Trang Dimple

New member
Xu
38
Chu Thiên (2/9/1913 - 1/6/1992) là nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà phê bình văn học Việt Nam. Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại Yên Thanh, Ý Yên, Nam Định. Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội.

Những tác phẩm của ông thời kì tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học. Ông mất vào 1 tháng 6 năm 1992, hưởng thọ 80 tuổi. Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Bút Nghiên xin chia sẻ tiểu thuyết " Bút Nghiên" với 31 chương tới các bạn!

Mời các bạn đọc chương đầu tiên

xem thêm:
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 2)
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 3)

bút nghiên chu  thiên.jpg



PHẦN I - CHƯƠNG 1

Tâm ơi, về Thầy bảo kia kìa!

Đương ở trên cây ổi, nghe có tiếng gọi, Tâm vội tụt xuống gốc cây, chị Tâm đã dọa:

- Chết a. Thầy đang tìm đấy a! Cho chết, về mau! Có Thầy Đồ sắp sửa mổ bụng mày!

Tâm khép nép về đến cửa. Thầy Tâm bảo:

- Con về chào Thầy Đồ đi, mai sang thầy dạy học. Mau ngoan.

Tâm chắp tay vái chào, rồi đứng tựa vào tường và giương mắt nhìn ông khách. Khách là một ông Đồ đến ngồi dạy học ở làng, bạn với ông Lý Tưởng, thầy Tâm. Mỗi bận ông Đồ đến chơi, ngồi nói chuyện hàng giờ, Tâm phải đứng hầu điếu đóm và việc vặt. Tâm cho là thường.

Nhưng hôm nay, Tâm thấy khác, ai cũng đều chăm chú đến mình, như đã bàn nhau cái gì ấy. Làm cho Tâm bẽn lẽn đứng lùi dần nép vào xó cửa. Chị Tâm bưng nước lên, nhìn thấy vội hỏi:

- Sao không đứng ra ngoài kia nào?

Tâm lẩm bẩm:

- Thèn thẹn bỏ bố đi ấy!

Rồi Tâm cứ đứng yên lắng tai nghe hai người nói chuyện với nhau. Thầy Tâm nói trước:

- Tôi định mai làm lễ ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, rồi sang nhờ bác dạy hộ. Cháu nó nghịch lắm. Bác cứ đánh cho. Ông Đồ hỏi:

- Cháu năm nay lên mấy?

- Nó lên sáu, đẻ tháng hai, nên hồi Tết định ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, nhưng sợ tháng bào thai (tháng còn ở trong thai), mà để đến sang năm lên bảy thì lại kiêng tuổi thần đồng.

- Được bác ạ, cho nó học sớm ngày nào hay ngày ấy. Nó cũng đã cứng rồi. Để chơi rong lêu lỏng nó nghịch ngợm hư thân đi, sau này khó bảo.

- Vâng, bác dạy phải lắm, thế mai chúng tôi sửa lễ rồi mời bác sang tác thành cho cháu.

- Vâng, mai tôi xin sang.

Ông Đồ đứng dậy ra về. Ông Lý Tưởng tiễn chân ra đến cổng, lúc giở về, thấy Tâm còn đứng dựa tường ông cười bảo:

- Cho đi chơi hết ngày hôm nay, mai phải đi học.

Tâm chạy ra vườn, nhưng không thiết gì chơi nữa, trong bụng vừa buồn vừa lo. Buồn sẽ không được mỗi ngày nô đùa chạy nhảy, leo cây này, trèo cây nọ, tìm hoa kiếm quả về tế đình và chia phần. Lo không biết đi học rồi ra thế nào, học là một việc rất khó, bài không thuộc, ông Đồ cứ lấy roi mây mà vụt cho thì chết! Tâm rất bối rối, thẫn thờ, Tâm chạy ra thăm cái đình của Tâm làm ở sau nhà. Cái đình bằng hai hòn gạch dựng và lợp một hòn gạch nằm ngang. Ở trong, trên hòn gạch để làm bệ, một cái chén con đựng tro lổng chổng mấy que hương, là nơi thờ thánh. Bên ngoài bát hương nhỏ ấy bày một củ khoai lang nướng. Tất cả lễ vật tế buổi trưa mà làng chưa chia phần. Tâm ngồi xuống cúi đầu nhìn vào đình với một vẻ thành kính rõ rệt. Tâm băn khoăn nghĩ mà lo rồi đây mình đi học, con Vân, con Tẹo bên hàng xóm có quét tước cúng tế ở đình cho được chu đáo không, không thì thánh giận cho chết! Tâm chán ngán, lững thững ra đứng ở gốc cây bưởi tay vịn cành mà chân không muốn trèo lên như mọi bận! Vừa lúc ấy chị Tâm đang hái chè liền đấy trông thấy Tâm vội reo lên:

- A! A! A! Tình tính tang! Mai có đứa bị mổ bụng nhét chữ vào! Vỡ lòng là mổ bụng nhét chữ vào!

Tâm càng thêm lo sợ cứ vẩn vơ chỉ chực khóc, vội chạy sang hỏi thím ở nhà bên cạnh. Bà thím lại cười nói oang oang:

- Thôi chết, thế là hết nô đùa! Ngày mai ông Đồ đến, ông ấy mổ bụng ra như mổ bụng con gà ấy, rồi ông ấy nhét cả quyển sách vào.

Làm cho Tâm sợ hết hồn, không biết làm thế nào mà tránh được, cứ quẩn vào với Mẹ. Chúng nó cười, chúng nó chế, chúng nó nói xấu. Tâm không nhịn được òa lên khóc. Mẹ Tâm chửi toáng lên rồi thì dỗ mãi Tâm mới nín, nhưng Tâm vẫn nắc nõm lo hoài.

Đến lúc Thầy về khuyên giải và đánh những đứa nói láo, Tâm hơi yên bụng, rồi Tâm thiếp ngủ đi lúc nào không biết.

Sáng hôm sau, Tâm không ngủ trưa nữa. Tâm dậy sớm để mà lo. Ở dưới nhà, người ta đồ xôi và làm thịt gà. Trên nhà trần thiết sang trọng như một ngày có giỗ vậy. Thầy Tâm đã đặt một cái án thư ở giữa nhà, trên bầy hai cái ống hương, ba cái dài sơn và một cây đèn dầu nam, Thấy bảo đấy là thiết lập bàn thờ Đức Thánh. Biết vậy! Mâm xôi trắng muốt với con gà béo vàng, ngẩng mỏ ngậm chiếc hoa hồng đã đặt trên bàn coi rất ngon.

Nhưng Tâm không dám nghĩ đến ăn. Vì ông Đồ đã đến, Tâm còn mải sợ lưỡi dao của ông. Người thế mà ác! Sao lại hay mổ bụng trẻ con. Tâm tấm tức nghĩ vậy. Trông trên bàn khói hương nghi ngút, cứ cuồn cuộn lên rồi lại tỏa lan ra, Tâm thấy trong lòng càng thêm nao núng, lại cả đĩa muối và con dao sáng loáng kia nữa.

Thôi chính họ mổ bụng thật rồi. Càng nghĩ Tâm càng bối rối hãi hùng, biết cầu cứu vào đâu bây giờ. Mọi khi có việc gì là chạy ngay đến với Mẹ hay làm nũng với Cha. Nhưng chuyến này chính Cha Mẹ chủ tâm làm thế thì đành chịu, chứ biết kêu ai? Thôi cũng liều, có đau rồi cũng phải khỏi, đã chết đâu mà sợ!

Tâm chăm chăm nhìn ông Đồ từng ly từng tí. Ông lễ bốn lễ trước bàn thờ, vái rồi quỳ, chắp tay giơ lên ngang trán miệng lâm râm khấn. Đoạn ông cầm bút vẽ ngoằn ngoèo bốn cái bùa trên tờ giấy trắng, để lên bàn thờ, quỳ khấn nữa, sau rốt, ông lại lễ bốn lễ. Rồi ông đem đốt tờ giấy, lấy than hòa với nước lã đưa cho Tâm uống. Như một bệnh nhân mong chóng khỏi bệnh uống thuốc một vẻ ngon lành, Tâm mạnh dạn uống một hơi hết cả chén. Ông Đồ bảo Tâm vào lễ bốn lễ, Tâm không rụt rè làm theo lời ngay. Rồi ông Đồ lấy ở trên bàn thờ xuống một cái bút mới, đĩa son vừa mài sẵn và một quyển sách mới đóng có cái bìa đánh nhựa cây dầy cồm cộm. Ông nằm soài xuống giường, hai gối giáp vào bụng, hai chân song song soải đều về bên phải. Ông dí ngòi bút vào mồm nhấm nhấm cái đầu nhọn rồi chấm vào đĩa son lấy ra viết những chữ đỏ lên trên giấy trắng ngà ngà. Viết xong, ông bắt Tâm 4 ngồi xếp bằng xuống chiếu, trước bàn thờ, hai chân gập lại và ông chỉ tay vào từng chữ bảo Tâm học:

- Thiên tích thông minh (Giời phú cho thông sáng).

- Thánh phù công dụng (Đức thánh giúp cho có công nghiệp ích dụng ở đời).

Tâm chăm chăm nhìn nét chữ và học rắn rỏi, được ông Đồ khen:

- Thằng bé học bạo dạn lắm, tất sau nầy học được!

Đương học, Tâm sực nhớ đến con dao vội ngước mắt nhìn lên bàn thờ thì xôi gà và dao đã chuyển đi cả rồi, Tâm lại cắm đầu học.

Mâm cổ đã đặt lên giường, Thầy Tâm, Bác Tâm và ông Đồ đã khề khà rượu. Tâm vẫn ngồi học tiếng to và trong, rất rõ ràng. Mọi người đều khen Tâm ngoan ngoãn mạnh bạo hơn các trẻ khác. Có ngờ đâu, chỉ vì sợ mổ bụng Tâm mới được như vậy, Bác Tâm đã ngấm hơi rượu, oang oang nhủ Tâm:

- Cố học đi cháu ạ, cố học giật lấy cái ‘’cử nhân’’ để rồi làm tiên chỉ làng này mà ăn thủ lợn!

Ông Đồ thêm:

- Học thi đỗ làm quan, tước lộc vua ban thầy cũng được nhờ.

Rồi mọi người cùng cười. Ông Đồ cho Tâm nghỉ đi ăn cơm. Tâm lanh lẹn gấp sách lại, đứng dậy toan đi ngay xuống nhà thì ông Lý Tưởng đã gọi dừng lại bắt xin phép và mời mọi người đã. Tâm chắp tay nói một câu đã quen:

- Con xin rước Thầy Đồ, Bác với Thầy mời rượu, con xin phép xuống nhà ăn cơm ạ!

Ông Đồ ưỡn ngay người lên, xoa tay vào đùi ra vẻ bằng lòng lắm, nói:

- Ừ, cho đi xuống, tốt lắm!

Tâm đã ra đến cửa. Nhưng cái ý nghĩ con dao mổ bụng chưa thoát hẳn. Tâm lại giở lại rón rén, ngập ngừng, ông Lý liền bảo:

- Sao chưa đi ăn cơm? Con quên cái gì thế?

Tâm chấp tay run sợ ấp úng nói:

- Thưa Thầy Đồ, có phải mổ bụng không ạ?

Mọi người đều phá ra cười rũ rượi. Cả những đầy tớ đứng hầu đấy, những người ở nhà dưới không hiểu gì cũng phải chạy cả lên xem. Im tiếng cười, ông Đồ mới ôn tồn nói:

- Ai bảo con thế? Không phải đâu, Vỡ lòng là làm lễ Đức Thánh Khổng Phu Tử rồi bắt đầu học, vì chữ là của Ngài. Một chữ của Thánh là một gánh vàng nên đi học là phải trình Ngài trước, chứ có phải mổ bụng đâu.

Còn ông Lý mắng bâng quơ:

- Quân ranh, chỉ nói láo cho em nó sợ. Thôi xuống ăn cơm đi con!

Thế là xong. Thế là thoát nạn! Nào chị, nào thím, nào hàng xóm, nào người nhà, họ chỉ nói láo dọa trẻ con để Tâm sợ hoảng hồn chứ làm gì có mổ bụng? Tâm vui vẻ xuống nhà và vui vẻ ăn cơm. Bây giờ Tâm không lo nữa. Tâm lại thích đi học kia. Chị Tâm bây giờ lại chế lối khác:

- Ê, lêu lêu! Tam tự kinh là rình bú mẹ.

- Nhân chi sơ là sờ vú mẹ.

- Tính bản thiện là miệng muốn ăn.

Tâm nguây nguẩy cãi:

- Không phải thế kia! đồ nói điêu!


Đọc tiếp: CHƯƠNG 2
 
Butnghien tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 2 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg




CHƯƠNG 2

Quá trưa, Tâm được đưa đến nhà trường. Nhà trường là nhà ông Cựu Mẫn, cựu Lý Trưởng, ở giữa làng. Qua cái cổng ngan tức là cái cổng có mái lợp, có hai cánh gỗ, qua cái sân lát gạch là vào đến trường. Nhà trường là một cái nhà gỗ lợp gianh dài năm gian, ba gian có chuồng cửa bức bàn, còn hai gian bên là cửa sổ. Ở gian giữa kê bàn thờ, trên có cỗ ỷ và các đồ thờ sơn son thếp vàng chói lọi. Ngoài che một bức rèm khâu dính bằng hai đôi câu đối vóc người ta mừng khi ông cựu làm Lý Trưởng. Trước bàn thờ, một bộ trường kỹ quang dầu bóng lộn. Gian bên trái kê một cái giường giải chiếu hoa, trên để cái tráp sơn đen bóng, một đĩa son, một ống sứ đựng bút, một cái gối, một cái khay chén, một ấm nước, một cái roi mây dài đườn đượt nằm ngang trên giường: Đấy là chỗ ông Đồ ngồi. Ở gian bên, một dẫy phản kê liền nhau sát tận vách, chạy suốt từ cửa sổ trước đến cửa sổ sau để học trò ngồi. Đằng gian bên phải, cũng một dẫy phản kê sát nhau như vậy.

Tâm đến sớm nhất, ông Đồ chỉ Tâm ngồi vào góc phản liền với cửa sổ sau. Tâm ngồi xếp bằng gọn ghẽ, định thần ngắm nghía mọi nơi.

- Lạy thầy ạ!

- Lạy thầy ạ!

- Lạy thầy ạ!

- Lạy thầy ạ!

Những học trò lục tục đến chắp tay lên ngực vái chào. Chúng ngồi vào chỗ, giở sách vở, mở cái ống tre dốc ra nào bút, nào mực...Lấy nghiên, đồ ít nước vào mài mực, rồi nằm soài liền nhau rất thẳng thành hai hàng châu đầu vào nhau cắm cúi viết. Tâm cũng nằm soài tô những nét son của ông Đồ viết ở vở. Tâm lóng ngóng hai lần đánh rơi cây bút rây nhẹt cả mực ra vở, rồi dần dần quen đi! Tâm cố hết sức tô cho kín nét ngang, nét sổ, nhưng sao vẫn trật ra ngoài...

Học trò đến đông đủ nằm đặc cả phản, nói chuyện ồn ào. Thỉnh thoảng có đứa nói đến Tâm, buông một câu bâng quơ để chòng ghẹo. Tên nào viết xong thắp bút lại bỏ vào ống tre đậy nắp, đút nghiên xuống gầm giường rồi bước qua những đứa khác, đem vở lên cho ông Đồ chấm.

Ông lấy bút son khuyên những chữ đẹp, sổ những chữ xấu rồi phê điểm. Đứa nào viết xấu lắm là y như bị những roi mây vào đít vào đầu. Có đứa bôi bẩn quá không thể trông được phải dần tay kêu giời kêu đất, lạy lấy lạy để mà cũng không được tha. Úp bàn tay xuống để người ta lấy cán dùi hay chuôi dao mà đè lên trốc dần đi dần lại. Ai mà chả đau, ai mà chả khiếp! Tâm mới đi học chưa phải đòn như thế mà sợ quá đi mất, không dám nhìn ông Đồ.

Đấy là dẫy học trò trẻ con bé như Tâm giở lên đến mười một mười hai. Còn dẫy phản đằng gian cùng bên kia, toàn học trò lớn đang cắm cổ viết, tha hồ nói chuyện, ông Đồ mặc kệ không lại nơi họ. Tự nhiên Tâm ao ước được nhớn như những anh học trò ấy để được tụ họp với họ, xa con mắt và cái roi của ông Đồ.

Học trò viết lách đã xong tất cả, xếp gọn vở lại rồi ngồi dậy mở sách ra học. Chúng thi nhau kêu rõ to để chóng thuộc, ồn như cái chợ. Tâm vẫn ‘kêu’’ hai câu học ban sáng. Nhưng mãi nhìn xem chúng nó học, Tâm quên ngay đi mất, Tâm lo sợ không dám hỏi ông Đồ, vội phải bẹo thằng Bích ngồi cạnh để hỏi, thằng Thân ngồi bên này thấy vậy liền chỉ tay lên mọi chữ bảo:

- Học đi ‘’Thiên tích thông minh. Thánh phù công dụng’’.

