• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tiểu sử các nhà Toán học.

Thandieu2

Thần Điêu
Tiểu sử các nhà Toán học.

1. René Descartes (1596-1650) nhà đại Bác học Pháp.

1/ Thuở thiếu thời.

Réné Descartes chào đời tại La Haye thuộc tỉnh Touraine nước Pháp, ngày 31 tháng 3 năm 1596 trong một gia đình quý tộc. Cậu Réné này là con thứ ba của ông Joachim Descartes, cố vấn Nghị Viện Rennes và bà Jeanne Brochard.

Cậu trải qua thời thơ ấu mà không có đủ tình thương của mẹ vì vào năm cậu lên một tuổi, mẹ cậu qua đời. Ông Joachim giao cậu cho người vú nuôi dưỡng nên về sau, Descartes vẫn còn quý mến người mẹ nuôi này. Mẹ cậu đã chết vì bệnh phổi nên cậu Réné cũng hay ho khan và làn da xanh lợt của cậu khiến cho các y sĩ đoán rằng cậu cũng chẳng sống lâu.

Năm 1600, ông Joachim kết hôn với cô Morin và có thêm với bà vợ này 4 người con, nhưng trong số 7 đứa trẻ, ông nhận thấy chỉ có Descartes là thông minh nhất. Tuy nhiên tính tình của cậu trai này lại không hợp với ông và ông thường phàn nàn về bản tính ương ương gàn gàn của cậu. Ông lại bông đùa mà gọi cậu Réné là "triết gia" và không ngờ rằng sau này, tư tưởng của cậu sẽ khởi đầu một ngành triết học mới.

Vì không thường sống chung trong gia đình nên cậu Réné bị mọi người quên lãng, cha cậu gần như không thừa nhận đứa con thiệt thòi này còn các anh em khác lại hay dèm pha và tỏ ra không có cảm tình với cậu. Vào thời còn niên thiếu mà đã gặp phải nhiều cay đắng nên về sau, Descartes đã lẩn trốn các người thân yêu mà không hối tiếc. Hoàn cảnh này phải chăng đã khiến cho Descartes trở nên một người sống cô đơn và đau khổ.

Năm lên 8 tuổi, Descartes được theo học trường La Flèche do các cha Dòng Tên đảm nhiệm. Trường học này được Vua Henri IV lập ra, mục đích để dạy dỗ con cháu các gia đình quý tộc. Từ khi ngồi vào ghế nhà trường, Descartes đã tỏ ra là một học sinh gương mẫu. Cậu được học về Văn Chương, Vật Lý, Luận Lý, Siêu Hình v.v. Tất cả các môn học này đều khó hiểu vì chứa đựng nhiều học thuyết tối nghĩa và nhiều tư tưởng cao siêu. Muốn hiểu thấu tất cả, người học sinh phải có một trí thông minh đáng kể. Hơn nữa, phương pháp giáo dục lại cổ hủ vì chỉ gồm các cuộc tranh luận về những bài trích giảng từ các tác phẩm của Aristotle. Các học sinh tranh luận với nhau bất kể nơi nào, lúc nào: ở trong lớp, khi đi dạo, vào giờ ra chơi... Vì cách giảng dạy này, Descartes đã yêu thích môn Toán Học hơn các môn học khác. Tại trường Dòng Tên, có vài vị tu sĩ đã là môn đệ về Toán Học của Clavius và Stifel là các nhà toán học danh tiếng thời đó. Nhưng ngành Toán Học vào thời kỳ này hãy còn sơ sai và chỉ được áp dụng vào vài kỹ thuật đơn giản. Triết Học là môn học chính của nhà trường nên chỉ có một số ít học sinh theo đuổi môn Toán Học. Descartes học hành rất tiến bộ về cả hai môn Toán Học và Triết Học khiến cho các cha Dòng Tên hết sức khen ngợi.

Khi còn niên thiếu, Descartes đã tỏ ra là người hiếu học, ưa suy tưởng. Thể chất của cậu rất yếu đuối, cậu không làm việc được nhiều mà phải nằm nghỉ, nhưng nhờ ưu điểm là học hành xuất sắc, các cha Dòng Tên đã miễn cho cậu không phải làm các công việc phụ. Cậu được phép tỉnh dậy muộn vào buổi sáng trong khi các bạn khác phải thức dậy đúng giờ và làm việc cực nhọc hơn.

