Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Tiểu sử về Hit-le
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="liti" data-source="post: 16590" data-attributes="member: 2098"><p><strong><span style="color: Red">Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất</span></strong></p><p><strong><span style="color: Red"> Học hỏi từ quan sát ở Wien</span></strong></p><p></p><p>Ở Wien, Hitler đã chú ý đến cách "khủng bố tâm linh và thể chất" của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, dựa trên quan sát sai lạc và bị thiên kiến của ông làm chệch hướng. Ông viết:</p><p></p><p>Tôi đã hiểu ra sự khủng bố tâm linh mà phong trào này đã thực hiện, đặc biệt đối với giới tư sản;... họ tung ra hàng loạt lời dối trá và vu khống để chống lại bất kỳ đối thủ nào bị xem là nguy hiểm, cho đến lúc tinh thần của đối thủ bị dập tắt... Đây là chiến thuật dựa trên sự tính toán chính xác về những điểm yếu của con người, và chắc chắn đạt thành công...</p><p></p><p>Tôi hiểu ra tầm quan trọng của sự khủng bố thể chất đối với cá nhân và quần chúng... Chiến thắng đạt được trong hàng ngũ những người ủng hộ dường như là do công lý, còn đối thủ bị đánh bại thường không thiết gì đến việc đối kháng thêm.</p><p> Lực lượng SA và SS</p><p></p><p>Chỉ trong mười năm, ông đã sử dụng bài học khủng bố để đạt mục đích của mình. Khi tổ chức Đảng Quốc xã, ông áp dụng phương cách này: tổ chức cựu chiến binh thành một lực lượng sắt máu, ngụy trang dưới tên "Ban Thể dục Thể thao". Khởi đầu, đám cựu chiến binh được điều động trong các buổi đại hội để trấn áp người la ó phản đối, và nếu cần, đẩy họ ra khỏi phòng họp. Ngày 5 tháng 10 năm 1921, lực lượng bán quân sự được chính thức đặt tên Sturmabteilung, gọi tắt là SA, còn được gọi là "Quân áo nâu". Dần dà SA được kiện toàn thành một lực lượng vũ trang gồm vài trăm nghìn người để bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Hitler.</p><p></p><p>Một lần, vào năm 1921 đích thân Hitler dẫn lực lượng SA tấn công một đại hội của nhóm đối lập và đánh đập một người mang tên Ballerstedt sẽ đọc diễn văn trong đại hội. Vì việc này, Hitler bị án 3 tháng tù, nhưng được trả tự do sau khi ngồi tù 1 tháng. Ông trở nên gần như là một vị thánh tử vì đạo và giành thêm hậu thuẫn. Hitler khoe khoang với cảnh sát: "Không sao cả. Chúng tôi đã đạt được mục đích. Ballerstedt không phát biểu được." Đúng như Hitler đã tuyên bố vài tháng trước:</p><p></p><p>Trong tương lai Phong trào Quốc xã sẽ ngăn chặn một cách không khoan nhượng – bằng vũ lực nếu cần – mọi đại hội hoặc buổi diễn thuyết có thể khiến cho đồng bào của chúng ta phân tâm.</p><p></p><p>Để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn, Hitler thành lập lực lượng SS (Schutzstaffel). Cuối cùng, lực lượng SS ngự trị nước Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở Châu Âu.</p><p></p><p></p><p>Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Hitler muốn Nghị viện thông qua việc thiết lập chế độ độc tài. Để đạt được việc này, Hitler cần có hai phần ba số phiếu Nghị viện. Quốc xã bắt giam 81 đại biểu đảng Cộng sản trong Nghị viện khiến cho họ "vắng mặt" trong kỳ họp Nghị viện.</p><p>Thôn tính Áo bằng khủng bố tinh thần</p><p></p><p>Suốt năm 1937, với sự tài trợ và thúc giục của Đức, Quốc xã Áo gia tăng chiến dịch khủng bổ. Bom nổ hầu như mỗi ngày đây đó trên đất Áo; ở những tỉnh miền núi những cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ và thường gây bạo lực khiến cho chính phủ suy yếu dần.</p><p></p><p>Hitler phái Papen dàn xếp cuộc hội đàm giữa thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg và Hitler ngày 12 tháng 2 năm 1938. Hitler áp dụng chiến thuật khủng bố tinh thần: dùng ngôn ngữ thù địch để phủ đầu. Hitler nói với Schuschnigg:</p><p></p><p>Han</p><p></p><p>đã tìm mọi cách để né tránh một chính sách thân thiện... Cả lịch sử của Áo chỉ là những hành vi phản bội không ngừng.... Đã đến lúc phải chấm dứt điều nghịch lý lịch sử này... Đế chế Đức là một trong những cường quốc vĩ đại nhất, và không ai sẽ lên tiếng nếu Đế chế này giải quyết vấn đề biên giới của họ.</p><p></p><p>... Tôi muốn cho ông biết là vụ việc không thể tiếp tục như thế này.... ai chống tôi sẽ bị nghiền nát... tôi sẽ giải quyết cái gọi là vấn đề Áo bằng cách này hoặc cách khác... Tôi chỉ cần ra lệnh, và chỉ trong một đêm duy nhất mọi cơ cấu phòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắn tan tác.</p><p></p><p>Bị sốc vì cơn giận dữ của Hitler, vị Thủ tướng Áo vốn có tư thái trầm tĩnh cố giữ sự hòa dịu nhưng vẫn bảo vệ quan điểm của mình.</p><p></p><p>Cuối buổi sáng, khi Schuschnigg hỏi chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đức là gì, thì Hitler đáp: "Chúng ta sẽ thảo luận chiều nay."</p><p></p><p>Buổi xế chiều, sau khi bị bắt phải chờ đợi trong hai giờ, Thủ tướng Áo nhận từ tay Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop bản thảo của một "hiệp định" được chi biết rằng đấy là đòi hỏi cuối cùng của Hitler và rằng Hitler không cho phép thảo luận gì về bản văn này. Bây giờ cần phải ký kết.</p><p></p><p>Tối hậu thư này đòi trong vòng một tuần Schuschnigg phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo, chỉ định người thân Quốc xã TS. Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ. Tất cả có nghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ. Đức cũng bảo Seyss-Inquart gửi điện tín cho Hitler, yêu cầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trật tự. Hãng thông tấn chính thức D.N.B. của Đức nói Seyss-Inquart đã gửi cho Hitler bức điện tín này. Trong bản cung khai tại Tòa án Nürnberg, Seyss-Inquart cho biết ông đã từ chối gửi điện tín như thế vì an ninh trật tự vẫn tốt. Hitler đã viện dẫn bức điện tín trong trò lừa đảo để biện minh với dân Đức và với người nước ngoài cho cuộc tấn công. Thật ra, có hai bản văn của bức "điện tín", đúng như Göring đã đọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố của Bộ Ngoại giao sau chiến tranh. Sau này, Papen giải thích là Bộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo các bức điện tín và đưa vào hồ sơ lưu trữ của chính phủ.