Tìm hiểu đoạn trích "Trao duyên" (trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Bút Nghiên

ButNghien.com
Đoạn trích Trao duyên ( Trích Truyện Kiều )

TRAO DUYÊN


I)VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH

Sau khi Thuý Kiều và Kim Trọng thề thốt với nhau ,cùng nhau đính ước thì tai biến xảy đến cho gia đình nàng .Kiều phải hy sinh tình yêu với Kim Trọng , bán mình chuộc cha. Đây là đoạn miêu tẢ tâm trạng nàng sau khi quyết định trao duyên cho Thuý Vân . Đoạn trích này được trích từ câu 711 đến câu 757 trong tác phẩm “Truyện Kiều”

II)CHỦ ĐỀ

Trong đoạn trích này Nguyễn Du khắc hoạ nổi bật tình cảm thuỷ chung , son sắt của Thuý Kiều đối với Kim Trọng .Ngoài ra Nguyễn Du còn cho ta thấy Thuý Kiều là một người con gái giàu lòng hy sinh , vị tha , biết quên mình vì hạnh phúc của kẻ khác . Đồng thời , qua đoạn thơ này Nguyễn Du cũng đã tố cáo sự bất nhân tàn bạo của xã hội phong kiến đã vùi dập tình yêu đôi lứa , chà đạp , làm tan vỡ hạnh phúc và quyền sống của con người lương thiện .

III) PHÂN TÍCH

1)Tâm trạng của Thuý Kiều khi trao duyên cho em :

Kiều cứ ngại cho Kim Trọng về việc đính hôn , thề hẹn không thành :

“Rằng lòng đương thổn thức đầy.
Tơ duyên còn vướng mối này chu xong
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”

Đây là tâm trạng phân vân của Thuý Kiều, nói hay không nói điều sâu kín trong lòng mình? Nói ra thì thẹn vói Thuý Vân, mà không nói ra thì phụ tấm lòng với Kim Trọng. Đây quả là một tâm trạng dằn vặt , khó xử .

Từ cái tâm trạng dằn vặt khó xử đó . Kiều khi đã đi đến quyết định phải nói , vì không còn cơ hội nào khác . Ngày mai nàng phải theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy rồi . Nhưng trước khi nói nàng đã quỳ xuống và lạy Thuý Vân :

“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chi lạy rồi sẽ thưa”

Đây là một thái độ trân trọng của Thuý Kiều đối vói Thuý Vân và đó cũng chính là sự trân trọng với tình mình với người yêu . Hơn nữa Kiều sợ rằng điều mình nói ra không được Thuý Vân chấp thuận .

Lời Kiều nói với Thuý Vân là những lời đau đớn , tuyệt vọng:

“Ngày xuân em hãy còn dài
xót tình máu mủ thay lời nước non”

Ngày xuân của Thuý Vân còn dài có nghĩa là ngày xuân của Thuý Kiều đã hết . Và Kiều đã thốt lên lời tuyệt mệnh, sự hy sinh của nàng đến mức thảm hại :

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm ngùi chín suối hãy còn thơm lây”

Bi kịch dã lên đến cao điểm , Kiều trao duyên cho em nhưng tình nàng vẫn giữ . Thế là hết , một nỗi tái tê dâng ngập hồn nàng , nàng đành vĩnh biệt người yêu

2) Tâm trạng của Thuý Kiều sau khi trao duyên cho em

Sau khi đã nói điều mình muốn nói , Kiêù càng cảm thấy thương mình , nghĩ đến ngày mai tăm tối mà mình phải trải qua .

“ Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc , ắt lòng chẳng quên”

Trong hai câu thơ này Nguyễn Du đã dùng hai hình ảnh đối lập “nên vợ nên chồng “,”người mệnh bạc” để gợi nỗi thương tâm , chua xót của Kiều .

Đã trao duyên cho em rồi , nhưng Kiều vẫn còn băn khoăn vì một lời thề chưa trọn và nàng quyết tâm làm tất cả , chịu đựng tất cả để trả nghĩa cho người yêu :

“Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

Ở đây chính là sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của Thuý Kiều . Lòng nàng đã “mang nặng lời thề” nên làm sao nàng quên được Kim Trọng , nàng không đau đớn sao được khi chưa thực hiên được lời thề . Và đó cũng chính là nỗi thương mình vô hạn của nàng .
Sự chia ly đã bày ra trước mắt , tình yêu nàng vừa đưa tay ra đón đã đổ vỡ tan tác , khiến nàng phải kêu lên những tiếng kêu đứt ruột :

“Bây giờ trâm gãy , bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”

Với hai hình ảnh “trâm gãy” “bình tan” cùng với cách dùng câu cảm “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !”