Thằng Bích gọi giật:

- Tâm ơi Tâm! Nó bảo láo đấy, mày phải đòn mày chết. Cái thằng Thân kia chỉ bảo láo nó thôi! Đây mày nghe tao dạy:

- Thiên tách thông manh, thành phò chỏng gọng!

Giữa lúc ấy, véo véo hai roi mây vụt xuống lưng một tên học trò ngồi gần đấy, tên ấy quằn quại, hai tay xoa lưng, mặt nhăn nhó, nước mắt chạy quanh, thằng Bích lại nhanh nhẩu nói thêm:

- Đấy mày mà học sai cũng phải đòn như thế, thằng Mẫn nó học chữ nọ sọ chữ kia, thầy đánh đấy.

- Thằng Bích nó xúi dạy đấy, đừng nghe!

Thằng Thân nói vậy rồi lại ngửa mặt gào chữ.

Sợ không dám đến hỏi ông Đồ, Tâm băn khoăn không biết nên tin đứa nào. Định hỏi đứa khác nhưng chúng còn mãi học, Tâm lẩm bẫm nghĩ một lúc:

- À phải rồi có ‘’gáy phò thì mới nằm chỏng gọng’’.

Rồi Tâm cũng cố đỏ mặt gào:

- Thiên tách thong manh ư! Thánh phò chỏng gọng.

Chợt ông Đồ gọi:

- Tâm! Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng chứ!

Tâm giật nẩy mình, vừa học bé tiếng lại vừa chửi:

- Mẹ mày Bích ạ, Mẹ mày xui ông!

Thằng Bích khì khì cười rồi thè lưỡi nhăn mặt nạt lại Tâm. Ông Đồ trông thấy cầm roi vụt đánh vèo một cái, thằng Bích rẩy người lên, mặt sa như cái thớt, ngồi khóc ti tỉ.

Mặt giời đã lặn. Sắp tối đến nơi, gà đã về đặc sân sắp sửa lên chuồng. Học trò gấp sách lại, cắp lên nách, tay cầm ống bút, tay cầm nghiên, đi ra cửa vái chào ông Đồ:

- Lạy thầy, con về!

- Lạy thầy, con về!

Rồi ùa nhau chạy tản mát như đàn chim sẻ tản về các lối.

Sáng hôm sau, Tâm đến trường, đã đông đủ học trò. Buổi học sắp sửa bắt đầu. Học trò vây quanh giường ông Đồ vòng trong vòng ngoài. Những đứa bé ngồi sát, để sách lên giường còn các trò lớn đứng quanh quẩn ở ngoài. Một đứa mang đĩa son ra bể lấy nước mài đã về, để đĩa son lên giường. Mầu son đỏ tươi phủ kín đĩa lố nhố những bông bọt nổi lên trông rất đẹp. Hòn son nhẵn thín nằm gọn lỏn ở giữa đĩa như hòn núi giả trong cái bể con. Ông Đồ cầm lấy bút, dầm ngòi vào nghiên son lấy ra chấm sách, tay ông thoăn thoắt điểm rất nhanh. Thỉnh thoảng ông sổ một cái ngắn, hay khuyên tròn nhỏ như cái cúc. Một chồng sách cao để trước mặt ông phút chốc đã hết. Đoạn ông viết mấy bài mới cho những đứa trẻ mới học. Rồi buổi học bắt đầu. Đứa ngồi gần chỉ tay vào sách, đứa đứng ngoài chĩa sách vào, chúng thi nhau hỏi, tranh nhau hỏi, đứa nọ cướp lời đứa kia:

- Thưa thầy chữ gì đây?

- Bẩm thầy câu này nghĩa là gì?

Ông Đồ ngoảnh đi ngoảnh lại, miệng nói, tay chỏ luôn luôn không ngớt, lắm lúc mồm bắn cả nước bọt ra. Tâm thỉnh thoảng trố mắt nhìn ông Đồ và lũ học trò có cảm tưởng đứng nhìn một đàn chim con thấy mẹ về, nghểnh cổ đòi ăn vậy. Thế mà có đứa hỏi ba bốn lần mới được một câu. Lác đác vài đừa ở xa đến trễ, ông Đồ ngừng lại, chấm sách, trong khi học trò vẫn học ồn ào.

Tâm may được ngồi gần ông Đồ, học bài mới, ông chỉ tay bảo luôn không phải hỏi, Tâm rang rảng học:

- Thượng đại nhân, thánh ất dĩ, hóa tam thiên, thất thập sĩ. Nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ dã (đại ý nói: Vị thánh nhân ngày trước dạy ba nghìn học trò được bảy mươi người tài giỏi. Lũ chúng bây, bây giờ còn nhỏ, lên bảy lên tám tuổi, học mà làm điều nhân, như thế khá là biết lễ vậy).

Bỗng có tiếng roi đập luôn mấy nhát xuống giường ra hiệu im. Tất cả đều thôi học và lặng lẽ ngoảnh mặt ra cửa. Một người đàn bà tất tả vào láu táu thưa:

- Bẩm lạy thầy, thằng Bân nhà cháu trốn học lười lắm, lại ương ngạnh nữa về nhà bảo không nghe, cháu đã lôi lại được đây. Xin thầy đánh cho nó chừa, chúng cháu được nhờ.

Tâm trông ra thấy thằng Bân đang khóc sướt mướt trong tay mẹ nó. Còn ông Đồ thì mặt đỏ bừng, mắt ông long lên, ông bảo bà kia rằng:

- Được bà cứ về, để nó đấy tôi.

Rồi ông sai ba đứa học trò lớn lôi thằng Bân vào nọc căng xác ra. Một thằng đè đầu, một thằng kéo hai chân, một thằng giữ quặt hai tay lên lưng. Bân nằm như con ếch ở dưới đất, mông đít trật ra để nhận lấy những roi: Vút! Vút! Roi cứ luôn luôn vút xuống đít, những cái lằn roi nổi lên như những con đỉa đui! Bân quằn quại khóc không ra tiếng nữa. Cả trường đều im lặng, ai nấy đều sợ hãi, nhất là Tâm. Khi ông Đồ vụt đã mỏi tay và đã thay hai roi rồi, Bân chì còn ức ức không nói được câu ‘’Lạy thầy con xin chừa’’ ông thầy mới thôi đánh, cho Bân đứng dậy, bắt lễ bốn lễ rồi mới cho về chỗ ngồi. Bân chập choạng đứng lên như người say rượu, lễ xong bò về xó nhà, còn nức nở khóc mãi.

Học trò lại bắt đầu học:

- Thưa thầy chữ gì đây ạ?

- Bẩm thầy chữ minh nghĩa là gì?

Ông Đồ bảo:

- Minh là sáng. Thông minh là thông sáng.

Chúng lại thi nhau hỏi, ông Đồ lại mỏi mồm bảo. Trong trường lại ồn ào như chim vỡ tổ. Tâm cũng cố học, nhận lấy bài mới:

- Thượng đại nhân, Thánh ất dĩ...

Tâm chợt nhớ hôm rằm tháng giêng vừa rồi đi xem hát chèo, bọn phường chèo cũng học bài như thế, mà sao chúng học vần vần là kia, Tâm hãy còn nhớ. À, phải rồi, hay là chúng học cả nghĩa. Tâm cũng thuận mồm học theo:

- Rước Vua đi trước là Thượng đại nhân, quần thần theo sau thánh ất dĩ, hai bên thủ thỉ là nhĩ tiểu sinh, quan viên tế đình khả tri lễ dã.

Mọi học trò và cả ông Đồ đều phá ra cười.

Ông Đồ hỏi Tâm:

- Ai bảo mày thế?

Tâm sợ tái mặt thưa:

- Bẩm thầy con học nghĩa.

- Nhưng ai dạy mày?

- Bẩm thầy con học phường chèo!

Lại một chập cười nữa, một tiếng roi đập mạnh xuống giường, hết thẩy đều im. Ông Đồ nghiêm trang dõng dạc nói:

- Từ đây hễ chữ nào không biết phải hỏi. Không được học láo. Hễ học sai là mười roi này, nghe chưa?

Tâm run run thưa:

- Lạy thầy, vâng ạ.

Đọc tiếp chương 3 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 3
 
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 3 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 3

Hôm sau, Tâm đền trường được học sang bài mới, bài bắt đầu trong sách Tam tự:

Tam tự kinh

Nhân chi sơ

Tính bản thiện

Tính tương cận

Tập tương viễn

(Sách ba chữ

Người chưng xưa

Tính vốn lành

Tính cùng gần

Tập cùng xa) - dịch theo nghĩa của các ông Đồ bảo trẻ.

Tâm học ngoan ngoãn rõ ràng, ai cũng phải chú ý. Tâm cẩn thận từng tí, không dám sai thú điều gì thầy bảo. Mối lo sợ của Tâm cứ mỗi lúc mỗi tăng, khi thấy những trẻ bị đòn phạt. Nhất là những đứa không thuộc bài bị phạt ‘’luồn khố’’. Một đứa nhất đứng dạng cẳng, ở dây lưng buộc thõng xuống hai quả sung hay hai quả cà. Đứa bị phạt phải ngồi xuống ngẩng mồm đớp hai quả, rồi chui đầu sang bên kia, trong khi đứa thứ nhất cầm roi vụt mạnh vào lưng vào đít và hỏi:

- Từ rày mày có thuộc bài không?

- Bẩm có ạ.

Chui đi chui lại hai lượt, đớp quả hai lượt, và bị đánh hai lượt, thế là xong cái tội ‘’luồn khố’’. Thực là nhục nhã, thực là xấu hổ. Đi học mà như vậy thà chết quách đi, học làm gì? Tâm nghĩ thế nên quyết chí học thật thuộc, thật giỏi, không để bao giờ bị phạt. Nghĩ vậy nên về đến nhà Tâm mang ngay sách ra học rang rảng:

Tam tự kinh

Nhân chi sơ

Tính bản thiện

Tâm vừa học thì chị Tâm vin ngay lấy câu ấy mà chòng:

- Tam tự kinh là rình bú mẹ, sắp sửa vào bú mẹ bây giờ.

- Nhân chi sơ là sờ vú mẹ, mân mê để mà bú.

- Tính bản thiện là miệng muốn ăn, suốt ngày chỉ vòi ăn.

Tâm một mực cãi:

- Không phải thế kia! Không phải thế kia! Nhưng tất cả người nhà, đầy tớ, bà thím, bà bác đều hòa với chị Tâm mà chế giễu, Tâm không chịu được, chửi toáng tất cả, rồi òa lên khóc, bỏ không học nữa. Tâm khóc ti tỉ mãi. Ông Lý Tưởng đi đâu về chị Tâm lại và hỏi đầu đuôi, đánh cho chị Tâm một trận, rồi bế Tâm đi ngủ.

Sáng hôm sau Tâm tới trường, bài không thuộc, nghĩ đến tội ‘’luồn khố’’ mà lo. Tâm cố học nhẩm mãi mà vẫn không thuộc. Đến lúc ông Đồ gọi lên đọc, Tâm cứ đứng đực người ra. Ông Đồ nghiêm nghị trừng mắt bảo:

- Thế chữ mày để đâu cả?

Cuống quít, thầy hỏi, Tâm vội đáp:

- Bẩm thầy chữ con để ở nhà ạ!

Cả bọn học trò phá lên cười. Tâm thẹn quá cúi gầm mặt xuống, tay mân mê cuộn gấu áo.

Nhưng xấu hổ nhất đối với Tâm có lẽ là lần đầu tiên phải quét nhà! Nhà trường mỗi ngày phải hai lượt quét, buổi sáng và buổi chiều. Công việc ấy giao cho những đứa bét ở lớp trẻ con. Buổi sáng thì bài học, buổi chiều thì chữ viết. Đứa nào học quên mất nửa bài thì phải luồn gầm giường để soi móc cho sạch.

Tâm đã quyết chí học bài nào cũng thuộc nên luôn một tháng không lần nào bị phạt. Chữ tô đẹp, bài học thuộc. Tâm chỉ nhận được những lời khen lào lao. Nhưng học ròng rã luôn một tháng giời không được nghỉ ngày nào, chỉ lo với sợ, Tâm đã thấy chán, nhớ những buổi nô đùa thỏa thích khi trước, Tâm buồn rầu than thở cho số phận học trò. Ai đời, đi học cặm cụi mãi suốt ngày đêm vào sách vở mà vẫn phập phồng lo sợ, không lúc nào rảnh thì có khổ không? Khổ hơn bác cu Tẹo đi cày, khổ hơn con ở đun bếp thổi cơm, chăn trâu cắt cỏ! Chúng còn có lúc rỗi, có lúc chơi, và hết việc hôm nay không lo gì đến ngày mai! Tâm thì cứ phải lo nối nhau mãi mãi...

May sao, hôm mùng tám tháng tư ngày ‘’ Bụt sinh Bụt đẻ’’ ở chùa và ở đình làng, người ta bày đàn lễ ‘’cầu mát’’ tiễn quan ôn, nhà ông Cựu Mẫn đến lượt ‘’đương cai’’ các học trò đều được nghĩ cả ngày!

Tâm mừng quá, sáng tinh sương, Tâm đã chạy ra đình xem đàn, và thuyền rồng, voi ngựa mũ mã, hình nhân. Tâm mãi chơi suốt cả ngày, chỉ về ăn cơm bữa trưa. Tối lại lên chùa xem ‘’tắm Phật’’. Khuya về mệt quá, Tâm đi ngủ ngay, không nhìn đến bài.

Sáng hôm sau, Tâm ở nhà ra đi, ngần ngừ mãi để chờ gặp đàn ông cho may. Nhưng rủi thay, lúc ra đến ngã ba lại gặp ngay cô đĩ Tít, Tâm vừa tức và càng thêm sợ. Đến trường, tuy học bài mới mà Tâm vẫn mở lại nhẩm qua bài cũ. Nhưng vẫn không thuộc. Đến lúc đọc, Tâm chỉ đọc lõm bõm được mấy câu, rồi tay mân mê cuộn áo, mắt cứ chớp chớp trông lên sà nhà! Ở ngoài chúng nó reo:

- A ha, thằng Tâm không thuộc.

Ông Đồ trừng mắt hỏi:

- Tại sao mày không thuộc?

Hôm qua lại mãi chơi phải không. Hai ngày một bài mà ngắc ngứ.

- Bẩm thầy không ạ.

- Thế sao không thuộc?

- Bẩm tại con gặp cô đĩ Tít.

Học trò đều cười, ông Đồ cáu, vụt Tâm một roi và hỏi:

- Mày nói láo, gặp cô ấy làm sao lại không thuộc bài?

Tâm sụt sịt giơ cánh tay lên mặt thưa:

- Bẩm thầy, con học kỷ rồi, nhưng gặp cô ấy dông, nên đến lúc đọc lại quên mất.

Mặc dầu, Tâm cũng bị phê chữ ‘’liệt’’ vào sách như thường và phải quét nhà luồn gầm giường! Đến lúc sắp tan, lũ học trò giục:

- A ha! Thằng Tâm phải quét nhà. Sao không đi lấy chổi quét đi mau lên?

Tâm còn đứng ngần ngại thè lưỡi chửi lại bọn học trò. Tưởng bé mọn, ông đố tha cho cái phạt khó nhọc ấy, nhưng thằng cu Tạo, xưa nay vẫn bị quét nhà luôn, đứng lên thưa:

- Bẩm thầy thằng Tâm nó không quét nhà!

Ông Đồ đang cắm đầu viết vội mấy quyển vở tô, ngẩng lên hỏi:

- Sao thằng kia lại không đi quét nhà? Hay muốn phải đòn?

Cuống quít, Tâm vội chạy xuống nhà dưới lấy cái chổi lên phe phẩy quét từ đầu đằng kia lại. Ở nhà, Tâm không phải quét thế bao giờ nên cầm đến cái chổi, tay cứ luống cuống quét chỗ nọ tạt sang chỗ kia. Lại thêm chúng nó kéo đàn chạy theo sau, hạch sách từng ly từng tí, bắt rúc hẳn vào gầm giường, bắt soi hẳn vào chân phản. Rồi ở ngoài chúng nó khúc khích cười. Tâm loay hoay hì hục mãi mới ra khỏi một gầm giường, mặt đỏ bừng, mũi thò lò chảy ra. Tâm đứng ngay người lên, trông cái nhà rộng năm gian mà chán, quét đến bao giờ cho xong. Tâm nghĩ:

- Thế này ỉa vào đi học nữa!

