Ví dụ, ngày xưa thời bao cấp, có một thời nhà nước cấm nấu rượu, buôn bán và sử dụng rượu.
Phân tích: Rượu là môt hàng hóa tiêu dùng của con người, cầu về rượu luôn có trên thị trường, cung về rượu cũng luôn có, hơn nữa rượu không phải là sản phẩm độc hại, trên thế giới chưa có quốc gia hiện đại nào liệt rượu vào danh sách cấm. Việc nhà nước ta cấm rượu tuy có lí do (tiết kiệm lương thực) nhưng đã vi phạm nguyên tắc khách quan của thị trường, trên thị trường có cầu ắt có cung, cung sẽ tác động ngược lại cầu. Trong trường hợp thiếu lương thực, giá rượu sẽ tăng lên do sự khan hiếm của nguyên liệu, lượng cầu sẽ giảm xuống, thị trường sẽ tự động cân bằng mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ.
Giải pháp: Sau này nhà nước ta đã đổi mới tư duy, áp dụng mô hình kinh tế thị trường. Bàn tay vô hình của nền kinh tế sẽ tự động điều chỉnh cung cầu rượu trên thị trường.