Sự dậy muộn đã khiến cho Descartes khỏe mạnh hơn nhưng điều có lợi nhất đối với cậu là cậu có đủ thời giờ xây dựng một phương pháp suy tưởng. Khi cậu bừng tỉnh, mặt trời đã lên cao, phòng ngủ trong tu viện yên lặng như tờ vì các bạn khác đã ra đi từ sớm. Chính tại nơi cô tịch, cậu Réné đã suy nghĩ lan man đến mọi sự vật, cậu đã đặt câu hỏi, suy luận rồi tự trả lời, tất cả các điều thắc mắc về sự vật đã diễn ra trong khối óc của cậu bé mảnh mai này. Trường hợp sức khỏe mỏng manh của Descartes làm nhiều người liên tưởng tới thể chất của Newton, của Pascal và nhiều nhà bác học khác và người ta tự hỏi phải chăng ở trong cái cơ thể mảnh mai đó, khả năng tư tưởng của con người đã được phát triển hơn?


2/ Thời kỳ trưởng thành.

Năm 1614, Descartes rời trường La Flèche lên sống tại thành phố Paris. Khi đó chàng thanh niên 18 tuổi này đã thông thạo tiếng La Tinh và Toán Học nhưng chàng không khỏi cảm thấy mình còn nhiều nhầm lẫn và nghi ngờ về các điều học hỏi. Vài tháng sau, Descartes đến ghi tên vào Đại Học Luật Khoa tại Poitiers và đậu ra với văn bằng Cử Nhân. Sự học Luật đã không mang lại cho chàng thanh niên này nhiều hứng thú vì Triết Học vẫn là môn học chàng ưa thích. Chàng cho rằng các cuộc du lịch sẽ giúp chàng gặp gỡ được các nhân vật danh tiếng để học hỏi thêm và cũng là dịp bổ túc về hiểu biết Triết Lý. Descartes đã tìm lối thoát bằng cách ghi tên vào quân đội. Đây quả là một lối du lịch đặc biệt chỉ có vào thế kỷ 17 và chỉ hợp với hoàn cảnh của chàng thanh niên đầy nghị lực này.

Năm 1616, Descartes gia nhập quân đội của Hoàng Tử Maurice de Nassau để chống nhau với quân đội cơ đốc của Tây Ban Nha. Hòa bình vãn hồi, Descartes tới Breda nước Hòa Lan, ghi tên vào Hàn Lâm Viện Quân Sự. Tại nơi này, chàng lãnh hội thêm được các hiểu biết mới mẻ về Toán Học.

Một hôm, Descartes thấy một số người xúm lại xem một tờ yết thị viết bằng tiếng Flamand. Chàng không biết ngôn ngữ này nên nhờ một người đứng gần đó phiên dịch. Đó là một đề bài hình học của một người ẩn danh, nhờ các nhà toán học trong vùng giải đáp. Người mà Descartes nhờ dịch đề bài là ông Isaac Beeckman, hiệu trưởng trường Dort và cũng là một nhà toán học danh tiếng. Ông ta thấy bài toán trên khá khó và lấy làm ngạc nhiên khi nghe Descartes hứa sẽ giải được. Thực vậy, một người trong bộ quân phục vào thời đó thường chỉ có một trình độ văn hóa trung bình nên chưa chắc gì có đủ khả năng theo kịp các kiến thức mới lạ về Toán Học. Sự ngạc nhiên của ông Beeckman lại càng tăng thêm vì sáng hôm sau, Descartes đã tới tận nhà ông và trao bài giải đáp. Từ đó hai người trở nên đôi bạn thân thiết và về sau này, dù có ở nơi xa xôi, Descartes vẫn viết thư thăm hỏi và tranh luận cùng ông Beeckman.

Vào tháng 4 năm 1619, Descartes rời Breda đi Đan Mạch rồi tới nước Đức và xin vào quân đội của Hầu Tước Maximilien de Bavière, khi đó đang đánh nhau với Vua xứ Bohême. Descartes đã dự nhiều trận mạc nhưng chàng không bao giờ ngừng học hỏi về Siêu Hình và Toán Học và nếu có trường hợp nào cần áp dụng kiến thức Toán Học, chàng đều đem ra thực hành ngay.