</p><p></p><p>Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 13 tháng 3 năm 1938 để hỏi dân Áo có muốn "một nước Áo tự do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất" hay không. Hitler nổi cơn giận dữ khi nghe tin bất ngờ này, và quyết định chiếm đóng Áo bằng quân sự. Đức ra lệnh Schuschnigg phải từ chức, và Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm thủ tướng. Tổng thống Wilhelm Miklas của Áo miễn cưỡng chấp nhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổ nhiệm Seyss-Inquart lên thay thế.</p><p></p><p>Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công Áo ngày 12 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường trở về quốc gia sinh quán của ông, được đón tiếp một cách tưng bừng. Hitler làm Tổng thống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Một luật mới quy định "trưng cầu dân ý tự do và kín" ngày 10 tháng 4 để người Áo có thể quyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế Đức", còn người Đức cũng tham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dưới chiến dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếu thuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một tỉnh của Đức như các tỉnh khác.</p><p> Vận dụng thời cơ</p><p> Xé bỏ Hòa ước Versailles</p><p></p><p></p><p>Vì việc Đồng Minh áp đặt Hòa ước Versailles lên nước Đức, Đức trở thành một quốc gia bị chia rẽ. Phe bảo thủ không chấp nhận cả hòa ước lẫn nền hòa bình lẫn chế độ cộng hòa đã phê chuẩn hòa ước. Về lâu về dài, quân đội cũng thế. Adolf Hitler đã nhận ra thực lực của làn sóng quốc gia chống dân chủ, chống nền cộng hòa còn non trẻ. Ông bắt đầu nương theo làn sóng ấy mà tiến lên. Những diễn biến thời cuộc giúp Hitler thêm lợi thế, nhất là việc đồng Mark mất giá và việc Pháp chiếm đóng vùng sông Rhur. Chính giai đoạn này là cơ hội trời cho đối với Hitler.</p><p></p><p>Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực. Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ.</p><p></p><p>Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước Versailles.</p><p> Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland</p><p></p><p>Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler.</p><p></p><p>Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì.</p><p> Tính chuyên chế, độc tài</p><p></p><p></p><p>Chiếm quyền độc tài trong đảng</p><p></p><p>Vào mùa hè 1921, lần đầu tiên Hitler đã cho các đồng chí của mình nếm trải bản tính tàn độc và óc tinh ranh về chiến thuật. Trong khi Hitler đi Berlin để tiếp xúc với vài phe nhóm theo chủ nghĩa quốc gia hầu mở rộng phong trào Quốc xã, những ủy viên trung ương khác của Đảng Quốc xã thấy có cơ hội để thách thức quyền lãnh đạo của ông. Hitler đã trở nên quá độc đoán với họ. Thế là họ trù định sáp nhập với những phe nhóm có chủ kiến tương tự, nghĩ rằng khi ấy ảnh hưởng của Hitler sẽ suy yếu.</p><p></p><p>Nhận ra vị thế của mình bị đe dọa, Hitler vội vã trở về München để dập tắt những người mà ông gọi là "mất trí điên rồ". Ông xin rút ra khỏi đảng. Những ủy viên trung ương khác thấy ngay là đảng không thể mất ông. Hitler không chỉ là nhà hùng biện tài giỏi nhất, mà còn là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất. Hơn nữa, chính Hitler là người mang về phần lớn ngân khoản đóng góp cho đảng. Nếu ông ra đi, chắc chắn Đảng Quốc xã sẽ tan rã. Trung ương đảng khước từ ý nguyện của Hitler. Sau khi đã nhận thức rõ vị thế của mình, bây giờ Hitler bắt buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng phải nhượng bộ. Kết quả là Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng, nhà sáng lập đảng Drexler được đẩy lên làm chủ tịch danh dự, và chẳng bao lâu bị cho ra rìa. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo" được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế chế Thứ Ba. "Lãnh tụ" đã xuất hiện trên chính trường nước Đức. Vị "lãnh tụ" bây giờ bắt đầu lo tái tổ chức đảng, tiếp tục nhận thêm đóng góp tài chính.</p><p>Thiết lập thể chế độc tài</p><p></p><p>Nghị viện và chính quyền của bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã nắm quyền lực. Bang được chuyển thành tỉnh, và tỉnh trưởng được Hitler bổ nhiệm. Thành phố cũng mất quyền tự quản, được đặt dưới Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm thị trưởng của thành phố có trên 100.000 dân, và tỉnh trưởng bổ nhiệm thị trưởng của thành phố từ 100.000 dân trở xuống. Riêng Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berlin, Hamburg và Wien (sau năm 1938, khi Áo được sáp nhập).</p><p></p><p>Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đảng chính trị duy nhất ở Đức. Các nghiệp đoàn bị dẹp bỏ.</p><p></p><p>Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế.</p><p>[sửa] Đêm của những con dao dài</p><p></p><p>Từ những ngày đầu tiên trong phong trào Quốc xã, Hitler đã xác định đội quân áo nâu SA là lực lượng chính trị, không phải thuộc diện quân sự. Nhiệm vụ của họ là gây bạo động, gây khủng bố, theo đấy đảng sẽ xông lên mà chiếm quyền lực. Đối với Tham mưu trưởng Ernst Röhm của lực lượng SA, hiện đã lên đến nửa triệu người, lực lượng này vừa là xương sống của cuộc cách mạng Quốc xã và cũng là hạt nhân cho quân đội cách mạng tương lai. Ý tưởng của Hitler thì khác hẳn. Ông nhận thức rõ ràng rằng chỉ nắm được quyền lực nếu có sự ủng hộ của tướng lĩnh và rằng, ít nhất lúc này, ông vẫn còn lệ thuộc vào quân đội, vì họ vẫn còn đủ sức lật đổ ông nếu họ muốn. Hitler cũng tiên liệu rằng ông sẽ cần đến lòng trung thành của quân đội một khi Paul von Hindenburg qua đời. Hơn nữa, Hitler biết chắc rằng chỉ có cấp tướng lĩnh và sĩ quan, với mọi truyền thống và năng lực quân bị, mới có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn mục tiêu xây dựng một lực lượng chiến đấu hùng mạnh và có kỷ luật. Quân SA chỉ là đám ô hợp – chỉ làm tốt trong việc đấm đá ngoài đường phố nhưng không thể là quân đội hiện đại. Họ đã làm tròn nhiệm vụ, và bây giờ phải tìm cách đẩy họ ra khỏi con đường sự nghiệp của Hitler.