Nhưng chúng nó lại giục, Tâm lại khom lưng cấm đầu quét. Lâu lâu học trò tản mát về dần. Còn mấy đứa ranh mãnh ở lại để trông coi Tâm quét nhà cho sạch. Đến mãi trưa rặt. Tâm mới quét xong, mồ hôi đầm đìa ướt đẫm cả áo, cắp sách ra đến cổng, trông thấy người nhà đứng đón, Tâm òa lên khóc, mấy đứa trẻ cùng về thấy vậy, được thể reo:

- Ê, ê, ê! Lêu Lêu, có đứa bị chui vào gầm giường! Quét nhà chui gầm giường, a, a!

Tâm tức quá, vừa khóc vừa phát khùng:

- Ông ỉa vào, ông không đi học nữa! Xem chúng mày còn chế vào đâu nữa!

Đọc tiếp chương 4 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 4
 
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 4 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 4

Cuối tháng tư. Ngoài đồng những bông lúa đã là là trĩu xuống, đổ màu vàng nhạt. Lác đác đã có người gặt. Trường cũng sắp nghĩ mùa để ông Đồ về nhà trông gặt và để cho ông chủ, ông Cựu Mẫn dọn nhà dựng lúa.

Hôm nay là hai mươi tháng tư, buổi học cuối cùng đã định vào hai mươi nhăm, nhưng đã có đứa xin nghỉ từ hôm rằm. Nhất là bọn học trò nhớn, phần nhiều nghỉ về đi gặt thuê. Ở trường, buổi học có vẻ rời rạc. Những đứa tinh nghịch ranh mãnh đã vắng cả rồi. Học nghĩa xong sớm, vì thưa người dễ học, bọn học trò túm năm tụm ba nói chuyện bàn về nghỉ mùa, về tết Thầy Đồ, Tâm cũng mon men lại gần nghe lỏm. Thằng Bích trông thấy Tâm đến, vội gọi lại:

- Tâm ơi Tâm, bao giờ mày nghỉ mùa?

Tâm cười đáp lại:

- Tao à, tao bao giờ trường nghỉ, tao mới nghỉ.

Thằng Bích có vẻ buồn rầu nói:

- Tao hết ngày hôm nay, tao phải nghỉ rồi!

- Sao mày nghỉ sớm thế?

- Tao nghỉ sớm để giữ em cho mẹ tao đi gặt thuê nhà ông Bá Nghị lấy tiền tết Thầy Đồ.

Thằng Cân, thằng Bân đều nói vào:

- Tao cũng vậy. Học hết ngày hôm nay là tao nghỉ, chỉ có thằng Tâm, thằng Chắt, thằng Ngọc với cậu Quý, con ông Bá là được học mãi thôi nhỉ, vì nhà họ khá.

Tâm không hiểu, liền hỏi:

- Lại phải tết ông Đồ nữa kia à? Tết thế nào?

Thằng Bân lau láu gắt:

- Mày ngu lắm. Không tết thì thầy lấy gì mà tiêu pha ở nhà. Này nhé, ông Lý Cựu nuôi cơm Thầy Đồ cho bốn anh ấy học một năm may hai quần, hai áo dài và ba áo cộc. Còn học trò ngoài như chúng ta, mỗi đứa một năm bốn quan tiền và mồng năm ngày Tết tùy tâm được thế nào hay thế. Tiền công thì bắt đầu nghỉ mùa tháng năm, Thầy Đồ lấy một nửa tức là hai quan, thầy đã mặc cả trước.

Thằng Thân nói xen vào:

- Thế là còn nhẹ đấy nhỉ chúng mày nhỉ? Bên ông Đồ Tiến đằng cụ chỉ Hai, mỗi đứa mỗi năm những ba quan với hai thùng thóc. Mà ông Đồ bỏ đi đánh tổ tôm luôn, bảo ban chẳng ra gì cả!

Bây giờ Tâm mới hiểu đi học phải góp tiền như thế để đền công Thầy Đồ. Tâm là người biết nghĩ, biết lo rất sớm, Tâm vẫn vơ nghĩ đến công cha mẹ đã nuôi mình, may quần áo cho mình mặc, mua giấy bút cho mình đi học, giết gà đồ xôi làm lễ vỡ lòng, lại luôn luôn lễ vật biếu xén ông Đồ và ông chủ, biết bao phí tổn vì mình:

- Mình phải chăm học thế nào cho bõ cái công ấy.

Nhưng nghĩ lại, theo óc non nớt của Tâm, Tâm thấy đi học là vô ích, vừa khổ thân mình vừa khổ cha mẹ nên Tâm quyết chí thôi học, Tâm nghĩ bụng:

- Thế thì đi học làm gì? Thà ở nhà nghịch còn hơn.

Song Tâm còn hoài nghi những lời nói của các bạn. Về nhà, Tâm vội hỏi ngay mẹ cho chắc ăn:

- Mẹ ơi! Nhà ta có phải tết Thầy Đồ à?

Bà mẹ thực tình đáp:

- Có chứ, mai chờ thầy con về thầy con vào tết Thầy Đồ và nói lại cả với ông Lý cự nữa.

- Có phải mỗi đứa mỗi năm phải nộp bốn quan tiền không hở mẹ?

- Ừ, bốn quan tiền và ba cái Tết: Tết mồng năm, Tết cơm mới và Tết cả.

- Thế thì con không đi học nữa, mẹ ạ. Con đi học mất nhiều tiền quá!

Bà mẹ mắng yêu:

- Ranh con, đừng láo!

Tức thì Tâm bỏ chạy ngay ra vườn nhảy nhót mong ôn lại những giờ phút khi xưa...

Buổi chiều, Tâm nhất định không đi học nữa. Mẹ Tâm thì ngọt mãi và nói:

- Không đi học rồi chịu khổ suốt đời. Đấy như chú cu Thìn làm thuê cho nhà ta ấy. Chữ nhất là một không biết, nên ai người ta cũng bắt nạt được. Vậy cố mà đi học con ạ, cha mẹ không ngại tốn công khó nhọc đâu, chỉ mong cho con ra người hay. Còn học thầy, thì phải giả công thầy chứ. Chữ thánh những gánh vàng, người ta lấy mỗi năm bốn quan, có thấm vào đâu, con...

Rồi bà đọc luôn bài thơ truyền tụng để khuyên con:

Đen thời dùng mực, đỏ dùng son,

Cố học cho hay, con hỡi con!

Cái bút cái nghiên là của báu

Câu kinh câu kệ ấy mùi ngon!

Vàng mua chừa để, vàng bay hết

Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn

Nhờ phận một mai nên kẻ cả

Bõ công cha mẹ mới là khôn!

Nhưng Tâm vẫn còn ngần ngừ chưa muốn đi học. Bà nóng tiết rút ngay cái roi tre ở cửa bếp và dọa:

- À thằng này giỏi, mày không nghe lời bà, phải roi mới chuyển được mày. Bé không vịn, nhớn gẫy cành, có cắp ngay sách đi học không nào?

Bà cầm roi đập mạnh xuống phản, Tâm vội vơ lấy sách chạy một mạch đến trường. Bà mẹ ở nhà cười khanh khách nói với hàng xóm:

- Xưa nay chìu nó quen, ra nó nhờn. Cầm đến roi, cu cậu đi ngay tức khắc!

Nhá nhem tối hôm hai mươi bốn, gió phe phẩy đuổi tan cái nóng ban ngày. Trên nền trời xanh thẳm, đã lốm đốm mấy ngôi sao lấp lánh như cúc bạc đính lên bức thảm xanh. Ông Lý Tưởng với Tâm cùng một tên người nhà đội một cái quả đỏ đi lại nhà ông Cựu Mẫn. Đến nơi, nhà đã lên đèn. Tên người nhà đặt cái quả lên cái bàn cao ở giữa bộ trường kỷ, mở nắp ra. Trong có hai quan tiền kẽm nằm song song và một cái thủ lợn với một bình rượu, ông Đồ ra ngồi ở trường kỷ mời ông Lý Tưởng cùng ngồi. Ông Cựu Mẫn ở nhà dưới cũng lên tiếp chuyện, nói ba hoa một lúc về mùa màng, gặt hái rồi ông Lý Tưởng đứng lên chắp tay nói:

- Thưa Thầy Đồ và cụ Cựu, thằng bé cháu nhà tôi may được sang đây nhờ thầy chỉ bảo và quấy quá cụ Cựu, thật là cái ơn to lắm. Nay nhân Thầy Đồ sắp về nghỉ mùa, chúng tôi gọi là có chút quà lễ mọn lòng thành đến tết thầy và cụ Cựu. Tôi nói tình thực, xin thầy và cụ Cựu thứ lỗi cho...

Ông Đồ và ông Cựu đều nói:

- Tôi không dám, ông dạy quá vậy!

- Cháu nó bé dại, tôi không dám cho đi chung vào với các ông kia. Vậy nên phải đi riêng thế này. Hai quan tiền này xin kính dâng Thầy Đồ. Còn cái lễ mặn này gọi là tết thầy và cụ Cựu cho phải phép. Xin hai cụ vui lòng nhận cho.

Ông Lý Tưởng nói xong ngồi xuống. Ông Đồ vui vẻ tiếp lời:

- Chỗ tôi với ông Lý, ông cho thế nào tôi cũng xin bái lĩnh. Còn đây tùy ông Cựu.

Ông Cựu Mẫn cười khà khà nói:

- Ông Lý chỉ khéo bày vẽ, chỗ tôi với ông, ông cho ăn miếng giầu là đủ, nhờ Giời và Phật Thánh phù hộ, tôi mời được cụ đồ về đây, các ông có lòng mến cho các cháu đến học là quý. Tôi chỉ mong đông thêm trẻ học để cụ đồ được rộng món tiêu, nay ông Lý bày đặt tết nhất thế này, tôi không bằng lòng đâu!

Ông tết Thầy Đồ rồi, còn phần tôi, tôi xin đa tạ, ông mang về, làm thế mang tiếng ông ạ!

Ông Lý Tưởng lại phải nói:

- Xin Thầy Đồ và cụ Cựu xét lại cho chúng tôi được yên lòng. Kể nhà cụ Cựu đây chả thiếu gì, nhưng chỗ nhờ vả, gặp mồng năm, ngày tết mà không có cái gì lại hầu, trong bụng chúng tôi lấy làm hổ thẹn. Vậy xin cụ lấy lòng độ lượng mà nhận cho.

Ông Đồ cũng nói thêm vào:

- Thôi cụ Cựu ạ, ông Lý ông ấy đã nói thế, cụ cũng nên thể tất một chút cho ông ấy bằng lòng.

Ông cựu Mẫn bấy giờ mới quả quyết:

- Vâng, Thầy Đồ và ông Lý dạy như thế, tôi xin tuân.

Hai quan tiền đã vào tráp ông Đồ, cái thủ lợn với chai rượu đã đưa xuống nhà dưới, tên người nhà mang quả không cùng với Tâm chào ông Đồ và ông Cựu Mẫn rồi ra về. Ngồi nói chuyện hồi lâu nữa, ông Lý Tưởng đứng lên xin về. Ông Đồ và ông Cựu cố mời ở lại. Ông cựu nói kháy:

- Ông Lý này, ông mà về, tôi sai người mang giả lễ ông đấy!

Ông Lý Tưởng nói một cách rất khiêm tốn:

- Quả thật nhà tôi bận lắm, giá không, ở lại hầu Thầy Đồ và cụ là phải. Nhưng mùa màng đến nơi, công việc bề bộn, nhà cháu lại vừa gặt mấy mẫu lúa sớm, nên cần phải về ngay cho họ đập.

- Vâng, thế thì ông về tôi không dám giữ. Ông mời giầu đã!

Ông Cựu vừa nói vừa bưng đĩa giầu lên trước mặt ông Lý Tưởng.

Đọc tiếp chương 5 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 5
 
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 5 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên


bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 5

Nghỉ mùa rồi, nhà lại bận gặt nhiều, Tâm tha hồ chơi nghịch.

Gặt đang đông, trên những tấm ruộng thênh thang trong cánh đồng bát ngát một mầu vàng ối, lố nhố những người nhấp nhô gặt lúa, tiếng hái đưa ngang từng túm lúa, soèn soẹt ngọt như bổ cau...những đàn châu chấu bị động vè vè bay sang tấm ruộng chửa gặt...một vài cô thợ gặt hát lên vồng vộng...Những thợ gánh lội vào ruộng lấy những lúa cắt rồi để trên trốc dạ, lượm thoăn thoắt thành đon đặt lên bờ bó lại. Rồi sóc đòn càn vào ngang bó gánh chạy te te về làng, những bông lúa cứ rung rinh theo nhịp bước và kêu rào rào.

Tâm được theo mẹ ra đồng coi gặt thích lắm, năm nay Tâm cứng và đã đi học nên mới được đi, Tâm chăm chú xem người ta làm việc gì. Mấy hôm đầu Tâm còn ngồi trên gò, nhờ thợ gặt bắt hộ châu chấu, nhưng dần dần mạnh bạo và quen biết thêm nhiều người, Tâm chạy cả xuống ruộng để bắt lấy và ‘’mót’’ những bông lúa sót lại trên ruộng rạ....Thật là sung sướng nhất đời. Hôm nào nắng quá, ông Lý không cho Tâm đi, Tâm ở nhà cậy đất dẻo về nặn kiệu, nặn tượng và nặn nồi chõ để đồ xôi tế đình. Tâm lại hội họp những trẻ con hàng xóm lại nặn thi pháo. Đem hòn đất dẻo nặn thành hình cái nồi, trôn cho rõ mỏng rồi vặt úp xuống đất tức thời cái pháo nồi ấy kêu đánh bốp một cái, thủng trôn ra. Kêu càng to thì thủng càng rộng. Những cái không nổ bị thua phải bẹo đất ra vá vào chỗ thủng ấy...Lắm lúc, Tâm lại đổi trò chơi, lấy lá chuối cuộn làm kèn thổi toe toe. Cuộn xong rồi, Tâm nói một câu thường lệ trước khi thổi:

- Kèn kèn cuống cuống, mày ra bờ muống, mày khóc ba tiếng, cho kèn tao kêu, kèn tao không kêu, tao lấy đỉa đói tao bêu đầu này!

Hễ kèn kêu thét lên, là cả bọn cùng cười vang.

Ông Lý Tưởng thấy con mãi nghịch quá sợ để lãn canh (lười quen) lúc đi học khó bảo, ông bắt về đem sách ra học ôn cho khỏi quên. Tâm cũng vui vẻ về học lại quyển ‘’Tam tự kinh’’ Và mấy tờ đầu quyển ‘’Sơ học vấn tân’’ mới học được. Tâm gọi đứa em bé và mấy đứa hàng xóm sang Tâm dạy học, Tâm chỉ tay và đọc lên cho chúng nó học theo:

Sơ học vấn tân

Hỗn mang chi sơ

Vị phân thiên địa

Khi chúng đã học theo rồi, Tâm bắt chước ông Đồ giảng nghĩa:

- Này, chúng mày nghe: Hỗn mang chi sơ là ăn hổn lằm nó chốc mép mọc mang ra như mang cá trê ấy, nghe không?

Cả bọn không hiểu, ùa nhau cười. Tâm tức mình đập xe điếu xuống giường dọa im, làm y như ông Đồ vậy. Những người nhớn quanh đấy thấy vậy đều phì lên cười, và bảo nhau:

- Cậu bé ranh mãnh và lém lỉnh quá!

Làm cho Tâm thẹn đỏ mặt bỏ chạy đi chỗ khác.

Nghỉ đã một tháng mười ngày rồi. Hôm nay là mồng sáu tháng sáu. Mùa màng xong tất cả. Người ta đương bắt đầu ngả cấy. Ông Đồ đã đến. Học trò lại đi học nhưng chưa được đông đủ, vì còn nhiều đứa phải ở nhà giúp việc vặt trong nhà.

Tâm phải đi học, trong lòng cũng buồn, tiếc những lúc nô đùa. Nhưng đã quen với lề thói nhà trường Tâm không quá bỡ ngỡ sợ sệt như trước nữa. Sự học có phần khó lên. Vì Tâm bắt đầu phải học nghĩa và kể nghĩa như những đứa khác. Học chữ thuộc mặt rồi, lại phải học nghĩa để mà kể, Tâm hỏi nghĩa rồi dõng dạc học:

- Vũ vương phạt trụ là Vũ vương đánh người trụ!

Tâm nhìn ra rằng hễ khuyên son phải gọi là ông, tức là những người đáng kính trọng, nét son chấm bên trái mặt chữ chỉ người, những người tầm thường hay gian nịnh. Và những sổ ngắn là tên nhà, tên đất hay tên họ. Nên Tâm học mau thuộc. Học thuộc thông đâu đấy, Tâm ngồi im xem chúng nó kể, bắt chước giọng của chúng nó, cài giọng kể thong thả rõ ràng và ngân nga như hát. Đứa nào kể xong cũng ngân một tiếng ‘’ạ’’ rồi nói:

- Bẩm thầy con hết rồi ạ.