Mùa đông năm 1620, Descartes đóng quân gần thành Ulm và chính vào đêm hôm mồng 10 tháng 11 năm đó, khi ngồi bên lò sưởi, chàng thấy tinh thần minh mẫn lạ thường: chàng đã tìm thấy được nền tảng của "một Khoa Học đáng khâm phục", đó là một phương pháp mang tính cách rất tổng quát của Khoa Học.

Cuộc sống quân nhân tuy giúp chàng du lịch được nhiều nơi nhưng cũng không khỏi khiến chàng chứng kiến nhiều điều ngang trái và bất công của đời người. Cũng vì những điều này mà Descartes chán nghề gươm súng. Chàng từ giã cuộc sống quân ngũ và bước vào cuộc đời của một lữ khách tự do năm 1621.

Sau khi đi lang thang khắp các miền phương bắc nước Đức, Descartes xuống thuyền sang xứ Hòa Lan. Chàng vẫn còn giữ bản tính trầm ngâm và lời nói nhỏ nhẹ của thời niên thiếu nên khi thấy chàng trong bộ y phục bảnh bao với thanh kiếm đeo bên hông và tên hầu người Pháp, nhiều người đã cho rằng đây là một công tử non nớt. Vì vậy khi thuyền lênh đênh giữa biển cả, các thủy thủ Hòa Lan tưởng chàng là người ngoại quốc, không biết tiếng nước họ nên chúng không ngần ngại bàn với nhau cùng giết chàng rồi ném xác xuống biển để cướp lấy tiền bạc. Tức thì, Descartes đứng phắt dậy và chế ngự nhóm thủy thủ âm mưu bằng những lời nói đanh thép, khiến cho cả bọn phải sợ hãi và phải đưa chàng lên bờ bình yên.

Descartes thăm viếng xứ Hòa Lan xong, trở về nước Pháp vào năm 1622 rồi sang Thụy Sĩ và Ý Đại Lợi. Vào thời gian này, nhà đại bác học Galilei mới đề cập tới một môn phái mới của Triết Học : ngành Triết Học Thực Nghiệm. Các thí nghiệm và lý thuyết của Galilei đã khiến cho ông trở thành một nhân vật danh tiếng trong giới Khoa Học nhưng Descartes khi sang nước Ý lại không được nghe danh và gặp gỡ nhà đại bác học này.


3/ Thời kỳ nghiên cứu Khoa Học.

Trở về nước Pháp, Descartes dự tính sống tại quê nhà nhưng Paris không phải là nơi ông có thể làm việc hữu hiệu bởi vì nơi này quá náo nhiệt và trong các buổi bàn luận về các vấn đề khoa học, không khỏi có các điều bắt buộc. Cho nên sau một thời gian ngắn, ông quyết định đi tìm một nơi yên tĩnh để suy tưởng và nghiên cứu các vấn đề Triết Học. Vốn bản tính ưa thích cảnh cô đơn và cuộc sống ẩn dật, xa lánh các đô thị náo nhiệt, ông cho rằng chỉ có xứ Hòa Lan là thích hợp với tâm hồn của ông. Vì vậy Descartes bán một phần gia sản và sang xứ sở đó vào năm 1629.

Chính tại Hòa Lan, Descartes cảm thấy thái bình và tự do trong tư tưởng. Ông không ngừng nghiên cứu về Siêu Hình, Cơ Thể Học, Hóa Học, Thiên Văn, Vật Lý và Toán Học. Ông tiếp tục cư ngụ tại nơi này cho tới năm 1649. Tại xứ Hòa Lan ngày, người dân rất ưa hoạt động và chỉ chú tâm vào công việc của mình hơn là dòm ngó tới các chuyện của người khác. Mặc dù sống biệt lập như trên một bãi sa mạc hẻo lánh nhất, Descartes vẫn luôn luôn liên lạc với các nhà bác học đương thời bằng thư từ, do sự trung gian của linh mục Mersenne, một nhà bác học tại Paris, rồi mãi về sau bằng các lần trở về nước Pháp. Nhiều nhà toán học danh tiếng như Fermat, Roberval, Pascal, Huygens v.v. đã trao đổi với Descartes các bức thư trong đó chứa đựng rất nhiều điều tranh luận gắt gao.