Nguyễn Du đã khắc sâu thêm cái hoàn cảnh đáng thương của Kiều .

Quá đau đớn xót xa cho tình mình ;quá lo lắng cho người yêu , Kiều như quên mất Thuý Vân trước mặt , hình ảnh của Kim Trọng lại hiện ra và nàng thốt lên những lời thật bi thiết :

“Trăm nghìn lạy gởi tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạcnhư vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”

Ở đây Nguyễn Du đã dùng liên tiếp những câu cảm thán , những điệp từ (“phận”, “Kim Lang”)

Cùng với từ láy “thôi , thôi” ở câu cuối đã làm nổi bật sự oán than bi thiết của Kiều . Nguyễn Du đã đồng cảm sâu xa với nhân vật của mình . Ta cảm nhận được nỗi đau của Kiều cũng là nỗi đau của Nguyễn Du .

IV)TỔNG KẾT :

Nếu trong tình cảm tai biến của gia đình , Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha , đem lại sự yên ổn cho gia đình là một sự hy sinh ở nàng với tấm lòng hiếu thảo thì nổi đau khổ , ái ngại vì lời hẹn ước không tròn với Kim Trọng và trao duyên cho em là một biểu hiện của lòng vị tha , hi sinh rất đáng trọng , là tấm lòng chung thuỷ sắt son hiếm c ó trước sự bất lực của hoàn cảnh .

Đoạn trích "Nỗi thương mình"

( Sưu tầm )​
 
Tìm hiểu đoạn trích "Trao duyên"

TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)



“Đoạn trích “Trao duyên” là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều”.Trong đêm cuối cùng trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng: “Nỗi riêng riêng những bàng hoàng. Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.”. Chợt Thuý Vân tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han. Kiều chợt nảy ra ý định trao lại mối tình đầu cho em mình để trả nghĩa Kim Trọng. Đoạn trích đã tái hiện lại câu chuyện đặc biệt đó.

I/ Tiểu dẫn

-Vị trí đoạn trích: câu 723 tới 756. So với Kim Vân Kiều truyện, vị trí đoạn trích đã thay đổi. KVKT: trao duyên trước khi bán mình. Nguyễn Du đã tinh tế đưa trao duyên sau việc bán mình đã rồi, không còn níu kéo được tình yêu với Kim Trọng nữa. Do vậy, tâm trạng Thuý Kiều được miêu tả thực hơn, người hơn.

-ý nghĩa của việc trao duyên: “duyên” là tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng, “trao duyên” là việc nhờ Thuý Vân lấy Kim Trọng. Trao duyên thuộc phạm trù văn hoá trung đại. Thời trung đại, tình phải gắn với nghĩa vụ, nếu một người làm người kia duyên lỡ dở thì bị coi là phụ bạc, do vậy phải tìm mọi cách để trả nghĩa người yêu. Trao duyên là một cách. Đây là điều hoàn toàn bình thường trong thời đại đó .

II/ Văn bản

1. Bố cục: 3 phần

• 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
• 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
8 câu cuối: Lời nói với Kim Trọng và bản thân .

2. Tìm hiểu văn bản

2.1. 12 câu đầu

a. 4 câu đầu: Lời mở đầu
.

+Hành động: lạy Thuý Vân trước khi nói: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Hành động đó tỏ rõ sự tôn trọng, nhún mình trước T.Vân. Trong hoàn cảnh này, Kiều ý thức rõ sự khó xử và thiệt thòi của Vân.

+Lời nói: cậy, chịu (HS thử thay thế 2 từ “cậy”, “chịu” bằng các từ đồng nghĩa khác rồi nhận xét sắc thái khác nhau giữa từ thay thế và từ gốc. VD: thay “cậy”: nhờ, xin, giúp; thay “chịu”: nghe, hiểu.)

