sao Pavo ở phía Nam khoảng 100 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học đã dùng một máy quang phổ trên kính thiên văn Spitzer để tìm ra dấu vết hóa học trong quang phổ ánh sáng của các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn silic điôxyt vô định hình - gọi là Melted glass. Silic điôxyt có thể tìm thấy trên Trái đất trong Opxidian (gọi là đá vỏ chai) và Tektites (kính thiên nhiên).
Opxidian (gọi là đá vỏ chai) màu đen, sáng bóng, hình thành từ núi lửa. Tektites (kính thiên nhiên) là dung nham cứng được hình thành khi thiên thạch va chạm vào Trái đất.
Hai vật thể phải chuyển động với vận tốc ít nhất là 10 km/s trước khi va chạm vào nhau.
Hành tinh đá này hình thành và phát triển bởi sự va chạm và gắn kết lại với nhau. Quá trình này gắn kết lõi của chúng với nhau và gây ra một số tác động lên bề mặt của chúng.
Sự va chạm đã hình thành nên Mặt trăng của chúng ta là rất khủng khiếp, có thể làm tan chảy bề mặt Trái đất, Geoff Bryden từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) tại Pasadena Nasa, California cho biết.
“Mảnh vỡ của cuộc va chạm nhiều khả năng tập trung vào một bề mặt tròn dẹt quay quanh Trái đất và cuối cùng sẽ tạo thành Mặt trăng. Có cùng một quy mô với tác động mà chúng tôi nhìn thấy từ Spitzer.”
“Chúng tôi không biết liệu một Mặt trăng khác có được hình thành hay không, nhưng chúng tôi biết có những bề mặt cứng như đá, màu đỏ, nóng, bị biến dạng và tan chảy.
Kính thiên văn Spitzer chứng kiến những đám bụi lớn sau tác động lớn này, nhưng không tìm thấy bằng chứng về đá bị tan chảy hay bốc hơi. Thay vào đó, một số lượng lớn bụi, sỏi và đá cuội đã được quan sát, cho thấy rằng tốc độ va chạm là chậm chứ không nhanh như dự đoán.
Vụ va chạm này tương tự như sự hình thành Mặt trăng vào khoảng 4 tỷ năm trước, khi một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa va chạm vào Trái đất.
Nasa cho rằng, 2 vật thể cứng như đá đã đâm sầm vào nhau vài nghìn năm trước. Sự va chạm này ít nhất cũng lớn tương tự vụ va chạm đã tạo ra Mặt trăng hay sao Thủy trước đây. Những tác động có thể hủy diệt các vật thể nhỏ hơn, làm biến mất, bốc hơi một lượng lớn đá và làm phun trào nham thạch trong không trung.
Máy dò hồng ngoại trên kính thiên văn không gian Spitzer của Nasa có thể tìm ra dấu vết sự bốc hơi của đá cùng với các mảnh vỡ nham thạch, được biết là Tektites (tạm gọi là kính thiên nhiên).
Sự va chạm này phải rất lớn và với tốc độ khủng khiếp mới có được sự bốc hơi và tan chảy. Tiến sĩ Carey M Lisse - Đại học Johns Hopkins Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng ở Laurel, Hoa Kỳ nói:
“Đây là một sự kiện rất hiếm và diễn ra ngắn ngủi, nó quan trọng trong sự hình thành các hành tinh như Trái đất và Mặt trăng. Chúng tôi may mắn khi chứng kiến không lâu sau khi nó diễn ra.”
Tiến sĩ Lisse và đội của ông ấy đã quan sát một ngôi sao gọi là HD 172555, có khoảng 12 triệu năm tuổi và cách chòm sao Pavo ở phía Nam khoảng 100 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học đã dùng một máy quang phổ trên kính thiên văn Spitzer để tìm ra dấu vết hóa học trong quang phổ ánh sáng của các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn silic điôxyt vô định hình - gọi là Melted glass. Silic điôxyt có thể tìm thấy trên Trái đất trong Opxidian (gọi là đá vỏ chai) và Tektites (kính thiên nhiên).
Opxidian (gọi là đá vỏ chai) màu đen, sáng bóng, hình thành từ núi lửa. Tektites (kính thiên nhiên) là dung nham cứng được hình thành khi thiên thạch va chạm vào Trái đất.
Hai vật thể phải chuyển động với vận tốc ít nhất là 10 km/s trước khi va chạm vào nhau.
Hành tinh đá này hình thành và phát triển bởi sự va chạm và gắn kết lại với nhau. Quá trình này gắn kết lõi của chúng với nhau và gây ra một số tác động lên bề mặt của chúng.
Sự va chạm đã hình thành nên Mặt trăng của chúng ta là rất khủng khiếp, có thể làm tan chảy bề mặt Trái đất, Geoff Bryden từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) tại Pasadena Nasa, California cho biết.
“Mảnh vỡ của cuộc va chạm nhiều khả năng tập trung vào một bề mặt tròn dẹt quay quanh Trái đất và cuối cùng sẽ tạo thành Mặt trăng. Có cùng một quy mô với tác động mà chúng tôi nhìn thấy từ Spitzer.”
“Chúng tôi không biết liệu một Mặt trăng khác có được hình thành hay không, nhưng chúng tôi biết có những bề mặt cứng như đá, màu đỏ, nóng, bị biến dạng và tan chảy.
Kính thiên văn Spitzer chứng kiến những đám bụi lớn sau tác động lớn này, nhưng không tìm thấy bằng chứng về đá bị tan chảy hay bốc hơi. Thay vào đó, một số lượng lớn bụi, sỏi và đá cuội đã được quan sát, cho thấy rằng tốc độ va chạm là chậm chứ không nhanh như dự đoán.