</p><p></p><p>Khó mà dung hòa hai quan điểm của Hitler và Röhm. Kết quả là cuộc thanh trừng đẫm máu trong đêm 30 tháng 6 năm 1934 mà các sử gia gọi là "Đêm của những con dao dài". Tham mưu trưởng Röhm của lực lượng SA cùng với một số thủ lĩnh SA đi ngược lại quan điểm của Hitler bị sát hại một cách dã man. Thêm một số người bị sát hại do Hitler tính sổ với những ân oán cũ.</p><p></p><p>Sau vụ này, Hitler tuyên bố:</p><p></p><p>Trong tương lai, mọi người nên biết rằng nếu họ ra tay chống lại Nhà nước, chắc chắn họ sẽ bị bắn chết</p><p></p><p>Đấy là lời cảnh cáo sẽ được áp dụng cho các tướng lĩnh gần chẵn 10 năm sau.</p><p> Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối</p><p></p><p>Ngày 5 tháng 11 năm 1937, Hitler thông báo cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp ý định tiến hành chiến tranh, sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức. Các tư lệnh quân đội và ngoại trưởng tin chắc việc này sẽ dẫn đến chiến tranh toàn Châu Âu. Họ đều cảm thấy choáng váng. Đấy không phải là do yếu tố đạo lý mà vì lý do thực tế hơn: nước Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. Dựa trên những lý do ấy, Werner von Blomberg, Freiherr Wernner von Fritsch và Konstantin von Neurath dám lên tiếng cật vấn lý lẽ của Lãnh tụ. Trong vòng 3 tháng, cả ba người đều mất chức.</p><p></p><p>Do những mưu đồ của các thuộc hạ dưới quyền, lần lượt Thống chế, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Blomberg và Đại tướng cấp cao Tư lệnh Lục quân von Fritsch đều bị mất chức do bị Heinrich Himmler dàn cảnh, kết tội đồng tính luyến ái.</p><p></p><p></p><p></p><p>Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Vì là nguyên thủ quốc gia, dĩ nhiên Hitler là Tư lệnh Tối cao Quân lực, nhưng bây giờ ông nắm luôn chức Tổng Tham mưu trưởng Quân lực và bãi bỏ Bộ Chiến tranh. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực bây giờ có tên mới: Oberkommando der Wehrmacht – gọi tắt là OKW, chỉ huy ba binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân. Hitler là Tư lệnh Tối cao của OKW.</p><p></p><p>Ngày 4 tháng 2 năm 1938 là điểm ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, là cột mốc trên đường tiến đến chiến tranh. Vào ngày này, những người bảo thủ cuối cùng ngáng trở Hitler trên con đường ông nhất quyết theo đuổi đã bị gạt qua một bên. Trong suốt 5 năm cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 này, quân đội có đủ sức mạnh để lật đổ Hitler và Đế chế thứ Ba, nhưng họ đã không làm gì cả.</p><p>[sửa] Đế chế Thứ Ba thành hình</p><p></p><p>Trong giai đoạn 1933-37, Quốc xã ra sức củng cố cho Đế chế Thứ Ba của họ. Từng bước, Hitler giải phóng Đức khỏi xiềng xích của Hòa ước Versailles, làm rối loạn phe Đồng Minh chiến thắng, và làm cho Đức hùng mạnh về quân sự trở lại. Cùng lúc, các luật chủng tộc được ban hành nhằm gạt người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức, báo chí và truyền thanh bị kiểm duyệt, các giáo hội Cơ đốc bị ngược đãi, nền văn hóa bị Quốc xã hóa, Quốc xã bắt đầu chiến dịch đốt những sách của các tác giả bị cho là có tư tưởng không phù hợp, hoặc chỉ vì tác giả là người Do Thái. Ngành truyền thanh và phim ảnh cũng nhanh chóng bị uốn nắn để phục vụ cho mục đích truyên truyền của Nhà nước Quốc xã. Trường học Đức, từ cấp một đến đại học, đều được Quốc xã hóa. Ai không nhận ra tư tưởng mới bị loại ra ngoài.</p><p></p><p>Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler. Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đến cuối năm 1938, Đoàn Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên trong tổng số 12 triệu ở độ tuổi này. Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết.</p><p></p><p>Dù nền Cộng hòa Weimar bị sụp đổ, Hiến pháp Weimar không bao giờ bị Hitler bãi bỏ. Thật ra, điều mỉa mai là Hitler sử dụng Hiến pháp Cộng hòa làm cơ sở pháp lý cho chế độ của ông. Vì thế, hàng nghìn luật được ban hành chiếu theo nghị định của Tổng thống "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" ngày 28 tháng 2 năm 1933.</p><p>[sửa] Đàn áp những người chống đối</p><p></p><p>: Phong trào chống đối Hitler.</p><p></p><p>Có nhiều âm mưu chống đối Hitler với mục đích chính ban đầu là lật đổ ông nhằm ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ sẽ đem đến chiến bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi chiến tranh đã bùng phát, những người chống đối muốn ngăn chặn việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ám sát Hitler và đàm phán với Đồng Minh. Riêng năm 1943, có ít nhất hàng chục kế hoạch ám sát Hitler.</p><p></p><p>Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới dân sự không thể lôi kéo Quân đội Đức vào âm mưu của họ. Như Thống chế von Blomberg khai trước Tòa án Nürnberg:</p><p></p><p>Trước 1938-39, các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Không có lý do gì chống lại ông, vì ông tạo ra thành quả mà họ mong ước.</p><p></p><p>Sau vụ Claus von Stauffenberg ám sát hụt Hitler, trong cơn giận dữ tột cùng và lòng thèm khát trả thù không gì kiềm chế được, Hitler quát tháo:</p><p></p><p>Lần này, sẽ cho can phạm xưng tội ngắn gọn. Không có tòa án quân sự. Họ sẽ đứng trước Tòa án Nhân dân. Không cho phép họ phát biểu. Tòa án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình được thi hành hai tiếng đồng hồ sau. Bằng cách treo cổ – không có sự khoan hồng.