rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Tears of a Clown
Probing the comedian's psyche
Published on December 22, 2008 by Scott Barry Kaufman, Ph.D. in Beautiful Minds
Mọi người thích 1 hài kịch vui nhộn. Hài kịch phơi bày và phóng đại những vô lý của cuộc sống, làm giảm stress, xoa dịu những căng thẳng xã hội và nhìn chung nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhưng đằng sau mỗi hài kịch là cuộc sống thực của 1 con người đổ rất nhiều mồ hôi để có được tiếng cười. Những người đó là người như thế nào? Làm thế nào mà diễn viên hài trở thành người như vậy, liên tục đẩy mọi việc đến mức cực đoan để có được tiếng cười từ những người khác? Động cơ của diễn viên hài là gì? Diễn viên hài nhìn nhận về bản thân họ như thế nào?
Những nguồn gốc của hài kịch
Samuel Janus và các cộng sự của ông đã nghiên cứu về trí thông minh, trình độ học vấn, nền tảng gia đình và tính cách của 69 diễn viên hài, tất cả đều nổi tiếng và thành công. Họ sử dụng những phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu: những cuộc phỏng vấn lâm sàng, những ký ức đầu đời, những giấc mơ, những bài test phóng chiếu, và test trí thông minh WAIS.
Janus kết luận rằng, những diễn viên hài có xu hướng vượt trội về trí thông minh, nhưng họ cũng cảm thấy bị hiểu lầm, tức giận, lo lắng, hoài nghi, trầm cảm, và quan tâm đến sự ủng hộ. Cuộc sống trước đây của họ thường đặc trưng bởi sự đau khổ, sự cô lập, và những cảm giác thiếu thốn; trong nhiều trường hợp, những diễn viên hài học cách sử dụng sự hài hước như 1 cơ chế phòng vệ chống lại sự lo lắng, biến đổi những cảm xúc tức giận bị kìm nén của họ từ sự xung hấn cơ thể, vật lý sang xung hấn bằng lời nói. Tuy nhiên, nhiều diễn viên hài cũng là những cá nhân nhút nhát, e thẹn, nhạy cảm và thấu cảm, thành công của họ trong hài kịch rõ ràng 1 phần là do khả năng nhìn nhận chính xác những nỗi sợ và những nhu cầu của khán giả của họ.
Seymour và Rhoda Fisher đã tiến hành 1 nghiên cứu được kiểm soát tốt hơn về những nhà sản xuất hài chuyên nghiệp, và tóm tắt những kết quả của họ trong 1 cuốn sách thú vị "Pretend the World is Funny and Forever: A Psychological Analysis of Comedians, Clowns, and Actors".
Họ đánh giá về tính cách/nhân cách, động cơ và những hồi ức thời thơ ấu của 43 diễn viên hài chuyên nghiệp (bao gồm 15 chú hề trong rạp xiếc) và những báo cáo tiểu sử và tự truyện được công bố của 40 diễn viên hài và chú hề. Họ cũng thực hiện test vết mực Rorschach và Thematic Apperception Test (TAT) để xác định những chủ đề và những mối bận tâm trong suy nghĩ của những diễn viên hài. Mẫu nghiên cứu của họ gồm 41 diễn viên hài chuyên nghiệp.
Fisher và Fisher phát hiện thấy những diễn viên hài chuyên nghiệp không khác với những diễn viên (bình thường khác) về sự trầm cảm hoặc sức khỏe tâm thần tổng quát, nhưng đã khám phá ra nhiều điểm khác nhau giữa các nhóm. Phần lớn các diễn viên hài xuất thân từ tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn. Khá sớm, họ bộc lộ tài năng hài hước, thường đóng vai "chú hề" trong trường học. Nhiều người trong mẫu nghiên cứu bước vào hài kịch chuyên nghiệp thông qua hứng thú của họ trong âm nhạc. So với các nam diễn viên, những diễn viên hài chuyên nghiệp đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở 1 độ tuổi trẻ. Họ cũng mô tả về cha của họ bằng những ngôn ngữ tích cực cao, và có xu hướng ám chỉ về mẹ của họ như 1 người giữ kỷ luật, 1 người chỉ trích hung hăng, không quan tâm và không có tình mẹ. Phát hiện này cũng được khám phá trong 1 mẫu những nhà sản xuất hài không chuyên: những sinh viên đại học càng xem bản thân họ như những diễn viên hài, họ càng xem mẹ họ như người có tính kiểm soát và cha họ như người ôn hoà hơn trong quá trình nuôi dưỡng họ.
