rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách "Depressive Rumination - Nature, theory and treatment" -
Khi con người trầm cảm, họ có thể đáp ứng lại tâm trạng đó của họ theo những cách khác nhau (Gross, 1998;Lazarus & Folkman, 1984; Nolen-Hoeksema, 1991). Họ có thể phủ nhận hoặc tránh suy nghĩ về những cảm xúc của họ. Họ có thể nhanh chóng hành động để thay đổi môi trường của họ và thay đổi tâm trạng của họ. Họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Hoặc họ có thể nghiền ngẫm, lải nhải.
@ Định nghĩa lải nhải (rumination)
Lý thuyết những phong cách đáp ứng (The response styles theory) (Nolen-Hoeksema, 1991) định nghĩa lải nhải như là lối suy nghĩ thụ động và lặp đi lặp lại về những triệu chứng trầm cảm của 1 người và những nguyên nhân và hậu quả có thể của những triệu chứng đó. Do đó, khi lải nhải, người đó giải trí bằng những suy nghĩ kiểu như "Điều gì không ổn với tôi? Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?..." Những suy nghĩ đó không dẫn đến việc lên kế hoạch giải quyết vấn đề, tập trung vào xử lý những vấn đề nhất định trong suốt quá trình lải nhải. Thay vào đó, người đó đơn giản chỉ duy trì những chu kỳ của suy nghĩ lải nhải. Lải nhải được xem là 1 quá trình suy nghĩ mà con người tham gia khi họ buồn hoặc trầm cảm. Dù hầu hết mọi người có thể lải nhải khi họ buồn, trầm cảm thì những nghiên cứu cho thấy xu hướng tham gia vào 1 quá trình lải nhải khi trầm cảm là 1 đặc điểm cá nhân khác biệt ổn định (Nolen-Hoeksema & Davis, 1999). Cụ thể là, trong khi nhiều người có thể lải nhải ở mức độ nào đó khi buồn hoặc trầm cảm thì vẫn có 1 số người lải nhải rất nhiều và những người lải nhải rất ít hoặc không lải nhải. Những khác biệt cá nhân đó có xu hướng trở nên ổn định theo thời gian, ngay cả khi những tâm trạng trầm cảm đã hết.
@ Những hậu quả của lải nhải
Những đáp ứng lải nhải trước tâm trạng tiêu cực là những suy nghĩ và những hành vi lặp đi lặp lại tập trung sự chú ý của 1 người vào những cảm xúc tiêu cực của anh í và bản chất và ngụ ý của những cảm xúc đó (Nolen-Hoeksema et al., 1991). Ví dụ, khi cảm thấy trầm cảm, 1 số người cô lập bản thân của họ về vấn đề mà không tiến hành hành động để giải quyết vấn đề đó, hoặc đắm chìm vào những nguyên nhân và hậu quả của những triệu chứng trầm cảm mà không làm bất kì điều gì hữu ích để giải tỏa những triệu chứng đó (Lyubomirsky, Tucker, CLdwell & Berg, 1999; Nolen-Hoeksema, 1996). Những ví dụ khác bao gồm suy nghĩ về bản thân là cô đơn, lười biếng và tuyệt vọng như thế nào và lo lắng về tình trạng tâm lý của mình. Dù những suy nghĩ như vậy có thể xuất hiện 1 cách tự nhiên với bất kì ai đang có tâm trạng trầm cảm, nhưng 1 số người vẫn lải nhải 1 cách dai dẳng về những ý nghĩa, những nguyên nhân và những hậu quả của những cảm xúc và những triệu chứng của họ mà không hành động để xử lý tình huống của họ hoặc làm bản thân xao lãng.
Dù những người đó có thể hy vọng sự lải nhải của họ sẽ giúp họ giải quyết vấn đề, giải toả những triệu chứng của họ, thì các nghiên cứu cho thấy những người tham gia vào việc lải nhải thụ động thực sự ít có khả năng sử dụng việc lên kế hoạch giải quyết vấn đề chủ động để đương đầu với vấn đề hoặc những sự kiện cuộc sống tích cực (Nolen-Hoeksema & Morrow, 1991). 1 lựa chọn có tính thích nghi hơn là sử dụng những sự gây xao lãng thú vị hoặc trung tính để nâng cao tinh thần và giải tỏa những triệu chứng trầm cảm. Những phản ứng gây xao lãng là những ý nghĩ hoặc những hành vi giúp hướng sự chú ý của 1 người ra khỏi tâm trạng trầm cảm và hướng nó sang những ý nghĩ vui vẻ và dấn mình vào những hoạt động có thể đem lại sự củng cố tích cực (Nolen-Hoeksema, 1991; Csikszentmihalyi, 1990). Ví dụ, đạp xe, đi xem phim với bạn hoặc tập trung vào 1 dự án công việc. Những hoạt động gây xao lãng hiệu quả không bao gồm những hoạt động có tính chất tự hủy hoại bản thân như uống rượu quá nhiều, đua xe, dùng ma tuý (có thể gây xao lãng trong ngắn hạn nhưng có hại về lâu dài).