Ông Đồ‘’ừ’’ một tiếng rồi giảng nghĩa, giảng từng câu một cho đến hết bài, cứ theo cái nghĩa trong bài, ông đọc lại, thỉnh thoảng, ông nói rộng ra tí chút, song mồm ông đọc thao thao như nước chảy, học trò theo không kịp, tay cứ chăm chú cầm giấy để chực mở sang trang. Mỗi người đều kể một lượt như thế, nên số học trò càng đông thì buổi học càng tan muộn. Mà ít, cố nhiên, học trò được về sớm...

Tâm nghĩ mình bắt chước được cả rồi, đến lượt ê a lên giọng:

- Xin thầy con kể ạ.

Rồi Tâm ngắc ngứ ư a, đọc hết bài cho đến lúc nói:

- Bẩm thầy con hết ạ.

Ông Đồ không ‘’ừ’’, ông bảo:

- Thong thả chứ nào, làm gì mà như đi ăn cướp ấy, ư a ư a mãi như chó nhai vã mắm. Bắt chước chúng nó mà kể chứ!

Rồi ông mới dẫn giảng đến bài. Ông cũng dẫn lượt đi như những đứa khác. Tâm ngồi ngơ ngác, như vịt nghe sấm, trố mắt nhìn ông Đồ cho đến lúc xong Tâm lôi sách, rẽ đám học trò ra ngoài, nói với lũ thằng Bích rằng:

- Tao cố bắt chước như chúng bây mà sao cấm được, cứ phải ư a, mà đọc như người học ấy, chẳng hay tí nào!

Thằng Bân nói:

- Cho còn là ăn hại cơm giời, uống hại nước sông, con ạ. Kể khổ lắm, chứ dễ đấy à!

Học luôn ba tháng rưỡi giời, đã sắp sửa đến vụ gặt mùa tức là vụ tháng mười. Những tấm ruộng cấy lúa sớm, lúa thường tân, đã gặt rồi. Gọi là thường tân theo đúng cái nghĩa của nó là nếp cái mới, tức là cái lúa nếp để làm cơm mới vậy.

Ở các đình chùa, người ta đã làm lễ cơm mới. Trong những tư gia đã mua hồng cốm, thịt rượu đi tết nhau. Trên những cánh đồng phẳng phiu đến tận chân tre các làng xanh biếc, làn lúa sắp chín rung rinh lướt theo chiều gió bốc lên mùi thơm phưng phức như cốm non, thỉnh thoảng đưa. Một vài nhà đã gặt lỏi về ăn...

Ở nhà ông Lý Tưởng, các bố mẹ học trò và những học trò lớn đến đông đủ, ngồi rải rác khắp ba gian nhà. Sau lượt trầu nước thường lệ, ông Lý Tưởng lấy địa vị là người chiêu tập buổi hội họp này đứng lên nói trước:

- Xin trên các cụ, các ông và đông đủ các anh em đây định cho. Đến hai mươi này Thầy Đồ về nghỉ, ta phải có thế nào để tiễn chân thầy chứ!

Tức thì nhao nhai lên ai cũng muốn nói trước. Người nói thế này, kẻ nói thế khác, huyên thuyên ồn ào, Một cụ già gắt:

- Kim chỉ phải có đầu chứ, kẻ cả nói trước, đàn em ngồi mà nghe, có gì không phải thì nói sau, chứ cá mè một lứa thế không được!

Mấy người đều nói:

- Vâng, cụ dạy chính phải, xin cụ chỉ định.

- Không, tôi nói thế thôi, còn cái việc cắt định phần các ông, tôi không dám.

Lại đến lượt ông Lý Tưởng. Ông đứng lên nói rành mạch:

- Bẩm trên các cụ, dưới đông anh em cả. Năm nay được mùa to, chúng ta cũng nên nghĩ tết ông Đồ kha khá. Ròng rã suốt một năm giời mới có bốn quan tiền công đã nhất định vào tháng năm và gần Tết rồi. Vậy tôi bàn với các cụ và anh em nên bổ mỗi người nửa quan. Tất cả bốn mươi nhăm người, vị chi hai mươi hai quan rưỡi. Hai mươi quan ta để tiền, còn hai quan rưỡi ta mua cốm hồng và lễ vật gì đấy, đến hai mươi đem hẳn đến nhà thầy. Có thờ thầy mới được làm thầy...

Một người nói:

- Có con ông ngày sau mới được làm thầy, chứ con chúng tôi thì nước gì?

Ông Lý có vẻ không bằng lòng nói:

- Các ông nói khi quá, chứ con tôi vắt mũi chưa sạch đã mong gì làm thầy người ta.

Ông Xã Tân đẻ ra thằng Bân, nói tiếp:

- Ông Lý nói phải đấy, phương ngôn có câu: ‘’Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy’’. Chúng ta cũng phải nghĩ đến công thầy tử tế. Nhưng nửa quan thì khi nặng cho những người nghèo như tôi chẳng hạn. Vậy xin các cụ bớt đi tí chút. Còn cái lễ tết ông chủ nữa kia mà.

Mấy ông cụ nói theo:

- Phải đấy, bác Xã nói phải, ta nên châm chước thế nào cho nhè nhẹ thì hơn.

Hồi lâu, ngã ngã, cả bọn đều đồng ý về số tiền nhất định là nửa quan, để mười sáu quan tiền, còn chia đôi mua lễ Tết ông Đồ và ông Cựu Mẫn. Và sau rốt cử những đứa đi tiễn ông Đồ về đến tận nhà. Khi các người đã về rồi, Tâm nằng nặc đòi với ông Lý đến hai mươi, cho đi xuống nhà ông Đồ. Ông Lý cười bảo:

- Khốn, nhưng đi từ sáng đến trưa mới đến nơi, không biết ông có cứng chân đi được! Rồi đến nửa đường lại nheo nhéo đòi về!

Đọc tiếp chương 6 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 6
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 6 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg

CHƯƠNG 6


Mùa Đông đã đến từ lâu. Những ngày mưa phùn gió bấc kéo dài liên tiếp làm cho cái nhà quê phẳng lặng buồn tênh lại càng thêm tiêu điều ảm đạm. Những làng mạc như lu mờ thấp bé xuống, mà cánh đồng mông mênh bát ngát hình như cao lên, giãn ra và bao trùm tất cả. Cảnh tượng giống như lúc trời chiều dần dần đi vào đêm tối.

Giời rét, người co ro trong những áo bông, áo đụp! Và chân tay nhiều khi nứt nẻ đau buốt đến xương! Thỉnh thoảng được ngày có mặt giời xinh tươi trong sáng giữa nền giời quang đãng, là người ta nô nức tắm giặt, tiếng đổ nước nồm nồm và tiếng vỗ giặt quần áo bôm bốp truyền từ cầu ao nọ đến cầu ao kia vang dậy.

Tâm chưa nhận rõ được ngày tháng. Nhưng hàng năm Tâm thấy hễ tiết giời rét mướt như thế là gần Tết rồi. Vì hễ Tết là Tâm được ăn nhiều thứ ngon: Giò, mộc, nem, bánh và được mặc áo đẹp, đi mừng tuổi được tiền nữa. Năm nay đã đi học rồi, nên Tâm lại càng mong chóng Tết. Gió bấc đã nhiều lần từng cơn lạnh buốt giục giã ngoài hiên. Tâm khấp khởi hỏi mẹ:

- Mẹ ơi mẹ, dễ gần Tết rổi nhỉ?

Bà mẹ âu yếm:

- Đã Tết thế nào con, còn lâu lắm. Cứ cố học cho giỏi đi, hễ bao giờ Tết, mẹ bảo con!

Và đến trường, Tâm lăm le đố các bạn:

- Tao đố mày còn mấy ngày nữa là Tết nào?

- Còn non một tháng nữa chứ mấy!

- Nhưng là bao nhiêu ngày kia?

- Mày dở lắm, non một tháng là hai mươi ngày đấy. Hôm nay đã là mồng tám tháng chạp rồi còn gì?

Tâm nghĩ bụng:

- A ha! Còn có hai mươi ngày nữa là đến Tết!

Và từ đấy Tâm cứ nhẩm tính từng ngày một!

Lòng mong mỏi của Tâm đã thỏa. Ngày hai mươi hai, ông Đồ về nghỉ. Hai mươi ba nhà Tâm quét dọn bàn thờ sạch sẽ, trên bàn thờ ông công, bày thêm cỗ mũ tám đầu rồng, mười hai mắt kính và hai tai xanh điểm đổ chổng ngược lên như hai con thỏ. Ngày chạp ông công, Tâm được ăn một bữa ngon lành no nê! Mà Tâm vẫn nhớ rằng đến ngày chạp ông công thì còn bảy ngày nữa là Tết.

- Còn bảy ngày nữa là Tết, sướng quá.

Tâm nghĩ vậy rồi vui vẻ chạy đi chơi hàng xóm. Quang cảnh nhà quê đã dần dần náo nhiệt vì Tết. Người đi chợ đông lên. Các công việc làm vội vàng, mau hơn. Ở đầu cầu ao mỗi nhà đã chễm chệ một cuộn lá dong để gói bánh.

Rồi những tiếng lợn bị chọc tiết kêu í éc ở mọi xóm, tiếng giã giò chí chát ở mọi nhà cùng tiếng lên bột bánh gai thùm thụp đã làm rõ ràng cái cảnh Tết rồi, không ai còn dõi Tâm được nữa! Ba mươi Tết, cây nêu dựng sừng sững giữa sân, câu đối đỏ lòm trước cửa càng làm cho Tâm hớn hở mừng khôn xiết.

Sáng sớm mồng một, tràng pháo của nhà vừa nổ, Tâm vội vàng choàng dậy giụi mắt rồi ra mắc lấy áo dài mới nhuộm màu giãi bùn mặc vào diện cái quần vải mới may trắng bốp. Tâm nghiêm trang đi đến trước mặt ông bà Lý Tưởng chúc mừng năm mới:

- Con chúc mừng thầy mẹ sang năm mới mạnh khỏe sống lâu và giàu bằng mười năm ngoái!

Ông Lý khen:

- Tốt lắm, thầy cũng chúc cho con năm nay học giỏi hơn những trẻ khác. Năm nay con lên bảy rồi phải chăm chỉ mà học nhé. Đây thầy mừng tuổi cho con một tiền này.

Bà Lý cũng cho một tiền nữa, Tâm vui sướng nhận lấy tiền ra khoe với chị:

- Tôi có những hai kia, để mua thắt lưng đỏ.

Đến nửa buổi, cơm nước xong rồi, ông Lý với Tâm đem giầu đi lễ và mừng tuổi các nhà thân thuộc. Đi đến nhà nào, Tâm cũng thấy ông Lý nói:

- Năm cũ đã qua, bước sang năm mới, tôi đến mừng tuổi cho ông bà sống lâu mạnh khỏe, giầu có bằng năm bằng mười năm ngoái.

Và ai cũng xoa đầu Tâm, cho Tâm tiền rất nhiều, nhiều hơn mọi năm. Người nào cũng bảo:

- Năm nay cậu đã là học trò cắp sách đi học, không bé bỏng như năm trước nữa. Tôi mừng tuổi để cậu mua giấy này.

Tâm sung sướng quá và bụng bảo dạ:

- Ra, đi học có lợi thật!

Hôm mồng bốn, Tâm mải đang nô đùa ở sân đình chợt có người nhà ra tìm về. Tâm mải vui, phát khùng lên mắng tên đầy tớ:

- Về làm gì, ông không về.

- Không về ông nhà đánh chết, ông cho tôi ra tìm ngay anh về ông bảo.

Tâm ngần ngại đành phải theo về. Đến nhà, thấy ông Lý đang ngồi xếp bằng trên sáp, Tâm được yên lòng, Tâm chỉ sợ có việc gì đến, làm Tâm phải đòn thì chết! Ông Lý sai Tâm lấy nghiên mài mực Tâm vâng theo ngay, ông Lý mở tráp ra lấy tờ giấy hoa tiên đỏ tươi và một ngọn bút mới, ông bảo Tâm:

- Hôm nay tốt ngày, thầy với con khai bút nhé.

Tâm không hiểu hỏi:

- Khai bút là thế nào hở thầy?

- Khai bút là sang năm mới phải chọn ngày tốt, giờ tốt, bắt đầu viết lên tờ giấy hoa tiêu hay tờ giấy đỏ, rồi dán lên cột hay sà nhà. Sau viết gì mới được viết. Ngộ chưa khai bút mà cứ viết thì dông suốt năm, đi học thì chịu dốt, mà làm việc thì cũng hỏng. Ngộ gặp phải giờ xấu, còn sinh ra ốm đau, bệnh tật, tai vạ bất kỳ nữa. Con nghe chưa? Phải cẩn thận đấy.

- Bẩm vâng ạ!

Rồi ông Lý nằm xuống, dầm ngòi bút mới vào nghiên mực, lấy ra viết một dòng dài ở giữa tờ hoa tiên. Viết xong ông ngoảnh lại bảo Tâm:

- Con chưa viết được, thầy viết cho một chữ bút, còn để phần con một nét sổ. Tâm cầm bút run run ấn toẹt lên tờ giấy rồi kéo dài xuống trông rõ một vệt mực to tướng. Xong Tâm cầm bút, giương mắt nhìn ông, ông cau mày bảo:

- Thôi!

Rồi ông cầm lấy tờ giấy ngắm nghía. Sau cùng nói:

- Thôi cũng được, vào trong nhà lấy tí bánh chưng ra đây.

Tâm lấy mang ra. Ông Lý dính một ít vào đầu tờ giấy đem dán lên sà nhà. Cơn gió nhẹ lướt qua cửa sổ thổi bay cong tờ giấy là là. Tâm vui mừng thoát nạn, chạy xuống nhà dưới.

Đọc tiếp chương 7 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 7
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 7 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên
bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 7

Mồng tám tháng giêng, Tâm mãi vui với trẻ hàng xóm, rủ nhau leo lên cây bắt tổ chim. Chị Tâm đi tìm khắp cả không thấy, đứng bờ ao réo ngậu lên:

- Tâm ơi Tâm, ớ Tâm ơi! Ở đâu thì về!

Ở trên cây sung bên bác Xã Cán, Tâm thưa một cách gắt gỏng:

- Ơi! Đây chứ đâu mà ngậu lên thế!

Trông theo tiếng thưa, thấy Tâm đang bám chặt lấy cành sung như con mèo ngồi rình chuột, chị Tâm dọa:

- Giỏi nhỉ! Trèo cây! Tao về tao bảo thầy cho mày!

Tâm vội tụt xuống cây, đấu dịu hỏi:

- Nhưng gọi về làm gì đã nào?

- Có cậu ở trên Mỹ Lý xuống chơi, thầy sai gọi mày về.

- Cậu nào thế chị?

- Cậu Đồ Trí ấy mà!

Nghe đến đấy, Tâm hơi rùng mình, hai tay phủi bụi áo, rụt rè đi về. Tâm tin rằng mỗi bận ông Đồ nào đến là Tâm cũng phải gọi ra để khảo chữ. Con mắt người ta cứ trừng trừng nhìn Tâm, hễ Tâm nói sai là y như họ cười mỉa mai để rồi khi họ về, thế nào Tâm cũng bị mắng đáo để. Tâm bị mấy lần như vậy nên hễ nói đến ông Đồ nào là tự nhiên Tâm thấy sợ vẫn vơ. Nhất là nay đến lượt cậu đồ mình, một ông Đồ đã nổi tiếng là dữ đòn. Tâm khép nép về đến sân, rón rén ngập ngừng bước ngắn bước dài, Tâm chực chạy xuống bếp, tiếng ông Lý đã gọi giật lại:

- Đi đâu về đấy? Chỉ giỏi chạy thôi. Mau lên vào chào cậu đi nào.

Tâm bước lên hè, chắp tay vái chào:

- Thưa cậu xuống chơi ạ!

Ông cậu mĩm cười nói:

- Ừ, cháu vào đây cậu bảo.

Tâm rón rén lại gần giường, ông cậu hỏi:

- Cháu học đến sách gì rồi?

Tâm ngẩn người nghĩ bụng ‘’Đã biết mà’’, và nói:

- Bẩm con học đến sách ‘’Ấu học ngũ ngôn thi’’.

- Đọc một đoạn cậu nghe nào.

- Bẩm cậu con đọc:

Ấu học ngũ ngôn thi

Thiên tử trọng hiền hào

Văn chương giáo nhĩ tào

Vạn ban giai hạ phẩm

Duy hữu độc thư cao!

- Nghĩa là gì?

- Nghĩa là Sách ấu học ngũ ngôn thi. Ngôi thiên tử trọng kẻ hiền hào, văn chương dạy lũ mày, muôn bậc đều phẩm dưới. Bui có đọc sách là cao!

- Ngôi thiên tử là ai?

- Bẩm là đức vua ạ!

- Ừ, đức vua ngài cao xa lắm. Ngài ở tận kinh kia. Thế lũ mày là lũ nào?