Steven Prasinos và Bennett Tittler đã nghiên cứu 88 thanh niên Boy Scouts và phát hiện thấy những Boy Scouts hài hước hơn (được đánh giá bởi bạn bè) có xu hướng giữ khoảng cách nhiều hơn với gia đình của họ, thông báo ít có sự cố kết trong gia đình của họ hơn những điều được thông báo từ bạn bè của họ, và thông báo có xung đột gia đình lớn hơn. Các tác giả giải thích những phát hiện đó như là cho thấy sự hài hước đại diện cho 1 nỗ lực liên kết từ 1 khoảng cách. Họ cũng nêu ra khả năng thú vị là khoảng cách này chính xác là những gì cho phép những cá nhân đó trở nên hài hước, vì nó cho phép họ có 1 quan điểm mới mẻ.
Fisher trình bày lời giải thích hấp dẫn khác cho mối liên hệ giữa những trải nghiệm đầu đời và sự phát triển tính hài hước. Họ rút ra điều này từ nghiên cứu của Alfred Heilbrum, người đã phát hiện thấy 1khuynh hướng của những cá nhân được nuôi dưỡng bởi những bà mẹ kiểm soát, không quan tâm (non-nurturing) đến sự phát triển bệnh tâm thần phân liệt. Heilbrun phát hiện thấy 2 kiểu đàn ông được nuôi bởi 1 người mẹ không quan tâm. "Kiểu đóng" được đặc trưng bởi những phòng vệ như cô lập, cách ly khỏi những tương tác xã hội và trầm cảm, trong khi "kiểu mở" được đặc trưng như tính hướng ngoại và tỉnh táo trước những cách để có được sự ủng hộ của xã hội, luôn luôn tìm kiếm những tín hiệu của những điều mọi người mong đợi ở họ.
Các tác giả Fishers liên hệ kiểu tính cách mở này đến những diễn viên hài trong mẫu nghiên cứu của họ và cho rằng kiểu liên hệ với mọi người của những diễn viên hài có thể phần nào phản ánh những việc làm thời thơ ấu của họ với mẹ họ. Quan điểm của họ là anh/cô ấy trở thành chuyên gia trong việc "đọc được" mẹ của anh/cô ấy, và sau này học cách làm thế nào "nhìn chăm chú thế giới theo 1 cách rất nhạy cảm, tìm kiếm những sự mâu thuẫn, trái ngược để giải mã và hoà giải, tìm ra những tín hiệu làm thế nào để giành được sự ủng hộ và hỗ trợ" (p. 207).
Những động cơ của diễn viên hài là gì? Trong nghiên cứu của 2 Fisher, những diễn viên hài chuyên nghiệp bộc lộ nhiều chủ đề về sự tương phản và trái ngược. 2 Fisher đưa ra giả thuyết rằng nhữngdiễn viên hài học được thông qua những trải nghiệm đầu đời của họ, rằng cuộc sống là vô lý, lố bịch, buồn cười. Sau đó họ dành cuộc đời của họ để kể những câu chuyện cười giúp họ hiểu rõ về sự vô lý, buồn cười của chính thân phận của họ. Họ nhận thấy rất nhiều sự hài hước liên quan đến việc phát hiện và đặt ý nghĩa cho những điều mơ hồ, và những diễn viên hài đó bị ám ảnh với sự không ổn định. Các tác giả cho rằng sự tập trung vào tính hay thay đổi này có thể đại diện cho 1 nỗ lực làm chủ, và những diễn viên hài tìm cách thích nghi trước 1 mối đe doạ từng rất đau đớn trong thời thơ ấu của họ.
Fisher and Fisher phát hiện thấy hầu hết những diễn viên hài chuyên nghiệp có hình tượng của sự nhỏ bé/nhỏ mọn. Họ có xu hướng có lòng tự trọng (Self-esteem) thấp hơn và nói những điều xấu về bản thân họ. Họ cho rằng sự tập trung của những diễn viên hài vào sự nhỏ bé của anh/cô ấy có thể là 1 kết quả của sự quan trọng bị giảm sút mà anh/ cô ấy cảm nhận khi còn là 1 đứa trẻ và nhiều hành vi hài hước hướng đến giảm bớt sự khác nhau của sự nhỏ bé giữa bản thân họ và những người khác.
