Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ dài mà hẹp, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Chính vì thế, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế.
Đất đai màu mỡ, cộng với sự đa dạng của tài nguyên khí hậu và rừng, đem lại cho Tây Nguyên những tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp mà đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ.
Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Trữ năng thuỷ điện khá lớn, trên các sông Xê Xan, Xrêpôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, M’nông…) với truyền thống văn hoá độc đáo.
Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
Khí hậu Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 – 5 tháng). Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho việc sản xuất và sinh hoạt.
Sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe doạ xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại. Nhưng mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khô nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trông các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) khá thuận lợi.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m.
Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng).
Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây.
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Sưu tầm: Tong
Đất đai màu mỡ, cộng với sự đa dạng của tài nguyên khí hậu và rừng, đem lại cho Tây Nguyên những tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp mà đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ.
Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Trữ năng thuỷ điện khá lớn, trên các sông Xê Xan, Xrêpôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, M’nông…) với truyền thống văn hoá độc đáo.
Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
Khí hậu Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 – 5 tháng). Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho việc sản xuất và sinh hoạt.
Sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe doạ xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại. Nhưng mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khô nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trông các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) khá thuận lợi.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m.
Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng).
Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây.
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít.
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Sưu tầm: Tong