- Lũ mày là lũ trẻ con nô nghịch ngoài đường.

Ông cậu lắc đầu, làm Tâm lè lưỡi chữa thẹn. Ông nói:

- Không phải! Lũ mày là lũ học trò như mày ấy. Muôn bậc đều phẩm dưới. Bui có đọc sách là cao, là nghĩa làm sao?

- Là các bậc như bậc hèn nhà ta đều thấp cả. Chỉ có cái giá đựng sách để đọc là cao hơn!

Ông cậu không nhịn được, cười ha hả nhìn Tâm đang luống cuống đỏ mặt, cả ông Lý Tưởng cũng cười ngặt nghoẽo. Ông cậu thong thả bảo:

- Mọi bậc là mọi nghề, như làm ruộng, thợ mộc, thợ rèn, thợ sơn, cho chí người dệt vải, người đi cầy đều thấp kém cả. Chỉ có người đọc sách là cao quý. Đọc sách tức là đi học. Đi học biết chữ, đi thi đỗ làm quan, áo xanh áo đỏ, mũ cao áo dài, võng lọng vua ban, thật là sung sướng danh giá hơn người...Mãn triều chu tử quý, tận thị độc thư nhân. Đầy triều những vị quan áo đỏ, áo tím đều là những người chịu đọc sách cả. Đấy cháu hiểu chưa. Đi học được quý trọng như vậy, cháu có thích học không?

- Bẩm cậu, con có thích ạ!

- Tốt lắm, cháu cậu ngoan!

Ông Lý nói thêm vào bảo Tâm:

- Năm nay cậu ngồi ở làng Vân Trung, tao nói với cậu cho mày theo học nhé, cậu cũng như thầy, đi với cậu học được nhiều, có phần mau giỏi hơn. Mày có bằng lòng đi à?

Tâm ngần ngại chưa biết giả nhời ra làm sao. Ông cậu liền nói tiếp:

- Cháu đã bảo cháu thích đi học nên thầy cháu mới nói với cậu đem cháu đi, kẻo để cháu ở nhà không có người rèn cặp, đuểnh đoảng lắm. Đấy cháu xem nghĩa thế nọ, cháu xọ ra thế kia cả. Vả lại đi với cậu lại có cả thằng Dũng nhà cậu nữa. Hai anh em đi với nhau có bạn vui đáo để, Cháu cứ bằng lòng đi cháu ạ!

Nghe giọng âu yếm của cậu, Tâm đã bớt sợ, nay lại thấy được đi với anh Dũng. Tâm được yên lòng và Tâm hiểu rằng bất cứ việc gì những người trên đã cho là phải có lợi, thì dù mình có không muốn cũng không xong, Tâm hiểu lắm. Tâm biết phận mình, đành lòng theo phận nên ngập ngừng thưa:

- Bẩm thầy con bằng lòng ạ

Trong khi ông Lý hớn hở tươi cười, ông cậu khen:

- Ngoan lắm, cháu ngoan lắm. Không như những trẻ khác. Cháu bằng lòng đi học xa ngay như thế, sự học của cháu sau này mới khá, mới hơn người. Thằng Dũng mà lúc mới đi với cậu cũng khóc mãi, đánh cho ba roi mới chịu đi. Cháu Tâm của cậu đáng khen lắm.

Tâm được khen, trong lòng vui sướng vô cùng. Và cả nhà đều vui mừng sắm sửa cho Tâm đi theo học.

Cậu Tâm, ông Đồ Trí là một tay nho học khá vùng ấy. Ông đi thi đã vào đến Tam trường (đi thi được vào đến kỳ thứ ba). Năm nay ông bốn mươi hai tuổi. Nhưng ông vẫn mải miết học để đi thi, mong mỏi chiếm lấy cái cử nhân. Ông thường lên tập văn Quan Đốc Học tỉnh nhà và bên Quan Nghè Phạm. Ông là một người có đức vọng ở vùng nên ai cũng mến, nhiều nơi tranh nhau đến rước đi ngồi dạy bảo con em. Năm nay ông Chánh Tổng Vân Trưng cần phiền đến rước ông, ông bằng lòng nhận với ba miệng cơm chín và mỗi đứa học trò đồng niên: Sáu quan tiền, ba cái tết ngoài. Ông mặc cả ba miệng cơm chín là ý ông muốn đem Tâm đi, kèm với thằng Dũng cho vui. Và ông chiều lòng bà Lý Tưởng, em gái ông, muốn gửi gấp cho con được học đến nơi đến chốn, vì xem ra nó học được. Rồi nhà Tâm sẽ đem tiền gạo nuôi Tâm qua cho bà đồ Trí. Như thế hai đằng cùng lợi. Nên việc cho Tâm đi học thu xếp chóng vánh lắm.

Mười tám tháng giêng. Một ngày tốt lành chọn để làm lễ khai trường. Buổi sáng hôm ấy, mặt giời qua ngọn tre độ hai ngũ, ông Đồ Trí cùng mấy người khách lạ mang tráp và gánh tủ sách đến. Ông Lý đon đả đi têm giầu rót nước mời khách. Bà Lý bận rộn thắt lại cái dây quần, xốc lại cái cổ áo cho Tâm.

Bà giở cái khăn gói ra xét xem quần áo đã đủ cả chưa. Được một lúc, ông Đồ đã giục:

- Mau mau, ta đi kẻo lại trưa.

Rồi cả bọn đứng lên. Ông Đồ đi ra, người cắp tráp và người gánh tủ theo sau, tiếng chào vang cả lên. Chú cu Thìn ngồi xuống cho Tâm vào vai cõng. Bà Lý còn dặn nữa:

- Con ngoan mà học nhé. Tiền mẹ cho con, mẹ đưa cả cho cậu giữ hộ, con muốn mua gì con cứ bảo cậu. Mấy hôm nữa mẹ cũng xuống đấy, con ạ!

Ra đến cổng, ông chú, bà bác, mọi người trong họ dồn đến. Ai nấy một lời, nói tíu tít:

- Tâm đi học, ngoan nhỉ, cố chăm học cho giỏi nhé! Này thím cho một tiền này!

- Cháu đi học chăm chỉ, ông Đồ dạy thể nào cháu cũng chóng biết hơn ở nhà. Đây chú chỉ có hai mươi đồng cho cháu lấy may.

- Cháu theo ông lên đấy học ngoan nhé. Đừng nhớ nhà. Bác túng lắm chả có gì cho cháu cả.

Bà lý Tưởng lủng bủng:

- Cái bà ấy rõ khéo ghét! Người ta đã lo nó nhớ nhà lại còn nhắc đến!

Ông bác Tâm mãi nói chuyện với ông Đồ, giờ mới chạy đến, xoa đầu Tâm:

- Con cố theo ông đi học, đỗ lấy cái cử nhân về ăn thủ lợn làng này, con ạ! Học giỏi về bác thưởng nhé!

Rồi cả bọn phải giãn ra để cho Tâm đi, Ông Lý cũng theo đưa chân đến tận trường. Qua cánh đồng lúa xanh rờn, theo mấy bờ ruộng ngoằn ngoèo, hai bên cỏ mọc mơn mởn, rồi leo lên con đê, con đê to bằng cái sân cao hơn nóc bếp và thẳng tắp dài vô tận...

Chồm chồm ngồi trên lưng chú cu Thìn, Tâm đang hồi hộp vì tình quyến luyến của người trong họ, mong mỏi cho mình học giỏi, thì nay tầm mắt được trông ra cảnh ngoài mới lạ, Tâm mãi nhìn, quên tất cả, tâm hồn thấy lâng lâng khoái trá. Những đình miếu, mái cong cong dưới khóm cây bù dù...Một vài cây gạo cao vọt lên trên lũy tre xanh trông như cái cây đèn dầu trên bàn thờ...Mấy con thuyền buồm giương thẳng lặng lẽ tiến trên mặt sông, dòng nước chảy lững lờ...Và xa xa tận bãi bên kia, ruộng dâu xanh, xanh biếc rung rinh theo chiều gió xuân lả lướt...Một người cưỡi ngựa vượt qua, tiếng vó ngựa nên đường lộc cộc, đi xa Tâm còn trông rõ cái đuôi ngựa lòe phất phới và cát bụi mù bay...Toàn là mới lạ, lạ mắt, lạ tai...Tâm như say sưa với cảnh...thì đã đến nơi.

- Đến nơi rồi, các ông nhỉ? Chú cu Thìn hỏi.

- Phải làng Vân Trung đây rồi!

Làng Vân Trung ở liền ngay con đê ‘’quan lộ’’ trên bờ sông Đáy. Một làng bé nhưng giầu, với nhà ngói mái san sát như bát úp với những vườn cau dư trăm gốc, ngọn lá xanh xanh cao vượt lũy tre xanh, người ta nhận biết tự đằng xa. Ở trên đê, rẽ vào một con đường rộng và phẳng, ngoắt về bên phải một quãng dài là đến cổng nhà ông Chánh, một cái cổng ngói quét vôi trắng toát cao đồ sộ với hai cánh lim rất dầy. Qua cổng đến dẫy tường hoa cao ngất, rồi vào sân gạch rộng, bước lên cái nhà ngói năm gian, trông to hơn đình làng Tâm. Trong nhà bày biện rất lịch sự. Trên sà, ba bức đại tự thẳng hàng chói lọi. Ở giữa, bức sơn son chữ vàng, hai bên, hai bức sơn then chữ bạc. Năm gian, treo năm bức y môn đỏ thêu kim tuyến và viền chân chỉ hạt bột. Mỗi cột một câu đối sơn đen bóng nhoáng, chữ khảm sà cừ. Ở tường treo những tờ tranh Tâu thủy mạc...Ghế vuông ghế dài bằng gụ đen bóng như sừng và chạm trổ rất công phu trông lóa cả mắt...Cái gì cũng lạ cả...Tâm mải ngắm nghía không nghĩ gì đến người ta trò chuyện ở chung quanh. Bỗng thấy mọi người rào rào đứng dậy. Các khách khứa ở trên giường đều đứng xuống đất cả. Ở giữa nhà, trên cái sạp chân quỳ chạm mặt hổ phù, ngất ngưởng một cái yên thư sơn đỏ chói chạy chỉ vàng. Trên yên thư bầy đôi ống hương, đôi cây nến và ba chiếc đài rượu, thảy đều bằng đồng óng ánh. Một bên, cái mâm đồng đựng mâm xôi đầy và một bên cái sỏ lợn to tướng để đầy lợp cả một cái mâm khác. Ở giữa, hai chai rượu và một đĩa đựng chẽ cau chục quả với một lá giầu. Hai ngọn nến đang cháy rung rinh tươi đỏ...

Ông Đồ đặt nắm hương châm vào ngọn nến, Lửa ngọn nến tỏa ra mất hẳn đi, bốc khói lên, rồi bùng cháy lên ngùn ngụt. Ông Đồ vội nhấc nắm hương ra, vẩy một nhát cho tắt lửa, đầu bó hương chỉ còn là một nắm đỏ ngòm, khói lên nghi ngút. Ông cắm thằng tắp vào cái bát hương đầy gạo đặt sau ba cái đài. Khói hương vút thẳng lên cao rồi cuồn cuộn tỏa tan dần ra khắp nhà, đượm mùi thơm ngào ngạt...Ông Đồ vuốt thẳng tà áo chắp tay lễ bốn lễ, quỳ lâm rân khấn rồi ông lễ bốn lễ nữa lui ra. Các học trò lần lượt vào lễ, nhớn trước bé sau. Bốn người một, đứng thành hàng chữ nhất, mắt trông thẳng, chắp tay giơ lên quá trán, vái xuồng lần lượt quỳ hai gối, phủ phục đầu giáp chiếu rồi ngẩng ngay người lên, hất tay vịn gối phải đứng dậy đều tăm tắp. Như thế bốn lượt, rồi lui về bên trái. Bên kia bọn người khác vào, sì sụp mãi cho đến khi hết mặt học trò, bên phải không còn người nào nữa. Sau cùng đến Tâm và Dũng, hai đứa còn ngần ngại, ông Đồ giục:

- Dũng với Tâm vào lễ đi chúng con, lễ Đức thánh phù hộ cho học giỏi! Mau lên.

Tâm, Dũng rón rén vào đến chiếu. Tâm luống cuống lễ chuệnh choạng và có lúc soài như con ếch. Ở ngoài chúng nó khúc khích cười. Tâm xấu hổ mặt đỏ bừng lên, nóng ra cả mình. Nhưng mà rồi cũng phải xong. Hai đứa lui ra, lẩn vào đám học trò.

Thế là xong lễ khai trường.

Buổi học bắt đầu ngay khi ấy, bắt đầu lấy lệ nên hấp tấp vội vàng rồi tan ngay. Ông Đồ đi uống rượu với các người có con đến học và góp tiền làm lễ khai trường này. Họ ăn uống trò chuyện rất vui vẻ. Tâm và Dũng được các bạn dắt đi chơi khắp nơi.

Đọc tiếp chương 8 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 8
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 8 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg

CHƯƠNG 8

Đã năm ngày rồi. Năm ngày ở nơi xa lạ, được ông Đồ dung túng cho chơi, được nhà chủ hết sức chiểu chuộng và được các anh em đưa xem những nơi vui đẹp, Tâm không nghĩ gì đến nhà cả. Sáng dậy súc miệng xong là một chiếc bánh gai hay bánh mật đấm miệng, rồi lại một quả chuối hay một quả cam. Ê a học mấy tiếng, đã có quà chợ đưa lên: Nào bánh đa, nào bánh hú, nào kẹo vừng. Lúc nào thức ăn cũng ngập miệng, ăn cơm toàn với giò chả, cá thịt, ngon hơn ở nhà nhiều. Ăn xong lại được các bạn dẫn đi chơi, ra đình, ra miếu, trèo cây hái hoa. Và vui nhất là được xuống thuyền lênh đênh ra giữa sông, nghe sóng vỗ oằm oặp với mái chèo đập nước nồm nồm. Tâm đã mãi vui chơi quên cả nhớ nhà. Và người ta cũng mừng dần dần Tâm sẽ vui vẻ học tập.

Nhưng buổi chiều hôm nay, mây vẩn cuồn cuộn xám bầu giời, gió bấc từng cơn rền rít ngoài lũy tre ủ rũ, mưa bay phơi phới như cát bụi tung giời làm đầm đìa lá cây và nhớp nháp đường ngõ. Tâm thấy lòng thao thức lạ. Mọi cảnh vật ở đây đều đã quen quá thành thường và đáng ghét. Tâm nao nao nhớ đến nhà, nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ em, nhớ mọi người thân thích quen thuộc, nhớ hình ảnh quyến luyến, mến yêu. Tâm nhớ tha thiết, nhớ não nùng, vẩn vơ mong ước có đôi cánh như con chim giời bạt gió mà bay bổng về nơi quê nhà thân yêu! Mặt bịn rịn, đôi mắt đỏ hoe, Tâm tưởng tượng đến cây sung ở ngoài bờ ao rườm rà cành lá, đến cái chái bên đồng mà Tâm thường làm đình ở đấy, đến em Tâm bập bẹ học nói, đến lũ trẻ hàng xóm đang nô rỡn vắng mình, đến chị Tâm hay trêu chòng mình và ganh ăn với mình...Tâm thầm than cho thân phận tự dưng bị đem bỏ ở giữa đám người xa lạ! Tâm muốn khóc òa lên! Chung quanh chúng bạn đều tíu tít vui vầy với cha mẹ, anh em, chỉ riêng mình bơ vơ hiu quạnh! Biết đên bao giờ mình lại được xum họp như họ. Sự cảm xúc đến mạnh quá, khiến nó thấm thía quá, nó ăn sâu vào cõi lòng Tâm, nó tràn ngập cả tâm hồn, Tâm ngồi thừ ra sau nhà, không thiết làm gì cả, không thiết học, không thiết đi chơi, không thiết nô đùa, không thiết ăn những thứ ngon lạ mà bà chủ sai đem đến cho. Tâm ghét tất cả. Họ là kẻ thù, họ thương chi mình!

Trong khi ấy ông Đồ Trí sai học trò ra thi dỗ và khuyên giải Tâm. Chúng múa may làm trò, chúng rủ đi chơi, chúng cầm tay lôi dậy, Tâm cứ một mực lắc đầu quay mình đi, chẳng nói chẳng rằng, miệng ứ ừ, choài chân ngồi phệt xuống. Lũ kia bỏ về. Đến lượt Dũng ra, hấp tấp nói:

- Tâm ơi Tâm, đi về học, không thầy tao ra đánh chết, lêu lêu đi học còn nhớ nhà!

Tâm rươm rướm nước mắt, phát khùng chửi:

- Mẹ mày Dũng ạ!

Dũng tức tối chạy về thưa:

- Bẩm Thầy, thằng Tâm nó chửi con đấy!

