Tìm hiểu luật sư Rôbexpie (1758-1794) - một lãnh tụ vô song của nền chuyên chế Jacôbanh và một nhà

Trang Dimple

New member
Xu
38
Tìm hiểu luật sư Rôbexpie (1758-1794) - một lãnh tụ vô song của nền chuyên chế Jacôbanh và một nhà dân chủ vĩ đại, của Pháp.

Maximiliên Rôbexpie

là một luật sư ở tỉnh, thời trẻ đã làm những bài thơ đa cảm, đồ đệ nhiệt tình của Ruxô, Rôbexpie sau một vài năm chiến đấu đã trở thành một nhà cách mạng vĩ đại và một nhà chính trị lớn. Ngay từ trước khi tham gia chiến đấu cách mạng, ông đã được nhân dân rất tín nhiệm. Uy tín của ông lại càng được tăng thêm một cách vô hạn trong hai năm cuối đời ông. Ông có một uy tín rất hiển nhiên trong phái Jacôbanh. Như các biên bản các buổi họp đã ghi lại: Khi chàng thanh niên mảnh dẻ, vóc người nhỏ nhắn, lúc nào cũng ăn mặc tươm tất có thể nói là rất thanh nhả, với bộ tóc giả rắc phấn, xuất hiện ở câu lạc bộ Jacôbanh thì hội nghị hoan nghênh, vỗ tay như sấm. Ông không giữ một chức vụ đặc biệt nào, và về mặt pháp luật, ông không có quyền hành gì hơn các bạn ông, nhưng ông đã có một uy lực buộc Hội đồng dân ước nước Pháp và toàn thể châu Âu phải chú ý lắng nghe mỗi lời ông nói. Rôbexpie đã hoàn toàn cống hiến đời mình cho cách mạng. Ông thường nói: “Khi người ta chưa làm tất cả thì người ta vẫn chưa phụng sự đẩy đủ cho Tổ quốc” tức là những người thời ấy đã làm, ông đã thống nhất hai khái niệm: cách mạng và tổ quốc. Ông không chia đời mình ra làm hai: Ông không có đời tư. Ông không bị lôi cuốn vào vòng quyền lợi riêng tư như Mirabô hay Đăngtông, Rôbexpie thẳng tay đối với kẻ thù của cách mạng. Ảnh hưởng của ông đối với người đương thời là ở chỗ ông tin tưởng sâu sắc vào chính nghĩa trong sự nghiệp mà ông theo đuổi. Từ lòng tin tưởng ấy, ông đã rút ra được tinh thần dũng cảm chân chính, thái độ coi thường nguy hiểm và cái chết: Về tinh thần, nó đã làm cho những lời nói và hành động của ông có một giá trị vô biên. Lên đỉnh cao nhất của quyền lực Rôbexpie vẫn sống lối sống giản dị như khi còn là một kẻ vô danh. Nhân dân yêu mến ông, và đánh giá cao tinh thần chí công vô tư và thái độ trung thực vô song của ông, gọi ông là “Người liêm chính”.

Nhưng mặc dầu Rôbexpie có tất cả những đức tính đã làm cho ông trở thành một lãnh tụ vô song của nền chuyên chế Jacôbanh và một nhà dân chủ vĩ đại, ông vẫn là nhà cách mạng với mọi sự hạn chế, và với cái tính hai mặt của một chính khách tư sản. Trong khi rất dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù của cách mạng, ông vẫn không tìm được giải pháp có thể bảo đảm trong điều kiện của thời đại, mở rộng hoặc thậm chí duy trì những thành quả dân chủ của cách mạng. Ông không biết nền chuyên chính Jacôbanh phải dựa trên giai cấp nào, những lực lượng xã hội nào, và vẫn do dự trước vấn đề có tính chất quyết định này của cách mạng. Rôbexpie nhận thấy nguy cơ là từ phía giai cấp đại tư sản đang âm mưu thủ tiêu những thành quả dân chủ của cách mạng và ông đã đánh vào nó, nhưng ông lại không quyết tâm dựa hẳn vào những tầng lớp dân chủ ở dưới, tức là dựa vào dân nghèo thành thị và nông thôn, là chỗ dựa vững chắc nhất của nền chuyên chính Jacôbanh.
Ngày 10 tháng Tecmiđô, Rôbexpie và một số chiến hữu bị chặt đầu trên quảng trường Grevơ không xét xử.

