Tư Mã Thiên tự Tử Trường (163 hoặc 145 trước công nguyên (TCN), tư chất thông minh, vừa chăn bò dê vừa học. Mười tuổi đã đọc được sách cổ viết trong thời Tiên Tần, rồi theo cha (Thái Sử Lệnh) lên Trường An.
Năm hai mươi tuổi, mạn du nhiều nơi. Lúc về kinh, ông được giữ chức Lang Trung, may mắn theo Vũ Đế tuần du, tìm hiểu về phong tục, về nhân dân.
Năm 110 TCN, người cha lúc hấp hối dặn Tư Mã Thiên:
- Tổ tiên ta nhiều người đã làm Thái Sử cho nhà Chu, sau khi cha mất, con sẽ làm Thái Sử lệnh, con không nên quên những điều cha muốn bàn chép mà chưa làm được. Chữ hiếu trước hết là thờ cha mẹ, sau mới thờ vua, sau cùng là phải lập nên sự nghiệp, lưu danh lại đời sau, làm vẻ vang cho cha mẹ, tổ tiên…
Thiên khóc nói:
- Con tuy không minh mẫn nhưng cũng xin gắng sức chép lại hết những điều xưa truyền lại không dám bỏ sót.
Hết tang cha, ông nhậm chức Thái Sử lệnh. Năm 104 TCN, ông và một vài người nữa sửa lại lịch, thu thập hết các nguồn tài liệu, các sách trong thư viện triều đình. Công việc đang trôi chảy thì lại xảy ra vụ Lý Lăng.
Năm 99 TCN, Vũ Đế sai Lý Quảng Lợi đi tiên phong, Lý Lăng, cháu nội danh tưởng Lý Quảng, đi hậu quân đánh Hung Nô.
Vũ Đế muốn anh của sủng phi mình là Lý Quảng Lợi dựa vào Lý Lăng để lập công, nếu lập được công sẽ phong tước.
Lý Lăng không hiểu ý nhà vua, muốn lập công riêng xin Vũ Đế lập một cánh quân tấn công Hung Nô ở một điểm khác. Vũ Đế bất đắc dĩ phải bằng lòng.
Lý Lăng đem 5 ngàn quân đột kích nhưng quân Hung Nô đông đến tám vạn. Sau một trận quyết chiến, quân Lý Lăng chết hai ngàn người, còn lại bị bao vây trong hẻm núi.
Nhân đêm tối, Lý Lăng cải trang lẻn vào trại địch định ám sát vua Hung Nô nhưng thất bại. Lý Lăng muốn tự sát nhưng quân lính biết ông có tài, cần phải sống để có cơ hội phục thù, nên hết sức khuyên giải.
Sau cùng, Lý Lăng cũng thoát khỏi vòng vây, chỉ còn bốn trăm quân, ông sợ Vũ Đế bắt tội, phải đầu hàng quân Hung Nô.
Vũ Đế hay tin, tính xử tội cả nhà Lý Lăng. Triều đình không ai can gián lại còn xúc xiểm.
Tuy Tư Mã Thiên không có giao tình với Lý Lăng nhưng cũng bênh vực cho Lý Lăng, ông lập luận, Lý Lăng đầu hàng để chờ cơ hội, chứ không phải là phản bội.
Vũ Đế nghi Tư Mã Thiên có ác cảm với Lý Quảng Lợi, nổi giận cho rằng Tư Mã Thiên bênh vực cho kẻ phản bội bèn giao cho quần thần xét xử.
Tội Tư Mã Thiên bị xử nhục nhất thời đó là thiến. Theo lệ, có thể đem tiền chuộc nhưng Tư Mã Thiên nghèo, bạn bè lại sợ vạ lây nên ông đành phải chịu nhục.
Lúc đó, Tư Mã Thiên chỉ có một người con gái, có nghĩa là tuyệt tự, mang tội đại bất hiếu với tổ tiên.
Ông rất đau khổ, đã muốn chết quách cho xong nhưng nghĩ đến lời cha dặn, đành sống để viết bộ Sử ký.
Ông hì hục viết, mỗi lần ngừng lại nhớ đến nhục hình thưở nào mà toát cả mồ hôi.
Bàn bạc trong Sử ký, Tư Mã Thiên gửi gắm tâm sự uất ức cũng như biện minh cho sự giữ lại mạng sống của mình, ông viết với giọng văn bùi ngùi tha thiết:
Vì Hạng Vũ ưa chuộng khí lực, cho nên Quý Bố mới nhờ dũng cảm mà hiển dương ở nước Sở, đích thân cướp cờ, quật tướng mấy phen, thật đáng mặt là tráng sỹ. Nhưng đến khi bị nhục hình đành làm tôi mọi cho người chứ không chịu chết, sao mà lép thế!
Hẳn là (Quý Bố) ý thức được tài mình, vững tin vào đó, cho nên chịu nhục mà không thấy xấu hổ, muốn có dịp thi thố sở trường cho thỏa lòng hoài bão. Vì vậy, chung cuộc đã trở thành một danh tướng nhà Hán.
Người hiền biết tiếc cái chết của mình, chứ bọn tì thiếp, kẻ hèn kém vì chút tiểu tiết cảm kích mà tự sát thì đâu được cái dũng, chẳng qua là họ không có lối thoát mà thôi!
Lạm bàn:
Ở đời chỉ có những kẻ không câu chấp tiểu tiết mới làm nên việc lớn, rạng danh sử sách. Hàn Tín biết nhẫn mà thành danh tướng lưu danh muôn thưở, Lưu Bị biết ẩn mình dưới trướng Tào Tháo mà chia ba thiên hạ. Ngược lại, những kẻ hèn kém, ích kỷ, đâu óc con buôn chẳng thể nào đương nổi việc lớn cả.