Năm 1633, Descartes viết xong cuốn "Khảo Sát về Hệ Thống Thế Giới" (Traité du Système du Monde) nhưng ông đã bỏ đi khi được tin nhà đại bác học Galilei bị kết án vì phổ biến các tư tưởng mới lạ về Thái Dương Hệ. Phải chăng Descartes cũng e sợ phạm vào các điều cấm đoán đương thời?

Năm 1637, Descartes cho xuất bản cuốn "Phương Pháp Luận" (Discours de la Méthode), viết bằng tiếng Pháp có phụ thêm phần khảo sát về Hình Học và Quang Học. Nhờ cuốn sách này, mọi người có được một ý niệm về phương pháp kiểm chứng các điều suy luận. Tuy nhiên theo Descartes, cuốn sách này dùng để thăm dò dư luận. Ngoài ra, ông lại tìm cách thay thế các ký hiệu Toán Học phiền phức cũ bằng các ký hiệu mới giản dị hơn. Rồi các định luật về sự khúc xạ ánh sáng và những khám phá về môn Hình Học của ông đã là những điều hiểu biết tân kỳ của thời đại đó.

Cuốn "Suy Tưởng về các Vấn Đề Siêu Hình" (Meditations de Prima Philosophiae) của ông được xuất bản bằng tiếng La Tinh vào năm 1641 và năm sau, được Hầu Tước De Luynes dịch sang tiếng Pháp. Lý thuyết mới về Triết Học này của Descartes đã làm cho phái theo học thuyết Aristotle đứng lên phản kháng. Các cha Dòng Tên, những vị thầy cũ của Descartes, đã viết báo để bài bác thứ tư tưởng quá mới lạ này.

Năm 1644, Descartes lại cho xuất bản cuốn "Nguyên Lý Triết Học" (Principia Philosophiae) viết bằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ khoa học đương thời. Cuốn sách này chia làm 4 phần : phần thứ nhất đề cập tới các vấn đề Siêu Hình, trình bày các nguyên tắc của sự hiểu biết của con người. Sang phần sau, Descartes đã dùng không gian, thời gian, trạng thái động và tĩnh để cắt nghĩa về thành phần cấu tạo của sự vật. Phần thứ ba và thứ tư dành cho lý thuyết về Vũ Trụ. Theo ông, trong Vũ Trụ có các cơn lốc do các vật chất rất tế nhị cấu tạo nên. Mặt trời và các vì sao là các trung tâm của các cơn lốc này. Khi cuốn sách sắp được xuất bản, Descartes hy vọng rằng cha Mesland sẽ giảng dạy học thuyết của ông tại Paris nhưng sự thật trái hẳn lại: cha Mesland đã bị đổi sang Canada vì giao du thân thiết với Descartes!

Nếu tại nước Pháp, tác phẩm kể trên của Descartes bị phản kháng thì tại Hòa Lan, nó cũng chẳng được mọi người tán thưởng. Một cuộc tranh luận dữ dội đã diễn ra tại Hàn Lâm Viện Utretch giữa nhà thần học Gilbert Voetius và môn đệ của Descartes là Regius. Khi cuộc tranh chấp trở nên quá gay go, Thượng Nghị Viện Utretch phải can thiệp vào và cấm Regius không được giảng dạy lý thuyết mới đó. Rồi đến lượt Đại Học Đường Leyde tố cáo Descartes đã nhạo báng cả Thần Thánh, đến nỗi Đại Sứ Pháp phải đích thân bênh vực nhà bác học. Xứ Hòa Lan lúc này không còn là nơi cho phép Descartes suy tưởng trong Tự Do và Thái Bình nữa, không còn là nơi an lạc để tìm thấy Chân-Thiện-Mỹ nữa . . . ông đã thay đổi chỗ ở 3 lần mà không tìm ra được nơi nào vừa ý. Descartes đành phải trở về Pháp. Tuy nhiên thành phố Paris vẫn không hợp với ông.

Tác phẩm cuối cùng được xuất bản lúc sinh thời của Descartes là cuốn "Xúc Cảm của Linh Hồn" (Les Passions de l' Âme).

