• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luậ Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật

dream_high

Moderator
Xu
0
TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VN VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
I. Cơ sở lí luận

1. Các khái niệm
- Kết hôn: là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
- Kết hôn trái pháp luật: là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại điều 9, 10 luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Hủy việc kết hôn trái pháp luật: là biện pháp xử lí đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện thái độ phủ định của nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
2. Đường lối và căn cứ chung để hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo tinh thần chung của thông tu 112/NCPL của Tòa án nhân tối cao ngày 19/8/1972 hướng dẫn việc xử lí về dân sự những hôn nhân vi phạm về điều kiện kết hôn do luật định (TT.112) và Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988cuar Hội đồng thẩm phán (NQ.01). Có thể xác định đường lối chung cho việc hủy hôn nhân trái pháp luật như sau:
- Phải xử hủy những hôn nhân trái pháp luật vi phạm điều kiện kết hôn có tình chất nghiêm trọng và đang tiếp diễn như: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với người khác, kết hôn người có họ hàng mà pháp luật cấm, người đang mắc một trong các bệnh mà pháp luật cấm.
- Với những hôn nhân trước đây vi phạm điều kiện kết hôn nhưng nay đã chấm dứt hoặc vi phạm không có tính chất nghiêm trọng và có thể sửa chữa dễ dàng như: kết hôn không đăng kí thì xử lí theo đường lối li hôn nhằm chiếu cố đến quyền lợi của đương sự nhất là phụ nữ và con cái của họ, cũng như chiếu cố đến phông tục tập quán của địa phương.
Căn cứ chung để hủy hôn nhân trái pháp luật là:
- Chưa đủ tuổi theo luật định mà kết hôn.
- Thiếu sự tự nguyện thực sự trong việc kết hôn của một trong hai bên như kết hôn bị cưỡng ép, bị lừa dối.
- Người đang có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
- Người có quan hệ họ hàng thân thuộc mà luật cấm kết hôn lại kết hôn với nhau.
- Người đang mắc một trong các bệnh mà luật cấm kết hôn lại kết hôn với người khác.
Ngoài ra theo quan niệm hôn nhân truyền thống, về lí luận chúng ta cũng coi trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tình là căn cứ để hủy hôn nhân.
II. Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000.
1. Căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kế thừa luật HN&GĐ năm 1959, 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có thêm quy định sau: “ Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, người mất năng lực hành vi dân sự” (Điều 10).
Hủy việc kết hôn trái pháp luật được đưa vào một điều luật cụ thể: “ Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tai điều 15 của luật này, Tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng kí kết hôn xóa đăng kí kết hôn trong Sổ đăng kí kết hôn” (Điều 16).
2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
( điều 15 Luật HN&GĐ năm 2000)
Trong trường hợp kết hôn mà chưa đủ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc chồng, với người mất năng lực hành vi, kết hôn với người có cùng dòng máu vè trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời, kết hôn với cha, mẹ nuôi với con nuôi, với người đã từng là con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng thì những người sau đây có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: Hội liên hiệp phụ nữ, Viện kiểm sát. Luật có quy định thêm rằng cá nhân, tổ chức, cơ quan khác có quyền đề nghị viện kiểm sát xem xét, yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quy định trên có thể cho phép một người thứ ba nào đó bất kì chen vào cuộc sống riêng của người khác. Trong thực tiễn, nếu xét tháy người thứ ba không có lợi ích rõ ràng trong việc yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật và bản thân việc yêu cầu cũng không xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung thì viện kiểm sát hoặc tòa án sẽ bác đề nghị của người thứ ba, đặc biệt trong trường hợp yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do có sự nhầm lẫn về lai lịch, lừa dối cưỡng ép hoặc do một người ở trong tình trạng không nhận thức được hành vi của mình.
3. Hậu quả pháp lí
3.1 Về quan hệ nhân thân
Theo Luật HN&GĐ năm 2000 điều 17, khoản 1, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nếu việc kết hôn bị hủy do có vi phạm về tuổi kết hôn, thì người tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng hoặc người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử phật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn. Nếu không có bên nào đủ tuổi để chịu trách nhiêm hình sự thì người tổ chức việc duy trig quan hệ đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn.
Nếu việc bị hủy do vi phạm do vi phạm chế độ một vợ một chồng thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị xử lí hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Nếu việc kết hôn bị hủy do các hôn bên có quan hệ thân thuộc trực hệ hoặc quan hệ anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng cha hay cùng mẹ thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.
Nếu việc kết hôn trái pháp luật có sự cưỡng ép hoặc lừa dối thì còn phải phân biệt:
- Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi như không còn sự ép buộc hoặc lừa dối. Hai bên có thể đăng kí lại việc kết hôn. Nếu không đăng kí lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, tình trạng này luaatjkhoong khuyến khích.
- Nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia thì người cưỡng ép có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự.
3.2. Về quan hệ tài sản
Giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được thừa nhận thì không thể có các quan hệ tài sản và quan hệ vợ chồng. Việc thanh toán và phân chia tài sản chung của hai bên được thực hiện như trong trường hợp thanh toán và phân chia tài sản của một công ty theo Luật HN&GĐ năm 2000 điều 7 khoản 3. sau khi việc kết hôn bị hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến đóng góp công sức của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ và các con.
3.3. Về quan hệ thừa kế
Chưa ao giờ được coi là vợ chồng đối với nhau, giữa những người mà quan hệ hôn nhân bị thủ tiêu không thể có quan hệ thừa kế hoặc vợ chồng. Nếu một trong hai bên chết trước khi hôn nhân bị hủy và bên kia còn sống đã được thừa nhận là người thừa kế thì tư cách là người thừa kế sẽ bị hủy bỏ. Nếu bên còn sống đã được nhận một số tài sản trong khuôn khổ phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế khác có quyền đòi lại.
3.4. Quan hệ giữa cha mẹ và con
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha mẹ của con chung. Khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ li hôn (khoản 2 điều 17 luật HN&GĐ). Khi hủy kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng li hôn là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.


(Dream_high)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top