Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="liti" data-source="post: 24233" data-attributes="member: 2098"><p><strong>Chuẩn bị thành lập Đảng CS (tt)</strong></p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6-1923). Trước khi rời Pháp đi Liên Xô, Người viết bài để lại cho các số sau. Trong thời gian này, Người viết 30 bài. Những bức tranh, ký họa của Người đăng trên báo ký tên Nguyễn Ái Quốc và một số bút danh khác. Nội dung các bài viết này tập trung vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương và các thuộc địa khác. Từ đó, giúp người đọc nhận thức rõ hơn về sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân nói chung và thực dân Pháp nói riêng; về mâu thuẫn không thể điều hoà giữa chủ nghĩa thực dân với nhân dân lao động tại các thuộc địa; về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và chính quốc. Cũng từ những bài báo đó, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân ở các thuộc địa, thức tỉnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài báo, Người bước đầu chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc thực hiện đoàn kết giai cấp và đoàn kết quốc tế, giữa nhân dân các thuộc địa, giữa thuộc địa với chính quốc và coi đó là những điều kiện bảo đảm cho cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn.</p><p></p><p>Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã vận động Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp ra báo Việt Nam hồn. Nhưng do Người rời Pháp đi Liên Xô nên dự định ra báo này chưa kịp thực hiện. Sau đó, báo Việt Nam hồn ra đời vào tháng 1-1926, dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn Thế Truyền.</p><p>Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp thông qua những đóng góp của Người tại Đại hội I và II của Đảng Cộng sản Pháp, tại Hội Liên hiệp thuộc địa cùng với việc xuất bản báo Người cùng khổ được Đảng Cộng sản Pháp đánh giá cao. Uy tín và vai trò của người cộng sản Đông Dương đã được Quốc tế Cộng sản biết đến và Người được Đảng Cộng sản pháp cử đi Mátxcơva (Liên Xô) dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản.</p><p></p><p>Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), Nguyễn Ái Quốc rời Pari bằng tàu hoả đến Béclin (Đức). Từ Hămbuốc (Đức), Người đi tàu thuỷ đến Pêtơrôgrát (Liên Xô), quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30-6-1923). Ít ngày sau, Người đi xe lửa về Mátxcơva, bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại.</p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, khi Liên Xô đang thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Được ít ngày, tháng 7-1923, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nêu lại ý nghĩa và tác dụng của Nghị quyết Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, đồng thời llưu ý Đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa coi trọng vấn đề thuộc địa trong các chương trình hành động của mình. Theo Người, những người dân thuộc địa:</p><p><em>“Những người bị áp bức khốn khổ thấy chúng ta chỉ luôn luôn hứa hẹn nhưng cũng luôn luôn không hành động gì thì bắt đầu tự hỏi rằng không biết thực ra chúng ta là những người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh” (9</em>).</p><p></p><p>Cũng trong bức thư này, Người đề xuất với Đảng 8 nhiệm vụ cụ thể cần được triển khai ngay, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa.</p><p>Tháng 6-1923, theo sáng kiến và đề nghị của đồng chí Đôm Ban (Thomas Dombal), Quốc tế Cộng sản đã ủng hộ việc thành lập một tổ chức nông dân quốc tế, nhằm thực hiện liên minh công - nông trên phạm vi toàn thế giới. Tháng 10-1923, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập, gồm 158 đại biểu, trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại diện cho nông dân của 40 nước trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương.</p><p></p><p>TTại phiên họp đầu tiên, hội nghị đã bầu Nguyễn Ái Quốc vào Đoàn Chủ tịch, gồm 11 người. Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa. Được mời phát biểu, Người nói:</p><p><em>"Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia quốc tế của các đồng chí" </em>(10).</p><p>Hội nghị bầu ra Hội đồng Quốc tế Nông dân gồm 52 uỷ viên, thông qua các văn kiện và kết thúc vào ngày 16-10-1923.</p><p></p><p>Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho tạp chí Krestianski International (Quốc tế Nông dân), đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Phi, tố cáo chế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, đế quốc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh cho những người nông dân thuộc địa và nửa thuộc địa. Trong khi nêu vấn đề xoá bỏ tình trạng khổ cực của những người nông dân, Nguyễn Ái Quốc cũng đồng thời chỉ rõ nguồn sức mạnh và hướng những người nông dân vào cuộc đấu tranh đó, với khẩu hiệu: <em>"Tất cả ruộng đất về tay nông dân" </em>(11). Sau khi rời Liên Xô, Người được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào nông dân các nước châu Á với tư cách uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.</p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, nhưng do Lênin ốm nặng, nên đại hội hoãn họp, vì vậy, Người tham gia lớp học ngắn hạn của Trường đại học Phương Đông. Ngày 2-4-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự lễ kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập trường. Trong thời gian học tập ở trường, Nguyễn Ái Quốc đã trao đổi với những thanh niên Trung Quốc, tập hợp tư liệu do họ cung cấp và chủ biên cuốn sách:Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc, bằng tiếng Pháp (được Petrôva Sua dịch ra tiếng Nga, Nxb. Nôvaia Mátxcơva xuất bản năm 1925).