Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="liti" data-source="post: 24236" data-attributes="member: 2098"><p><strong>Chuẩn bị thành lập Đảng CS (tt)</strong></p><p></p><p>Đầu tháng 6-1928, Nguyễn Ái Quốc rời Béclin, bắt đầu cuộc hành trình để về gần Tổ quốc. Từ Đức, Người qua Thụy Sĩ đến Italia. Tại biên giới Thuỵ Sĩ - Italia, mặc dù bị cảnh sát gây khó dễ nhưng Người cũng vượt qua được và đi Milan, rồi từ Rôma, Người đến Napôli, đáp tàu thuỷ Nhật Bản đi Xiêm.</p><p> </p><p>Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm (từ năm 1938 gọi là Thái Lan), xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước. Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó, đi Bản Đôn (huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc). Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh như Thọ, Nam Sơn, Thầu Chín, v.v.. Cuối tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm như Uđon Thani, Xa Vang, Na Khôn Pha Nôm, Noọng Khai, v.v., để xây dựng cơ sở, từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào đấu tranh cách mạng, gây ảnh hưởng về trong nước.</p><p> </p><p>Từ một thực tế Việt kiều sinh sống ở Xiêm phần nhiều là nông dân, thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, cho nên, trong thời gian ở đây, Người tiếp tục các hình thức hoạt động như ở Quảng Châu. Người hoà mình với đông đảo quần chúng, sống đời sống của quần chúng, làm những việc cùng với quần chúng, phát hành báo chí (đổi tên tờ báo Đồng thanh thành Thân ái và ra được hai số), mở lớp đào tạo ngắn hạn cho hội viên của chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nắm tình hình trong nước và Quốc tế Cộng sản, dịch một sách mácxít phổ thông sang tiếng Việt (Nhân loại tiến hoá sử, A.B.C chủ nghĩa cộng sản, v.v..). Với sự hoạt động tích cực của Người, phong trào yêu nước của Việt kiều ở Xiêm đã có nhiều chuyển biến mới, tích cực. Các tổ chức cách mạng được củng cố và phát triển. Sự đoàn kết trong nội bộ Việt kiều, mối quan hệ thân thiện giữa Việt kiều và người Xiêm được tăng cường. Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong Việt kiều đã có ảnh hưởng tốt về trong nước.</p><p></p><p>CCũng trong khoảng thời gian từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc, lúc đó với tên gọi Thầu Chín từ Xiêm vượt sông Mê Kông ít nhất hai lần sang thị xã Xavănnakhẹt và bản Xiêng Vang, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm Muộn của Lào để nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân Lào, của bà con Việt kiều và khảo sát thực địa để tìm đường bí mật qua Lào về hoạt động tại Việt Nam (30). Sau này, trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Người đã báo cáo về tình hình Lào và việc định trở về Việt Nam không thành:</p><p><em>“Đã hai lần tôi cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam</em> <em>“Quốc dân đảng”</em> (31).</p><p> </p><p>Trong những năm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào <em>"vô sản hoá"</em> đã làm chuyển biến phong trào công nhân từ hình thức đấu tranh tự phát, đơn lẻ, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương. Sự phát triển cả bề sâu và bề rộng của phong trào cách mạng trong cả nước đã đặt ra một yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự lãnh đạo của một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong bối cảnh đó, những phần tử tiên phong trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình, và đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên vào nửa cuối năm 1929 đầu năm 1930. </p><p> </p><p>Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, Hội nghị các đại biểu tiên tiến trong tổ chức Thanh niên Bắc Kỳ đã họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, raChính cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là phải làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo,tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công - nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước phát triển mạnh.</p><p> </p><p>Tiếp đến An Nam Cộng sản Đảng đã ra đời (8-1929) và đến tháng 10-1929, An Nam Cộng sản Đảng đã họp tại Sài Gòn, cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng và ra Điều lệ.</p><p> </p><p>Trong quá trình chuyển hoá chung dưới tác động của luồng gió cách mạng của thời đại theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp là tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, nhất là của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam nghĩa đoàn - một tổ chức yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng quốc gia, đã trải qua nhiều biến thiên và cải tổ, thay đổi tên nhiều lần: Việt Nam nghĩa đoàn đổi tên thành Hội Phục Việt rồi đến Hưng Nam và Việt Nam cách mạng Đảng, đến tháng 7-1928 gọi là Tân Việt cách mạng Đảng. Từ khi tổ chức này tiếp cận và tiếp nhận sự giáo dục chính trị của Thanh niên đã bắt đầu khuynh hướng tả, càng về sau càng chuyển biến mạnh mẽ. Sau các hội nghị của đảng viên cốt cán, tháng 9-1929 những đảng viên ưu tú trong Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (32).