Nguồn diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Maximiliêng đơ Rôbexpie (Maximilien de Robespierre) - nhà cách mạng tư sản cánh tả trong Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh, phái đã đưa cuộc cách mạng tư sản Pháp lên đỉnh cao nhất.

Rôbexpie là luật sư ở Arat (miền Bắc nước Pháp), nổi tiếng về tinh thần cách mạng ngoan cường và đức tính chính trực, liêm khiết (người ta gọi ông là "Người không thể mua chuộc").

Năm 1789, Rôbexpie được bầu vào Hội nghị ba đẳng cấp. Sau Hội nghị ba đẳng cấp chuyển thành Quốc hội. Trong Quốc hội, Rôbexpie đứng đầu cánh tả hay còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lui XVI ra xét xử.

Cuộc khởi nghĩa ngày 31-5 và 2-6-1973, do nhân dân Pari tiến hành đưa phái Giacôbanh, đứng đầu là Rôbexpie, lên nắm chính quyền. Rôbexpie đã tiến hành nhiều chính sách cách mạng và thực hiện chính sách "khủng bố" để thúc đẩy cách mạng tiến lên. Quân đội cách mạng, dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh, đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới.

Nhưng rồi trong nội bộ phái Giacôbanh có sự phân hóa: một bộ phận giàu có lên muốn ngừng cuộc cách mạng lại, còn bộ phận những nghèo khổ (những người "không quấn chẽn") muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Rôbexpie không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng "không quần chẽn", cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa. Ngày 9 Técmiđo (tháng Nóng) năm II Cộng hòa (27/7/1794) bọn phản động và thái hóa trong quốc hội đã tấn công và bắt giam Rôbexpie. Sáng ngày 10 Tecmiđo (28-7-1794), Rôbexpie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.

Xem thêm cách mạng tư sản pháp

Nguồn thư viện số



 
Giai đoạn chuyên chính Gia-cô-banh, dưới vai trò lãnh đạo của Rô-be-xpi-e có thật sự đúng với đỉnh cao của cuộc "cách mạng tư sản" khống? Nếu như trước đây, tất cả đều đồng ý. Bây giờ có nhiều ý kiến trái chiều rồi đó...^^!
 
Nếu nói cuộc cách mạng tư sản Pháp với giai đoạn chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao thì tại sao lại như vậy??
Nếu nói đó là đỉnh cao vậy thì ta quay lại mục tiêu của mỗi "cuộc cách mạng tư sản" nói chung và cách mạng tư sản Pháp nói riêng là gì? và giai đoạn Gia-cô-banh đã làm được những gì? những giai đoạn trước Gia-cô-banh đã làm được gì? hãy so sánh các giai đoạn với nhau. Rồi ta quy chiếu nó với mục tiêu của "cách mạng tư sản" đúng nghĩa ta sẽ thấy đáp án...^^! Xin được trao đổi thêm!
 
ĐÓ CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP VÀ NHỮNG TÁC ĐỌNG CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT ĐÓ

Pháp đã đạt đến đỉnh cao mà người ta gọi đó là sự triệt để trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Sắc lệnh ruộng đất ngày 3/6; 10/6; 17/7/1793 đã chia hẳn ruộng đất cho nông dân và đảm bảo cho những mảnh ruộng ấy là bằng nhau, dưới thời cầm quyền của Gia-cô-banh.