Đầu năm 1649, Nữ Hoàng Marie Christine nước Thụy Điển gửi giấy khẩn khoản mời nhà bác học Descartes sang Stockholm. Ông đã do dự nhiều lần song nghĩ rằng ảnh hưởng của Nữ Hoàng có thể giúp cho các tác phẩm của ông được phổ biến dễ dàng hơn. Vì vậy cuối cùng Descartes đã nhận lời rồi vào tháng 10 năm đó, ông tới Thụy Điển và được đón tiếp rất trọng thể.

Sống tại triều đình Thụy Điển và tuy được nhà Vua quý trọng nhưng Descartes vẫn cảm thấy rằng nếp sống vương giả không thích hợp với ông. Tuy mời ông giảng dạy về Triết Học song Nữ Hoàng thực ra chỉ muốn có nhiều danh nhân sống nơi triều đình của mình, rồi nhà Vua lại để tâm tới Văn Phạm hơn là Triết Học, điều này làm cho Descartes chán nản. Hơn nữa khí hậu tại nơi đây quá lạnh lẽo, tuyết phủ quanh năm, cảnh vật chỉ gồm toàn một màu trắng. Ông là người có thể chất mỏng manh thì làm sao cảm thấy dễ chịu tại nơi đây. Bản tính hay dậy muộn của ông lại càng làm cho ông bị mất tự do khi mỗi buổi sáng, ông phải tới thư viện của nhà Vua vào lúc 5 giờ. Ông đã cho biết cảm tưởng của mình khi sống tại nơi cung điện này như sau: "Sống tại nơi này, tôi tưởng rằng tư tưởng của con người rắn đặc lại như nước đóng thành băng. . . Ý muốn quay về nơi cô tịch của tôi càng ngày càng tăng thêm và tôi chỉ ao ước có được sự yên tĩnh nghỉ ngơi. . .".

Hòa Ước Westphalie kết thúc cuộc Chiến Tranh 30 Năm. Nhân dịp này, Nữ Hoàng Thụy Điển tổ chức một dạ tiệc có khiêu vũ và trong cuộc vui, nhà Vua van nài Descartes đặt lời thơ cho màn dạ vũ, ông đành nhận lời. Việc này làm ông liên tưởng tới nhà Đại Hiền Triết Socrates chỉ làm thơ khi sắp chết.

Vào một buổi sáng ngày cuối tháng giêng năm 1650, Descartes tới cung điện của Nữ Hoàng và bị cảm lạnh. Vài ngày sau, chứng sưng phổi đã hành hạ ông và Descartes từ trần ngày 11 tháng 2 năm đó, thọ 54 tuổi. Nữ Hoàng Christine muốn chôn ông trong nghĩa trang của các gia đình quý tộc bậc nhất nước Thụy Điển nhưng Bélin, một cận thần, đã vì lòng cuồng tín mà dèm pha với nhà Vua và đề nghị chôn Descartes tại nghĩa địa dành cho các người ngoại quốc, các trẻ mồ côi và nhất là dành cho các người không theo đạo của xứ Thụy Điển. Có lẽ cũng do Bélin sắp đặt đám tang đến nỗi quang cảnh buổi lễ an táng thật là buồn thảm: người ta chỉ thấy có mặt vài nhân viên của Tòa Đại Sứ Pháp.

Năm 1667, nhờ sự can thiệp của vị Đại Sứ Pháp, di hài của Descartes được mang về chôn cất trọng thể tại nhà thờ Sainte Genèvière du Mont. Đến năm 1799, theo lệnh của chính phủ Pháp, nắm xương tàn của nhà đại bác học Descartes được đặt tại Viện Bảo Tàng Các Danh Nhân Pháp (Musée des Monuments Français) là nơi dành riêng cho các nhân vật đã mang lại Vinh Quang cho nước Pháp. Cuối cùng vào năm 1819, Thánh Đường Saint Germain des Prés mới là nơi an nghỉ vĩnh viễn của vị thiên tài bất hủ.