</p><p>Như vậy, trong nước đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản, đều ra Tuyên ngôn, Chính cương vàĐiều lệ, đều khẳng định mục tiêu đấu tranh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đều tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản, đều muốn được Quốc tế Cộng sản công nhận. Sự tồn tại ba tổ chức cộng sản biệt lập, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong một đất nước, đã dẫn đến nguy cơ chia rẽ, phân liệt của phong trào đấu tranh cách mạng. Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là phải chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản, thống nhất các tổ chức đó thành một đảng cộng sản duy nhất trong cả nước. Nhận thức sâu sắc về nguy cơ phân liệt sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng ở Việt Nam, ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị, nêu rõ:</p><p> </p><p><em>"Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương"</em> (33).</p><p> </p><p>Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm, không biết tới nội dung bảnchỉ thị ngày 27-10-1929 của Quốc tế Cộng sản, tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng nguy cơ phân liệt, <em>"với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương" </em>(34), Người gấp rút đi Hồng Kông, gửi thư về nước mời đại diện của các tổ chức cộng sản sang Hồng Kông bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản. Với quyết định chủ động và kịp thời này, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm và ngày 23-12, Người đến Trung Quốc, gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình. Sau đó, Người đi Hồng Kông, chuẩn bị công việc cho hội nghị hợp nhất.</p><p> </p><p>Tại Cửu Long, Hồng Kông, từ ngày 6-1-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh; An Nam Cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm. Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa cử được đại biểu tới dự. Tham gia giúp việc hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị hợp nhất diễn ra khẩn trương, thuận lợi và đạt được sự nhất trí hoàn toàn, trên cơ sở bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt,Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thànhCương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.</p><p>Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tớixã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hoá; quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ, v.v..</p><p> </p><p>Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ:</p><p> </p><p><em>1. "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.</em></p><p><em>2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (35).</em></p><p></p><p> </p><p> </p><p>(Còn tiếp)</p><p>Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="liti, post: 24236, member: 2098"] [b]Chuẩn bị thành lập Đảng CS (tt)[/b] Đầu tháng 6-1928, Nguyễn Ái Quốc rời Béclin, bắt đầu cuộc hành trình để về gần Tổ quốc. Từ Đức, Người qua Thụy Sĩ đến Italia. Tại biên giới Thuỵ Sĩ - Italia, mặc dù bị cảnh sát gây khó dễ nhưng Người cũng vượt qua được và đi Milan, rồi từ Rôma, Người đến Napôli, đáp tàu thuỷ Nhật Bản đi Xiêm. Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm (từ năm 1938 gọi là Thái Lan), xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước. Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó, đi Bản Đôn (huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc). Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh như Thọ, Nam Sơn, Thầu Chín, v.v.. Cuối tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm như Uđon Thani, Xa Vang, Na Khôn Pha Nôm, Noọng Khai, v.v., để xây dựng cơ sở, từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào đấu tranh cách mạng, gây ảnh hưởng về trong nước. Từ một thực tế Việt kiều sinh sống ở Xiêm phần nhiều là nông dân, thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, cho nên, trong thời gian ở đây, Người tiếp tục các hình thức hoạt động như ở Quảng Châu. Người hoà mình với đông đảo quần chúng, sống đời sống của quần chúng, làm những việc cùng với quần chúng, phát hành báo chí (đổi tên tờ báo Đồng thanh thành Thân ái và ra được hai số), mở lớp đào tạo ngắn hạn cho hội viên của chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nắm tình hình trong nước và Quốc tế Cộng sản, dịch một sách mácxít phổ thông sang tiếng Việt (Nhân loại tiến hoá sử, A.B.C chủ nghĩa cộng sản, v.v..). Với sự hoạt động tích cực của Người, phong trào yêu nước của Việt kiều ở Xiêm đã có nhiều chuyển biến mới, tích cực. Các tổ chức cách mạng được củng cố và phát triển. Sự đoàn kết trong nội bộ Việt kiều, mối quan hệ thân thiện giữa Việt kiều và người Xiêm được tăng cường. Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong Việt kiều đã có ảnh hưởng tốt về trong nước. CCũng trong khoảng thời gian từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc, lúc đó với tên gọi Thầu Chín từ Xiêm vượt sông Mê Kông ít nhất hai lần sang thị xã Xavănnakhẹt và bản Xiêng Vang, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm Muộn của Lào để nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân Lào, của bà con Việt kiều và khảo sát thực địa để tìm đường bí mật qua Lào về hoạt động tại Việt Nam (30). Sau này, trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Người đã báo cáo về tình hình Lào và việc định trở về Việt Nam không thành: [I]“Đã hai lần tôi cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam[/I] [I]“Quốc dân đảng”[/I] (31). Trong những năm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào [I]"vô sản hoá"[/I] đã làm chuyển biến phong trào công nhân từ hình thức đấu tranh tự phát, đơn lẻ, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương. Sự phát triển cả bề sâu và bề rộng của phong trào cách mạng trong cả nước đã đặt ra một yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự lãnh đạo của một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong bối cảnh đó, những phần tử tiên phong trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình, và đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên vào nửa cuối năm 1929 đầu năm 1930. Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, Hội nghị các đại biểu tiên tiến trong tổ chức Thanh niên Bắc Kỳ đã họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, raChính cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là phải làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo,tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công - nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước phát triển mạnh. Tiếp đến An Nam Cộng sản Đảng đã ra đời (8-1929) và đến tháng 10-1929, An Nam Cộng sản Đảng đã họp tại Sài Gòn, cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng và ra Điều lệ. Trong quá trình chuyển hoá chung dưới tác động của luồng gió cách mạng của thời đại theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp là tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, nhất là của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam nghĩa đoàn - một tổ chức yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng quốc gia, đã trải qua nhiều biến thiên và cải tổ, thay đổi tên nhiều lần: Việt Nam nghĩa đoàn đổi tên thành Hội Phục Việt rồi đến Hưng Nam và Việt Nam cách mạng Đảng, đến tháng 7-1928 gọi là Tân Việt cách mạng Đảng. Từ khi tổ chức này tiếp cận và tiếp nhận sự giáo dục chính trị của Thanh niên đã bắt đầu khuynh hướng tả, càng về sau càng chuyển biến mạnh mẽ. Sau các hội nghị của đảng viên cốt cán, tháng 9-1929 những đảng viên ưu tú trong Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (32). Như vậy, trong nước đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản, đều ra Tuyên ngôn, Chính cương vàĐiều lệ, đều khẳng định mục tiêu đấu tranh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đều tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản, đều muốn được Quốc tế Cộng sản công nhận. Sự tồn tại ba tổ chức cộng sản biệt lập, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong một đất nước, đã dẫn đến nguy cơ chia rẽ, phân liệt của phong trào đấu tranh cách mạng. Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là phải chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản, thống nhất các tổ chức đó thành một đảng cộng sản duy nhất trong cả nước. Nhận thức sâu sắc về nguy cơ phân liệt sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng ở Việt Nam, ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị, nêu rõ: [I]"Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương"[/I] (33). Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm, không biết tới nội dung bảnchỉ thị ngày 27-10-1929 của Quốc tế Cộng sản, tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng nguy cơ phân liệt, [I]"với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương" [/I](34), Người gấp rút đi Hồng Kông, gửi thư về nước mời đại diện của các tổ chức cộng sản sang Hồng Kông bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản. Với quyết định chủ động và kịp thời này, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm và ngày 23-12, Người đến Trung Quốc, gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình. Sau đó, Người đi Hồng Kông, chuẩn bị công việc cho hội nghị hợp nhất. Tại Cửu Long, Hồng Kông, từ ngày 6-1-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh; An Nam Cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm. Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa cử được đại biểu tới dự. Tham gia giúp việc hội nghị là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị hợp nhất diễn ra khẩn trương, thuận lợi và đạt được sự nhất trí hoàn toàn, trên cơ sở bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt,Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thànhCương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tớixã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hoá; quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ, v.v.. Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: [I]1. "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.[/I] [I]2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (35).[/I] (Còn tiếp) Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
Top