Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Tiểu sử về Hit-le
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="liti" data-source="post: 16591" data-attributes="member: 2098"><p>Người Pháp, người Ba Lan và những dân tộc khác là láng giềng của chúng tôi, và chúng tôi biết không biến cố nào có thể thay đối thực tế này.</p><p></p><p>Có một lời cảnh cáo. Đức đòi hỏi được đối xử bình đẳng với mọi quốc gia khác, đặc biệt là về giải trừ quân bị. Nếu điều này không đạt được, Đức sẽ rút ra khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.</p><p></p><p>Lời cảnh cáo chìm trong quên lãng giữa nỗi vui mừng khắp thế giới phương Tây đối với thái độ biết điều bất ngờ của Hitler. Báo chí Anh đăng tải những bài bình luận có thiện cảm với ý tưởng của Hitler. Lời lẽ của nhà độc tài thích bạo động của Quốc xã không phải là đe dọa dữ dằn như người ta e ngại lúc đầu, mà là ngọt ngào và dịu dàng.</p><p></p><p>Nhưng lời cảnh cáo của Hitler không phải là rỗng tuếch, mà ông làm đúng như những gì đã nói. Khi thấy rõ rằng Đồng Minh cứ khăng khăng về thời gian 8 năm để giải trừ quân bị xuống bằng với mức của Đức, ngày 14 tháng 10 năm 1933, thình lình Hitler loan báo rằng, vì không được các cường quốc ở Geneva đối xử bình đẳng, Đức lập tức rút lui khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.</p><p></p><p>Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler đọc một bài "Diễn văn Hòa bình" nữa ở Nghị viện – có lẽ là bài diễn văn hùng hồn nhất. Ông trấn an rằng tất cả những gì ông muốn chỉ là hòa bình và cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho mọi bên. Ông bác bỏ ý tưởng chiến tranh; đấy là vô nghĩa, vô ích, cũng là điều kinh hoàng.</p><p></p><p>Những cuộc đổ máu trên lục địa Châu Âu trong ba trăm năm qua không cho thấy có sự thay đổi tương xứng. Chung cuộc Pháp vẫn là Pháp, Đức là Đức, Ba Lan là Ba Lan, Ý vẫn là Ý. Tính tự cao của vương triều, nỗi đam mê chính trị và sự mù quáng ái quốc chẳng đạt được gì nhiều qua những thay đổi chính trị sâu xa với máu chảy thành sông... Những tố chất cơ bản của họ vẫn không đổi. Nếu các quốc gia này chỉ cần mang một phần hy sinh nhỏ nhoi để phục vụ mục đích khôn ngoan hơn, thì thành công sẽ to tát hơn và trường cửu hơn.</p><p></p><p>Hitler tuyên bố là Đức không hề có ý nghĩ nào về việc thôn tính những dân tộc khác.</p><p></p><p>Nước Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa mong mỏi hòa bình... cũng vì nhận thức được sự kiện nguyên thủy đơn giản nhất là không có cuộc chiến tranh nào có thể thay đổi khổ đau ở Châu Âu... Hậu quả chủ yếu của mỗi cuộc chiến tranh là hủy hoại tinh hoa của đất nước.... Nước Đức cần hòa bình và đòi hỏi hòa bình!</p><p></p><p>Hitler luôn nhấn mạnh điểm này. Cuối cùng, ông đưa ra 13 đề xuất cụ thể nhằm duy trì hòa bình, tạo ấn tượng sâu đậm đối với nước Đức và cả Châu Âu. Ông rào đón với lời nhắc nhở:</p><p></p><p>Đức đã long trọng nhìn nhận và đảm bảo với Pháp đường biên giới... Bỏ qua quá khứ, Đức đã ký kết hiệp ước bất tương xâm với Ba Lan... Chúng tôi sẽ tôn trọng vô điều kiện hiệp ước này... Chúng tôi nhìn nhận Ba Lan là ngôi nhà của một dân tộc to tát và có lòng ái quốc cao độ.</p><p></p><p>Và đối với Áo:</p><p></p><p>Đức không có ý định và cũng không mong muốn can thiệp vào nội bộ của Áo, sáp nhập Áo vào Đức, hoặc thống nhất Áo và Đức...</p><p></p><p>Nhật báo có tầm ảnh hưởng rộng nhất nước Anh, tờ Times, hoan nghênh đến mức gần như cuồng nhiệt: "Bài diễn văn hóa ra đúng lý, thẳng thắn và toàn vẹn. Những ai với óc công tâm đều tin rằng chính sách do ông Hitler đưa ra có thể tạo nên một tiền đề tốt để đạt thỏa thuận trọn vẹn với Đức – một nước Đức tự do, bình đẳng và mạnh mẽ thay vì một nước Đức kiệt quệ bị áp đặt hòa bình mười sáu năm trước... Hy vọng rằng bài diễn văn sẽ được mọi phía chấp nhận là lời phát biểu chân thành và có suy xét, thể hiện chính xác những gì đã trình bày." Tờ báo nổi danh này, một trong những vinh quang chính trong ngành báo chí ở Anh, lại đóng vai trò giống như chính phủ Neville Chamberlain trong việc xoa dịu Hitler.</p><p></p><p>Chỉ trong vòng vài năm sau, những cam kết của Hitler trở nên vô nghĩa: Đức sáp nhập Áo vào Đức, xâm lăng Ba Lan, tấn công Pháp cùng một số nước Tây Âu.</p><p>Lừa dối Ba Lan</p><p></p><p>Ba Lan là quốc gia mà người Đức có ác cảm nặng nề nhất. Trong tâm tưởng của người Đức, lỗi lầm gớm ghiếc nhất của Hòa ước Versailles là tách Đông Phổ khỏi phần còn lại của lãnh thổ Đức để sáp nhập vào Ba Lan, tạo nên Hành lang Ba Lan.</p><p></p><p>Hitler thấy rằng trước khi tiêu diệt Ba Lan, cần tách nước này ra khỏi mối liên kết với Pháp. Sách lược ông đang theo đuổi có nhiều lợi điểm nhất thời. Bằng cách từ bỏ sử dụng vũ lực, ông có thể củng cố làn sóng truyên truyền cho hòa bình và xóa đi nỗi nghi ngại ở cả hai vùng Tây Âu và Đông Âu. Bằng cách mời Ba Lan đàm phán trực tiếp, ông có thể né tránh Hội Quốc liên và làm suy yếu chức năng của tổ chức này. Và ông tấn công vào ý niệm của Hội Quốc liên về "an ninh tập thể", đồng thời lũng đoạn những mối liên minh của Pháp với Đông Âu, trong đó Ba Lan là pháo đài vững chắc. Người dân Đức vốn thù ghét Ba Lan có thể không hiểu được, nhưng đối với Hitler một trong những lợi điểm của chế độ độc tài là có thể tạm thời theo đuổi chính sách mất lòng dân để đạt mục đích trong lâu dài.</p><p></p><p>Ngày 26 tháng 1 năm 1934, hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Ba Lan có hiệu lực trong 10 năm được ký kết. Từ ngày này, Ba Lan dần dần rời xa khỏi Pháp, nước bảo vệ Ba Lan từ khi Ba Lan ra đời năm 1919, và trở nên thân cận hơn với Đức Quốc xã. Đấy là con đường dẫn đến sự sụp đổ của Ba Lan trước khi hiệp ước bất tương xâm hết hạn.</p><p>[sửa] Hitler thôn tính Tiệp Khắc</p><p></p><p>Nhằm chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, Hitler kết hợp những yếu tố lừa dối, khủng bố tinh thần, chớp thời cơ và đánh nước cờ liều. Hitler viện cớ người Đức thiểu số Sudeten ở Tiệp Khắc bị áp bức để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những sắc dân ở nước này, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba. Hitler phổ biến ý định này ngày 5 tháng 11 năm 1937 cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp.</p><p></p><p>Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain đi đến hội kiến với Hitler tại Berchtesgaden ngày 15 tháng 9 năm 1938. Vị khách đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại có cuộc hành trình dài 7 tiếng đồng hồ (kể cả chặng tàu lửa mất 3 tiếng) để đến địa điểm hội kiến ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không tạo thuận lợi để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhein, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Đấy là chủ định khủng bố thể chất đầu tiên.