Lải nhải dẫn đến trầm cảm
Vai trò của lải nhải trong việc kéo dài và tăng cường trầm cảm đã được ủng hộ bởi những nghiên cứu. Lải nhải là 1 yếu tố duy trì tâm trạng trầm cảm.
Có ít nhất 4 cơ chế mà sự lải nhải có thể làm kéo dài trầm cảm.
1. Lải nhải gia tăng những ảnh hưởng của tâm trạng trầm cảm lên suy nghĩ, làm nó có khả năng con người sẽ sử dụng những suy nghĩ tiêu cực và những kí ức bị kích hoạt bởi tâm trạng trầm cảm của họ để hiểu những hoàn cảnh hiện tại của họ.
2. Lải nhải can thiệp đến việc xử lý vấn đề có hiệu quả, bằng cách làm cho suy nghĩ trở nên bi quan hơn và dựa vào thuyết định mệnh hơn.
3. Lải nhải can thiệp những hành vi phương tiện.
4. Người thường xuyên lải nhải sẽ mất đi sự hỗ trợ xã hội, đến lượt nó sẽ nuôi dưỡng chứng trầm cảm của họ.
@ Những nguyên nhân của sự khác biệt cá nhân về lải nhải
Nếu lải nhải rất độc hại thì tại sao con người lại lải nhải?
Matthews và Wells (2000) cho rằng lải nhải có thể là kết quả của 1 sự lựa chọn có tính chiến lược để phân phối sự chú ý để phân tích những sự kiện quá khứ và lo lắng về những sự kiện tương lai. Lựa chọn lải nhải dựa vào 1 niềm tin về chức năng của lải nhải. Papageorgiou và Wells (2001a,b) phát triển 1 bảng tự thông báo để đánh giá những niềm tin tích cực về lải nhải (ví dụ, "tôi cần lải nhải về những vấn đề của tôi để tìm thấy những câu trả lời cho chứng trầm cảm của tôi" , "lải nhải về quá khứ giúp tôi ngăn ngừa những sai lầm và thất bại trong tương lai.") Họ phát hiện thấy những niềm tin quá mức như vậy gắn liền với khuynh hướng lải nhải lớn hơn và mức độ trầm cảm cao hơn.
Trong những nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi phát hiện thấy những người tự xem mình là người hay lải nhải thể hiện sự không chắc chắn và thiếu tự tin hơn khi lên những kế hoạch để khắc phục những vấn đề khó khăn của họ hơn những người không lải nhải (Ward, Lyubomirsky, Sousa & Nolen-Hoeksema, 2003). Nó cũng có thể bắt nguồn từ 1 lịch sử của những khó khăn trong việc vượt qua những vấn đề trong cuộc sống của 1 người, đến lượt nó những kết quả từ 1 xu hướng lải nhải. Chúng tôi có bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy những người lải nhải thông báo có nhiều vấn đề kinh niên trong cuộc sống của họ, và lải nhải vừa dự đoán và được dự đoán bởi 1 lịch sử những yếu tố stress kinh niên. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu những người trưởng thành được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng, chúng tôi phát hiện ra những người đối mặt với những nhân tố gây stress thường xuyên, ví dụ như thu nhập thấp, hôn nhân không thoả mãn, công việc không thoả mãn có nhiều khả năng lải nhải hơn (Nolen-Hoeksema et al., 1999)
Những đặc điểm nhân cách cũng gắn liền với xu hướng lải nhài. Lải nhải tương quan cao với neuroticism (tình trạng lo lắng) (Nolen-Hoeksema, 1994).
@ Những khác biệt giới về lải nhải
Phụ nữ có nhiều khả năng là những người lải nhải nhiều hơn đàn ông, được đánh giá bởi những sự tự thông báo và quan sát trong thực nghiệm (Nolen-Hoeksema, 1999).