Nhưng thực tế sự triệt để ấy có mang lại sự phát triển thuận lợi cho nước Pháp hay không? Sắc lệnh này có ý nghĩa lớn về mặt dân chủ, nó đã phá hoại tận gốc rễ chế độ phong kiến, đánh nó từ cơ sở hạ tầng, từ cơ sở kinh tế - xã hội của nó. Theo đó, sở hữu lớn về ruộng đất của quý tộc phong kiến không còn cơ sở nào để tồn tại cũng như không còn cơ sở để khôi phục được nữa. Chính vì vậy, sau này các triều đình phong kiến tiếp tục được dựng lên ở Pháp nhưng cái kiến trúc thượng tầng ấy chỉ như chiếc diều đứt dây. Bởi lẽ nó không còn cơ sở xã hội của nó cho nó tồn tại, cái gốc không còn thì ngọn không sớm thì muộn cũng héo rũ. Vì vậy các triều đình phong kiến được châu Âu phong kiến dựng lên nhanh chóng lại bị đổ gục trước sức mạnh của cách mạng.
Cũng nhờ đó, nông dân đã trở thành tiểu tư hữu tự do. Họ thành những tư sản loại nhỏ nhất, chính là cơ sở xã hội, thành trì vững chắc cho CNTB, họ thành sức mạnh để bảo vệ đất nước trước sự can thiệp của nhiều cường quốc châu Âu trong những năm 1793 – 1794. Cũng chính nhờ họ mà CNTB đã được xác lập ở Pháp một lần thì không bao giờ có thể mát đi dù cho thế lực bên trong, bên ngoài có cấu kết chống phá đến đâu.

cách chia ruộng đất ấy mà cách mạng tư sản QHSX TBCNđược thâm nhập sâu rộng vào trong nông nghiệp Pháp (như nước Anh trước cách mạng), trong xã hội Pháp để nó không thể nào có thể bị phong kiến xáo bỏ được. Chính nhờ đó mà ở một nước phong kiến nặng nề, cố hữu, mạnh mẽ nhất châu Âu mà CNTB cũng thắng lợi được mà còn thắng lợi khá sớm dù rằng phải qua quá trình đấu tranh bảo vệ thành quả lâu dài.
Còn về kinh tế: thực sự việc giải quyết vấn đề ruộng đất như vậy đã là trở lực cho sự phát triển của CNTB. Bởi vì như chúng ta hiểu PTSX TBCN là nền kinh tế hàng hoá với nền sản xuất quy mô lớn, năng suất cao. Nhưng việc xé nhỏ ruộng đất chia cho nông dân đã khiến nông nghiệp nước này phát triển rất khó khăn. Đó là một nền kinh tế tiểu nông. Một khi nông nghiệp kém phát triển thì công nghiệp cũng không dễ phát triển được. Một nền nông nghiệp manh mún không chủ yếu tự túc, kinh tế hàng hoỏ ớt phát triển thì nguồn nguyên liệu cho nông nghiệp cũng không thể có số lượng lớn được. Bên cạnh đó, nhân công phân tán cho nền nông nghiệp manh mún khó áp dụng kĩ thuật nên năng suất thấp lại cần nhiều nhân lực nên lao động công nghiệp không nhiều. Mà khi người nông dân là tư hữu nhỏ, họ có nền kinh tế riêng có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Vì vậy, nông dân thường cũng tự thoả mãn, không muốn phấn đấu cải tiến kĩ thuật, lao động vất vả kiếm sống như công nhân Anh, thêm vào đó là truyền thống quý tộc coi danh dự trên hết, tiền tài vật chất là “phàm tục” như nước Pháp. Tất cả đã gây khó khăn rất lớn cho nền kinh tế công nghiệp của nước Pháp.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐÓ CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT ĐÓ

Pháp đã đạt đến đỉnh cao mà người ta gọi đó là sự triệt để trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Sắc lệnh ruộng đất ngày 3/6; 10/6; 17/7/1793 đã chia hẳn ruộng đất cho nông dân và đảm bảo cho những mảnh ruộng ấy là bằng nhau, dưới thời cầm quyền của Gia-cô-banh.

