Tìm hiểu văn bản "Cổng trường mở ra"

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Tóm tắt nội dung:

“Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan (báo Yêu trẻ thành phố Hồ Chí Minh) ghi lại tâm trạng người mẹ và con đêm trước ngày khai trường.

2. Biểu hiện tâm trạng người mẹ và con có khác nhau?

* Mẹ thì thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên không ngủ được.
* Con thì thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.

3. Tại sao người mẹ không ngủ được, dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?

* Mẹ không ngủ được một phần vì lo chuẩn bị cho con.

* Mẹ không ngủ được vì đang hồi tưởng lại tuổi học trò thơ ngây của mình. Cứ nhắm mắt lại là dường như mẹ nghe tiếng đọc bài trầm bổng “Hàng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi, dẫn đi trên con đường dài và hẹp…”

4. Có phải mẹ trực tiếp nói với con? Mẹ đang tâm sự với ai? Tác dụng?
Ngoài câu nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”, mẹ không trực tiếp nói với con. Mẹ đang ôn lại kỷ niệm của thời học sinh. Mẹ chỉ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang độc thoại với nội tâm với chính mình.

5. Câu văn nói lên vai trò quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trong bài viết có câu văn nói lên vai trò quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ là: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

6. Em hiểu “Thế giới kì diệu” đó là gì?
Thế giới kì diệu” sẽ mở ra sau cánh cửa nhà trường là:

- Cuộc sống học tập giúp em trở thành con người có đủ phẩm chất, năng lực bước vào một xã hội mới.

- Nhà trường sẽ mang lại cho em bao điều mới mẻ, đó là trí thức, là tình cảm, tư tưởng và đạo lý.

- Mở ra một thế giới trong tình bạn, tình thầy trò trong sáng, đẹp đẽ và cao quý.

7. Nghệ thuật:

Bằng ngôn ngữ độc thoại “Cổng trường mở ra” đã góp phần bộc lộ chất trữ tình trong việc biểu đạt tâm trạng của nhân vật, khiến người đọc như đang sống với tâm sự của người mẹ.

Văn bản trên đã thực hiện một phương thức miêu tả vừa cụ thể, vừa sinh động, về diễn biến tâm trạng của người mẹ với nhiều hình thức khác nhau:

- Phương thức miêu tả trực tiếp.

- Miêu tả qua thủ pháp so sánh giữa tâm trạng của người mẹ và con.

- Miêu tả hồi ức làm bừng sống lại một thời tuổi học sinh thơ ngây, của người mẹ.
“Cổng trường mở ra” là văn bản kết hợp hài hòa giữa phương thứ tự sự (ghi lại sự việc) với phương thức trừ tình (bộc lộ cảm xúc) làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ.

II. LUYỆN TẬP:

1. Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất. Vì sao?
Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất, bởi vì ngày đó như một kỷ niệm đưa ta vào một cuộc sống mới đầy những điều kì diệu.

2. Viết một đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên.
Sáng mồng 5 tháng 9 mẹ dắt em tới trường. Em và mẹ bước qua cánh cổng sắt thật to, đi vào cái sân có mấy cây bàng, cây phượng xum xuê. Em còn đang bỡ ngỡ nhìn trước, nhìn sau thì một cô giáo đã đến bên cạnh mẹ con em mà hỏi:

- Cháu Hà đấy có phải không?

- Dạ, thưa vâng.

- Nào, em đi với cô…

Mẹ em từ từ gỡ bàn tay em ra khỏi tay mẹ rồi đặt vào tay cô giáo:

- Con đi theo cô, các bạn đang chuẩn bị xếp hàng để vào lớp.
Nước mắt em như muốn trào ra nhưng bàn tay cô giáo êm êm đã kéo em về phía cô và cả sân trường như trong không khí đông vui, tưng bừng, nhộn nhịp.Vừa đi theo cô em vừa ngoái lại nhìn mẹ, mẹ em vẫy tay cười như bảo: “Đi đi con, hãy can đảm lên”.
(Phỏng theo Học tốt văn 7)
Ghi nhớ

Ngày khai trường đầu tiên của con có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ mở ra cánh cửa để đón những chủ nhân tương lai của đất nước bước vào một “Thế giới kì diệu”.

Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top