</p><p></p><p>Kế tiếp là những màn hù dọa của Hitler, trong Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba. Nếu vào giờ chót chiến tranh toàn Châu Âu không thể tránh khỏi, Quân đội Đức hẳn đã lật đổ Hitler ngay sau khi ông ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.</p><p></p><p>Trò lừa dối chủ yếu là Hitler cam kết vấn đề Tiệp Khắc là yêu cầu cuối cùng của ông ở Châu Âu về lãnh thổ. Vì thế, Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ. Kết quả là Hiệp ước München, theo đó Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.</p><p></p><p>Dù đã đạt thắng lợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nước dân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quả của Hiệp ước München. Ông ta thán với tùy tùng khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [chỉ Chamberlain] đã làm tôi mất cơ hội tiến vào Praha!" Đấy chính là điều Hitler mong muốn ngay từ đầu, như ông đã liên tục thổ lộ với tướng lĩnh từ lúc phát biểu với họ ngày 5 tháng 11 năm trước. Lúc ấy, ông đã giải thích rằng việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu để mở rộng Lebenraum – "không gian sinh sống" – về miền Đông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở miền Tây. Như ông đã bảo Thủ tướng Hungary ngày 20 tháng 9, cách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đấy là "giải pháp thỏa đáng duy nhất". Ông chỉ e ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ nhận chịu mọi yêu sách của ông.</p><p></p><p>Kế tiếp, ông Chamberlain lại đến München và ép buộc người Tiệp nhận chịu mọi yêu sách của Đức và do đó đã tước đi cơ hội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đấy là tư tưởng xảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướng lĩnh: "Rõ ràng là ngay từ đầu tôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland. Đấy chỉ là giải pháp nửa vời."</p><p></p><p>Tổng thống Tiệp Khắc Emil Hácha đến hội kiến với Hitler, và cũng chịu một trận khủng bố tinh thần. Hitler tuyên bố:</p><p></p><p>Sáu giờ sáng ngày mai Quân đội Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc từ mọi ngả và Không quân Đức sẽ chiếm lấy các sân bay của Tiệp Khắc. Có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất là việc tiến quân của Đức có thể dẫn đến nổ súng. Trong trường hợp này, mọi kháng cự sẽ bị đập tan... Khả năng kia là việc tiến quân được thực hiện theo cách ôn hòa, trong trường hợp này sẽ dễ dàng cho Lãnh tụ chấp thuận Tiệp Khắc có đời sống cho riêng họ, được tự trị, và sẽ được hưởng phần nào quyền tự do cho quốc gia...</p><p></p><p>Nếu phải chiến đấu... trong hai ngày Quân đội Tiệp Khắc sẽ tan tành. Dĩ nhiên là có vài người Đức cũng bị giết và điều này sẽ kéo theo lòng hận thù vốn sẽ ngăn chặn ông chấp thuận quyền tự trị...</p><p></p><p>Lúc Hitler tạm chia tay với khách, đồng hồ chỉ 2 giờ 15 khuya, nhưng Hermann Göring và Joachim von Ribbentrop tiếp tục gây áp lực lên Tổng thống cùng Ngoại trưởng. Tổng thống Hácha ngã ra bất tỉnh, được cứu cho tỉnh lại rồi bị ép nói chuyện với chính phủ của ông ở Praha và khuyên nên nhượng bộ. Rồi ông loạng choạng trở lại gặp Hitler mà ký bản án tử hình cho Tiệp Khắc. Bây giờ là 4 giờ sáng kém 5 phút ngày 16 tháng 3 năm 1939.</p><p></p><p>Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào thủ đô Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn cho dân Đức, lặp lại lời dối trá về những hành động "quá trớn man dại" và "khủng bố" của người Tiệp mà ông bị bắt buộc phải ra tay chấm dứt, và tuyên bố một cách hãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"</p><p> Hitler thôn tính Slovakia</p><p></p><p>Với mục đích làm suy yếu Tiệp Khắc, Đức muốn tách Slovakia khỏi Tiệp Khắc. Để thực hiện việc này, Đức giúp Josef Tiso (nguyên Thủ tướng của Slovakia đã bị Tổng thống Hácha cách chức) thảo một bức điện tín mà ông này gửi cho Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia và yêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này.</p><p></p><p>Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường này.</p><p>Tính hoang tưởng của Hitler</p><p></p><p>Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ, Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm:</p><p></p><p>Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể thay thế tôi... Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi... Không một ai đã tạo được thành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét bỏ ta... Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử..</p><p></p><p>Theo nhiều khía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là một điểm mốc, đánh dấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội Đức. Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sự suy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trội so với các tướng lĩnh, và do đó không muốn nghe họ tham mưu cho ông hoặc không cho phép họ chỉ trích ông. Kết quả chung cuộc sẽ là một thảm họa cho tất cả.</p><p></p><p>Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với dân Đức:</p><p></p><p>Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa...</p><p></p><p>Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng, và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Xô sẽ bị cắt nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Caucasus, cùng lúc chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh quân Đức cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg, bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Đức không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ – 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2 triệu.</p><p></p><p>Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Caucasus, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa."</p><p></p><p>Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Caucasus. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô.</p><p></p><p></p><p></p><p> Những ngày cuối cùng của Hitler</p><p></p><p>Ngày 16 tháng 1 năm 1945, Hitler trở về Berlin, từ boong-ke sâu 17 mét phía dưới Phủ Thủ tướng chỉ đạo các đoàn quân đang vỡ vụn trước sức tiến công của Nga và Đồng Minh phương Tây vào lãnh thổ Đức.