Réné Descartes đã sống trong cảnh độc thân và cô quạnh nhưng trí tuệ của ông lúc nào cũng say đắm trong sự tìm hiểu. Ông là người không màng danh lợi nhưng danh vọng đã đến với ông trong nhiều thế kỷ. Cách áp dụng môn Đại Số vào Hình Học của ông trong tác phẩm "Hình Học" (Geometry, 1637) đã mở đầu cho môn "Hình Học Giải Tích" và các cách suy luận về Phương Pháp (methodology) và về Triết Học (philosophy) trong tác phẩm "Phương Pháp Luận" đã là những tư tưởng mới lạ, chính xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn

(vietsciences)
 
Nicolai Ivanovic Lobachevski

Leonardo Fibonacci ( 1170 ?-1250?)

Là một nhà toán học thiên tài thời Trung cổ . Ông sinh ra ở Pisa (Ý) nơi cha ông làm việc về thương mại .Công việc của cha ông đã tạo sự thích thú cho ông về môn số học và nhờ những chuyến đi dài ngày sang Ai Cập, Sicily, Hy Lạp và Siri đã giúp cho ông có cơ hội tiếp xúc với toán học Ai Cập và toán học Phương Đông. Ông bị thu hút bởi tính thực tiễn cao của nền toán học Ấn Độ - Á Rập, vào năm 1202 Fibonacci đã công bố công trình nổi tiếng của mình là "Liber abaci."
"Liber abaci "viết về số học và đại số sơ cấp. Cuốn sách minh hoạ rất nhiều và bênh vực mạnh mẽ các ký hiệu của Ấn Độ - Á Rập và đã tìm mọi cách đưa những chữ số này vào Châu Âu. Trong 15 chương của công trình này đã giải thích cách đọc và cách viết các chữ số mới , các phương pháp tính toán các căn bậc hai và bậc ba, việc giải các phương trình bậc nhất, bậc hai bằng các quá trình đại số. Các nghiệm âm và ảo chưa được biết tới. Có đưa ra những ứng dụng trong việc trao đổi, góp vốn, giải các bài toán hợp thành và hình học đo lường. Công trình gồm cả một sưu tập lớn các bài tóan xem như kho tàng cho các tác giả về sau trong nhiều thế kỷ. Một bài toán đưa đến dãy Fibonacci nổ tiếng : 1, 1, 2, 3, 5,.., x, y, x+y,.., Vào năm 1225, Fibonacci đã viết " Liber quadratorum", một công trình xuất sắc và độc đáo về tính bất định khiến ông trở thành nhà toán học nổi tiếng trong lĩnh vực này cùng với Diophantus và Fermat.

Tài năng của Fibonacci đã được Hoàng đế Frederick II chú ý và đã được thỉnh về để dự một cuộc tranh tài về toán học. Ba bài toán được đặt ra bởi John ở Palermo. Bài toán đầu tiên là tìm một số hữu tỉ x sao cho x2+5 và x2-5 đều là số những số bình phương của các số hữu tỉ. Fibonacci đã giải và đưa ra đáp số đúng là 41/12.

Vào thế kỷ XIII cũng xuất hiện một toán học cùng thời với Fibonacci là Jordanus Nemorarius. Ông viết nhiều công trình về số học, đại số, hình học, thiên văn học và (có lẽ) cả về tĩnh học . Những công trình này có giá trị không cao. Tuy nhiên Nemorarius có lẽ là người đầu tiên đã sử dụng rộng rãi các chữ cái để biểu thị các số tổng quát. Đối với điều này, Fibonacci chỉ làm trong một điều cá biệt duy nhất.

Vào những năm đầu của thế kỷ thứ XIII đã mọc lên những trường đại học ở Paris, Oxford, Cambridge, Padua và Naples. Những trường đại học này sau này trở thành những nhân tố quan trọng cho sự phát triển toán học sau này, và có nhiều nhà toán học đã có liên hệ với một hoặc nhiều đại học trên.