1 xu hướng lải nhải lớn hơn khiến phụ nữ mắc kẹt trong những chu kì thụ động và làm suy yếu khả năng khắc phục những vấn đề góp phần vào trầm cảm của họ, như những bất bình đẳng trong hôn nhân của họ (Nolen-Hoeksema et al., 1999).
Những nguyên nhân của sự khác biệt giới về lải nhải có thể rất nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phát hiện thấy phụ nữ thông báo có nhiều yếu tố stress kinh niên hơn, ví dụ như thu nhập thấp và những cuộc hôn nhân không thoả mãn hơn đàn ông, và sự khác biệt giới này trong những yếu tố gây stress kinh niên 1 phần gián tiếp gây ra sự khác giới trong lải nhải (Nolen-Hoeksema et al., 1999).
Trong nghiên cứu khác, Bộ 3 những đặc điểm nhân cách gắn với vai trò xã hội của phụ nữ cũng góp phần vào sự khác biệt giới trong lải nhải (Nolen-Hoeksema & Jackson, 2001).
1) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông tin là những cảm xúc tiêu cực như buồn, sợ, giận là khó kiểm soát. Khó kiểm soát những cảm xúc tiêu cực liên quan đến 1 xu hướng lải nhải lớn hơn. Phụ nữ tin là những cảm xúc tiêu cực khó kiểm soát hơn vì họ không được xã hội hoá việc sử dụng những chiến lược đương đầu tích cực trong suốt thời thơ ấu nhiều như đàn ông.
2) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông thông báo cảm thấy chịu trách nhiệm cho những tình trạng cảm xúc của mối quan hệ của họ và duy trì những mối quan hệ tích cực với người khác bằng mọi giá, và cảm thấy quá trách nhiệm sẽ gắn liền với lải nhải lớn hơn. Cảm thấy chịu trách nhiệm cho tình trạng cảm xúc của mối quan hệ có thể dẫn phụ nữ đến chỗ chú ý đến mọi sắc thái của mối quan hệ, luôn luôn cảnh giác trước những rắc rối, luôn luôn tự hỏi những bình luận hoặc hành vi của người khác có ý nghĩa gì, luôn luôn suy nghĩ làm thế nào họ có thể làm cho người khác hạnh phúc hơn. Điều này có thể làm phụ nữ cảnh giác với những trạng thái cảm xúc của họ như những máy đo khí áp về mối quan hệ của họ, góp phần vào lải nhải.
3) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông thông báo cảm thấy ít có kiểm soát trước những sự kiện quan trọng trong cuộc đời họ, và những người có sự kiểm soát thấp hơn thông báo là lải nhải nhiều hơn.
@ Lịch sử phát triển của lải nhải
Nolen-Hoeksema suy đoán: bố mẹ có thể tạo ra phong cách lải nhải cho những đứa con của họ. Những phát hiện (1995) cho thấy những đứa bé 5-7 tuổi của những bà mẹ trầm cảm nhiều khả năng bộc lộ những đáp ứng thụ động, bất lực trước những tình huống khó chịu hơn những đứa trẻ của những bà mẹ không trầm cảm. Hơn nữa, những trẻ có mẹ có phong cách lải nhải trước đáp ứng với tâm trạng trầm cảm có nhiều khả năng có những phong cách thụ động, bất lực trong việc đáp ứng với thách thức.
Trẻ cũng có thể học được phong cách lải nhải trong việc đáp ứng lại những tâm trạng tiêu cực của chúng nếu chúng không được dạy những cách tiếp cận giải quyết vấn đề 1 cách chủ động.
Bố mẹ có thể dạy các bé trai những cách tiếp cận xử lý vấn đề nhiều hơn so với dạy các bé gái. Con trai không được khóc, phải mạnh mẽ...và những người đàn ông trầm cảm bị đánh giá tiêu cực hơn phụ nữ trầm cảm (Siegl & Alloy, 1990). Điều đó có thể thúc đẩy các bé trai và đàn ông phát triển những phong cách chủ động trong việc đáp ứng lại tâm trạng trầm cảm của họ.
Đối với các bé gái, bố mẹ có thể không khuyến khích bé những cách giải quyết vấn đề 1 cách chủ động khi chúng buồn hoặc tức giận. Chúng học được rằng những cảm xúc tiêu cực như buồn, sợ là không thể kiểm soát được khi bạn có chúng (Nolen-Hoeksema & Jackson, 2001).