</p><p></p><p>Trong tình trạng thể chất và tinh thần suy sụp, Hitler đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, ông ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cũng như mọi cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay quân địch. Nước Đức sẽ biến thành đồng không và không thứ gì còn lại để giúp người dân Đức có thể sống sau chiến bại.</p><p></p><p>Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng là do những nỗ lực siêu nhân của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer và một số sĩ quan Quân đội đã kháng lệnh của Hitler. Họ đã chạy cùng khắp nước Đức để đảm bảo sĩ quan quân đội và đảng viên phục tùng một cách nhiệt tình không phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần tốc của Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi.</p><p></p><p>Hitler đã định rời Berlin ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến từ nơi này. Mười ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lý của ông đi Obersalzberg để chuẩn bị cho ngôi biệt thự Berghof đón ông đến. Tuy nhiên, định mệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơi chốn nghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơn là ông dự tính, vì quân Mỹ và Liên Xô tiến quá nhanh vào đất Đức.</p><p></p><p>Sinh nhật 20 tháng 4 của Hitler trải qua một cách trầm lặng, dù tướng lĩnh Đức ghi nhận thêm thảm họa trên các mặt trận. Tất cả các lãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Hermann Göring, Joseph Göbbels, Heinrich Himmler, Joachim von Ribbentrop và Martin Bormann, cũng như những chỉ huy quân đội còn sót lại: Karl Dönitz, Wilhelm Keitel, Alfred Jodl và Hans Krebs (tân Tham mưu trưởng Lục quân, và cũng là người cuối cùng trong chức vụ này).</p><p></p><p>Hitler không tỏ ra tuyệt vọng, cho dù tình hình tồi tệ. Ông vẫn tự tin, như ông nói với các tướng lĩnh 3 ngày trước rằng quân Nga sẽ chịu đổ máu nặng nề nhất trước Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông, và trong buổi họp quân sự thường kỳ sau khi ăn mừng sinh nhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miền nam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày nữa quân Nga sẽ cắt đứt hành lang đi về hướng ấy. Hitler lưỡng lự; ông không nói đồng ý hay chối từ. Hiển nhiên là ông không thể đối mặt với sự kiện kinh khủng là thủ đô của Đế chế thứ Ba sắp bị Liên Xô chiếm đóng, trong khi chỉ vài năm trước ông đã tuyên bố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục.</p><p></p><p>Nhưng Hitler vẫn chưa chịu buông xuôi. Ông đã ra lệnh tướng SS Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở những vùng ngoại ô phía nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trú đóng trong vùng Berlin sẽ được tung ra trận đánh, kể cả binh sĩ không quân hiện diện trên mặt đất. Trong hai ngày kế, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức về cuộc phản công của Steiner. Đây là thêm một ví dụ ông đã không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộc phản công của Steiner không hề diễn ra, mà chỉ nằm trong tâm trí nóng bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng.</p><p></p><p>Trong buổi họp quân sự ngày 22 tháng 4, Hitler giận dữ đòi hỏi được biết tin tức về Steiner. Các tướng lĩnh đều không trả lời được, nhưng cho biết việc điều quân từ hướng bắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng nam đã khiến cho mặt trận hướng bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ở đây và xe tăng của họ đã tiến vào bên trong thành phố.</p><p></p><p>Hitler không còn có thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sót sau này đều kể lại rằng Hitler hoàn toàn mất tự chủ. Ông nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhất trong đời. Ông la hét rằng đây là hồi kết cục. Mọi người đã bỏ rơi ông. Không còn gì nữa, mà chỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tất cả đã hết. Thôi được, ông sẽ ở lại Berlin. Ông sẽ đích thân chỉ huy sự phòng vệ thủ đô của Đế chế thứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tại nơi này, ông sẽ đối mặt với đoạn cuối của đời ông. Ông nói với tất cả những người quanh ông rằng ông đã quyết định. Và để chứng tỏ cho mọi người thấy không gì đảo ngược lại được, ông gọi một thư ký và với sự hiện diện của họ, đọc một bản tuyên bố sẽ được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bản tuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệ thủ đô cho đến cùng.</p><p>Boong-ke tại Berlin của Hitler năm 1945</p><p></p><p>Có hai vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: Hanna Reitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử nghiệm có ác cảm thậm tệ với Göring, và Đại tướng không quân Robert Ritter von Greim mà ngày 24 tháng 4 ở München đã nhận lệnh của Hitler về trình diện ông. Chiếc máy bay chở hai người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị đạn phòng không của Liên Xô bắn trúng, và một chân của Greim bị thương nặng.</p><p></p><p>Hitler đi đến phòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vết thương của Greim, rồi phong cho vị tướng đang nằm dưỡng thương chức Tư lệnh Không quân và thăng ông quân hàm Thống chế (là thống chế Đức cuối cùng trong cuộc chiến).</p><p></p><p>Ngày 28 tháng 4, Hitler có vẻ như lại hy vọng, nhưng thật ra đấy là hoang tưởng. Ông gọi máy vô tuyến cho Keitel, hỏi han về những cánh quân Đức trong chiến dịch giải cứu Berlin. Nhưng "chiến dịch" này chỉ có trong trí tưởng tượng của Hitler. Các đội quân Đức mà Hitler trông chờ hoặc bị tiêu diệt, hoặc vội vàng rút về hướng tây để chịu cho Đồng Minh phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân Liên Xô. Những mũi tiền tiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vài góc phố.</p><p></p><p>Cũng trong ngày 28 tháng 4: Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBC ở London, cho biết Himmler đã tiến hành bí mật thương lượng để đề nghị quân đội Đức ở miền Tây đầu hàng quân Mỹ. Đối với Hitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất.</p><p>Adolf Hitler và Eva Braun tại Berghof</p><p></p><p>Ít phút sau, có thêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còn cách một khu phố, và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủ tướng vào buổi sáng 30 tháng 4, cách 30 tiếng đồng hồ sau. Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết thúc. Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyết định cuối của đời ông. Đến hừng sáng, ông cử hành hôn lễ với Eva Braun, soạn thảo bản di chúc và tuyên cáo cuối cùng,</p><p>Báo Mỹ đưa tin về cái chết của Hitler.