Nhận thức về bản thân
Những diễn viên hài xem bản thân họ như thế nào? Các tác giả Fisher phát hiện thấy họ xem bản thân như những người chữa bệnh. Nhiều diễn viên hài chuyên nghiệp bộc lộ 1 sự cống hiến để trở nên vị tha. Họ xem nhiệm vụ chính của mình là làm mọi người cảm thấy những sự kiện cuộc sống là buồn cười. Đồng thời, các diễn viên hài chuyên nghiệp cũng xem sự hài hước như 1 phương pháp để kiểm soát và chi phối khán giả.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy sự hài hước ở những diễn viên hài chuyên nghiệp như 1 cơ chế phòng vệ hoặc cơ chế đương đầu trong việc xử lý với những trải nghiệm gia đình của anh/cô ấy, và gánh nặng phải tự chăm sóc bản thân. Điều này có thể thúc đẩy diễn viên hài làm mọi người cười để có được sự chấp nhận của người khác, cũng như thúc đẩy diễn viên hài tiết lộ sự vô lý, lố bịch của cuộc sống để làm cuộc sống của họ hợp lý, chấp nhận được. Như Mark Runco đã nhận thấy, viết lách thường là 1 hình thức giải quyết vấn đề; nhiều nhà văn bị thúc đẩy viết lách để xử lý những vấn đề trong cuộc sống của họ. Những nhà soạn hài kịch có thể sử dụng hài kịch trong nghiệp viết lách của họ để giúp họ hiểu về bản thân họ và thế giới, và cũng là 1 cách để kiểm soát những cảm xúc của người đọc. Bất cứ lý do gì của diễn viên hài, cảm ơn lòng tốt của họ.
--
Kaufman, S.B., & Kozbelt, A. (in press). The Tears of a Clown: Understanding Comedy Writers. To appear in S.B. Kaufman & J.C. Kaufman (Eds.), The Psychology of Creative Writing. Cambridge, UK: Cambridge University Press. [pdf]
Nguồn: PsychologyToday
The Tears of a Clown
Probing the comedian's psyche
Published on December 22, 2008 by Scott Barry Kaufman, Ph.D. in Beautiful Minds
Mọi người thích 1 hài kịch vui nhộn. Hài kịch phơi bày và phóng đại những vô lý của cuộc sống, làm giảm stress, xoa dịu những căng thẳng xã hội và nhìn chung nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhưng đằng sau mỗi hài kịch là cuộc sống thực của 1 con người đổ rất nhiều mồ hôi để có được tiếng cười. Những người đó là người như thế nào? Làm thế nào mà diễn viên hài trở thành người như vậy, liên tục đẩy mọi việc đến mức cực đoan để có được tiếng cười từ những người khác? Động cơ của diễn viên hài là gì? Diễn viên hài nhìn nhận về bản thân họ như thế nào?
Những nguồn gốc của hài kịch
Samuel Janus và các cộng sự của ông đã nghiên cứu về trí thông minh, trình độ học vấn, nền tảng gia đình và tính cách của 69 diễn viên hài, tất cả đều nổi tiếng và thành công. Họ sử dụng những phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu: những cuộc phỏng vấn lâm sàng, những ký ức đầu đời, những giấc mơ, những bài test phóng chiếu, và test trí thông minh WAIS.
Janus kết luận rằng, những diễn viên hài có xu hướng vượt trội về trí thông minh, nhưng họ cũng cảm thấy bị hiểu lầm, tức giận, lo lắng, hoài nghi, trầm cảm, và quan tâm đến sự ủng hộ. Cuộc sống trước đây của họ thường đặc trưng bởi sự đau khổ, sự cô lập, và những cảm giác thiếu thốn; trong nhiều trường hợp, những diễn viên hài học cách sử dụng sự hài hước như 1 cơ chế phòng vệ chống lại sự lo lắng, biến đổi những cảm xúc tức giận bị kìm nén của họ từ sự xung hấn cơ thể, vật lý sang xung hấn bằng lời nói. Tuy nhiên, nhiều diễn viên hài cũng là những cá nhân nhút nhát, e thẹn, nhạy cảm và thấu cảm, thành công của họ trong hài kịch rõ ràng 1 phần là do khả năng nhìn nhận chính xác những nỗi sợ và những nhu cầu của khán giả của họ.