Khi con người trầm cảm, họ có thể đáp ứng lại tâm trạng đó của họ theo những cách khác nhau (Gross, 1998;Lazarus & Folkman, 1984; Nolen-Hoeksema, 1991). Họ có thể phủ nhận hoặc tránh suy nghĩ về những cảm xúc của họ. Họ có thể nhanh chóng hành động để thay đổi môi trường của họ và thay đổi tâm trạng của họ. Họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Hoặc họ có thể nghiền ngẫm, lải nhải.
@ Định nghĩa lải nhải (rumination)
Lý thuyết những phong cách đáp ứng (The response styles theory) (Nolen-Hoeksema, 1991) định nghĩa lải nhải như là lối suy nghĩ thụ động và lặp đi lặp lại về những triệu chứng trầm cảm của 1 người và những nguyên nhân và hậu quả có thể của những triệu chứng đó. Do đó, khi lải nhải, người đó giải trí bằng những suy nghĩ kiểu như "Điều gì không ổn với tôi? Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?..." Những suy nghĩ đó không dẫn đến việc lên kế hoạch giải quyết vấn đề, tập trung vào xử lý những vấn đề nhất định trong suốt quá trình lải nhải. Thay vào đó, người đó đơn giản chỉ duy trì những chu kỳ của suy nghĩ lải nhải. Lải nhải được xem là 1 quá trình suy nghĩ mà con người tham gia khi họ buồn hoặc trầm cảm. Dù hầu hết mọi người có thể lải nhải khi họ buồn, trầm cảm thì những nghiên cứu cho thấy xu hướng tham gia vào 1 quá trình lải nhải khi trầm cảm là 1 đặc điểm cá nhân khác biệt ổn định (Nolen-Hoeksema & Davis, 1999). Cụ thể là, trong khi nhiều người có thể lải nhải ở mức độ nào đó khi buồn hoặc trầm cảm thì vẫn có 1 số người lải nhải rất nhiều và những người lải nhải rất ít hoặc không lải nhải. Những khác biệt cá nhân đó có xu hướng trở nên ổn định theo thời gian, ngay cả khi những tâm trạng trầm cảm đã hết.
@ Những hậu quả của lải nhải
Những đáp ứng lải nhải trước tâm trạng tiêu cực là những suy nghĩ và những hành vi lặp đi lặp lại tập trung sự chú ý của 1 người vào những cảm xúc tiêu cực của anh í và bản chất và ngụ ý của những cảm xúc đó (Nolen-Hoeksema et al., 1991). Ví dụ, khi cảm thấy trầm cảm, 1 số người cô lập bản thân của họ về vấn đề mà không tiến hành hành động để giải quyết vấn đề đó, hoặc đắm chìm vào những nguyên nhân và hậu quả của những triệu chứng trầm cảm mà không làm bất kì điều gì hữu ích để giải tỏa những triệu chứng đó (Lyubomirsky, Tucker, CLdwell & Berg, 1999; Nolen-Hoeksema, 1996). Những ví dụ khác bao gồm suy nghĩ về bản thân là cô đơn, lười biếng và tuyệt vọng như thế nào và lo lắng về tình trạng tâm lý của mình. Dù những suy nghĩ như vậy có thể xuất hiện 1 cách tự nhiên với bất kì ai đang có tâm trạng trầm cảm, nhưng 1 số người vẫn lải nhải 1 cách dai dẳng về những ý nghĩa, những nguyên nhân và những hậu quả của những cảm xúc và những triệu chứng của họ mà không hành động để xử lý tình huống của họ hoặc làm bản thân xao lãng.
Dù những người đó có thể hy vọng sự lải nhải của họ sẽ giúp họ giải quyết vấn đề, giải toả những triệu chứng của họ, thì các nghiên cứu cho thấy những người tham gia vào việc lải nhải thụ động thực sự ít có khả năng sử dụng việc lên kế hoạch giải quyết vấn đề chủ động để đương đầu với vấn đề hoặc những sự kiện cuộc sống tích cực (Nolen-Hoeksema & Morrow, 1991). 1 lựa chọn có tính thích nghi hơn là sử dụng những sự gây xao lãng thú vị hoặc trung tính để nâng cao tinh thần và giải tỏa những triệu chứng trầm cảm. Những phản ứng gây xao lãng là những ý nghĩ hoặc những hành vi giúp hướng sự chú ý của 1 người ra khỏi tâm trạng trầm cảm và hướng nó sang những ý nghĩ vui vẻ và dấn mình vào những hoạt động có thể đem lại sự củng cố tích cực (Nolen-Hoeksema, 1991; Csikszentmihalyi, 1990). Ví dụ, đạp xe, đi xem phim với bạn hoặc tập trung vào 1 dự án công việc. Những hoạt động gây xao lãng hiệu quả không bao gồm những hoạt động có tính chất tự hủy hoại bản thân như uống rượu quá nhiều, đua xe, dùng ma tuý (có thể gây xao lãng trong ngắn hạn nhưng có hại về lâu dài).