</p><p></p><p>Hai văn bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị của Hitler đều tồn tại sau cuộc chiến theo như ý nguyện của Hitler. Hai văn bản xác định rằng người đã cai trị nước Đức với bàn tay sắt trong hơn 12 năm, và thống trị phần lớn Châu Âu trong 4 năm, đã không rút tỉa được bài học nào từ kinh nghiệm của ông. Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bại cuối cùng vẫn không dạy cho ông được điều gì. Trong những tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, ông luôn nguyền rủa người Do Thái về mọi vấn nạn của thế giới, và than vãn là một lần nữa định mệnh đã cướp đi chiến thắng của nước Đức. Trong lời giã biệt này với nước Đức và với thế giới mà cũng là lời kêu gọi cuối cùng với lịch sử, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnh trong quyển Mein Kampf và thêm vào những luận cứ sai lạc cuối cùng. Đấy là một bài văn bia thích hợp cho một kẻ chuyên chế say với quyền lực mà quyền lực tuyệt đối đã hoàn toàn bị phá sản. Một lần nữa, dù là lần cuối, Hitler vẫn lừa dối:</p><p></p><p>Không phải tôi hoặc bất kỳ ai ở Đức mong muốn chiến tranh vào năm 1939. Đấy chỉ là do những chính khách quốc tế đã mong mỏi và khiêu khích nên, những người hoặc có gốc Do Thái hoặc hành động vì quyền lợi của người Do Thái.</p><p></p><p>Buổi chiều 29 tháng 4, Hitler bắt đầu những bước chuẩn bị cuối cùng. Ông ra lệnh đầu độc con chó Blondi mà ông thương yêu, và cho bắn hai con chó khác. Rồi ông gọi hai nữ thư ký vào và trao cho họ những viên thuốc độc để họ dùng nếu muốn khi quân Nga tiến vào. Ông nói ông lấy làm tiếc đã không thể trao cho họ món quà từ biệt đáng quý hơn, và ông bày tỏ là ông đánh giá cao sự phục vụ lâu dài và trung thành của họ.</p><p>Traudl Junge, tháng 11/1945</p><p></p><p>Đêm cuối cùng trong đời, Hitler ra lệnh cho một trong các thư ký tên Junge thiêu hủy giấy tờ còn lại trong hồ sơ của ông và truyền lệnh không ai trong boong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọi người suy diễn ý nghĩa là ông nghĩ đã đến lúc vĩnh biệt. Nhưng đến khoảng 2:30 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hitler mới từ phòng riêng bước ra, đi đến nhà ăn chung, nơi khoảng 30 người tụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc cho ông. Ông đi đến bắt tay từng người và thủ thỉ nói vài tiếng mà không ai nghe rõ. Một màn nước mắt dầy phủ đôi mắt ông, theo Junge nhớ lại, "như thể nhìn đến nơi chốn xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke".</p><p></p><p>Sau khi ông trở về phòng riêng, một điều kỳ lạ xảy ra. Sự căng thẳng đã tăng đến mức hầu như ngạt thở trong boong-ke đã tan biến, vài người đi đến căng-tin – để khiêu vũ. Tiếng ồn từ nhóm người này càng tăng thêm đến nỗi có lệnh đưa ra từ phòng riêng của Hitler yêu cầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếng đồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn họ – tuy số đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát. Nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sống họ không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hitler, họ muốn tìm thú tiêu khiển ở nơi và theo cách thức có thể nghĩ ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộng trong nhóm người này, và họ tiếp tục khiêu vũ suốt đêm.</p><p></p><p>Trưa 30 tháng 4 năm 1945, người vợ của ông có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùng với hai thư ký và người nấu bếp – người này không nhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họ ăn xong vào lúc 2 giờ rưỡi xế chiều. Trong lúc ấy, Erich Kempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lít xăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ tướng. Kempka gặp vài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưng cũng thu được 180 lít, rồi với 3 người khác phụ giúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke.</p><p></p><p>Trong lúc ấy, Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnh biệt với những người phụ tá thân cận nhất: Göbbels, hai tướng Krebs và Wilhelm Burgdorf, các thư ký, và người nấu bếp Manzialy. Sau khi nói xong những lời vĩnh biệt, Hitler và vợ trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm kế bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng bà vợ không dùng súng. Bà đã nuốt thuốc độc.</p><p></p><p>Bây giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của nước Đức và thiết lập Đế chế thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dài hơn ông có một tuần.</p><p></p><p>Tiếp theo là tang lễ. Không ai cất lên lời nào; âm thanh duy nhất là tiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn Phủ Thủ tướng và trên những bức tường chung quanh. Người phục vụ của Hitler, Thiếu tá SS Heinz Linge, cùng một hộ lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấm chăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấm chăn là chiếc quần đen và đôi giầy mà Hitler luôn sử dụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn, không dính máu.</p><p></p><p>Hai thi thể được mang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngưng bắn, được để xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng. Nhóm người, do Göbbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứng trong hầm tránh bom nơi cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa bùng lên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theo kiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạn pháo của Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn. Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để lại ngọn lửa làm nốt công việc xóa đi mọi dấu vết của Adolf Hitler và vợ của ông.</p><p></p><p>Khởi đầu, người ta cho biết không tìm ra xương của hai người. Điều này nảy sinh lời đồn đại sau khi chiến tranh chấm dứt là Hitler còn sống. Nhưng quân báo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng cho thấy không có sự nghi ngờ gì. Sau này Liên Xô tiết lộ đã thu được mảnh vụn thi thể của Hitler kể cả một phần hộp sọ và xương hàm, được pháp y Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler.</p><p>[sửa] Nhận định khác về Hitler</p><p></p><p>Những thông tin trên được chủ yếu rút ra từ quyển The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany, của William L. Shirer. NXB: Simon and Schuster, Inc., New York, N.Y., 1960. Tựu chung, quyển sách của Shirer được trích dẫn nhiều và không thấy gây tranh cãi nào, dù tác giả là một người Mỹ. Shirer chủ yếu dựa trên khối lượng tài liệu của Đức tịch thu được sau chiến tranh, vì thế tuy đưa ra nhiều chi tiết dồi dào nhưng có thể còn một chiều theo cảm quan của phía Đức (ví dụ như nhận định về các nhà lãnh đạo Tiệp Khắc).