Ông Đồ cau mày, học trò cười khúc khích! Bà Chánh (tức bà chủ nhà) đi qua thấy vậy cũng rẽ vào dỗ Tâm, bà nói rất ngọt ngào:

- Con về đằng nhà đi, không học thì chơi, chứ đừng ngồi đây, Thầy Đồ tức mình, thầy ra đánh chết. Con muốn mua gì bảo mợ, mai mợ đi chợ mua cho. Rồi mợ nhắn mẹ con xuống rước con về chơi mấy hôm nhé.

Bà cầm lấy tay Tâm lôi đứng dậy và nói tiếp:

- Nào đứng lên đi về nào, bảo ngoan.

Nhưng Tâm vẫn lắc đầu, co mình kéo lại ngồi phịch xuống. Bà tức mình lủng bủng:

- Gớm, của đâu mà khó bảo thế!

Một tên học trò nhỏ tung tăng chế:

- A ha! Lê lêu đi học nhớ nhà!

Mẹ giận mẹ mắng về nhà vụng cơm!

Tâm phần vì buồn, phần vì tức quá, òa lên khóc hu hu. Ông Đồ cầm roi, lộp cộp đôi giày gỗ đi ra quát:

- Tâm, về ngay học đi nào! Muốn chết đòn à? Nhẹ không ưa, ưa nặng.

Tâm vẫn ti tỉ khóc. Ông Đồ nóng tiết giơ thẳng vọt vụt ba roi quắn đít lại. Tâm giẩy nẩy lên, hai tay xoa đít, miệng kêu rối rít.

- Ối giời ơi! Con lạy cậu! Ối giời Con lạy thầy! Con chết mất, hu hu...ư! Con...chết mất!

Ông Đồ lại quát:

- Thế mày đã chừa nhớ nhà chửa? Có về ngay học đi nào?

- U hu!...Bẩm thầy con chừa rồi ạ! Con xin...xin về...u hu!

Bà Chánh thấy tiếng khóc và tiếng Thầy Đồ quát vội chạy lại xin hộ Tâm:

- Thôi xin thầy, thầy tha cậu ấy bận này, bận sau cậu ấy chừa!

Rồi bà quay lại bảo Tâm:

- Tôi đã bảo không nghe, nói ngọt không ưa, ưa roi vọt kia! Thôi đứng lên, ra đây tôi lau mặt cho.

Tâm hu hu khóc, theo bà ra bể nước mưa. Bà lau chùi sạch sẽ cho Tâm rồi dẫn về đến phản học. Ông Đồ nghiêm nghị bảo Tâm:

- Bặt ngay đi và học đi nào!

Tâm nức nở sụt sùi cố cất tiếng học:

- Ức! Xuân du...ức phương thảo địa! Hư...Hạ...ức...thưởng lục...u...hà tri!

Từ hôm phải mấy roi lằn nổi như con trạch, Tâm sợ hết hồn không dám cưỡng nhời một lần nào, trong bụng, Tâm vẫn âm thầm chán ghét sự học, Tâm buồn lắm. Không học thì chịu kém phải đòn luồn khố xấu hổ không thể nào chịu được! Nên vẫn phải học...chứ trong tự đáy lòng, Tâm có được tên chí mà học đâu, Tâm vẫn thao thức nhớ nhà. Có khi, sau buổi học, Tâm lẽn ra đầu làng, một mình ngồi trên đường đê trông về những núi xanh xanh tít mù xa qua những lớp lũy tre xanh thẳm và cây cối bù rù...Tâm đăm đăm nhìn và tưởng tượng:

- Kìa làng ta kia rồi. Mọi người đang làm lụng. Mọi trẻ đang nô đùa! Ước gì ta có cánh mà bay về rồi lại bay xuống!

Hễ có một người quen nào qua chơi đây, lúc ra về, Tâm cũng theo ra đến tận đầu làng, và đứng trông theo cho mãi khi dẫy làng đằng kia che mất bóng người. Nhiều lần như thế, ông Đồ thường không nỡ đánh, tìm ra một kế rất diệu để giữ Tâm ở nhà. Một hôm Tâm đang bần thần ở gốc cây gạo đầu đình, một người to lớn đi qua liền quát hỏi:

- Thằng bé này con nhà ai mà đứng đây?

Tâm sợ hãi nói:

- Bẩm ông, tôi là cháu ông Đồ ở trong ông Chánh.

- Ở trong ông Chánh sao ra đây? À thằng này trốn học. Con ai, cháu ai tao cũng túm cẳng, tao vất xuống sông cho mất giống lười!

Tâm khóc thét lên, cắm cổ chạy một mạch về trường! Từ đấy Tâm không dám một mình thơ thẩn ngoài đường nữa. Những buổi chiều tà và những ngày mây đen thảm đạm, Tâm buồn rầu nhớ nhung não nuột, chỉ đành vơ vẩn ở xó nhà. Tâm bứt những chiếc hoa sặc sỡ, nhặt những chiếc lá úa vàng về bẻ thành hình vuông vắn để ở khe cửa sổ làm đình. Khi tan học, khi ra đi giải, Tâm lẩn lút đến khe cửa chắp tay lâm râm cầu khẩn thánh phù hộ cho Tâm được vui vẻ, khỏi nhớ nhà và viết đẹp, học giỏi. Lòng mong mỏi của Tâm chỉ có vậy. Về việc học, cố nhiên, không mấy khi Tâm bị quở trách và chê bai. Còn sự nhớ nhung lâu cũng nguôi nguôi dần trong tâm trí của câu thư sinh bé nhỏ.

Nhưng mỗi lần về thăm nhà xuống, lại là mỗi lần khóc sướt mướt, mỗi lần nhớ thắt ruột là mỗi lần phải đòn nên thân! Mà Tâm vẫn không tài nào chừa được, nỗi buồn thiu nó phát đâu tự đáy lòng Tâm! Lại ủ rũ mất đến mấy ngày. Tâm muốn kêu gào giời đất mà minh oan cho thân phận học trò.

‘’Bé bỏng đã phải xa nhà theo học, mỗi năm được độ vài tháng ở nhà. Rồi càng nhớn đi học càng xa, về thăm càng ít, xót xa thay cái cảnh một mình nơi đất lạ! Rồi còn đi thi nữa. Thi đỗ phải ra làm quan. Thành ra cái đời học trò thật là khổ sở. Suốt đời phải lang thang thiên hạ, xa nơi yên ấm thân yêu, xa cha mẹ vợ con, anh em thân thuộc! Thế thì họ làm khổ nhau chi, bắt nhau phải cơ cực vì đi học! Ước gì sau này đi thi không đỗ! Ta được về ngay nhà chăn trâu cầy ruộng như chú cu Thìn, như bác Xã Năm!...’’

Cái ý tưởng ấy cứ quyến luyến Tâm mãi, và sau, mỗi khi ở nhà xuống trường, nó lại biểu quát rất mãnh liệt. Cho mãi đến năm mười ba tuổi, hiểu rõ giá trị của sự học, cái ý tưởng ấy mới tiêu tan như mây khói, mà nhường chỗ cho cái lòng ham muốn không bờ bến những phút vinh quang trên bực thang khoa cử.

Đọc tiếp chương 9 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 9
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 9 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên


bút nghiên chu  thiên.jpg

CHƯƠNG 9


Mặc dầu Tâm vẫn nhớ nhà và chán ghét sự học như vậy, nhưng nhờ ở roi vọt và hình phạt ở người ngoài làm Tâm sợ, Tâm vẫn tiến tới mau hơn những trẻ khác.

Hơn sáu tháng theo ông Đồ Trí, Tâm đã viết buông được và theo đúng được lề luật của lớp học trò nhỏ. Mỗi ngày kể nghĩa xong, đọc bài hôm trước, rồi buổi chiều viết bài học tối, lại viết một tờ chữ phóng để thi hơn kém.

Ngày nào cũng như ngày nào, không hề thay đổi. Mỗi tháng hai kỳ hoc ôn nhằm vào ngày rằm và mồng một. Lớp học trò nhớn, mỗi tháng có một kỳ ôn định vào ngày nào tùy tiện không nhất định. Tuy mỗi đứa học sách khác nhau và không bài nào giống bài nào, nhưng đến kỳ ôn đều phải đưa sách lên ông Đồ phê định đâu là vi chỉ (hết). Phần nhiều bắt đầu từ kỳ ôn trước cho đến cách bài mới một vài tờ.

Đến ngày ôn, buổi học náo nhiệt hơn hẳn ngày thường. Học trò không phải học nghĩa. Đọc bài hôm trước xong rồi, chúng quây quần lấy giường ông Đồ. Đĩa son mài đỏ thắm, chưa dùng gì đến, những bọt sủi cứ lặn dần dần và dồn cả nước xuống tụ quanh hòn son nhẵn thín. Đứa nào cũng muốn đưa sách cho ông Đồ chấm trước. Ông Đồ cầm lấy mỗi quyển sách, tay mở luôn luôn đều đều từng tờ một, xem chừng đến gần bài học hôm qua ông tìm đoạn nào cách, ông phê chữ ‘’y sóc kỳ’’ hay ‘’y vọng kỳ’’ tùy theo ngày ôn vào mồng một hay ngày rằm, rồi ông quẳng sách ra giả. Đứa có sách cầm lấy lách ra cho những đứa khác len vào. Như thế quanh giường ông Đồ thưa dần, thưa dần cho đến khi chấm hết. Sau đó học trò ôn lại một mạch từ đầu cho đến cuối xem có chữ nào quên. Hễ quên là phải lại hỏi ông Đồ ngay. Ồn ào một lúc, rồi buổi học tan, sớm hơn mọi ngày nhiều. Buổi chiều không có gì khác, công việc cũng như ngày thường.

Sáng hôm sau, học vội vàng buổi nghĩa, rồi đến lúc ‘’hỏi ôn’’. Học trò lại đứng quây kín giường ông Đồ, tay đứa nào cũng cầm sách mở sẳn lăm lăm đưa ông Đồ hỏi. Ông nhận sách, lật qua mấy tờ, đọc một câu trong ấy, đoạn ngửng nhìn tên học trò có sách. Tên này nhắc lại câu ông vừa hỏi, rồi đọc một tràng dài nữa. Ông Đồ mở qua mấy tờ hỏi sang câu khác, Tên học trò vớ ngay lấy câu ấy đọc một thôi nữa. Lại mở mấy tờ, lại một câu thầy đọc trước, lại một thôi trò đọc sau! Hết ba câu, mà được trơn tru cả, Thầy Đồ phê cho chữ ‘’Ưu mác’’, có một nét mác rất dài, nghĩa là tốt thượng hạng (hợp với chữ Excellent của Pháp) Ba câu được cả, nhưng đọc hơi ngắc ngứ một tị được phê chữ ‘’Ưu’’ cộc, với một nét mác ngắn, (hợp với chữ Très bien). Ba câu ngắc ngứ nhiều được phê chữ Bình dài có một nét sổ rất dài (hợp với chữ Bien của Pháp). Ai vừa vừa được phê Bình cộc (Assez bien). Ai hơi khá được chữ Thứ (Passable). Tên nào phải phê chữ ‘’Liệt’’ nhỏ, người ta gọi là ‘’Liệt mắt cua’’, kém quá thì bị chữ ‘’Liệt’’ to tướng tức là hợp với chữ ‘’Nul’’ ở trong tiếng Pháp.

Cứ lần lượt hỏi như thế, đứa nào xong, nhặt sách lèn ra, đứa khác đưa sách vào. Hỏi hết lượt, rồi các học trò lại vác sách lại cho ông Đồ xếp thứ tự để định thưởng phạt. Thỉnh thoảng có kỳ thưởng ngọn bút, thoi mực hay một vài chục giấy. Còn phạt thì kỳ nào cũng có. Những đứa bị phê liệt thẩy đều bị phạt, quét nhà, luồn khố, chui gầm giường. Ngoài ra còn phải chịu đánh nữa vì ông Đồ đây rất dữ đòn. Tùy chữ ‘’Liệt’’ to, nhỏ học trò phải chịu số roi bao nhiêu đấy. Nhưng ông Đồ không đánh, ông giao roi cho những đứa được ‘’ưu’’ phải làm việc. Vô phúc những tên nào nể bạn mà cái roi mây giơ cao đánh khẽ nó giáng xuống đít một cách nhẹ nhàng. Gặp đứa nào như thế, ông Đồ sai nọc ngay đứa ấy ra, ông nắn nắn uốn cái roi mấy lượt, rồi thẳng tay vụt như mưa giáng xuống mấy chục roi kiểu mẫu. Thật là điếng người! Cho nên những đứa nhất nhì, tay cầm roi vụt, mắt vẫn phải lấm lét nhìn trộm ông Đồ, sợ cái roi nó phản mình thì khốn, vạ người lại trút cả vào thân. Chỉ chết các anh bị ‘’liệt’’ thật là tê liệt! Những roi vụt mỗi lúc một mạnh thêm, một cay ác, một gớm ghê! Bởi vậy đứa nào cũng sợ, hễ đến kỳ ôn là chăm chăm học lấy được, học suốt ngày, học cả đêm, học cho lầu trơn như cháo. Thế mà vẫn còn phấp phỏng, ngộ nhỡ quên một cái thì sao! Và trong số học trò ấy sợ nhất là Tâm, một đứa xưa nay chúa nhút nhát!

Một hôm, Tâm vừa lách qua lớp rào người quanh giường ra ngoài, mặt sị như quả thị, băn khoăn vừa mở mấy tờ sách, vừa nói với mấy đứa bạn ra trước đang ngồi học:

- Kỳ ôn nay, tao gặp đoạn lắm chữ khó quá chắc chắn là, không khéo lại liệt mất, chúng mày ạ!

Một thằng nói:

- Sợ đếch gì? Anh ạ (vì Tâm là cháu ông Đồ nên được kính trọng, cả trường ai cũng gọi là anh) cứ học mãi phải thuộc, chia ra từng đoạn một mà học.

Thằng khác:

- Cần gì học! Anh khi nào thầy nỡ đánh.

Thằng khác nữa:

- Mày có mà biết! Con cháu thầy, thầy càng đánh dữ! Đấy cậu Dũng đấy, hơi một tí là phải đòn! Anh Tâm thử không thuộc xem!

Một thằng khác vừa lấy được sách chạy ra thêm vào cho vui câu chuyện:

- Cho anh Tâm không thuộc một lần, để anh ấy bị ‘’liệt’’ anh ấy bị đòn, chứ riêng chúng mình chịu đòn mãi à. Tao biết chắc mai anh Tâm thế nào cũng tụt xuống bét kia mà!

Rồi quay lại Tâm, nó nói với vẻ đắc ý:

- Này anh Tâm ạ, tôi như anh, tôi không học kỳ ôn này nữa, khó bỏ mẹ đi ấy. Học khổ thân mà chưa chắc đã thuộc. Thà chịu một trận đòn cho rõ mùi đời còn hơn! Thôi gấp sách lại, anh ạ!

Những nhời nói của các bạn càng làm cho Tâm bối rối thêm. Nuôi một nỗi lo ngay ngáy trong lòng. Tâm không còn đủ bình tĩnh mà học, nên càng kêu mỏi miệng, bốn mươi tờ sách ôn vẫn cứ bập bõm không trôi. Tâm không nghĩ gì đến chơi, đến nghĩ. Tâm chỉ ngồi học lẩm bẩm ở trong mồm, học như nuốt đi, học như vồ lấy!

Thế mà đến sáng hôm sau, lúc học nghĩa bài mới xong rồi, Tâm ngồi nhẩm lại, vẫn trúc trắc quên hoài! Tâm sợ run lên và tự hỏi:

- Tại sao học thế mà mình vẫn không thuộc?

- Tại mồm thằng Chính độc địa, hôm qua nó bảo mình thế nào cũng liệt? Ta phải đi đốt vía nó!

- Hay tại sáng sớm hôm nay, đi ra đồng sớm gặp ngay cái đĩ ở? Chứ tối qua mình đã thuộc rồi kia mà?

- Hay tại số mình ngày hôm nay nhất định phải chịu hình phạt, trăm đường số vẫn chẳng tránh khỏi nào! Biết vậy mình cứ theo nhời thằng Chính cho xong, học gạo mãi khổ thêm!

Tâm vừa nhẩm vừa vẩn vơ nghĩ vậy, nên chẳng lợi gì mà chỉ thêm có hại đến cho mình, Tâm không kịp nhìn lại bài nghĩa vừa học, ông Đồ gọi lại kể. Tâm ngắc ngứ ư a mãi mới kể hết hai tờ giấy học trò. Trước khi dẫn nghĩa, ông mắng tàn tệ, mắng mất mặt mất mũi vì bài nghĩa không thuộc, Tâm tủi thân nước mắt vòng quanh, mặt đỏ bừng, mũi sụt sịt len lén đi ra tránh vẻ giận lôi đình của ông Đồ.