Seymour và Rhoda Fisher đã tiến hành 1 nghiên cứu được kiểm soát tốt hơn về những nhà sản xuất hài chuyên nghiệp, và tóm tắt những kết quả của họ trong 1 cuốn sách thú vị "Pretend the World is Funny and Forever: A Psychological Analysis of Comedians, Clowns, and Actors".
Họ đánh giá về tính cách/nhân cách, động cơ và những hồi ức thời thơ ấu của 43 diễn viên hài chuyên nghiệp (bao gồm 15 chú hề trong rạp xiếc) và những báo cáo tiểu sử và tự truyện được công bố của 40 diễn viên hài và chú hề. Họ cũng thực hiện test vết mực Rorschach và Thematic Apperception Test (TAT) để xác định những chủ đề và những mối bận tâm trong suy nghĩ của những diễn viên hài. Mẫu nghiên cứu của họ gồm 41 diễn viên hài chuyên nghiệp.
Fisher và Fisher phát hiện thấy những diễn viên hài chuyên nghiệp không khác với những diễn viên (bình thường khác) về sự trầm cảm hoặc sức khỏe tâm thần tổng quát, nhưng đã khám phá ra nhiều điểm khác nhau giữa các nhóm. Phần lớn các diễn viên hài xuất thân từ tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn. Khá sớm, họ bộc lộ tài năng hài hước, thường đóng vai "chú hề" trong trường học. Nhiều người trong mẫu nghiên cứu bước vào hài kịch chuyên nghiệp thông qua hứng thú của họ trong âm nhạc. So với các nam diễn viên, những diễn viên hài chuyên nghiệp đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở 1 độ tuổi trẻ. Họ cũng mô tả về cha của họ bằng những ngôn ngữ tích cực cao, và có xu hướng ám chỉ về mẹ của họ như 1 người giữ kỷ luật, 1 người chỉ trích hung hăng, không quan tâm và không có tình mẹ. Phát hiện này cũng được khám phá trong 1 mẫu những nhà sản xuất hài không chuyên: những sinh viên đại học càng xem bản thân họ như những diễn viên hài, họ càng xem mẹ họ như người có tính kiểm soát và cha họ như người ôn hoà hơn trong quá trình nuôi dưỡng họ.
Steven Prasinos và Bennett Tittler đã nghiên cứu 88 thanh niên Boy Scouts và phát hiện thấy những Boy Scouts hài hước hơn (được đánh giá bởi bạn bè) có xu hướng giữ khoảng cách nhiều hơn với gia đình của họ, thông báo ít có sự cố kết trong gia đình của họ hơn những điều được thông báo từ bạn bè của họ, và thông báo có xung đột gia đình lớn hơn. Các tác giả giải thích những phát hiện đó như là cho thấy sự hài hước đại diện cho 1 nỗ lực liên kết từ 1 khoảng cách. Họ cũng nêu ra khả năng thú vị là khoảng cách này chính xác là những gì cho phép những cá nhân đó trở nên hài hước, vì nó cho phép họ có 1 quan điểm mới mẻ.
Fisher trình bày lời giải thích hấp dẫn khác cho mối liên hệ giữa những trải nghiệm đầu đời và sự phát triển tính hài hước. Họ rút ra điều này từ nghiên cứu của Alfred Heilbrum, người đã phát hiện thấy 1khuynh hướng của những cá nhân được nuôi dưỡng bởi những bà mẹ kiểm soát, không quan tâm (non-nurturing) đến sự phát triển bệnh tâm thần phân liệt. Heilbrun phát hiện thấy 2 kiểu đàn ông được nuôi bởi 1 người mẹ không quan tâm. "Kiểu đóng" được đặc trưng bởi những phòng vệ như cô lập, cách ly khỏi những tương tác xã hội và trầm cảm, trong khi "kiểu mở" được đặc trưng như tính hướng ngoại và tỉnh táo trước những cách để có được sự ủng hộ của xã hội, luôn luôn tìm kiếm những tín hiệu của những điều mọi người mong đợi ở họ.