Kiều không nói “nhờ em” mà dùng cậy. “Cậy” là từ phối hợp nhiều sắc thái: vừa nhờ, vừa đặt niềm tin. Kiều đang đặt gánh nặng nhờ vả, mong Vân sẽ giúp mình. Nhưng không phải Kiều không rõ sự thiệt thòi của Vân. Qua từ “chịu”, ta thấy Kiều ý thức rõ Vân đang mang gánh nặng, vì nể mình mà phải chịu đựng.

Kiều đã sử dụng những từ ngữ, cách nói nhẹ nhàng, đầy sức nặng của sự tin tưởng buộc Vân không thể từ chối.

Khi làm Vân chịu nghe mình nói, Kiều mới bắt đầu hé mở một chút về việc trao duyên: “Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”. Nói về việc trao duyên, Kiều dùng từ ngữ trang trọng để nâng cao tầm quan trọng của vấn đề: đứt gánh tương tư, keo loan, tơ thừa. Từ “mặc em” đã đề cao vai trò của Thuý Vân, cho thấy Kiều đã phó mặc mọi việc vào tay em mình. Với hành động và cách nói này, Kiều đã đặt Vân vào tình huống không thể từ chối được.

b. 8 câu sau

- Kiều đã nhắc lại hồi ức tình yêu. Đó là kỉ niệm của những lần hẹn ước: “Kể từ khi gặp chàng Kim/ Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề/ Sự đâu sóng gió bất kì,/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Việc nhắc lại kỉ niệm chứng tỏ hồi ức mối tình với Kim Trọng đã in sâu vào tâm trí nàng như máu thịt. Nó chứng tỏ tình yêu sâu sắc và mãnh liệt của Kiều. Nhưng tình yêu đó tan vỡ bất ngờ để lại nỗi đau xót xa. Bốn câu thơ kể kỉ niệm là bốn câu dùng lí lẽ tác động thuyết phục Vân nhận lời.

- Tác động vào lí trí chưa đủ, Kiều còn viện tới cả tình cảm chị em và tình cảnh đau khổ của mình: “Ngày xuân...thay lời nước non.”. Kiều đưa tình cảm lên bàn cân để đo đếm với việc trao duyên. Một câu thơ chia làm 2 vế ngang bằng: “xót tình máu mủ”= “thay lời nước non”. Kiều đề cao tình cảm ruột thịt giữa mình và Vân, coi đó là sức mạnh có thể thay đổi duyên số. Sợ em từ chối, Kiều lấy cả cái chết của mình đặt lên bàn cân: “Chị dù thịt nát xương mòn...thơm lây.” Vân không thể không động lòng trước điều này. Kiều còn rất khéo léo khi dùng từ “thơm lây” thay cho “vui lây” để gián tiếp ca ngợi Vân, coi việc Vân nhận lời là biển hiện của tấm lòng nhân hậu, thơm thảo.

- >Cách nói của Kiều vừa nêu lí lẽ đánh vào nhận thức của Vân vừa dựa vào tình cảm chị em để thuyết phục Vân. Cách nói ấy thể hiện sự thông minh, khéo léo, tế nhị của Kiều.

Nguyễn Du đã rất thành công trong việc kết hợp hài hoà giữa cách nói trang nhã của văn chương quý tộc (điển cố) với cách nói giản dị của văn học dân gian (thành ngữ).

2.2. 14 câu tiếp

a. 6 câu đầu (13 – 17)

- Kỉ vật: “Chiếc vành với bức tờ mây”, “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” -> kỉ vật in sâu mối tình Kim – Kiều, được Kiều nâng niu, giữ gìn.

- Kiều muốn kỉ vật là của chung. Hoài Thanh đã nhận xét: “Của chung là của ai? Bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ ấy!”

-> Kiều đang rơi vào mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, tình cảm và lí trí: trao duyên nhưng không trao tình, trao kỉ vật nhưng không trao những kỉ niệm. Kiều vẫn muốn mình xuất hiện trong mối duyên phận của Thuý Vân và Kim Trọng. Kiều muốn dù Thuý Vân và Kim Trọng lấy nhau song vẫn không quên Kiều. Dù Kiều không có mặt nhưng những kỉ niệm vẫn được nhắc lại.