Lải nhải dẫn đến trầm cảm
Vai trò của lải nhải trong việc kéo dài và tăng cường trầm cảm đã được ủng hộ bởi những nghiên cứu. Lải nhải là 1 yếu tố duy trì tâm trạng trầm cảm.
Có ít nhất 4 cơ chế mà sự lải nhải có thể làm kéo dài trầm cảm.
1. Lải nhải gia tăng những ảnh hưởng của tâm trạng trầm cảm lên suy nghĩ, làm nó có khả năng con người sẽ sử dụng những suy nghĩ tiêu cực và những kí ức bị kích hoạt bởi tâm trạng trầm cảm của họ để hiểu những hoàn cảnh hiện tại của họ.
2. Lải nhải can thiệp đến việc xử lý vấn đề có hiệu quả, bằng cách làm cho suy nghĩ trở nên bi quan hơn và dựa vào thuyết định mệnh hơn.
3. Lải nhải can thiệp những hành vi phương tiện.
4. Người thường xuyên lải nhải sẽ mất đi sự hỗ trợ xã hội, đến lượt nó sẽ nuôi dưỡng chứng trầm cảm của họ.
@ Những nguyên nhân của sự khác biệt cá nhân về lải nhải
Nếu lải nhải rất độc hại thì tại sao con người lại lải nhải?
Matthews và Wells (2000) cho rằng lải nhải có thể là kết quả của 1 sự lựa chọn có tính chiến lược để phân phối sự chú ý để phân tích những sự kiện quá khứ và lo lắng về những sự kiện tương lai. Lựa chọn lải nhải dựa vào 1 niềm tin về chức năng của lải nhải. Papageorgiou và Wells (2001a,b) phát triển 1 bảng tự thông báo để đánh giá những niềm tin tích cực về lải nhải (ví dụ, "tôi cần lải nhải về những vấn đề của tôi để tìm thấy những câu trả lời cho chứng trầm cảm của tôi" , "lải nhải về quá khứ giúp tôi ngăn ngừa những sai lầm và thất bại trong tương lai.") Họ phát hiện thấy những niềm tin quá mức như vậy gắn liền với khuynh hướng lải nhải lớn hơn và mức độ trầm cảm cao hơn.
Trong những nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi phát hiện thấy những người tự xem mình là người hay lải nhải thể hiện sự không chắc chắn và thiếu tự tin hơn khi lên những kế hoạch để khắc phục những vấn đề khó khăn của họ hơn những người không lải nhải (Ward, Lyubomirsky, Sousa & Nolen-Hoeksema, 2003). Nó cũng có thể bắt nguồn từ 1 lịch sử của những khó khăn trong việc vượt qua những vấn đề trong cuộc sống của 1 người, đến lượt nó những kết quả từ 1 xu hướng lải nhải. Chúng tôi có bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy những người lải nhải thông báo có nhiều vấn đề kinh niên trong cuộc sống của họ, và lải nhải vừa dự đoán và được dự đoán bởi 1 lịch sử những yếu tố stress kinh niên. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu những người trưởng thành được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng, chúng tôi phát hiện ra những người đối mặt với những nhân tố gây stress thường xuyên, ví dụ như thu nhập thấp, hôn nhân không thoả mãn, công việc không thoả mãn có nhiều khả năng lải nhải hơn (Nolen-Hoeksema et al., 1999)
Những đặc điểm nhân cách cũng gắn liền với xu hướng lải nhài. Lải nhải tương quan cao với neuroticism (tình trạng lo lắng) (Nolen-Hoeksema, 1994).
@ Những khác biệt giới về lải nhải
Phụ nữ có nhiều khả năng là những người lải nhải nhiều hơn đàn ông, được đánh giá bởi những sự tự thông báo và quan sát trong thực nghiệm (Nolen-Hoeksema, 1999).