(Nguồn - Internet)
 
Girard Desargues (1591 - 1661) - Ông tổ của Hình học xạ ảnh

Girard Desargues (1591 - 1661) - Ông tổ của Hình học xạ ảnh


Những gì biết về cuộc đời của Girard Desargues còn quá ít. Ông sinh ngày 21/2/1591 tại Lyon (Pháp) và mất vào tháng 9/1661 tại Lyon. Gia đình ông mấy đời giàu có và có những người làm Luật sư, Thẩm phán ở pháp viện tối cao ở Paris cũng như ở Lyon - thành phố trọng yếu thứ hai của Pháp.
Desargues có vài lần đến Paris trong nhiều ngày khi đi kiện để đòi lại một khoản nợ khổng lồ. Ngay cả khi không đòi được, gia đình ông vẫn sở hữu mấy căn nhà lớn ở Lyon, một trang viên gần thị trấn ở Vourles, một lâu đài nhỏ với những vườn nho tốt nhất bao quanh. Desargues thật sự có nhiều thuận lợi trong việc ăn học. Ông có thể mua bất kỳ cuốn sách nào ông muốn, và có thời gian, điều kiện để theo đuổi những gì ông thích: thiết kế cầu thang xoắn ốc một cách tỉ mỉ, khéo léo chế ra một dạng máy bơm mới… Với Desargues, niềm đam mê lớn nhất là Hình học. Ông là người đặt nền móng cho một môn Hình học mới mà nay gọi là "Hình Học Xạ Ảnh" hay "Hình học Hiện đại". Ông thực sự là một nhà toán học tài ba. Tuy nhiên, lối toán học của ông không hề dễ hiểu.
Khi ở Paris, Desargues tham gia nhóm toán học của Marin Mersenne (1588 - 1648). Nhóm này còn có Rene Descartes (1597 - 1650), Etienne Pascal (1588 - 1651) và Blaise Pascal (1623 - 1662) - con trai Etienne. Họ là những người ủng hộ cho công việc nghiên cứu của Desargues. Một số trong công trình nghiên cứu của Desargues về sau được Abraham Bosse (1602 - 1676) phát triển theo nhiều dạng. (Tương truyền, Abraham là một người thợ chạm, nhưng cũng có thể là một giáo viên dạy vẽ phối cảnh)

Desargues viết dựa trên các vấn đề thực tế như Nghệ thuật vẽ phối cảnh (1636), Chạm đá phục vụ cho xây nhà và đồng hồ mặt trời (1640). Tuy nhiên, bản viết của ông có nội dung dày đặc và mang tính lý thuyết đối với việc giải quyết những vấn đề có liên quan. Ông không dùng quá nhiều lời và không giải thích về cơ bản từng bước trong đề tài chủ yếu viết cho các thợ thủ công.
Tác phẩm quan trọng nhất của Desargues dẫn đến việc sáng tạo ra dạng hình học mới có tựa "Bản thảo sơ lược cho một tiểu luận gồm những kết quả về các mặt phẳng tiết diện của hình nón". Rất ít bản được in ở Paris năm 1639. Cho đến nay mới chỉ tìm lại được 1 bản vào năm 1951. Công việc của Desargues chỉ được biết thông qua bản thảo của Philippe de la Hire (1640 - 1718). Cuốn sách ngắn nhưng đầy chữ. Nó bắt đầu bằng những đường thẳng và những điểm thẳng hàng, xem xét mối quan hệ giữa 6 điểm, nghiên cứu một cách chặt chẽ về các trường hợp có liên quan đến khoảng cách vô hạn, và sau đó chuyển về các đường conic, chỉ ra rằng chúng có thể nghiên cứu trên những gì bất biến qua phép chiếu. Chúng ta nhận được một lý thuyết hợp nhất về các đường conic.

Mặc dù không trực tiếp tham khảo các định lý hay thuật ngữ của những nhà toán học Hy Lạp cổ đại, Desargues cũng nhận ra các vấn đề được đề cập trong công trình của các nhà hình học cổ (Apollonius, Pappus). Cách Desargues giải thích có khác, có thể do cách ông nhận ra vấn đề chịu ảnh hưởng sâu sắc của thực tế, đặc biệt là để nghiên cứu về nghệ thuật vẽ phối cảnh (một dạng của phép chiếu hình nón). Dường như từ nghiên cứu về nghệ thuật vẽ phối cảnh và các vấn đề có liên quan, ý tưởng mới của Desargues nảy sinh. Về sau, từ hình học họa pháp, một kỹ thuật có nhiều điểm giống với vẽ phối cảnh, Hình học xạ ảnh được xây dựng hoàn chỉnh bởi những học trò của Gaspard Monge (1746 - 1818).