</p><p>TThời gian này, Nguyễn Ái Quốc gặp và trả lời phỏng vấn nhà thơ Ôxíp Manđenxtam và Người đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà thơ:</p><p></p><p><em>"Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai... Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới" (12).</em></p><p></p><p>Cảm nhận của nhà thơ, nhà báo đã góp phần làm cho dư luận và bạn bè quốc tế chú ý hơn đến người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc của Đông Dương thuộc địa.</p><p></p><p>Ngày 21-1-1924, Lênin qua đời. Vô cùng thương tiếc Lênin, ngày 23-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt trong dòng người vào vĩnh biệt Lênin. Sau đó, Người viết bài: Lênin và các dân tộc thuộc địa, đăng báo Sự thật (Pravđa), ngày 27-1-1924, và khẳng định: <em>"Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". </em>Đây là lời thề củangười chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc, Người sẽ phấn đấu hiện thực hoá tư tưởng của Lênin vĩ đại ở các thuộc địa. Người sẽ gắn bó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với con đường đi tới cuộc cách mạng xã hội xã hội chủ nghĩa sau đó.</p><p></p><p>Nửa năm sau ngày Lênin mất, Nguyễn Ái Quốc viết bài Lênin và các dân tộc phương Đông, đăng báo Le Paria (số 27, tháng 7-1924), Người khẳng định:</p><p></p><p><em>"Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi" (13).</em></p><p></p><p>Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-4-1924).</p><p></p><p>Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của những người lao động. Những hoạt động tích cực của Người trên đất nước Xôviết, sự có mặt của Người trong những nghi lễ quan trọng cho thấy vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được khẳng định ở trung tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.</p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng không cộng sản và 10 tổ chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bônsêvích hoá các đảng cộng sản. Tại đại hội, vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa màNguyễn Ái Quốcđặc biệt lưu tâm là điểm thứ 5 của chương trình nghị sự.</p><p></p><p>Trong buổi khai mạc đại hội, Nguyễn Ái Quốc phát biểu:'' <em>Tôi muốn biết đại hội có gửi Lời kêu gọi đặc biệt đến các dân tộc thuộc địa không?</em>'' Và trước khi biểu quyết thông quaLời kêu gọi, Người đề nghị bổ sung mấy chữ: Gửi các dân tộc thuộc địa.</p><p></p><p>Sau đó, tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời phát biểu ý kiến. Thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa, Người nói:</p><p></p><p><em><em>“Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa”;</em>vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa" </em>(14).</p><p></p><p>(Còn tiếp)</p><p>Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="liti, post: 24233, member: 2098"] [b]Chuẩn bị thành lập Đảng CS (tt)[/b] Nguyễn Ái Quốc phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6-1923). Trước khi rời Pháp đi Liên Xô, Người viết bài để lại cho các số sau. Trong thời gian này, Người viết 30 bài. Những bức tranh, ký họa của Người đăng trên báo ký tên Nguyễn Ái Quốc và một số bút danh khác. Nội dung các bài viết này tập trung vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương và các thuộc địa khác. Từ đó, giúp người đọc nhận thức rõ hơn về sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân nói chung và thực dân Pháp nói riêng; về mâu thuẫn không thể điều hoà giữa chủ nghĩa thực dân với nhân dân lao động tại các thuộc địa; về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và chính quốc. Cũng từ những bài báo đó, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân ở các thuộc địa, thức tỉnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài báo, Người bước đầu chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc thực hiện đoàn kết giai cấp và đoàn kết quốc tế, giữa nhân dân các thuộc địa, giữa thuộc địa với chính quốc và coi đó là những điều kiện bảo đảm cho cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã vận động Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp ra báo Việt Nam hồn. Nhưng do Người rời Pháp đi Liên Xô nên dự định ra báo này chưa kịp thực hiện. Sau đó, báo Việt Nam hồn ra đời vào tháng 1-1926, dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn Thế Truyền. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp thông qua những đóng góp của Người tại Đại hội I và II của Đảng Cộng sản Pháp, tại Hội Liên hiệp thuộc địa cùng với việc xuất bản báo Người cùng khổ được Đảng Cộng sản Pháp đánh giá cao. Uy tín và vai trò của người cộng sản Đông Dương đã được Quốc tế Cộng sản biết đến và Người được Đảng Cộng sản pháp cử đi Mátxcơva (Liên Xô) dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), Nguyễn Ái Quốc rời Pari bằng tàu hoả đến Béclin (Đức). Từ Hămbuốc (Đức), Người đi tàu thuỷ đến Pêtơrôgrát (Liên Xô), quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30-6-1923). Ít ngày sau, Người đi xe lửa về Mátxcơva, bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại. Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, khi Liên Xô đang thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Được ít ngày, tháng 7-1923, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nêu lại ý nghĩa và tác dụng của Nghị quyết Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, đồng thời llưu ý Đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa coi trọng vấn đề thuộc địa trong các chương trình hành động của mình. Theo Người, những người dân thuộc địa: [I]“Những người bị áp bức khốn khổ thấy chúng ta chỉ luôn luôn hứa hẹn nhưng cũng luôn luôn không hành động gì thì bắt đầu tự hỏi rằng không biết thực ra chúng ta là những người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh” (9[/I]). Cũng trong bức thư này, Người đề xuất với Đảng 8 nhiệm vụ cụ thể cần được triển khai ngay, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa. Tháng 6-1923, theo sáng kiến và đề nghị của đồng chí Đôm Ban (Thomas Dombal), Quốc tế Cộng sản đã ủng hộ việc thành lập một tổ chức nông dân quốc tế, nhằm thực hiện liên minh công - nông trên phạm vi toàn thế giới. Tháng 10-1923, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập, gồm 158 đại biểu, trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại diện cho nông dân của 40 nước trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. TTại phiên họp đầu tiên, hội nghị đã bầu Nguyễn Ái Quốc vào Đoàn Chủ tịch, gồm 11 người. Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa. Được mời phát biểu, Người nói: [I]"Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia quốc tế của các đồng chí" [/I](10). Hội nghị bầu ra Hội đồng Quốc tế Nông dân gồm 52 uỷ viên, thông qua các văn kiện và kết thúc vào ngày 16-10-1923. Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho tạp chí Krestianski International (Quốc tế Nông dân), đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Phi, tố cáo chế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, đế quốc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh cho những người nông dân thuộc địa và nửa thuộc địa. Trong khi nêu vấn đề xoá bỏ tình trạng khổ cực của những người nông dân, Nguyễn Ái Quốc cũng đồng thời chỉ rõ nguồn sức mạnh và hướng những người nông dân vào cuộc đấu tranh đó, với khẩu hiệu: [I]"Tất cả ruộng đất về tay nông dân" [/I](11). Sau khi rời Liên Xô, Người được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào nông dân các nước châu Á với tư cách uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, nhưng do Lênin ốm nặng, nên đại hội hoãn họp, vì vậy, Người tham gia lớp học ngắn hạn của Trường đại học Phương Đông. Ngày 2-4-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự lễ kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập trường. Trong thời gian học tập ở trường, Nguyễn Ái Quốc đã trao đổi với những thanh niên Trung Quốc, tập hợp tư liệu do họ cung cấp và chủ biên cuốn sách:Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc, bằng tiếng Pháp (được Petrôva Sua dịch ra tiếng Nga, Nxb. Nôvaia Mátxcơva xuất bản năm 1925). TThời gian này, Nguyễn Ái Quốc gặp và trả lời phỏng vấn nhà thơ Ôxíp Manđenxtam và Người đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà thơ: [I]"Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai... Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới" (12).[/I] Cảm nhận của nhà thơ, nhà báo đã góp phần làm cho dư luận và bạn bè quốc tế chú ý hơn đến người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc của Đông Dương thuộc địa. Ngày 21-1-1924, Lênin qua đời. Vô cùng thương tiếc Lênin, ngày 23-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt trong dòng người vào vĩnh biệt Lênin. Sau đó, Người viết bài: Lênin và các dân tộc thuộc địa, đăng báo Sự thật (Pravđa), ngày 27-1-1924, và khẳng định: [I]"Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". [/I]Đây là lời thề củangười chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc, Người sẽ phấn đấu hiện thực hoá tư tưởng của Lênin vĩ đại ở các thuộc địa. Người sẽ gắn bó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với con đường đi tới cuộc cách mạng xã hội xã hội chủ nghĩa sau đó. Nửa năm sau ngày Lênin mất, Nguyễn Ái Quốc viết bài Lênin và các dân tộc phương Đông, đăng báo Le Paria (số 27, tháng 7-1924), Người khẳng định: [I]"Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi" (13).[/I] Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-4-1924). Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của những người lao động. Những hoạt động tích cực của Người trên đất nước Xôviết, sự có mặt của Người trong những nghi lễ quan trọng cho thấy vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được khẳng định ở trung tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng không cộng sản và 10 tổ chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bônsêvích hoá các đảng cộng sản. Tại đại hội, vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa màNguyễn Ái Quốcđặc biệt lưu tâm là điểm thứ 5 của chương trình nghị sự. Trong buổi khai mạc đại hội, Nguyễn Ái Quốc phát biểu:'' [I]Tôi muốn biết đại hội có gửi Lời kêu gọi đặc biệt đến các dân tộc thuộc địa không?[/I]'' Và trước khi biểu quyết thông quaLời kêu gọi, Người đề nghị bổ sung mấy chữ: Gửi các dân tộc thuộc địa. Sau đó, tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời phát biểu ý kiến. Thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa, Người nói: [I][I]“Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa”;[/I]vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa" [/I](14). (Còn tiếp) Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
Top