==> Như vậy mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản nước Pháp chỉ là để chia ruộng đất cho nông dân thôi sao????? ^^!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nếu khẳng định việc phân chia ruộng đất chính là hành động đã đưa giai đoạn Gia cô banh lên đỉnh cao của cuộc cách mạng thì rõ ràng chẳng khác nào khẳng định mục tiêu của cách mạng tư sản nói chung, cách mạng tư sản nước Pháp nói riêng chỉ là phân chia lại ruộng đất cho nông dân.
Còn nếu khẳng định mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản là chuyển từ quan hệ sản xuất phong kiến sang quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì điều này lại mâu thuẫn với việc làm của phái Gia-cô-banh?? ^^!
Xin được trích nguyên văn câu nói trên của bạn "thực sự việc giải quyết vấn đề ruộng đất như vậy đã là trở lực cho sự phát triển của CNTB. Bởi vì như chúng ta hiểu PTSX TBCN là nền kinh tế hàng hoá với nền sản xuất quy mô lớn, năng suất cao. Nhưng việc xé nhỏ ruộng đất chia cho nông dân đã khiến nông nghiệp nước này phát triển rất khó khăn. Đó là một nền kinh tế tiểu nông. Một khi nông nghiệp kém phát triển thì công nghiệp cũng không dễ phát triển được. Một nền nông nghiệp manh mún không chủ yếu tự túc, kinh tế hàng hóa phát triển thì nguồn nguyên liệu cho nông nghiệp cũng không thể có số lượng lớn được"
==> Như vậy cái trên đối kháng với cái dưới?? bạn lí giải giúp mình với...^^!
Đây là 1 vấn đề khá hay...xin được trao đổi thêm.!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thời kì cầm quyền của Gia- cô - banh là đỉnh cao của cách mạng tôi có thể khẳng định đó là việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ,bởi tính đến thời điểm đó chưa cuộc cách mạng tư sản nào làm được như vậy, Chính vì thế cách mạng Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mặc dù nó chỉ mang tính tương đối. Việc làm của phái Gia- cô- banh không hề mâu thuẫn với mục tiêu của cách mạng tư sản là chuyển từ quan hệ sản xuất phong kiến sang quan hệ tư bản chủ nghĩa. Bạn nhìn vào kết quả của cách mạng tư sản Pháp thì sẽ thấy điều đó.Pháp trước cách mạng và sau cách mạng là khác nhau. Trông những giai đoạn lịch sử tiếp theo Pháp ngày càng phát triển và là 1 trong những đế quốc có nhiều thuộc địa chỉ sau Anh...... Đúng đây là 1 vấn đề hay. nếu bạn không đồng ý với quan điểm của tôi thì có thể đưa ra quan điểm của mình chúng ta cùng trao đổi!
 
Trong tiêu cực có tích cực và trong tích cực lại có tiêu cực không có gì là tuyệt đối hoàn toàn cả. Cách mạng tư sản Anh được đánh giá là hạn chế là không giải quyết ruộng đất cho nông dân nhưng khi đánh giá về việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với quy mô lớn thì đó lại là điều tích cực. Còn cách mạng Pháp được đánh giá là triệt để là tích cực vì đã giải quyết vấn đè ruộng đất cho nông dân nhưng nó lại là tiêu cực cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phát triển ở quy mô lớn. Như vậy không có cái gì là tuyệt đối hoàn toàn cả chúng ta nên có những đánh giá nhìn nhận theo từng góc dọ khía cạnh.
 
"Trong tiêu cực có tích cực và trong tích cực lại có tiêu cực không có gì là tuyệt đối hoàn toàn cả" mình đồng ý, nhưng với trường hợp này thì sao nhỉ?...^^
-Vì như trên đã nói, cuộc cách mạng tư sản đích thực thì nó phải chuyển từ một nền sản xuất phong kiến sang nền sản xuất tư bản. Mà đầu tiên phải là thay đổi từ nền tảng sở hữu phong kiến thành sở hữu tư sản. Tức là chuyển từ quá trình sản xuất phong kiến nghèo nàn sang 1 nền sản xuất đại tư sản, quy mô rộng lớn. Nó không thể dung nạp một mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như những gì Gia-cô-banh đã tiến hành. ( ngay cả bản thân nền sản xuất Chủ Nghĩa Xã Hội cũng không chấp nhận việc sở hữu manh mún)
-Như vậy việc làm của Gia-cô-banh thật chẳng khác nào làm chậm lại cuộc cách mạng tư sản mà nước Pháp đang vận hành??
Dẫu cho việc chủ nghĩa tư bản có gây cho nhân loại bao nhiêu tan thương thì việc nhìn nhận và đánh giá về cuộc cách mạng tư sản phải đúng với quy chuẩn cách mạng tư sản nói chung và cách mạng tư sản nước Pháp nói riêng.
^^ hiểu biết của mình hạn hẹp xin các bạn chém nhè nhẹ tay...^^!
 
Nhưng bạn đã căn cứ vào việc giải quyết ruộng đất để nói đó là 1 cuộc cách mạng tư sản triệt để mà ?? giờ thì chính bản thân nó lại hạn chế?? ^^
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top