1 xu hướng lải nhải lớn hơn khiến phụ nữ mắc kẹt trong những chu kì thụ động và làm suy yếu khả năng khắc phục những vấn đề góp phần vào trầm cảm của họ, như những bất bình đẳng trong hôn nhân của họ (Nolen-Hoeksema et al., 1999).
Những nguyên nhân của sự khác biệt giới về lải nhải có thể rất nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phát hiện thấy phụ nữ thông báo có nhiều yếu tố stress kinh niên hơn, ví dụ như thu nhập thấp và những cuộc hôn nhân không thoả mãn hơn đàn ông, và sự khác biệt giới này trong những yếu tố gây stress kinh niên 1 phần gián tiếp gây ra sự khác giới trong lải nhải (Nolen-Hoeksema et al., 1999).
Trong nghiên cứu khác, Bộ 3 những đặc điểm nhân cách gắn với vai trò xã hội của phụ nữ cũng góp phần vào sự khác biệt giới trong lải nhải (Nolen-Hoeksema & Jackson, 2001).
1) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông tin là những cảm xúc tiêu cực như buồn, sợ, giận là khó kiểm soát. Khó kiểm soát những cảm xúc tiêu cực liên quan đến 1 xu hướng lải nhải lớn hơn. Phụ nữ tin là những cảm xúc tiêu cực khó kiểm soát hơn vì họ không được xã hội hoá việc sử dụng những chiến lược đương đầu tích cực trong suốt thời thơ ấu nhiều như đàn ông.
2) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông thông báo cảm thấy chịu trách nhiệm cho những tình trạng cảm xúc của mối quan hệ của họ và duy trì những mối quan hệ tích cực với người khác bằng mọi giá, và cảm thấy quá trách nhiệm sẽ gắn liền với lải nhải lớn hơn. Cảm thấy chịu trách nhiệm cho tình trạng cảm xúc của mối quan hệ có thể dẫn phụ nữ đến chỗ chú ý đến mọi sắc thái của mối quan hệ, luôn luôn cảnh giác trước những rắc rối, luôn luôn tự hỏi những bình luận hoặc hành vi của người khác có ý nghĩa gì, luôn luôn suy nghĩ làm thế nào họ có thể làm cho người khác hạnh phúc hơn. Điều này có thể làm phụ nữ cảnh giác với những trạng thái cảm xúc của họ như những máy đo khí áp về mối quan hệ của họ, góp phần vào lải nhải.
3) Phụ nữ nhiều khả năng hơn đàn ông thông báo cảm thấy ít có kiểm soát trước những sự kiện quan trọng trong cuộc đời họ, và những người có sự kiểm soát thấp hơn thông báo là lải nhải nhiều hơn.
@ Lịch sử phát triển của lải nhải
Nolen-Hoeksema suy đoán: bố mẹ có thể tạo ra phong cách lải nhải cho những đứa con của họ. Những phát hiện (1995) cho thấy những đứa bé 5-7 tuổi của những bà mẹ trầm cảm nhiều khả năng bộc lộ những đáp ứng thụ động, bất lực trước những tình huống khó chịu hơn những đứa trẻ của những bà mẹ không trầm cảm. Hơn nữa, những trẻ có mẹ có phong cách lải nhải trước đáp ứng với tâm trạng trầm cảm có nhiều khả năng có những phong cách thụ động, bất lực trong việc đáp ứng với thách thức.
Trẻ cũng có thể học được phong cách lải nhải trong việc đáp ứng lại những tâm trạng tiêu cực của chúng nếu chúng không được dạy những cách tiếp cận giải quyết vấn đề 1 cách chủ động.
Bố mẹ có thể dạy các bé trai những cách tiếp cận xử lý vấn đề nhiều hơn so với dạy các bé gái. Con trai không được khóc, phải mạnh mẽ...và những người đàn ông trầm cảm bị đánh giá tiêu cực hơn phụ nữ trầm cảm (Siegl & Alloy, 1990). Điều đó có thể thúc đẩy các bé trai và đàn ông phát triển những phong cách chủ động trong việc đáp ứng lại tâm trạng trầm cảm của họ.
Đối với các bé gái, bố mẹ có thể không khuyến khích bé những cách giải quyết vấn đề 1 cách chủ động khi chúng buồn hoặc tức giận. Chúng học được rằng những cảm xúc tiêu cực như buồn, sợ là không thể kiểm soát được khi bạn có chúng (Nolen-Hoeksema & Jackson, 2001).