</p><p></p><p>Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.</p><p></p><p>Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).</p><p></p><p>Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh.</p><p></p><p>Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.</p><p></p><p>Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom).</p><p></p><p>Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.</p><p></p><p>Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="liti, post: 16591, member: 2098"] Người Pháp, người Ba Lan và những dân tộc khác là láng giềng của chúng tôi, và chúng tôi biết không biến cố nào có thể thay đối thực tế này. Có một lời cảnh cáo. Đức đòi hỏi được đối xử bình đẳng với mọi quốc gia khác, đặc biệt là về giải trừ quân bị. Nếu điều này không đạt được, Đức sẽ rút ra khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên. Lời cảnh cáo chìm trong quên lãng giữa nỗi vui mừng khắp thế giới phương Tây đối với thái độ biết điều bất ngờ của Hitler. Báo chí Anh đăng tải những bài bình luận có thiện cảm với ý tưởng của Hitler. Lời lẽ của nhà độc tài thích bạo động của Quốc xã không phải là đe dọa dữ dằn như người ta e ngại lúc đầu, mà là ngọt ngào và dịu dàng. Nhưng lời cảnh cáo của Hitler không phải là rỗng tuếch, mà ông làm đúng như những gì đã nói. Khi thấy rõ rằng Đồng Minh cứ khăng khăng về thời gian 8 năm để giải trừ quân bị xuống bằng với mức của Đức, ngày 14 tháng 10 năm 1933, thình lình Hitler loan báo rằng, vì không được các cường quốc ở Geneva đối xử bình đẳng, Đức lập tức rút lui khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên. Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler đọc một bài "Diễn văn Hòa bình" nữa ở Nghị viện – có lẽ là bài diễn văn hùng hồn nhất. Ông trấn an rằng tất cả những gì ông muốn chỉ là hòa bình và cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho mọi bên. Ông bác bỏ ý tưởng chiến tranh; đấy là vô nghĩa, vô ích, cũng là điều kinh hoàng. Những cuộc đổ máu trên lục địa Châu Âu trong ba trăm năm qua không cho thấy có sự thay đổi tương xứng. Chung cuộc Pháp vẫn là Pháp, Đức là Đức, Ba Lan là Ba Lan, Ý vẫn là Ý. Tính tự cao của vương triều, nỗi đam mê chính trị và sự mù quáng ái quốc chẳng đạt được gì nhiều qua những thay đổi chính trị sâu xa với máu chảy thành sông... Những tố chất cơ bản của họ vẫn không đổi. Nếu các quốc gia này chỉ cần mang một phần hy sinh nhỏ nhoi để phục vụ mục đích khôn ngoan hơn, thì thành công sẽ to tát hơn và trường cửu hơn. Hitler tuyên bố là Đức không hề có ý nghĩ nào về việc thôn tính những dân tộc khác. Nước Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa mong mỏi hòa bình... cũng vì nhận thức được sự kiện nguyên thủy đơn giản nhất là không có cuộc chiến tranh nào có thể thay đổi khổ đau ở Châu Âu... Hậu quả chủ yếu của mỗi cuộc chiến tranh là hủy hoại tinh hoa của đất nước.... Nước Đức cần hòa bình và đòi hỏi hòa bình! Hitler luôn nhấn mạnh điểm này. Cuối cùng, ông đưa ra 13 đề xuất cụ thể nhằm duy trì hòa bình, tạo ấn tượng sâu đậm đối với nước Đức và cả Châu Âu. Ông rào đón với lời nhắc nhở: Đức đã long trọng nhìn nhận và đảm bảo với Pháp đường biên giới... Bỏ qua quá khứ, Đức đã ký kết hiệp ước bất tương xâm với Ba Lan... Chúng tôi sẽ tôn trọng vô điều kiện hiệp ước này... Chúng tôi nhìn nhận Ba Lan là ngôi nhà của một dân tộc to tát và có lòng ái quốc cao độ. Và đối với Áo: Đức không có ý định và cũng không mong muốn can thiệp vào nội bộ của Áo, sáp nhập Áo vào Đức, hoặc thống nhất Áo và Đức... Nhật báo có tầm ảnh hưởng rộng nhất nước Anh, tờ Times, hoan nghênh đến mức gần như cuồng nhiệt: "Bài diễn văn hóa ra đúng lý, thẳng thắn và toàn vẹn. Những ai với óc công tâm đều tin rằng chính sách do ông Hitler đưa ra có thể tạo nên một tiền đề tốt để đạt thỏa thuận trọn vẹn với Đức – một nước Đức tự do, bình đẳng và mạnh mẽ thay vì một nước Đức kiệt quệ bị áp đặt hòa bình mười sáu năm trước... Hy vọng rằng bài diễn văn sẽ được mọi phía chấp nhận là lời phát biểu chân thành và có suy xét, thể hiện chính xác những gì đã trình bày." Tờ báo nổi danh này, một trong những vinh quang chính trong ngành báo chí ở Anh, lại đóng vai trò giống như chính phủ Neville Chamberlain trong việc xoa dịu Hitler. Chỉ trong vòng vài năm sau, những cam kết của Hitler trở nên vô nghĩa: Đức sáp nhập Áo vào Đức, xâm lăng Ba Lan, tấn công Pháp cùng một số nước Tây Âu. Lừa dối Ba Lan Ba Lan là quốc gia mà người Đức có ác cảm nặng nề nhất. Trong tâm tưởng của người Đức, lỗi lầm gớm ghiếc nhất của Hòa ước Versailles là tách Đông Phổ khỏi phần còn lại của lãnh thổ Đức để sáp nhập vào Ba Lan, tạo nên Hành lang Ba Lan. Hitler thấy rằng trước khi tiêu diệt Ba Lan, cần tách nước này ra khỏi mối liên kết với Pháp. Sách lược ông đang theo đuổi có nhiều lợi điểm nhất thời. Bằng cách từ bỏ sử dụng vũ lực, ông có thể củng cố làn sóng truyên truyền cho hòa bình và xóa đi nỗi nghi ngại ở cả hai vùng Tây Âu và Đông Âu. Bằng cách mời Ba Lan đàm phán trực tiếp, ông có thể né tránh Hội Quốc liên và làm suy yếu chức năng của tổ chức này. Và ông tấn công vào ý niệm của Hội Quốc liên về "an ninh tập thể", đồng thời lũng đoạn những mối liên minh của Pháp với Đông Âu, trong đó Ba Lan là pháo đài vững chắc. Người dân Đức vốn thù ghét Ba Lan có thể không hiểu được, nhưng đối với Hitler một trong những lợi điểm của chế độ độc tài là có thể tạm thời theo đuổi chính sách mất lòng dân để đạt mục đích trong lâu dài. Ngày 26 tháng 1 năm 1934, hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Ba Lan có hiệu lực trong 10 năm được ký kết. Từ ngày này, Ba Lan dần dần rời xa khỏi Pháp, nước bảo vệ Ba Lan từ khi Ba Lan ra đời năm 1919, và trở nên thân cận hơn với Đức Quốc xã. Đấy là con đường dẫn đến sự sụp đổ của Ba Lan trước khi hiệp ước bất tương xâm hết hạn. [sửa] Hitler thôn tính Tiệp Khắc Nhằm chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, Hitler kết hợp những yếu tố lừa dối, khủng bố tinh thần, chớp thời cơ và đánh nước cờ liều. Hitler viện cớ người Đức thiểu số Sudeten ở Tiệp Khắc bị áp bức để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những sắc dân ở nước này, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba. Hitler phổ biến ý định này ngày 5 tháng 11 năm 1937 cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp. Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain đi đến hội kiến với Hitler tại Berchtesgaden ngày 15 tháng 9 năm 1938. Vị khách đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại có cuộc hành trình dài 7 tiếng đồng hồ (kể cả chặng tàu lửa mất 3 tiếng) để đến địa điểm hội kiến ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không tạo thuận lợi để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhein, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Đấy là chủ định khủng bố thể chất đầu tiên. Kế tiếp là những màn hù dọa của Hitler, trong Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba. Nếu vào giờ chót chiến tranh toàn Châu Âu không thể tránh khỏi, Quân đội Đức hẳn đã lật đổ Hitler ngay sau khi ông ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Trò lừa dối chủ yếu là Hitler cam kết vấn đề Tiệp Khắc là yêu cầu cuối cùng của ông ở Châu Âu về lãnh thổ. Vì thế, Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ. Kết quả là Hiệp ước München, theo đó Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản. Dù đã đạt thắng lợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nước dân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quả của Hiệp ước München. Ông ta thán với tùy tùng khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [chỉ Chamberlain] đã làm tôi mất cơ hội tiến vào Praha!" Đấy chính là điều Hitler mong muốn ngay từ đầu, như ông đã liên tục thổ lộ với tướng lĩnh từ lúc phát biểu với họ ngày 5 tháng 11 năm trước. Lúc ấy, ông đã giải thích rằng việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu để mở rộng Lebenraum – "không gian sinh sống" – về miền Đông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở miền Tây. Như ông đã bảo Thủ tướng Hungary ngày 20 tháng 9, cách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đấy là "giải pháp thỏa đáng duy nhất". Ông chỉ e ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ nhận chịu mọi yêu sách của ông. Kế tiếp, ông Chamberlain lại đến München và ép buộc người Tiệp nhận chịu mọi yêu sách của Đức và do đó đã tước đi cơ hội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đấy là tư tưởng xảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướng lĩnh: "Rõ ràng là ngay từ đầu tôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland. Đấy chỉ là giải pháp nửa vời." Tổng thống Tiệp Khắc Emil Hácha đến hội kiến với Hitler, và cũng chịu một trận khủng bố tinh thần. Hitler tuyên bố: Sáu giờ sáng ngày mai Quân đội Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc từ mọi ngả và Không quân Đức sẽ chiếm lấy các sân bay của Tiệp Khắc. Có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất là việc tiến quân của Đức có thể dẫn đến nổ súng. Trong trường hợp này, mọi kháng cự sẽ bị đập tan... Khả năng kia là việc tiến quân được thực hiện theo cách ôn hòa, trong trường hợp này sẽ dễ dàng cho Lãnh tụ chấp thuận Tiệp Khắc có đời sống cho riêng họ, được tự trị, và sẽ được hưởng phần nào quyền tự do cho quốc gia... Nếu phải chiến đấu... trong hai ngày Quân đội Tiệp Khắc sẽ tan tành. Dĩ nhiên là có vài người Đức cũng bị giết và điều này sẽ kéo theo lòng hận thù vốn sẽ ngăn chặn ông chấp thuận quyền tự trị... Lúc Hitler tạm chia tay với khách, đồng hồ chỉ 2 giờ 15 khuya, nhưng Hermann Göring và Joachim von Ribbentrop tiếp tục gây áp lực lên Tổng thống cùng Ngoại trưởng. Tổng thống Hácha ngã ra bất tỉnh, được cứu cho tỉnh lại rồi bị ép nói chuyện với chính phủ của ông ở Praha và khuyên nên nhượng bộ. Rồi ông loạng choạng trở lại gặp Hitler mà ký bản án tử hình cho Tiệp Khắc. Bây giờ là 4 giờ sáng kém 5 phút ngày 16 tháng 3 năm 1939. Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào thủ đô Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn cho dân Đức, lặp lại lời dối trá về những hành động "quá trớn man dại" và "khủng bố" của người Tiệp mà ông bị bắt buộc phải ra tay chấm dứt, và tuyên bố một cách hãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!" Hitler thôn tính Slovakia Với mục đích làm suy yếu Tiệp Khắc, Đức muốn tách Slovakia khỏi Tiệp Khắc. Để thực hiện việc này, Đức giúp Josef Tiso (nguyên Thủ tướng của Slovakia đã bị Tổng thống Hácha cách chức) thảo một bức điện tín mà ông này gửi cho Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia và yêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này. Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường này. Tính hoang tưởng của Hitler Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ, Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm: Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể thay thế tôi... Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi... Không một ai đã tạo được thành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét bỏ ta... Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử.. Theo nhiều khía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là một điểm mốc, đánh dấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội Đức. Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sự suy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trội so với các tướng lĩnh, và do đó không muốn nghe họ tham mưu cho ông hoặc không cho phép họ chỉ trích ông. Kết quả chung cuộc sẽ là một thảm họa cho tất cả. Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với dân Đức: Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa... Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng, và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Xô sẽ bị cắt nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Caucasus, cùng lúc chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh quân Đức cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg, bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Đức không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ – 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2 triệu. Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Caucasus, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa." Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Caucasus. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô. Những ngày cuối cùng của Hitler Ngày 16 tháng 1 năm 1945, Hitler trở về Berlin, từ boong-ke sâu 17 mét phía dưới Phủ Thủ tướng chỉ đạo các đoàn quân đang vỡ vụn trước sức tiến công của Nga và Đồng Minh phương Tây vào lãnh thổ Đức. Trong tình trạng thể chất và tinh thần suy sụp, Hitler đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, ông ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cũng như mọi cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay quân địch. Nước Đức sẽ biến thành đồng không và không thứ gì còn lại để giúp người dân Đức có thể sống sau chiến bại. Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng là do những nỗ lực siêu nhân của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer và một số sĩ quan Quân đội đã kháng lệnh của Hitler. Họ đã chạy cùng khắp nước Đức để đảm bảo sĩ quan quân đội và đảng viên phục tùng một cách nhiệt tình không phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần tốc của Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi. Hitler đã định rời Berlin ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến từ nơi này. Mười ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lý của ông đi Obersalzberg để chuẩn bị cho ngôi biệt thự Berghof đón ông đến. Tuy nhiên, định mệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơi chốn nghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơn là ông dự tính, vì quân Mỹ và Liên Xô tiến quá nhanh vào đất Đức. Sinh nhật 20 tháng 4 của Hitler trải qua một cách trầm lặng, dù tướng lĩnh Đức ghi nhận thêm thảm họa trên các mặt trận. Tất cả các lãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Hermann Göring, Joseph Göbbels, Heinrich Himmler, Joachim von Ribbentrop và Martin Bormann, cũng như những chỉ huy quân đội còn sót lại: Karl Dönitz, Wilhelm Keitel, Alfred Jodl và Hans Krebs (tân Tham mưu trưởng Lục quân, và cũng là người cuối cùng trong chức vụ này). Hitler không tỏ ra tuyệt vọng, cho dù tình hình tồi tệ. Ông vẫn tự tin, như ông nói với các tướng lĩnh 3 ngày trước rằng quân Nga sẽ chịu đổ máu nặng nề nhất trước Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông, và trong buổi họp quân sự thường kỳ sau khi ăn mừng sinh nhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miền nam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày nữa quân Nga sẽ cắt đứt hành lang đi về hướng ấy. Hitler lưỡng lự; ông không nói đồng ý hay chối từ. Hiển nhiên là ông không thể đối mặt với sự kiện kinh khủng là thủ đô của Đế chế thứ Ba sắp bị Liên Xô chiếm đóng, trong khi chỉ vài năm trước ông đã tuyên bố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục. Nhưng Hitler vẫn chưa chịu buông xuôi. Ông đã ra lệnh tướng SS Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở những vùng ngoại ô phía nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trú đóng trong vùng Berlin sẽ được tung ra trận đánh, kể cả binh sĩ không quân hiện diện trên mặt đất. Trong hai ngày kế, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức về cuộc phản công của Steiner. Đây là thêm một ví dụ ông đã không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộc phản công của Steiner không hề diễn ra, mà chỉ nằm trong tâm trí nóng bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng. Trong buổi họp quân sự ngày 22 tháng 4, Hitler giận dữ đòi hỏi được biết tin tức về Steiner. Các tướng lĩnh đều không trả lời được, nhưng cho biết việc điều quân từ hướng bắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng nam đã khiến cho mặt trận hướng bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ở đây và xe tăng của họ đã tiến vào bên trong thành phố. Hitler không còn có thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sót sau này đều kể lại rằng Hitler hoàn toàn mất tự chủ. Ông nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhất trong đời. Ông la hét rằng đây là hồi kết cục. Mọi người đã bỏ rơi ông. Không còn gì nữa, mà chỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tất cả đã hết. Thôi được, ông sẽ ở lại Berlin. Ông sẽ đích thân chỉ huy sự phòng vệ thủ đô của Đế chế thứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tại nơi này, ông sẽ đối mặt với đoạn cuối của đời ông. Ông nói với tất cả những người quanh ông rằng ông đã quyết định. Và để chứng tỏ cho mọi người thấy không gì đảo ngược lại được, ông gọi một thư ký và với sự hiện diện của họ, đọc một bản tuyên bố sẽ được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bản tuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệ thủ đô cho đến cùng. Boong-ke tại Berlin của Hitler năm 1945 Có hai vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: Hanna Reitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử nghiệm có ác cảm thậm tệ với Göring, và Đại tướng không quân Robert Ritter von Greim mà ngày 24 tháng 4 ở München đã nhận lệnh của Hitler về trình diện ông. Chiếc máy bay chở hai người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị đạn phòng không của Liên Xô bắn trúng, và một chân của Greim bị thương nặng. Hitler đi đến phòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vết thương của Greim, rồi phong cho vị tướng đang nằm dưỡng thương chức Tư lệnh Không quân và thăng ông quân hàm Thống chế (là thống chế Đức cuối cùng trong cuộc chiến). Ngày 28 tháng 4, Hitler có vẻ như lại hy vọng, nhưng thật ra đấy là hoang tưởng. Ông gọi máy vô tuyến cho Keitel, hỏi han về những cánh quân Đức trong chiến dịch giải cứu Berlin. Nhưng "chiến dịch" này chỉ có trong trí tưởng tượng của Hitler. Các đội quân Đức mà Hitler trông chờ hoặc bị tiêu diệt, hoặc vội vàng rút về hướng tây để chịu cho Đồng Minh phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân Liên Xô. Những mũi tiền tiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vài góc phố. Cũng trong ngày 28 tháng 4: Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBC ở London, cho biết Himmler đã tiến hành bí mật thương lượng để đề nghị quân đội Đức ở miền Tây đầu hàng quân Mỹ. Đối với Hitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất. Adolf Hitler và Eva Braun tại Berghof Ít phút sau, có thêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còn cách một khu phố, và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủ tướng vào buổi sáng 30 tháng 4, cách 30 tiếng đồng hồ sau. Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết thúc. Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyết định cuối của đời ông. Đến hừng sáng, ông cử hành hôn lễ với Eva Braun, soạn thảo bản di chúc và tuyên cáo cuối cùng, Báo Mỹ đưa tin về cái chết của Hitler. Hai văn bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị của Hitler đều tồn tại sau cuộc chiến theo như ý nguyện của Hitler. Hai văn bản xác định rằng người đã cai trị nước Đức với bàn tay sắt trong hơn 12 năm, và thống trị phần lớn Châu Âu trong 4 năm, đã không rút tỉa được bài học nào từ kinh nghiệm của ông. Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bại cuối cùng vẫn không dạy cho ông được điều gì. Trong những tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, ông luôn nguyền rủa người Do Thái về mọi vấn nạn của thế giới, và than vãn là một lần nữa định mệnh đã cướp đi chiến thắng của nước Đức. Trong lời giã biệt này với nước Đức và với thế giới mà cũng là lời kêu gọi cuối cùng với lịch sử, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnh trong quyển Mein Kampf và thêm vào những luận cứ sai lạc cuối cùng. Đấy là một bài văn bia thích hợp cho một kẻ chuyên chế say với quyền lực mà quyền lực tuyệt đối đã hoàn toàn bị phá sản. Một lần nữa, dù là lần cuối, Hitler vẫn lừa dối: Không phải tôi hoặc bất kỳ ai ở Đức mong muốn chiến tranh vào năm 1939. Đấy chỉ là do những chính khách quốc tế đã mong mỏi và khiêu khích nên, những người hoặc có gốc Do Thái hoặc hành động vì quyền lợi của người Do Thái. Buổi chiều 29 tháng 4, Hitler bắt đầu những bước chuẩn bị cuối cùng. Ông ra lệnh đầu độc con chó Blondi mà ông thương yêu, và cho bắn hai con chó khác. Rồi ông gọi hai nữ thư ký vào và trao cho họ những viên thuốc độc để họ dùng nếu muốn khi quân Nga tiến vào. Ông nói ông lấy làm tiếc đã không thể trao cho họ món quà từ biệt đáng quý hơn, và ông bày tỏ là ông đánh giá cao sự phục vụ lâu dài và trung thành của họ. Traudl Junge, tháng 11/1945 Đêm cuối cùng trong đời, Hitler ra lệnh cho một trong các thư ký tên Junge thiêu hủy giấy tờ còn lại trong hồ sơ của ông và truyền lệnh không ai trong boong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọi người suy diễn ý nghĩa là ông nghĩ đã đến lúc vĩnh biệt. Nhưng đến khoảng 2:30 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hitler mới từ phòng riêng bước ra, đi đến nhà ăn chung, nơi khoảng 30 người tụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc cho ông. Ông đi đến bắt tay từng người và thủ thỉ nói vài tiếng mà không ai nghe rõ. Một màn nước mắt dầy phủ đôi mắt ông, theo Junge nhớ lại, "như thể nhìn đến nơi chốn xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke". Sau khi ông trở về phòng riêng, một điều kỳ lạ xảy ra. Sự căng thẳng đã tăng đến mức hầu như ngạt thở trong boong-ke đã tan biến, vài người đi đến căng-tin – để khiêu vũ. Tiếng ồn từ nhóm người này càng tăng thêm đến nỗi có lệnh đưa ra từ phòng riêng của Hitler yêu cầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếng đồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn họ – tuy số đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát. Nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sống họ không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hitler, họ muốn tìm thú tiêu khiển ở nơi và theo cách thức có thể nghĩ ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộng trong nhóm người này, và họ tiếp tục khiêu vũ suốt đêm. Trưa 30 tháng 4 năm 1945, người vợ của ông có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùng với hai thư ký và người nấu bếp – người này không nhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họ ăn xong vào lúc 2 giờ rưỡi xế chiều. Trong lúc ấy, Erich Kempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lít xăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ tướng. Kempka gặp vài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưng cũng thu được 180 lít, rồi với 3 người khác phụ giúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke. Trong lúc ấy, Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnh biệt với những người phụ tá thân cận nhất: Göbbels, hai tướng Krebs và Wilhelm Burgdorf, các thư ký, và người nấu bếp Manzialy. Sau khi nói xong những lời vĩnh biệt, Hitler và vợ trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm kế bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng bà vợ không dùng súng. Bà đã nuốt thuốc độc. Bây giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của nước Đức và thiết lập Đế chế thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dài hơn ông có một tuần. Tiếp theo là tang lễ. Không ai cất lên lời nào; âm thanh duy nhất là tiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn Phủ Thủ tướng và trên những bức tường chung quanh. Người phục vụ của Hitler, Thiếu tá SS Heinz Linge, cùng một hộ lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấm chăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấm chăn là chiếc quần đen và đôi giầy mà Hitler luôn sử dụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn, không dính máu. Hai thi thể được mang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngưng bắn, được để xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng. Nhóm người, do Göbbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứng trong hầm tránh bom nơi cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa bùng lên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theo kiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạn pháo của Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn. Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để lại ngọn lửa làm nốt công việc xóa đi mọi dấu vết của Adolf Hitler và vợ của ông. Khởi đầu, người ta cho biết không tìm ra xương của hai người. Điều này nảy sinh lời đồn đại sau khi chiến tranh chấm dứt là Hitler còn sống. Nhưng quân báo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng cho thấy không có sự nghi ngờ gì. Sau này Liên Xô tiết lộ đã thu được mảnh vụn thi thể của Hitler kể cả một phần hộp sọ và xương hàm, được pháp y Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler. [sửa] Nhận định khác về Hitler Những thông tin trên được chủ yếu rút ra từ quyển The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany, của William L. Shirer. NXB: Simon and Schuster, Inc., New York, N.Y., 1960. Tựu chung, quyển sách của Shirer được trích dẫn nhiều và không thấy gây tranh cãi nào, dù tác giả là một người Mỹ. Shirer chủ yếu dựa trên khối lượng tài liệu của Đức tịch thu được sau chiến tranh, vì thế tuy đưa ra nhiều chi tiết dồi dào nhưng có thể còn một chiều theo cảm quan của phía Đức (ví dụ như nhận định về các nhà lãnh đạo Tiệp Khắc). Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi. Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái). Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh. Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức. Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom). Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái. Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Tiểu sử về Hit-le
Top