</p><p></p><p>Những người bị cáo buộc trong giới quân sự không ra tòa án binh, mà bị tước quân tịch để đứng trước Tòa án Nhân dân, vốn là loại hình tòa án bù nhìn, nhận lệnh trực tiếp từ Hitler. Tử tội bị đưa vào một gian phòng nhỏ đã có sẵn tám cái móc treo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, một thòng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổ họ và phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Một máy quay phim thu hình toàn bộ diễn tiến trong khi tử tội đong đưa và ngạt thở, chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống, khiến cho họ trần truồng trong khi chết một cách đau đớn. Theo chỉ thị, trong đêm ấy cuốn phim được tráng rồi được chuyển đến cho Hitler xem cùng với những ảnh chụp trong phiên tòa.</p><p></p><p>Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo cấp nhà nước.</p><p></p><p>Xem chi tiết: Erwin Rommel.</p><p></p><p>[sửa] Những trò lọc lừa</p><p></p><p>Sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, Tướng Tư lệnh Heinz Guderian nói về Hitler như sau: "Trong trường hợp của ông, tính cứng cỏi đã trở thành bạo tàn, trong khi xu hướng tháu cáy trở thành hoàn toàn bất lương. Ông thường nói dối mà không hề ngập ngừng và nghĩ rằng người khác cũng dối trá với ông."</p><p> Vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Nghị viện</p><p></p><p>Vào buổi tối 27 tháng 2 năm 1933, Tòa nhà Nghị viện bị cháy. Có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính Quốc xã dưới sự chỉ đạo của Hermann Göring đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy nhằm phục vụ mưu đồ chính trị của họ. Một ngày sau vụ cháy, 28 tháng 2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" đình chỉ bảy đoạn trong hiến pháp đảm bảo quyền tự do cá nhân như là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực của cộng sản phương hại đến đất nước". Nghị định còn cho phép chính phủ Đế quốc hành xử mọi quyền hạn của các bang khi cần thiết, và áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội "làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng" do người có vũ trang. Thế là Hitler đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang hiểm họa của cộng sản ra hù dọa.</p><p></p><p>Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Luật Trao quyền – có tên chính thức là "Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế chế" tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả việc phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo và ban hành luật mới "có thể khác biệt với hiến pháp". Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Ngoại trừ những vụ bắt bớ đảng viên Cộng sản và vài đại biểu Dân chủ Xã hội, tiến trình diễn ra khá hợp pháp, dù là qua cách khủng bố. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 1933 trở đi, Hitler là nhà độc tài của đế chế, không còn bị nghị viện kiềm chế, và trên thực tế cũng không bị tổng thống kiềm chế.</p><p>[sửa] Giải tán nghiệp đoàn</p><p></p><p>Để ru ngủ giới nghiệp đoàn trước khi ra tay, chính phủ Quốc xã tuyên bố Ngày Lao động năm 1933 là ngày lễ toàn quốc, được chính thức gọi là "Ngày Lao động Quốc gia", và chuẩn bị chương trình kỷ niệm như thể chưa từng được kỷ niệm trọng thể như thế. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn lấy làm cảm kích và hồ hởi cộng tác với chính phủ và đảng nhằm cử hành ngày lễ được thành công. Các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn khắp địa phương được đưa về Berlin, hàng nghìn băng-rôn được giăng ra tuyên dương tình đoàn kết giữa chế độ Quốc xã và công nhân.</p><p></p><p>Hitler đích thân tiếp đón các đoàn đại biểu công nhân, tuyên bố: "Các anh sẽ thấy câu nói cách mạng chống lại công nhân Đức là sai lầm và thiếu công tâm". Sau đấy, phát biểu trước 100.000 công nhân tụ tập ở sân bay, Hitler hô khẩu hiệu: "Tôn vinh lao động và tôn trọng công nhân!" và hứa rằng sẽ tiến hành kỷ niệm Ngày Lao động để tôn vinh lao động Đức "suốt nhiều thế kỷ".</p><p></p><p>Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu, các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung.</p><p></p><p>Chỉ trong ba tuần, người ta thấy rõ thêm một lời hứa rỗng tuếch của Quốc xã. Hitler ban hành một luật mới chấm dứt việc thương thuyết tập thể, trên thực tế cấm công nhân đình công.</p><p> Cái chết của Hindenburg</p><p>Hitler và Tổng thống Hindenburg (tháng 2, 1934)</p><p></p><p>Ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống Ludwig von Hindenburg qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Theo một luật mới do nội các ban hành ngày hôm trước, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống được nhập lại làm một, và Adolf Hitler đã nhậm chức lãnh đạo đất nước kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Chức vụ Tổng thống bị bãi bỏ; Hitler chính thức là Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế. Quốc xã chính thức loan báo là không thể tìm ra bản di chúc hoặc tuyên cáo nào của Hindenburg, và có thể xem như không có. Một bản tuyên cáo chính trị của Hindenburg tỏ lộ ý muốn cuối cùng của ông là phục hồi vương triều sau khi ông qua đời, nhưng Hitler giấu đi đoạn này. Một bản văn thứ hai có nội dung đề xuất một người của vương triều Hohenzollern làm tổng thống, nhưng sau chiến tranh người ta không thể tìm lại bản văn này. Có lẽ Hitler đã nhanh chóng thiêu hủy nó. Ngày 19 tháng 8 năm 1934, khoảng 95% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, và 90% chấp thuận cho Hitler chiếm mọi quyền lực. Chỉ có 4 triệu rưỡi người Đức có can đảm – hoặc có ước nguyện – nói "Không".</p><p>Lừa dối Đồng minh</p><p></p><p>Khi Hitler lên nắm chính quyền, một trong những việc đầu tiên của ông là gây rối các đối thủ của Đức ở Châu Âu bằng cách kêu gọi giải trừ quân bị, hô hào hòa bình, và để mắt phát hiện điểm yếu của họ. Ngày 17 tháng 5 năm 1933, Hitler đọc bài "Diễn văn Hòa bình" trước Nghị viện. Đây là một trong những bài diễn văn quan trọng nhất trong sự nghiệp của Hitler, một kiệt tác trong nghệ thuật tuyên truyền lừa dối đã khiến người Đức cảm động một cách sâu sắc. Bài diễn văn cũng khiến cho dân Đức đoàn kết sau lưng Hitler và tạo ấn tượng tốt cho thế giới bên ngoài. Hitler tuyên bố:</p><p></p><p>Đức hoàn toàn sẵn sàng từ bỏ mọi vũ khí tấn công nếu các quốc gia đã vũ trang cũng sẽ phá hủy vũ khí tấn công của họ... Đức cũng rất sẵn sàng giải tán cả quân đội và phá hủy số vũ khí ít ỏi còn lại, nếu các nước láng giềng cũng làm thế... Đức sẵn sàng ký kết bất kỳ hiệp ước bất tương xâm nào, bởi vì Đức không nghĩ đến việc tấn công mà chỉ nghĩ đến tìm kiếm an ninh.