Thì cuộc hỏi ôn đã bắt đầu, Tâm càng thêm cuống cuồng! Nhưng cũng cố trấn tĩnh mang sách vào. Qua ba lượt đọc ngấp ngừng lúng túng, Tâm được phê ‘’thứ cộc’’, Tâm mừng quá, đánh rơi cả sách, thở mạnh một tiếng nhẹ nhõm, loạng choạng bước ra ngoài hớn hở khoe với các bạn:

- May quá chúng mày ạ! Tao được thứ cộc. Hút chết! Thật hút chết, anh Minh ạ!

Minh là một người học trò nhớn của ông Đồ, vui vẻ, dễ tính, lại chiều chuộng Tâm, hay bảo bao Tâm, nên trông thấy, Tâm vội khoe ngay.

Minh mỉm cười nói:

- Được có thứ cộc mà mừng cuống lên. Ngộ người ta ưa bình cả thì sao?

Tâm ngẩn người ra:

- Nhưng cũng thoát phải đòn!

Quả nhiên, tan cuộc hỏi ôn, chúng nó được ưu, bình và bình thứ cả. Lẽ cố nhiên Tâm thứ cộc bị bét, phải quét nhà trường, cái nhà năm gian rộng mông mênh. Tâm lẳng lặng đi lấy chổi lên quét, ngẫm nghĩ:

- Rõ số đen, không tài nào tránh khỏi đen!

Đang hì hục soi, ông Đồ hỏi:

- À, hôm nay thằng Tâm quét nhà có phải?

Học trò thưa:

- Bẩm thầy vâng ạ.

Ông Đồ quát:

- Sao thằng Tâm học không thuộc? À! À!

- Dạ bẩm thầy con có thuộc đấy ạ!

- Có thuộc sao lại bét?

- Bẩm thầy tại...

Tâm ngần ngừ, ông Đồ quát:

- Sao?

- Bẩm thầy, tại số con hôm nay đen ạ!

Cả bọn học trò cười. Ông Đồ trừng mắt mắng:

- Số, không học đổ tại số! Mày liệu cái hồn mày đấy!!!

Tâm lặng im thui thủi quét.

Ở đời, việc dù khó, dù đáng sợ đến đâu, lâu lâu cũng phải quen, phải thường. Dần dần Tâm đã quen với việc học ôn rồi. Tâm coi như không, không có chi là kinh khủng nữa. Nhưng cái sợ ấy vừa qua, lại tiếp ngay đến cái lo khác: Tâm phải viết ám tả! Học đã khá khá, viết đã đúng chữ, hoc trò phải viết ám tả để tránh sự nhiêu khê cho cả thầy giáo và học trò? Viết ám đây theo đúng nghĩa đen của nó là gấp sách lại và viết tầm những câu mình đã học trong bài. Viết ám tả lợi cho học trò vì được nghĩ lâu và tốt thêm chữ. Lệ viết chỉ có hai mươi chữ hay bốn mươi chữ là cùng!

Buổi nghĩa tan, học trò mang vở ra, lấy nghiên mài mực, mở sách xem qua một lượt cẩn thận, rồi mang sách lên trình ông Đồ. Ông đọc một câu ở trong bài, gấp sách lại và xếp thành chồng ở bên ông. Tên học trò nhẩm cái câu vừa đọc ra nằm xuống viết, vừa viết vừa đọc, để nhớ ra những chữ nối sau. Lúc, lúc lại ngừng bút đếm. Đếm đủ số đã định, dù dở câu cũng bỏ đấy. Rồi ngồi dậy đọc lại. Đọc đi đọc lại xem có chữ nào mất, xong rồi đưa lên ông Đồ chấm, tính điểm để định hơn kém.

Mỗi chữ mất trừ hai điểm, chữ hỏng, sai trừ một điểm, chữ dưới nhẩm lên chữ trên trừ hai mươi điểm. Điểm tính số hai mươi. Tên nào được cả hai mươi điểm là ưu mác. Rồi thứ tự xuống Bình, Thứ. Tên nào không đủ điểm bị phê chữ ‘’ Bất cập’’, phải Bất cập là đáng xấu nhất, vừa phải lau bàn ghế vừa phải ‘’ luồn khố’’.

Tâm sợ nhất cái tội ‘’luồn khố’’ nên những buổi đầu, Tâm học càng cẩn thận lắm. Vừa học nghĩa xong, chưa kịp kể, Tâm đem bài cũ ra học lại lầu như cháo trơn. Một đứa bạn nói:

- À, anh Tâm hôm nay viết ám tả, thảo nào học ghê quá!

Một đứa khác:

- Này anh Tâm ạ. Học thuộc vừa chứ. Học thuộc quá, nó lú mất đấy. Có khi nghĩ không ra đâu!

Tâm không nghe, vẫn cứ học. Rồi đến lúc kể nghĩa xong, bắt đầu giờ viết ám tả, chúng bạn đã đưa cả sách lên rồi và giở về viết, Tâm mới đem sách lên vừa đi vừa đọc lại. Ông Đồ cầm lấy sách, mở tờ nọ sang tờ kia, Tâm chớp mắt, đỏ mặt, trong lòng hồi hộp.

Ông Đồ đọc một câu, gấp sách lại, quẳng lên chồng bên cạnh. Tâm nhanh nhẩu đọc lại, nhảy cững qua mấy đứa học trò đang nằm viết, về chỗ mình hăm hở viết. Nhưng viết đến nửa chừng, Tâm bổng ngồi đực ra, quên ngay mất một câu, Tâm đếm đi đếm lại, mới được có mười lăm chữ. Tâm ngồi dậy, đọc to những chữ vừa viết, rồi ngồi thừ ra, cắn bút, nghĩ mãi không ra, mắt đỏ, tai nóng bừng, nước mắt chạy vòng quanh, sắp chực khóc! Chợt may mắn sao, trí thông minh đến giúp đỡ, Tâm nhớ ra được cái câu đang mong mỏi ấy. Tâm rú lên như một anh nhịn đói hai ngày vớ được cơm.

- Có thế chứ! Có thế chứ! Chả nhẽ học thuộc thế mà ‘’dặn’’ mãi không ra.

Rồi Tâm nằm xuống hí hoáy viết. Một lúc sau Tâm vác vở đưa lên trình ông Đồ. Ông cầm lấy xếp vào chồng vở rồi rút sách ném giả Tâm, Tâm mở sách ra, vừa đi xuống vừa lẩm bẩm đọc. Về đến chỗ thì đọc vừa xong, Tâm ném phịch sách xuống phản, ngồi phệt xuống, vỗ tay đánh đét một cái vào đùi và kêu lên rằng:

- Thôi chết rồi! Hỏng hai chữ, mất hai chữ, đảo ngược một chữ! Có chó không!

Một tên học trò hỏi:

- Sao? Sao? Mất nhiều không?

Tâm nhắc lại:

- Hỏng hai chữ, mất hai chữ, đảo lộn một chữ!

Một đứa bạn khác nói:

- Như thế được mười hai điểm, không bét đâu mà sợ. Còn chán thằng hỏng!

Học trò đã để cả vở lên rồi. Ông Đồ chấm. Tay ông cầm bút son ngoăn ngoắt quặc chữ mất, vòng chữ lộn và chấm lên mặt chữ hỏng rồi phê điểm. Những vở cứ đều đều vất ra. Tâm cầm lấy vở của mình ra xem: Thập nhất điểm, thứ, chữ son còn đỏ thẫm. Thằng bạn đứng gần ghé nhìn vào vở Tâm và nói:

- Thứ mác, không sợ anh ạ, anh còn hơn thằng Tài, nó thứ cộc.

Tâm thở mạnh, nhẹ nhõm hẳn người!

Đọc tiếp chương 10 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 10
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 10 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên

bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 10

Sự học càng ngày càng khó thêm. Ông Đồ thấy Tâm học được, theo kịp những đứa đã học lâu, ông cứ dần dần bắt Tâm theo những môn khó ở nhà học. Thành thử tâm trí Tâm không lúc nào được nghĩ ngơi, thư thả, ngoài mấy độ nghỉ mùa và nghỉ tết. Óc lúc nào cũng phải làm việc, lòng lúc nào cũng phải lo âu!

Tâm đã quen với học ôn và viết ám tả. Học ôn Tâm được ưu luôn, và viết ám tả ngày nào Tâm cũng nhất nhì. Tiếng Tâm học giỏi đã lan truyền đi khắp cả. Nhưng Tâm còn bé dại chưa lấy thế làm vui mừng cho lắm, Có mừng Tâm chỉ mừng là thoát khỏi quét nhà, phải đòn và luồn khố. Thế thôi.

Nhưng mà người ta có để Tâm yên ổn với nỗi vui mừng đơn giản ấy đâu. Cái luật ở đời là phải tiến, tiến mau chừng nào hay chừng ấy. Nên vừa thư thư được ít ngày, Tâm đã phải tập làm câu đối. Tập làm câu đối xong làm thơ, làm bằng nôm thành thuộc, rồi làm bằng chữ, ông Đồ bảo vậy. Ông giảng cho Tâm biết thế nào là chữ nặng, chữ nhẹ: Những chữ chỉ người, chỉ loài vật, chỉ vật là chữ nặng. Những chữ phụ trong câu như chữ chi dã, giả, hồ, nhị, vân vân là chữ nhẹ. Còn một hạng chữ không nhẹ không nặng, nó thường chỉ công việc làm, người ta gọi là chữ thường, đại để như chữ quy (là về), khứ (là đi).

Ông Đồ nói tiếp:

- Làm câu đối phải đối chữ nặng với nặng, nhẹ với nhẹ. Như sông phải đối với núi, giời phải đối với đất. Vậy cây cau, mày đối với gì, cây cau cũng là chữ nặng...

Tâm ngẫm nghĩ nhìn cây cau, nhìn các bạn, nhìn ông Đồ, rồi nhìn ra bờ ao, thấy cây dừa tầu lá tua tủa cũng giống cây cau, liền đối ngay:

- Bẩm thầy cây cau đối với cây dừa ạ!

Ông Đồ lắc đầu:

- Không được, thất luật rồi. Làm câu đối phải hiểu luật bằng trắc. Phải đem chữ bằng đối với chữ trắc. Đây cây cau, cây cau bằng mà đối với cây dừa, dừa dưa bằng, thất luật, hỏng! Phải đối với cây quít, quít quịt trắc, chẳng hạn...Vậy từ đây, trước khi đối, phải đánh vần bằng trắc đã, nghe chưa!

- Bẩm thầy vâng ạ!

Tâm sực nhớ đến câu chuyện cái anh chàng ngày trước mà người ta kể lại cho nghe: ‘’Một anh chàng dốt muốn lấy con gái một ông nhà giầu trong vùng. Cái ông này lại hay ra câu đối. Anh không biết làm thế nào, bên hàng xóm có người học trò, anh bèn sang tỏ thật nỗi lòng, người học trò bảo anh cứ đi, để mình làm đầy tớ theo hầu giúp đỡ. Hai người cùng nhau đi. Người học trò dặn anh đủ điều. Đến nơi, người ấy còn dặn lại một lần nữa:

- Hễ người ta ra câu đối tức cảnh, anh thấy cảnh ở đấy có gì lạ và linh hoạt, anh lựa mà đối ngay, tôi ở ngoài hùa thêm vào. Anh lại phải nhớ điều này: Hễ câu đối về cảnh, mắt tôi trông ngang, về tình, mắt tôi trông xuống...

Vào đến nơi, ông nhà giầu lên tiếp, biết rõ ý định của anh kia rồi, ông liền ra câu đối:

- Cây cau!

Anh kia trông người học trò, thấy mắt nhìn ngang biết là câu đối tức cảnh, liền trông ra sân, thấy con cua đang bò lộm ngộm, đối ngay:

- Con cua!

Ông nhà giầu lắc đầu:

- Ừ, cây cau bằng mà của cua bằng thất luật, sổ toẹt!

Anh học trò cãi:

- Bẩm cụ cậu con đối hay lắm đấy ạ!

Ông nhà giầu:

- Anh nói lạ, hay ở chỗ nào?

- Bẩm cụ, ra cây cau, nhất trụ kinh thiên (một cột vút giời), cậu con đối với con cua, bát túc chỉ địa (tám chân trỏ đất) thật hay vô cùng, khuyên trần cả hai bên.

Ông nhà giầu chịu. Anh dốt kia đắc thắng giở về’’

Tâm nghĩ bụng mình rõ dại, giá đối ngay thế lại hóa hay.

Hôm sau, Tâm lại phải gọi lên thử xem đã hiểu luật lệ đối đáp chưa. Ông Đồ nhìn Tâm hỏi:

- Mày đã hiểu nhẹ, nặng, bằng, trắc, chưa?

Tâm nhanh nhẩu đáp:

- Bẩm thầy con đã hiểu.

- Được, hễ hiểu sai và thất luật là phải đòn nghe không?

- Bẩm thầy vâng ạ.

Rồi ông Đồ ra chữ Thánh, Tâm đối chữ Thần, ra chữ Gia (nhà), Tâm đối chữ Quốc (nước), ra Phụ tử (cha con), Tâm đối Quân thần (vua tôi).

- Được lắm.

Ông Đồ gật gù ra câu nữa:

- Nhân tâm

Tâm lẩm bẩm:

- Nhân tâm là lòng người. Nhần nhân bằng tầm tâm bằng. Hai chữ bằng cả.

Rồi Tâm đứng đực người ra suy nghĩ tìm tòi, mãi không đối được.

Ông Đồ giục:

- Mau lên chứ, những câu hai, ba bốn chữ...chỉ phải đánh bằng trắc chữ cuối cùng thôi.

Ngay lúc ấy, một tên học trò, ý chừng muốn xui Tâm đối với địa diện (mặt đất) hay địa thế gì đấy, nháy Tâm và lấy ngón tay chỏ xuống đất, Tâm trông theo ngón tay thấy một bãi cứt gà, liền lẩm bẩm:

- Tầm tâm bằng, cứt cựt trắc, được!

- Bẩm nhân tâm đối với kê cứt ạ!

Mọi học trò đều phì cười. Ông Chánh, chủ nhà, ngồi trên trường kỷ, chăm chú xem từ nãy đến giờ, cũng phải bật cười và nói chêm vào:

- Nhân tâm là lòng người mà đối với cứt gà thì xấu lắm, sổ toẹt!

Ông Đồ đỏ mặt hung hăng vụt Tâm ba roi giữ thể diện và mắng chữa:

- Thằng này đốc hư rồi, học một ngày một đổ đốn đi. Tao lại tống cổ về với bố mẹ mày cho xong.

Tâm sụt sịt khóc đi về chỗ ngồi.

Và mấy hôm sau, cứ buổi chiều, Tâm theo đúng lệ, phải làm năm câu đối. Không phải gọi lên đối ứng khẩu như trước nữa, Ông Đồ ra câu đối vào vở, mỗi câu đối viết vào một dòng, Tâm đem về nghĩ đối được câu nào viết ngay xuống dưới dòng ấy. Được tha hồ nghĩ, tha hồ mở sách tìm tòi. Chiều hôm sau mới chấm.

Câu nào hay lắm thì khuyên to, khuyên đến hai ba khuyên. Chữ nào đối chọi lắm, khuyên trần cả hai bên. Câu hay vừa, được khuyên nhỏ. Câu thường, điểm điểm mấy cái. Câu hỏng sổ một cái dài. Câu nào hỏng lắm sổ toẹt hai ba nhát!

Hễ tất cả những câu ra đều bị sổ toẹt cả là ‘’Bất cập’’ thế nào cũng bị luồn khố và phải một trận đòn tối tăm mắt mũi. Còn phải mỗi câu bị là ba roi mây giơ thẳng cánh!

Tâm đã dạn dần, Ngày nào Tâm làm được trôi chảy và tin chắc thế nào cũng không đến nỗi sổ. Tâm múa tay vui mừng và hớn hở khoe với các bạn cái câu tìm được hay và đối chọi. Nhưng ngày nào gặp câu khó quá, tìm nghĩ mãi không ra, Tâm đối liều đối lĩnh vào đấy, rồi vội bỏ đi chơi ít, tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng:

- Đếch vào! Muốn ra thế nào thì ra, chạy chơi cái đã!

Sự ham chơi của tuổi trẻ dần dần thắng được sự sợ hãi của roi vọt. Nhưng mà đây chỉ là tạm bợ trong thời gian ngắn ngủi.