Đây không đơn thuần là trao kỉ vật mà thực chất Kiều đang phải vĩnh biệt mối tình đầu đẹp đẽ. Mâu thuẫn này cho thấy lòng nàng đang đau đớn, giằng xé, luyến tiếc, xót xa.

b. 8 câu tiếp (18 – 26)

Kiều đã nghĩ tới cái chết nhưng dù vậy nàng vẫn mong gặp lại KT. K đã dặn dò kĩ Vân cách gặp mặt sau khi nàng chết. “Trông ra ngọn cỏ lá cây...thác oan.” Đoạn thơ sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng cùng những thành ngữ tạo tính hàm súc để nói tới cái chết. Đó là cái chết còn mang nỗi trăn trở vì tình yêu, vì mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Nó cho thấy Kiều thấy cuộc đời vô nghĩa khi mất tình yêu nhưng nàng vẫn muốn gặp mặt Kim Trọng, vẫn khát khao được sum họp, đoàn tụ.

-> Bi kịch của Kiều ngày càng không lối thoát. Khi cậy nhờ Vân, Kiều còn minh mẫn nhưng khi trao kỉ vật, nàng đã nghĩ quẩn tới cái chết và rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ. Qua đây, ta thấy những phẩm chất đáng quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha, sự chung thuỷ. Kiều không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống vì người yêu.

Việc miêu tả thành công, tinh tế những mâu thuẫn nội tâm này ở Kiều chứng tỏ bút lực của Nguyễn Du. Nhà thơ không chỉ miêu tả mà ngòi bút tự sự - trữ tình ấy còn như đang phân tích, khơi dòng ý thức nhân vật.

2.2.3. 8 câu còn lại (27 – 34)

- Kiều chuyển từ đối thoại với Vân sang độc thoại với chính bản thân mình. Nó mở đầu bằng hai câu thơ cảm thán : “Bây giờ trâm gãy gương tan./ Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”. Đang nói một mình, Kiều quay sang như đang chuyện trò với người yêu. N.Du đã dùng nhiều trợ từ bày tỏ tình cảm làm lời than của Kiều trở nên da diết, đau đớn. Từng chữ thấm đầy nước mắt của Thuý Kiều.

Nguyễn Du cho Kiều chuyển đối tượng giao tiếp như vậy để nàng bộc lộ hết nỗi lòng của mình. Từ đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nàng đồng thời đưa cảm xúc thơ tới cao trào.

- “Trâm gãy gương tan”, “ tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” -> Nàng rơi vào tâm trạng tột cùng đau đớn khi ý thức rõ về số phận đau khổ và tình yêu tan vỡ của mình.

Tuy vậy, nàng vẫn hướng về KT, xin Kim Trọng tha thứ cho mình. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”. Cách gọi “tình quân” chứng tỏ tình yêu ngày càng thiết tha. Cái lạy ở đầu đoạn thuần thể hiện sự biết ơn. Còn cái lạy trăm nghìn lần này không chỉ thể hiện sự biết ơn mà còn là cái lạy vĩnh biệt, tức tưởi, nghẹn ngào.

Hai câu thơ cuối là tiếng thét, tiếng khóc nức nở tuyệt vọng của Kiều: “Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”. N. Du đã khéo léo kết hợp hai thán từ chỉ sự đau đớn “ôi”, “hỡi”; điệp lại tên Kim Trọng hai lần ; hai dấu chấm than ngăn cách vế câu cùng sự thay đổi nhịp thơ sang 3/3 để nhấn mạnh nỗi đau nhân đôi của Kiều. Kiều đã nhận tất cả lỗi về mình. Từ chỗ tự nhận mình là người mệnh bạc, giờ đây, Kiều tự nhận mình là người phụ bạc, người có lỗi lớn với Kim Trọng. Sự dang dở của tình yêu là do tác động của hoàn cảnh, không phải do nàng. Nhưng Kiều vẫn nhận tất cả lỗi về mình

Kiều là cô gái giàu đức hi sinh, lòng vị tha, luôn vì hạnh phúc của người mình yêu.

III/ Tổng kết

1. Nội dung:


-Bi kịch tình yêu:
Bi kịch 1: yêu tha thiết song phải tuân theo chữ hiếu mà bỏ tình yêu.
Bi kịch 2: trao duyên cho em gái song vẫn không nguôi day dứt về tình yêu.
- Kiều có thân phận đau khổ về tinh thần. Song nàng có nhân cách cao đẹp của con người chung thuỷ, luôn biết hi sinh vì người khác.

2. Nghệ thuật:

Nghệ thuật miêu tả nội tâm chân thực, lôgic

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top