Theo sách: Thuật sống của người Trung Hoa
Năm hai mươi tuổi, mạn du nhiều nơi. Lúc về kinh, ông được giữ chức Lang Trung, may mắn theo Vũ Đế tuần du, tìm hiểu về phong tục, về nhân dân.
Năm 110 TCN, người cha lúc hấp hối dặn Tư Mã Thiên:
- Tổ tiên ta nhiều người đã làm Thái Sử cho nhà Chu, sau khi cha mất, con sẽ làm Thái Sử lệnh, con không nên quên những điều cha muốn bàn chép mà chưa làm được. Chữ hiếu trước hết là thờ cha mẹ, sau mới thờ vua, sau cùng là phải lập nên sự nghiệp, lưu danh lại đời sau, làm vẻ vang cho cha mẹ, tổ tiên…
Thiên khóc nói:
- Con tuy không minh mẫn nhưng cũng xin gắng sức chép lại hết những điều xưa truyền lại không dám bỏ sót.
Hết tang cha, ông nhậm chức Thái Sử lệnh. Năm 104 TCN, ông và một vài người nữa sửa lại lịch, thu thập hết các nguồn tài liệu, các sách trong thư viện triều đình. Công việc đang trôi chảy thì lại xảy ra vụ Lý Lăng.
Năm 99 TCN, Vũ Đế sai Lý Quảng Lợi đi tiên phong, Lý Lăng, cháu nội danh tưởng Lý Quảng, đi hậu quân đánh Hung Nô.
Vũ Đế muốn anh của sủng phi mình là Lý Quảng Lợi dựa vào Lý Lăng để lập công, nếu lập được công sẽ phong tước.
Lý Lăng không hiểu ý nhà vua, muốn lập công riêng xin Vũ Đế lập một cánh quân tấn công Hung Nô ở một điểm khác. Vũ Đế bất đắc dĩ phải bằng lòng.
Lý Lăng đem 5 ngàn quân đột kích nhưng quân Hung Nô đông đến tám vạn. Sau một trận quyết chiến, quân Lý Lăng chết hai ngàn người, còn lại bị bao vây trong hẻm núi.
Nhân đêm tối, Lý Lăng cải trang lẻn vào trại địch định ám sát vua Hung Nô nhưng thất bại. Lý Lăng muốn tự sát nhưng quân lính biết ông có tài, cần phải sống để có cơ hội phục thù, nên hết sức khuyên giải.
Sau cùng, Lý Lăng cũng thoát khỏi vòng vây, chỉ còn bốn trăm quân, ông sợ Vũ Đế bắt tội, phải đầu hàng quân Hung Nô.
Vũ Đế hay tin, tính xử tội cả nhà Lý Lăng. Triều đình không ai can gián lại còn xúc xiểm.
Tuy Tư Mã Thiên không có giao tình với Lý Lăng nhưng cũng bênh vực cho Lý Lăng, ông lập luận, Lý Lăng đầu hàng để chờ cơ hội, chứ không phải là phản bội.
Vũ Đế nghi Tư Mã Thiên có ác cảm với Lý Quảng Lợi, nổi giận cho rằng Tư Mã Thiên bênh vực cho kẻ phản bội bèn giao cho quần thần xét xử.
Tội Tư Mã Thiên bị xử nhục nhất thời đó là thiến. Theo lệ, có thể đem tiền chuộc nhưng Tư Mã Thiên nghèo, bạn bè lại sợ vạ lây nên ông đành phải chịu nhục.
Lúc đó, Tư Mã Thiên chỉ có một người con gái, có nghĩa là tuyệt tự, mang tội đại bất hiếu với tổ tiên.
Ông rất đau khổ, đã muốn chết quách cho xong nhưng nghĩ đến lời cha dặn, đành sống để viết bộ Sử ký.
Ông hì hục viết, mỗi lần ngừng lại nhớ đến nhục hình thưở nào mà toát cả mồ hôi.
Bàn bạc trong Sử ký, Tư Mã Thiên gửi gắm tâm sự uất ức cũng như biện minh cho sự giữ lại mạng sống của mình, ông viết với giọng văn bùi ngùi tha thiết:
Vì Hạng Vũ ưa chuộng khí lực, cho nên Quý Bố mới nhờ dũng cảm mà hiển dương ở nước Sở, đích thân cướp cờ, quật tướng mấy phen, thật đáng mặt là tráng sỹ. Nhưng đến khi bị nhục hình đành làm tôi mọi cho người chứ không chịu chết, sao mà lép thế!
Hẳn là (Quý Bố) ý thức được tài mình, vững tin vào đó, cho nên chịu nhục mà không thấy xấu hổ, muốn có dịp thi thố sở trường cho thỏa lòng hoài bão. Vì vậy, chung cuộc đã trở thành một danh tướng nhà Hán.
Người hiền biết tiếc cái chết của mình, chứ bọn tì thiếp, kẻ hèn kém vì chút tiểu tiết cảm kích mà tự sát thì đâu được cái dũng, chẳng qua là họ không có lối thoát mà thôi!
Lạm bàn:
Ở đời chỉ có những kẻ không câu chấp tiểu tiết mới làm nên việc lớn, rạng danh sử sách. Hàn Tín biết nhẫn mà thành danh tướng lưu danh muôn thưở, Lưu Bị biết ẩn mình dưới trướng Tào Tháo mà chia ba thiên hạ. Ngược lại, những kẻ hèn kém, ích kỷ, đâu óc con buôn chẳng thể nào đương nổi việc lớn cả.
Theo sách: Thuật sống của người Trung Hoa