Các tác giả Fishers liên hệ kiểu tính cách mở này đến những diễn viên hài trong mẫu nghiên cứu của họ và cho rằng kiểu liên hệ với mọi người của những diễn viên hài có thể phần nào phản ánh những việc làm thời thơ ấu của họ với mẹ họ. Quan điểm của họ là anh/cô ấy trở thành chuyên gia trong việc "đọc được" mẹ của anh/cô ấy, và sau này học cách làm thế nào "nhìn chăm chú thế giới theo 1 cách rất nhạy cảm, tìm kiếm những sự mâu thuẫn, trái ngược để giải mã và hoà giải, tìm ra những tín hiệu làm thế nào để giành được sự ủng hộ và hỗ trợ" (p. 207).
Những động cơ của diễn viên hài là gì? Trong nghiên cứu của 2 Fisher, những diễn viên hài chuyên nghiệp bộc lộ nhiều chủ đề về sự tương phản và trái ngược. 2 Fisher đưa ra giả thuyết rằng nhữngdiễn viên hài học được thông qua những trải nghiệm đầu đời của họ, rằng cuộc sống là vô lý, lố bịch, buồn cười. Sau đó họ dành cuộc đời của họ để kể những câu chuyện cười giúp họ hiểu rõ về sự vô lý, buồn cười của chính thân phận của họ. Họ nhận thấy rất nhiều sự hài hước liên quan đến việc phát hiện và đặt ý nghĩa cho những điều mơ hồ, và những diễn viên hài đó bị ám ảnh với sự không ổn định. Các tác giả cho rằng sự tập trung vào tính hay thay đổi này có thể đại diện cho 1 nỗ lực làm chủ, và những diễn viên hài tìm cách thích nghi trước 1 mối đe doạ từng rất đau đớn trong thời thơ ấu của họ.
Fisher and Fisher phát hiện thấy hầu hết những diễn viên hài chuyên nghiệp có hình tượng của sự nhỏ bé/nhỏ mọn. Họ có xu hướng có lòng tự trọng (Self-esteem) thấp hơn và nói những điều xấu về bản thân họ. Họ cho rằng sự tập trung của những diễn viên hài vào sự nhỏ bé của anh/cô ấy có thể là 1 kết quả của sự quan trọng bị giảm sút mà anh/ cô ấy cảm nhận khi còn là 1 đứa trẻ và nhiều hành vi hài hước hướng đến giảm bớt sự khác nhau của sự nhỏ bé giữa bản thân họ và những người khác.
Nhận thức về bản thân
Những diễn viên hài xem bản thân họ như thế nào? Các tác giả Fisher phát hiện thấy họ xem bản thân như những người chữa bệnh. Nhiều diễn viên hài chuyên nghiệp bộc lộ 1 sự cống hiến để trở nên vị tha. Họ xem nhiệm vụ chính của mình là làm mọi người cảm thấy những sự kiện cuộc sống là buồn cười. Đồng thời, các diễn viên hài chuyên nghiệp cũng xem sự hài hước như 1 phương pháp để kiểm soát và chi phối khán giả.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy sự hài hước ở những diễn viên hài chuyên nghiệp như 1 cơ chế phòng vệ hoặc cơ chế đương đầu trong việc xử lý với những trải nghiệm gia đình của anh/cô ấy, và gánh nặng phải tự chăm sóc bản thân. Điều này có thể thúc đẩy diễn viên hài làm mọi người cười để có được sự chấp nhận của người khác, cũng như thúc đẩy diễn viên hài tiết lộ sự vô lý, lố bịch của cuộc sống để làm cuộc sống của họ hợp lý, chấp nhận được. Như Mark Runco đã nhận thấy, viết lách thường là 1 hình thức giải quyết vấn đề; nhiều nhà văn bị thúc đẩy viết lách để xử lý những vấn đề trong cuộc sống của họ. Những nhà soạn hài kịch có thể sử dụng hài kịch trong nghiệp viết lách của họ để giúp họ hiểu về bản thân họ và thế giới, và cũng là 1 cách để kiểm soát những cảm xúc của người đọc. Bất cứ lý do gì của diễn viên hài, cảm ơn lòng tốt của họ.
--
Kaufman, S.B., & Kozbelt, A. (in press). The Tears of a Clown: Understanding Comedy Writers. To appear in S.B. Kaufman & J.C. Kaufman (Eds.), The Psychology of Creative Writing. Cambridge, UK: Cambridge University Press. [pdf]
Nguồn: PsychologyToday