</p><p></p><p>Còn có nhiều điều khác trong bài diễn văn, với ngôn từ có chừng mực và thể hiện lòng khao khát hòa bình. Đức không muốn chiến tranh. Chiến tranh là "sự điên rồ vô bờ bến". Chiến tranh sẽ "làm sụp đổ trật tự xã hội và chính trị hiện giờ". Đức Quốc xã không muốn "Đức hóa" những dân tộc khác.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="liti, post: 16590, member: 2098"] [B][COLOR=Red]Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất Học hỏi từ quan sát ở Wien[/COLOR][/B] Ở Wien, Hitler đã chú ý đến cách "khủng bố tâm linh và thể chất" của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, dựa trên quan sát sai lạc và bị thiên kiến của ông làm chệch hướng. Ông viết: Tôi đã hiểu ra sự khủng bố tâm linh mà phong trào này đã thực hiện, đặc biệt đối với giới tư sản;... họ tung ra hàng loạt lời dối trá và vu khống để chống lại bất kỳ đối thủ nào bị xem là nguy hiểm, cho đến lúc tinh thần của đối thủ bị dập tắt... Đây là chiến thuật dựa trên sự tính toán chính xác về những điểm yếu của con người, và chắc chắn đạt thành công... Tôi hiểu ra tầm quan trọng của sự khủng bố thể chất đối với cá nhân và quần chúng... Chiến thắng đạt được trong hàng ngũ những người ủng hộ dường như là do công lý, còn đối thủ bị đánh bại thường không thiết gì đến việc đối kháng thêm. Lực lượng SA và SS Chỉ trong mười năm, ông đã sử dụng bài học khủng bố để đạt mục đích của mình. Khi tổ chức Đảng Quốc xã, ông áp dụng phương cách này: tổ chức cựu chiến binh thành một lực lượng sắt máu, ngụy trang dưới tên "Ban Thể dục Thể thao". Khởi đầu, đám cựu chiến binh được điều động trong các buổi đại hội để trấn áp người la ó phản đối, và nếu cần, đẩy họ ra khỏi phòng họp. Ngày 5 tháng 10 năm 1921, lực lượng bán quân sự được chính thức đặt tên Sturmabteilung, gọi tắt là SA, còn được gọi là "Quân áo nâu". Dần dà SA được kiện toàn thành một lực lượng vũ trang gồm vài trăm nghìn người để bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Hitler. Một lần, vào năm 1921 đích thân Hitler dẫn lực lượng SA tấn công một đại hội của nhóm đối lập và đánh đập một người mang tên Ballerstedt sẽ đọc diễn văn trong đại hội. Vì việc này, Hitler bị án 3 tháng tù, nhưng được trả tự do sau khi ngồi tù 1 tháng. Ông trở nên gần như là một vị thánh tử vì đạo và giành thêm hậu thuẫn. Hitler khoe khoang với cảnh sát: "Không sao cả. Chúng tôi đã đạt được mục đích. Ballerstedt không phát biểu được." Đúng như Hitler đã tuyên bố vài tháng trước: Trong tương lai Phong trào Quốc xã sẽ ngăn chặn một cách không khoan nhượng – bằng vũ lực nếu cần – mọi đại hội hoặc buổi diễn thuyết có thể khiến cho đồng bào của chúng ta phân tâm. Để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn, Hitler thành lập lực lượng SS (Schutzstaffel). Cuối cùng, lực lượng SS ngự trị nước Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở Châu Âu. Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Hitler muốn Nghị viện thông qua việc thiết lập chế độ độc tài. Để đạt được việc này, Hitler cần có hai phần ba số phiếu Nghị viện. Quốc xã bắt giam 81 đại biểu đảng Cộng sản trong Nghị viện khiến cho họ "vắng mặt" trong kỳ họp Nghị viện. Thôn tính Áo bằng khủng bố tinh thần Suốt năm 1937, với sự tài trợ và thúc giục của Đức, Quốc xã Áo gia tăng chiến dịch khủng bổ. Bom nổ hầu như mỗi ngày đây đó trên đất Áo; ở những tỉnh miền núi những cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ và thường gây bạo lực khiến cho chính phủ suy yếu dần. Hitler phái Papen dàn xếp cuộc hội đàm giữa thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg và Hitler ngày 12 tháng 2 năm 1938. Hitler áp dụng chiến thuật khủng bố tinh thần: dùng ngôn ngữ thù địch để phủ đầu. Hitler nói với Schuschnigg: Han đã tìm mọi cách để né tránh một chính sách thân thiện... Cả lịch sử của Áo chỉ là những hành vi phản bội không ngừng.... Đã đến lúc phải chấm dứt điều nghịch lý lịch sử này... Đế chế Đức là một trong những cường quốc vĩ đại nhất, và không ai sẽ lên tiếng nếu Đế chế này giải quyết vấn đề biên giới của họ. ... Tôi muốn cho ông biết là vụ việc không thể tiếp tục như thế này.... ai chống tôi sẽ bị nghiền nát... tôi sẽ giải quyết cái gọi là vấn đề Áo bằng cách này hoặc cách khác... Tôi chỉ cần ra lệnh, và chỉ trong một đêm duy nhất mọi cơ cấu phòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắn tan tác. Bị sốc vì cơn giận dữ của Hitler, vị Thủ tướng Áo vốn có tư thái trầm tĩnh cố giữ sự hòa dịu nhưng vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Cuối buổi sáng, khi Schuschnigg hỏi chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đức là gì, thì Hitler đáp: "Chúng ta sẽ thảo luận chiều nay." Buổi xế chiều, sau khi bị bắt phải chờ đợi trong hai giờ, Thủ tướng Áo nhận từ tay Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop bản thảo của một "hiệp định" được chi biết rằng đấy là đòi hỏi cuối cùng của Hitler và rằng Hitler không cho phép thảo luận gì về bản văn này. Bây giờ cần phải ký kết. Tối hậu thư này đòi trong vòng một tuần Schuschnigg phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo, chỉ định người thân Quốc xã TS. Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ. Tất cả có nghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ. Đức cũng bảo Seyss-Inquart gửi điện tín cho Hitler, yêu cầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trật tự. Hãng thông tấn chính thức D.N.B. của Đức nói Seyss-Inquart đã gửi cho Hitler bức điện tín này. Trong bản cung khai tại Tòa án Nürnberg, Seyss-Inquart cho biết ông đã từ chối gửi điện tín như thế vì an ninh trật tự vẫn tốt. Hitler đã viện dẫn bức điện tín trong trò lừa đảo để biện minh với dân Đức và với người nước ngoài cho cuộc tấn công. Thật ra, có hai bản văn của bức "điện tín", đúng như Göring đã đọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố của Bộ Ngoại giao sau chiến tranh. Sau này, Papen giải thích là Bộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo các bức điện tín và đưa vào hồ sơ lưu trữ của chính phủ. Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 13 tháng 3 năm 1938 để hỏi dân Áo có muốn "một nước Áo tự do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất" hay không. Hitler nổi cơn giận dữ khi nghe tin bất ngờ này, và quyết định chiếm đóng Áo bằng quân sự. Đức ra lệnh Schuschnigg phải từ chức, và Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm thủ tướng. Tổng thống Wilhelm Miklas của Áo miễn cưỡng chấp nhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổ nhiệm Seyss-Inquart lên thay thế. Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công Áo ngày 12 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường trở về quốc gia sinh quán của ông, được đón tiếp một cách tưng bừng. Hitler làm Tổng thống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Một luật mới quy định "trưng cầu dân ý tự do và kín" ngày 10 tháng 4 để người Áo có thể quyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế Đức", còn người Đức cũng tham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dưới chiến dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếu thuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một tỉnh của Đức như các tỉnh khác. Vận dụng thời cơ Xé bỏ Hòa ước Versailles Vì việc Đồng Minh áp đặt Hòa ước Versailles lên nước Đức, Đức trở thành một quốc gia bị chia rẽ. Phe bảo thủ không chấp nhận cả hòa ước lẫn nền hòa bình lẫn chế độ cộng hòa đã phê chuẩn hòa ước. Về lâu về dài, quân đội cũng thế. Adolf Hitler đã nhận ra thực lực của làn sóng quốc gia chống dân chủ, chống nền cộng hòa còn non trẻ. Ông bắt đầu nương theo làn sóng ấy mà tiến lên. Những diễn biến thời cuộc giúp Hitler thêm lợi thế, nhất là việc đồng Mark mất giá và việc Pháp chiếm đóng vùng sông Rhur. Chính giai đoạn này là cơ hội trời cho đối với Hitler. Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực. Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ. Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước Versailles. Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler. Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì. Tính chuyên chế, độc tài Chiếm quyền độc tài trong đảng Vào mùa hè 1921, lần đầu tiên Hitler đã cho các đồng chí của mình nếm trải bản tính tàn độc và óc tinh ranh về chiến thuật. Trong khi Hitler đi Berlin để tiếp xúc với vài phe nhóm theo chủ nghĩa quốc gia hầu mở rộng phong trào Quốc xã, những ủy viên trung ương khác của Đảng Quốc xã thấy có cơ hội để thách thức quyền lãnh đạo của ông. Hitler đã trở nên quá độc đoán với họ. Thế là họ trù định sáp nhập với những phe nhóm có chủ kiến tương tự, nghĩ rằng khi ấy ảnh hưởng của Hitler sẽ suy yếu. Nhận ra vị thế của mình bị đe dọa, Hitler vội vã trở về München để dập tắt những người mà ông gọi là "mất trí điên rồ". Ông xin rút ra khỏi đảng. Những ủy viên trung ương khác thấy ngay là đảng không thể mất ông. Hitler không chỉ là nhà hùng biện tài giỏi nhất, mà còn là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất. Hơn nữa, chính Hitler là người mang về phần lớn ngân khoản đóng góp cho đảng. Nếu ông ra đi, chắc chắn Đảng Quốc xã sẽ tan rã. Trung ương đảng khước từ ý nguyện của Hitler. Sau khi đã nhận thức rõ vị thế của mình, bây giờ Hitler bắt buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng phải nhượng bộ. Kết quả là Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng, nhà sáng lập đảng Drexler được đẩy lên làm chủ tịch danh dự, và chẳng bao lâu bị cho ra rìa. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo" được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế chế Thứ Ba. "Lãnh tụ" đã xuất hiện trên chính trường nước Đức. Vị "lãnh tụ" bây giờ bắt đầu lo tái tổ chức đảng, tiếp tục nhận thêm đóng góp tài chính. Thiết lập thể chế độc tài Nghị viện và chính quyền của bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã nắm quyền lực. Bang được chuyển thành tỉnh, và tỉnh trưởng được Hitler bổ nhiệm. Thành phố cũng mất quyền tự quản, được đặt dưới Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm thị trưởng của thành phố có trên 100.000 dân, và tỉnh trưởng bổ nhiệm thị trưởng của thành phố từ 100.000 dân trở xuống. Riêng Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berlin, Hamburg và Wien (sau năm 1938, khi Áo được sáp nhập). Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đảng chính trị duy nhất ở Đức. Các nghiệp đoàn bị dẹp bỏ. Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế. [sửa] Đêm của những con dao dài Từ những ngày đầu tiên trong phong trào Quốc xã, Hitler đã xác định đội quân áo nâu SA là lực lượng chính trị, không phải thuộc diện quân sự. Nhiệm vụ của họ là gây bạo động, gây khủng bố, theo đấy đảng sẽ xông lên mà chiếm quyền lực. Đối với Tham mưu trưởng Ernst Röhm của lực lượng SA, hiện đã lên đến nửa triệu người, lực lượng này vừa là xương sống của cuộc cách mạng Quốc xã và cũng là hạt nhân cho quân đội cách mạng tương lai. Ý tưởng của Hitler thì khác hẳn. Ông nhận thức rõ ràng rằng chỉ nắm được quyền lực nếu có sự ủng hộ của tướng lĩnh và rằng, ít nhất lúc này, ông vẫn còn lệ thuộc vào quân đội, vì họ vẫn còn đủ sức lật đổ ông nếu họ muốn. Hitler cũng tiên liệu rằng ông sẽ cần đến lòng trung thành của quân đội một khi Paul von Hindenburg qua đời. Hơn nữa, Hitler biết chắc rằng chỉ có cấp tướng lĩnh và sĩ quan, với mọi truyền thống và năng lực quân bị, mới có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn mục tiêu xây dựng một lực lượng chiến đấu hùng mạnh và có kỷ luật. Quân SA chỉ là đám ô hợp – chỉ làm tốt trong việc đấm đá ngoài đường phố nhưng không thể là quân đội hiện đại. Họ đã làm tròn nhiệm vụ, và bây giờ phải tìm cách đẩy họ ra khỏi con đường sự nghiệp của Hitler. Khó mà dung hòa hai quan điểm của Hitler và Röhm. Kết quả là cuộc thanh trừng đẫm máu trong đêm 30 tháng 6 năm 1934 mà các sử gia gọi là "Đêm của những con dao dài". Tham mưu trưởng Röhm của lực lượng SA cùng với một số thủ lĩnh SA đi ngược lại quan điểm của Hitler bị sát hại một cách dã man. Thêm một số người bị sát hại do Hitler tính sổ với những ân oán cũ. Sau vụ này, Hitler tuyên bố: Trong tương lai, mọi người nên biết rằng nếu họ ra tay chống lại Nhà nước, chắc chắn họ sẽ bị bắn chết Đấy là lời cảnh cáo sẽ được áp dụng cho các tướng lĩnh gần chẵn 10 năm sau. Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối Ngày 5 tháng 11 năm 1937, Hitler thông báo cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp ý định tiến hành chiến tranh, sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức. Các tư lệnh quân đội và ngoại trưởng tin chắc việc này sẽ dẫn đến chiến tranh toàn Châu Âu. Họ đều cảm thấy choáng váng. Đấy không phải là do yếu tố đạo lý mà vì lý do thực tế hơn: nước Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. Dựa trên những lý do ấy, Werner von Blomberg, Freiherr Wernner von Fritsch và Konstantin von Neurath dám lên tiếng cật vấn lý lẽ của Lãnh tụ. Trong vòng 3 tháng, cả ba người đều mất chức. Do những mưu đồ của các thuộc hạ dưới quyền, lần lượt Thống chế, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Blomberg và Đại tướng cấp cao Tư lệnh Lục quân von Fritsch đều bị mất chức do bị Heinrich Himmler dàn cảnh, kết tội đồng tính luyến ái. Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Vì là nguyên thủ quốc gia, dĩ nhiên Hitler là Tư lệnh Tối cao Quân lực, nhưng bây giờ ông nắm luôn chức Tổng Tham mưu trưởng Quân lực và bãi bỏ Bộ Chiến tranh. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực bây giờ có tên mới: Oberkommando der Wehrmacht – gọi tắt là OKW, chỉ huy ba binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân. Hitler là Tư lệnh Tối cao của OKW. Ngày 4 tháng 2 năm 1938 là điểm ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, là cột mốc trên đường tiến đến chiến tranh. Vào ngày này, những người bảo thủ cuối cùng ngáng trở Hitler trên con đường ông nhất quyết theo đuổi đã bị gạt qua một bên. Trong suốt 5 năm cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 này, quân đội có đủ sức mạnh để lật đổ Hitler và Đế chế thứ Ba, nhưng họ đã không làm gì cả. [sửa] Đế chế Thứ Ba thành hình Trong giai đoạn 1933-37, Quốc xã ra sức củng cố cho Đế chế Thứ Ba của họ. Từng bước, Hitler giải phóng Đức khỏi xiềng xích của Hòa ước Versailles, làm rối loạn phe Đồng Minh chiến thắng, và làm cho Đức hùng mạnh về quân sự trở lại. Cùng lúc, các luật chủng tộc được ban hành nhằm gạt người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức, báo chí và truyền thanh bị kiểm duyệt, các giáo hội Cơ đốc bị ngược đãi, nền văn hóa bị Quốc xã hóa, Quốc xã bắt đầu chiến dịch đốt những sách của các tác giả bị cho là có tư tưởng không phù hợp, hoặc chỉ vì tác giả là người Do Thái. Ngành truyền thanh và phim ảnh cũng nhanh chóng bị uốn nắn để phục vụ cho mục đích truyên truyền của Nhà nước Quốc xã. Trường học Đức, từ cấp một đến đại học, đều được Quốc xã hóa. Ai không nhận ra tư tưởng mới bị loại ra ngoài. Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler. Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đến cuối năm 1938, Đoàn Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên trong tổng số 12 triệu ở độ tuổi này. Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết. Dù nền Cộng hòa Weimar bị sụp đổ, Hiến pháp Weimar không bao giờ bị Hitler bãi bỏ. Thật ra, điều mỉa mai là Hitler sử dụng Hiến pháp Cộng hòa làm cơ sở pháp lý cho chế độ của ông. Vì thế, hàng nghìn luật được ban hành chiếu theo nghị định của Tổng thống "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" ngày 28 tháng 2 năm 1933. [sửa] Đàn áp những người chống đối : Phong trào chống đối Hitler. Có nhiều âm mưu chống đối Hitler với mục đích chính ban đầu là lật đổ ông nhằm ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ sẽ đem đến chiến bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi chiến tranh đã bùng phát, những người chống đối muốn ngăn chặn việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ám sát Hitler và đàm phán với Đồng Minh. Riêng năm 1943, có ít nhất hàng chục kế hoạch ám sát Hitler. Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới dân sự không thể lôi kéo Quân đội Đức vào âm mưu của họ. Như Thống chế von Blomberg khai trước Tòa án Nürnberg: Trước 1938-39, các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Không có lý do gì chống lại ông, vì ông tạo ra thành quả mà họ mong ước. Sau vụ Claus von Stauffenberg ám sát hụt Hitler, trong cơn giận dữ tột cùng và lòng thèm khát trả thù không gì kiềm chế được, Hitler quát tháo: Lần này, sẽ cho can phạm xưng tội ngắn gọn. Không có tòa án quân sự. Họ sẽ đứng trước Tòa án Nhân dân. Không cho phép họ phát biểu. Tòa án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình được thi hành hai tiếng đồng hồ sau. Bằng cách treo cổ – không có sự khoan hồng. Những người bị cáo buộc trong giới quân sự không ra tòa án binh, mà bị tước quân tịch để đứng trước Tòa án Nhân dân, vốn là loại hình tòa án bù nhìn, nhận lệnh trực tiếp từ Hitler. Tử tội bị đưa vào một gian phòng nhỏ đã có sẵn tám cái móc treo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, một thòng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổ họ và phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Một máy quay phim thu hình toàn bộ diễn tiến trong khi tử tội đong đưa và ngạt thở, chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống, khiến cho họ trần truồng trong khi chết một cách đau đớn. Theo chỉ thị, trong đêm ấy cuốn phim được tráng rồi được chuyển đến cho Hitler xem cùng với những ảnh chụp trong phiên tòa. Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo cấp nhà nước. Xem chi tiết: Erwin Rommel. [sửa] Những trò lọc lừa Sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, Tướng Tư lệnh Heinz Guderian nói về Hitler như sau: "Trong trường hợp của ông, tính cứng cỏi đã trở thành bạo tàn, trong khi xu hướng tháu cáy trở thành hoàn toàn bất lương. Ông thường nói dối mà không hề ngập ngừng và nghĩ rằng người khác cũng dối trá với ông." Vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Nghị viện Vào buổi tối 27 tháng 2 năm 1933, Tòa nhà Nghị viện bị cháy. Có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính Quốc xã dưới sự chỉ đạo của Hermann Göring đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy nhằm phục vụ mưu đồ chính trị của họ. Một ngày sau vụ cháy, 28 tháng 2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" đình chỉ bảy đoạn trong hiến pháp đảm bảo quyền tự do cá nhân như là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực của cộng sản phương hại đến đất nước". Nghị định còn cho phép chính phủ Đế quốc hành xử mọi quyền hạn của các bang khi cần thiết, và áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội "làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng" do người có vũ trang. Thế là Hitler đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang hiểm họa của cộng sản ra hù dọa. Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Luật Trao quyền – có tên chính thức là "Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế chế" tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả việc phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo và ban hành luật mới "có thể khác biệt với hiến pháp". Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Ngoại trừ những vụ bắt bớ đảng viên Cộng sản và vài đại biểu Dân chủ Xã hội, tiến trình diễn ra khá hợp pháp, dù là qua cách khủng bố. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 1933 trở đi, Hitler là nhà độc tài của đế chế, không còn bị nghị viện kiềm chế, và trên thực tế cũng không bị tổng thống kiềm chế. [sửa] Giải tán nghiệp đoàn Để ru ngủ giới nghiệp đoàn trước khi ra tay, chính phủ Quốc xã tuyên bố Ngày Lao động năm 1933 là ngày lễ toàn quốc, được chính thức gọi là "Ngày Lao động Quốc gia", và chuẩn bị chương trình kỷ niệm như thể chưa từng được kỷ niệm trọng thể như thế. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn lấy làm cảm kích và hồ hởi cộng tác với chính phủ và đảng nhằm cử hành ngày lễ được thành công. Các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn khắp địa phương được đưa về Berlin, hàng nghìn băng-rôn được giăng ra tuyên dương tình đoàn kết giữa chế độ Quốc xã và công nhân. Hitler đích thân tiếp đón các đoàn đại biểu công nhân, tuyên bố: "Các anh sẽ thấy câu nói cách mạng chống lại công nhân Đức là sai lầm và thiếu công tâm". Sau đấy, phát biểu trước 100.000 công nhân tụ tập ở sân bay, Hitler hô khẩu hiệu: "Tôn vinh lao động và tôn trọng công nhân!" và hứa rằng sẽ tiến hành kỷ niệm Ngày Lao động để tôn vinh lao động Đức "suốt nhiều thế kỷ". Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu, các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung. Chỉ trong ba tuần, người ta thấy rõ thêm một lời hứa rỗng tuếch của Quốc xã. Hitler ban hành một luật mới chấm dứt việc thương thuyết tập thể, trên thực tế cấm công nhân đình công. Cái chết của Hindenburg Hitler và Tổng thống Hindenburg (tháng 2, 1934) Ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống Ludwig von Hindenburg qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Theo một luật mới do nội các ban hành ngày hôm trước, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống được nhập lại làm một, và Adolf Hitler đã nhậm chức lãnh đạo đất nước kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Chức vụ Tổng thống bị bãi bỏ; Hitler chính thức là Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế. Quốc xã chính thức loan báo là không thể tìm ra bản di chúc hoặc tuyên cáo nào của Hindenburg, và có thể xem như không có. Một bản tuyên cáo chính trị của Hindenburg tỏ lộ ý muốn cuối cùng của ông là phục hồi vương triều sau khi ông qua đời, nhưng Hitler giấu đi đoạn này. Một bản văn thứ hai có nội dung đề xuất một người của vương triều Hohenzollern làm tổng thống, nhưng sau chiến tranh người ta không thể tìm lại bản văn này. Có lẽ Hitler đã nhanh chóng thiêu hủy nó. Ngày 19 tháng 8 năm 1934, khoảng 95% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, và 90% chấp thuận cho Hitler chiếm mọi quyền lực. Chỉ có 4 triệu rưỡi người Đức có can đảm – hoặc có ước nguyện – nói "Không". Lừa dối Đồng minh Khi Hitler lên nắm chính quyền, một trong những việc đầu tiên của ông là gây rối các đối thủ của Đức ở Châu Âu bằng cách kêu gọi giải trừ quân bị, hô hào hòa bình, và để mắt phát hiện điểm yếu của họ. Ngày 17 tháng 5 năm 1933, Hitler đọc bài "Diễn văn Hòa bình" trước Nghị viện. Đây là một trong những bài diễn văn quan trọng nhất trong sự nghiệp của Hitler, một kiệt tác trong nghệ thuật tuyên truyền lừa dối đã khiến người Đức cảm động một cách sâu sắc. Bài diễn văn cũng khiến cho dân Đức đoàn kết sau lưng Hitler và tạo ấn tượng tốt cho thế giới bên ngoài. Hitler tuyên bố: Đức hoàn toàn sẵn sàng từ bỏ mọi vũ khí tấn công nếu các quốc gia đã vũ trang cũng sẽ phá hủy vũ khí tấn công của họ... Đức cũng rất sẵn sàng giải tán cả quân đội và phá hủy số vũ khí ít ỏi còn lại, nếu các nước láng giềng cũng làm thế... Đức sẵn sàng ký kết bất kỳ hiệp ước bất tương xâm nào, bởi vì Đức không nghĩ đến việc tấn công mà chỉ nghĩ đến tìm kiếm an ninh. Còn có nhiều điều khác trong bài diễn văn, với ngôn từ có chừng mực và thể hiện lòng khao khát hòa bình. Đức không muốn chiến tranh. Chiến tranh là "sự điên rồ vô bờ bến". Chiến tranh sẽ "làm sụp đổ trật tự xã hội và chính trị hiện giờ". Đức Quốc xã không muốn "Đức hóa" những dân tộc khác. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Tiểu sử về Hit-le
Top