Đọc tiếp chương 11 tại đây nhé các bạn : CHƯƠNG 11
 
Sửa lần cuối:
Butnghien .com tiếp tục chia sẻ với các bạn chương 11 của tiểu thuyết " Bút Nghiên" Của tác giả chu Thiên
bút nghiên chu  thiên.jpg


CHƯƠNG 11

Tâm đã lên mười tuổi. Nghĩa là đi học đã được 4 năm rồi. Bốn năm giời theo học, tâm hồn đã nhiều khi có những trạng thái lạ lùng. Có những lúc bồi hồi cảm xúc. Có những lúc vui mừng hớn hở, có những lúc thao thức nhớ nhung...Nhưng chưa lúc nào Tâm thấy mình say sưa ham học, Tâm chịu khó học, chẳng qua vì bắt buộc, vì sợ phải đòn, sợ luồn khố, sợ xấu hổ. Thỉnh thoảng, được mọi người khen lao, Tâm thấy thinh thích. Nhưng cái lúc thinh thích ấy không thể bù lại được những nỗi lo âu buồn nản. Trong lòng Tâm vẫn nặng trĩu một vẻ bực tức ngấm ngầm, nhớ tiếc cái lúc nô đùa thỏa thích khi thơ ấu!

Ai đời, một đứa trẻ bé bỏng như thế này, đang tuổi hay ăn chóng nhớn để đi chơi, người ta lại bắt học lấy học để, học ngày học đêm, để rồi sau đi thi đỗ làm quan. Thi đỗ làm quan thì có lợi gì cho đứa trẻ. Tâm thường nghĩ vậy. Đến năm nay, đã lên mười tuổi và nhờ học nhiều sách vở, hiểu nhiều nghĩa lý hơn, Tâm đã có vẻ người nhớn một ít, Cái ý nghĩ nông cạn non nớt kia đã nhường chỗ những nguồn tư tưởng sâu sắc xa vời!

Cái đời học trò, Tâm chưa ham thích cho lắm, nhưng Tâm mong mỏi được như những ông trạng đời xưa: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực, mà ông Đồ thường kể lại trong lúc chiều tối nhá nhem. Ở trong lòng cậu bé mười tuổi đã bắt đầu nẩy mầm cái sự ham muốn vinh quang.

Nhất là tự đầu năm nay, ông Đồ Trí đi ngồi chỗ khác. Đã đem Tâm đến một thổ ngơi thuận tiện cho sự nẩy nở ấy. Tâm đến nơi với tất cả sự vui mừng của một người được chung quanh hoan hỷ đón chào. Họ thì thầm nhau để lọt vào tai Tâm những mẫu chuyện có thể làm đỏ mặt sung sướng cả đến những người rất lạnh lùng:

- Bé mà bé hạt tiêu đấy nhé! Học giỏi nhất trường Vân Trung đấy. Học hơn cả những đứa học đến bảy tám năm rồi!

- Học qua cả tứ thư, ngũ kinh rồi. Bây giờ sắp học sử!

- Câu đối giỏi đáo để, Thầy Đồ ra là đối liền!

- À, tao biết rồi, cái anh tao nghe nói đâu nhân tâm đối với kê cứt chứ gì? Thế thì chả giỏi!

Tâm nghe thấy cũng phải mỉm cười, nhưng cũng không hại cho vẻ sung sướng vẫn còn lộ trên hai má đào đỏ hồng, Tâm phấn khởi, càng vui vẻ chăm học tập hơn.

Một hôm với các bạn mời đi thăm khắp làng, gặp một ông kỳ mục là tay hay chữ học nhiều, ông bắt Tâm đứng lại và hỏi:

- À, cậu có phải là cậu Tâm? Tôi thấy Thầy Đồ và nhiều người khen cậu hay chữ lắm, thế cậu học đến sách gì rồi?

- Bẩm ông, con đương học Kinh Thư!

- Tứ Thư học chưa?

- Bẩm Tứ Thư học rồi ạ.

- Sử (sử đây là sử Tầu) học chưa?

- Bẩm ông, sử con học hết Hậu Hán sang đến Tấn rồi. Thầy con bảo học Ngũ Kinh đã, rồi hãy học tiếp Sử sau.

- Tốt lắm, cậu đối hộ tôi câu này nhé: ‘’Đệ tử nhập tắc hiếu xuất tắc để’’

Tâm ngẫm nghĩ, rồi đối ngay:

- Bẩm con xin đối là ‘’Thánh nhân an tư nguy, phú tư bần’’

Ông Kỳ Mục khen:

- Được lắm. Cậu làm thơ chưa?

- Bẩm ông, con chưa biết làm, thầy con chưa dạy làm.

- Cậu học giỏi thật, người ta đồn không sai, nhưng phải học làm thơ chứ, về bảo Thầy Đồ dạy đi nhé. Thôi chào cậu nhé.

- Con không dám. Kính chượng (tiếng chào các bậc bề trên) ông ạ!

Tâm giở về với mối băn khoăn trong lòng, không biết có nên nói với ông Đồ hay đừng nói. Nói với ông dạy làm thơ, rồi ngộ khó khăn không làm nổi, học không nổi, lúc ấy ông Đồ mới mắng nhiếc cho, đánh đập cho, rõ là xấu hổ, ê chề, rõ là xin dây mà tròng cổ. Dại gì!

Nhưng mà không học, ra đường gặp người thắc mắc, người ta bắt làm thơ không làm được, có phải rõ dơ, mất cả tiếng tăm. Đằng nào cũng tội. Tâm còn phân vân như thế để nghĩ vài ngày đã. Thì ngay chiều hôm sau, ông Đồ đã gọi Tâm lên bảo rằng:

- Năm nay đã nhớn, mày phải tập làm thơ, rồi làm luận, làm phú nữa.

- Bẩm vâng ạ!

Tâm giả nhời ngay vậy, trong bụng không lo như mọi khi trước, phải tập món gì mới, và cũng không mừng, vì chưa hiểu ông sẽ bắt bẻ thế nào. Tâm thản nhiên lắm. Có phải Tâm đã băn khoăn, sửa soạn với ‘’vấn đề’’ này đã hơn một ngày rồi không? Nó không vụt đến bất thình lình đập ngay vào óc Tâm như những kỳ trước. Cho nên Tâm bình tĩnh được mà đợi công việc đến. Ông Đồ nói:

- Bây giờ hẵng tập làm thơ nôm đã, làm thơ nôm thành thuộc, khỏi thất niêm, thất luật đúng biền ngẫu rồi thì làm thơ chữ. Thơ chữ cũng vậy.

- Bẩm thầy vâng ạ.

Rồi ông Đồ lấy bút viết bài thơ ‘’Người bồ nhìn’’ của Vua Lê Thánh Tôn ra vở để làm mẫu.

Quyền trọng ra uy trấn cõi bờ

Một lòng vì nước há vi dưa!

Xét soi trước mặt đôi vòng ngọc

Vùng vẫy trên tay một lá cờ

Dẹp giống chim muôn xa phải lánh

Rẻ quân cầy cuốc, gọi không thưa

Mặc ai chen chúc đường danh lợi

Ơn nước đầm đìa hạt móc mưa.

Rồi ông Đồ giảng:

- Bài thơ này là thơ thất ngôn bát cú đường luật. Phép làm thơ phải hiểu vần và luật bằng trắc. Bài tám câu có năm vần, bài bốn câu có ba vần! Thơ mà sai vần thì không đọc được. Luật bằng trắc có hai thể, thể bằng và thể trắc. Thể bằng bắt đầu hai chữ bằng, thể trắc hai chữ trắc. Cứ hai câu với nhau đúng điệu bằng trắc, là đúng luật, sai điệu là thất luật. Bốn chữ đầu ở câu tam, câu ngũ, câu thất không cùng một thể với bốn chữ đầu câu nhị, câu tứ, câu lục và tất cả câu cuối cùng không cùng một thể với câu đầu là thất niêm.

Chữ đầu và chữ thứ ba ở mỗi câu, chữ thứ năm ở câu nhất nhì không cần đúng điệu bằng trắc người ta gọi là nhất tam bất luận và ngũ bất luận. Tuy không cần nhưng nếu đọc lên khó nghe, người ta gọi là khổ đọc, thì lại phải đổi cho đúng điệu. Hiểu niêm luật bằng trắc thế rồi, lại cần phải rõ cách xếp ý tứ. Câu thứ nhất là câu phá đề mở đầu bài và bao quát cả ý trong bài. Câu thứ nhì là thừa đề, nối xuống bài. Hai câu tam tứ là thích thực, giải thích rõ ràng đầu bài. Hai câu ngũ lục là tổng luận bàn rộng đến bài. Hai câu cuối là kết luận, kết thúc cái ý trong bài lại...Những bài thơ ngũ ngôn hay thất ngôn dài quá tám câu gọi là trường thiên hay hành. Các thể thơ đều tương tự nhưng chịu khó nhận kỹ là làm được ngay. Như bài thơ này là thơ thể trắc, vần bằng:

Đoạn ông Đồ chỉ tay vào bài thơ cho Tâm hiểu:

Đây này, trắc trắc bằng bằng, trắc trắc vần. Bằng bằng trắc trắc bằng vần, Cứ thế mà suy là biết ngay. Còn thì thể bằng, vần bằng như bài vịnh thú nhàn’’ của Cụ Trạng Trình.

Ông Đồ cầm bút viết:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn, dù ai vui thú nào!

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chỗ lao xao,

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao!

Tâm chăm chú nghe nhời ông Đồ, chăm chú nhận hai bài. Tâm vui thích lẩm bẩm luôn trong mồm. Bằng bằng trắc trắc, bằng bằng trắc trắc. Tâm gật gù thỏa thích như một người mới khám phá ra một điều gì quan trọng.

Mấy hôm sau, ông Đồ hỏi Tâm:

- Thế nào thằng Tâm đã hiểu luật thơ chưa? Tao ra thử một bài làm xem nhé!

Tâm ngập ngừng nghĩ ngợi rồi thưa:

- Bẩm thầy vâng ạ! Ông Đồ trông ra sân thấy hai con gà sống đương chọi nhau, ông liền lấy làm đề: ‘’Hai con gà chọi nhau’’ và bảo:

- Cả anh Chấn, anh Chi, anh Lịch cũng phải làm thi xem nào. Vần được tha hồ chọn.

Chấn, Chi, Lịch là ba anh học trò nhớn và xuất sắc nhất ở trường. Tâm nằm ngẫm nghĩ mãi, viết rồi lại xóa, viết lại xóa ba bốn lượt. Mãi sau mới viết thành bài đưa lên trình ông Đồ:

Hai con gà sống chọi nhau hoài

Con nhớn dai, con bé cũng dai

Vỗ cánh cong đuôi, chân đạp ngược

Xù lông, chúi mỏ, mắt nhìn xuôi

Toạc mào, gảy cựa mà không chán

Trễ cánh què chân, cũng chửa thôi

Hùng hổ cướp mồi thành tự hại

Tranh nhau chi mãi! hỡi gà ôi!

Ông Đồ xem qua rồi lắc đầu nói:

- Về luật thơ thì đúng, nhưng ý tứ sai cả. Con gà chọi nhau mắt nó nhìn ngang thẳng ra đằng trước, chứ có nhìn xuôi đâu.

Tâm cãi:

- Mắt nhìn ngang thì sai vần mất.

- Ấy thế mới hỏng. Mà ý nghĩ tầm thường quá. Xù lông, chúi mỏ, toạc mào, gảy cựa, trể cánh, què chân, cướp mồi toàn là chữ khó nhọc cả. Phàm muốn làm thơ hay, ý phải đặt cho cao, chữ phải dùng cho thanh tao nhẹ nhõm, khẩu khí cao xa, thì sau mới mong ra người được, chứ tư tưởng tầm thường thì còn mong gì.

- Đây, tất cả các anh đều nghe tôi kể lại cái tài mẫn tiệp và cái chí to tát của cổ nhân ngụ trong câu thơ câu đối cho mà nghe. Tả cái chổi mà người ta hạ thế này:

Lời chúa vân truyền đến ngọc giai

Sai làm lệnh tướng quét trần ai

Một tay vùng vẫy giời tung gió

Bốn cõi tung hoành đất sạch gai

Có rõ ra khẩu khí thiên tử không? Bài ấy của Vua Lê Thánh Tôn đấy.

‘’Ông Lương Hữu Khanh ngày xưa khi còn trẻ tuổi hàn vi phải đi kiếm ăn để học. Một hôm qua một bến đò, gặp vị hòa thượng cùng sang. Ông nghèo rách rưới lại lanh chanh xuống trước, có vẻ vô phép. Vị hòa thượng mắng, ông cãi lại và tự nhận là học trò. Vị hòa thượng kia bảo:

- Đã là học trò phải làm một bài thơ tức cảnh chuyến đò.

Ông làm ngay:

Một bầu kinh sử, níp kim cương

Ngươi, tớ cùng sang một chuyến ngang

Đám hội, nhà chay, ngươi đủng đỉnh

Lầu rồng, gác phượng tớ nghênh ngang!

Ngươi sao chả nhớ nhời Hàn Dụ?

Tớ vẫn còn căm chuyện Thủy Hoàng

Qua chuyến đò này rồi lại biết

Ngươi về thờ Phật, tớ thăng quan.

Hòa thượng không giận, còn thưởng cho oản chuối và một quan tiền nữa. Thơ người ta như thế, chứ chúng bay chùi mỏ với xù lông!

Nói đến người thợ ruộm mà người ta viết:

Thiên hạ Thanh hoàng giai ngã thủ

Triều đình Chu tử tổng ngô môn.

Thì hay biết mấy. Rõ ra cảnh anh thợ ruộm mà là cảnh một đức vua! Người ta cứ xem ở câu văn mà đoán được cái sự nghiệp của mình. Ngày trước ông Huyện Thanh Trì gặp một người học trò vào xin tiền. Ông thấy là học trò, liền ra cho câu đối, hẹn đối được mới có tiền. Ông ra rằng:

- Ao Thanh Trì nước trong leo lẻo, cá lội ngắc ngư (trì là ao, thanh là trong, ngư là cá)

Người học trò đối ngay:

- Sông Ngân Hà nước bạc phau phau, vịt nằm ấm áp (hà là sông, ngân là bạc, áp là vịt)

Câu đối thật hay vô cùng, chọi từng chữ một.

Ông Huyện phải thưởng một lạng bạc và khen:

- Ông ngày sau sự nghiệp hơn tôi nhiều: ‘’ông, vịt nằm ấm áp, thanh nhàn lắm. Tôi, cá lội ngắc ngư nên còn vất vả, lật đật mãi, cá đã ngắc ngư là cá ở nơi đồng cạn’’...

Quả nhiên ngày sau người học trò đỗ Tiến Sĩ, làm quan rất dễ dàng.

Đấy chúng mày xem, ở một câu đối mà người ta biết rõ mình như vậy, há không nên cẩn thận sao?

Hay hơn nữa, có câu đối của ông Bảng Bòng. Hồi còn nhỏ, nhà nghèo, phải gọi ra đắp đường, ông làm đã cẩn thận, nhưng sức yếu, vẫn bị bọn lính coi hạch sách và đánh đập. Ông kêu tướng lên, ông Huyện Phú Thị cũng đi coi đường, vừa qua đấy, thấy kêu chạy lại hỏi duyên cớ làm sao:

- Tôi là học trò yếu ớt mà các anh ấy cứ đánh.

Bọn lính bẩm ngay:

- Bẩm quan lớn, nó cứ vừa làm vừa nghịch, học hành gì nó, bé bằng cái mắt muỗi lại cứ ương.

Ông Huyện mắng qua bọn lính rồi bảo ông:

- Mày đã nhận là học trò, tao ra cho mày một câu đối, hễ không đối được, tao nọc đánh năm chục roi nhé.

- Bẩm vâng. Nhưng tôi đối được thì sao?

- Thì tha cho không phải đắp đường.

- Vâng, xin quan lớn ra cho.

Ông Huyện Thị đọc:

- Ông Huyện Thị sức đắp đường Bòng, buổi hồng thủy (nước lụt) muôn dân trông cậy.

Ông đối ngay:

- Thằng bé quít rắp mong Bảng nhãn, tranh đỗ đầu thiên hạ mới cam.

Đem toàn tên cây đối chọi với cây, mà chí khí lại to tát. Ông Huyên khen mãi và bảo bọn lính:

- Thằng bé này sau hơn ta nhiều. Ông thưởng cho ít tiền rồi cho về.

Chúng mày nên theo đấy mà làm gương. Phải để ý nghĩ cho cao, bắt chước những danh nhân đời trước, rồi tìm những chữ thật chọi mà đẹp đẽ viển vông thì bất cứ thơ hay câu đối cũng đều hay cả.

Vua Đường Thái Tôn bảo: ‘’Thủ pháp ư thượng, cận đắc vi trung, thủ pháp ư trung, bất miễn vi hạ’’.

Thật vậy, bắt chước những người cao, còn được là vừa vừa, không phải chọi lại là kẻ kém cõi.

Chúng mày phải ngẫm nghĩ kỷ câu ấy mà tu tỉnh thân đi...

Tâm và mọi học trò nhớn đều im lặng nghe lời thầy khuyên và tự hẹn mình cố học tập, suy nghĩ, bắt chước sao cho khỏi uổng phụ nhời thầy bảo như rót vào tai!


Đọc tiếp:
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 2)
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 3)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top