Nói về Desargues, chúng ta không thể không nhắc đến định lý nổi tiếng: khi đường thẳng nối ba đỉnh tương ứng của hai tam giác đồng quy thì giao điểm của các cặp cạnh tương ứng thẳng hàng.

(Nguồn: Internet)
 
Mikhael Gromov, nhà toán học tiên tri

Mikhael Gromov, nhà toán học tiên tri.

Tôi không muốn sống tại Mỹ vì nơi đó người ta chỉ toàn thấy xe hơi. Có lẽ chính vì lý do này mà nhà toán học người Nga Mikhael Gromov đã cảm thấy hài lòng khi tới Pháp định cư.

“Hãy vào trang web cá nhân của ông ta, thay vào bức ảnh của mình, ông ta đã để một con khỉ và bạn cũng chẳng thấy nhiều khác biệt lắm đâu!” Alessandre Carbone, một nhà toán học trẻ đã làm việc bên cạnh Mikhael Gromov vài năm nay tại Viện nghiên cứu khoa học (IHES) vui nhộn nói (*). Thế nhưng bên trong cái vỏ bọc xấu xí này lại là một thiên tài toán học thực sự. Thiên tài, một từ mà Mikhael Gromov rất ghét bởi ông chẳng thích thú gì khi người ta nói về mình. Tuy vậy sẽ chẳng có từ nào xứng đáng hơn với người đàn ông nhã nhặn và kín đáo này. Người mà Marcel Berger, nguyên giám đốc IHES đã nhìn nhận là “có một tầm nhìn và một trực giác hình học cực kỳ sắc bén”. Có lẽ có một từ khác cũng hợp với ông: tiên tri. Bởi chỉ riêng các công trình có tính chất dự báo của ông đã xứng với hàng loạt giải thưởng lớn. Nói một cách đơn giản, Mikhael Gromov trước hết là một nhà hình học được trao cho thiên chức tư duy lại, theo phương pháp hình học và tổng quát một loạt vấn đề trong các lĩnh vực khá đa dạng khác nhau: đại số, xác suất, vật lý lý thuyết. v.v... chính ông đã chứng tỏ bằng việc sử dụng các cấu trúc mới rằng sự đóng góp của các không gian bất định vào các vấn đề truyền thống là nhiều như thế nào.

Trở lại quá khứ

Mikhael Gromov dường như cảm thấy hạnh phúc ở IHES, trong khung cảnh đầy sắc xanh của một tòa nhà sang trọng ở vùng trung tâm Paris-Iles de France, một địa điểm gần với ga đường sắt quanh đô (RER) Bures-sur-Yvette. Đây là một chi tiết có vẻ bình thường đối với ông người khác nhưng đối với ông lại cực kỳ quan trọng. đơn giản vì ông rất thích cuộc sống đô thị nhưng lại ghét ô tô. Có mong muốn gì hơn nữa đối với người đàn ông yêu thích tự do này bằng những cánh cửa rộng mở của cơ sở khoa học đầy uy tín, nơi ông luôn phải làm việc với cường độ cao nhưng hoàn toàn khác với những áp lực phù phiếm của thế giới bên ngoài. “Micha chẳng bao giờ phải đi tìm việc cả và ông hoàn toàn không chú ý gì tới những bó buộc của cuộc sống ở trường đại học”, Alessandre Carbone nhấn mạnh. Không bao giờ phải kiếm việc vì Mikhael Gromov đã biểu hiện từ rất sớm một tài năng mà tất cả các cánh cửa của các viện nghiên cứu hầu như đều tự động mở trước mặt ông, những nơi mà bao nhiêu người khác phải giành giật nhau để có thể bước vào.

Tuy nhiên, tất cả không phải đều màu hồng trong cuộc đời của nhà khoa học người Nga ra đời năm 1943 tại một chiến tuyến ở Boksitogorsk, khu vực phụ cận của Leningrad (hiện giờ là Saint-Pétersbuorg). Cha mẹ của ông – người cha là một nhà sinh học đã trở thành bác sĩ quân y và buộc phải gia nhập Hồng quân. Tuy nhiên, những kỷ niệm tồi tệ cũng qua đi trong tâm trí của: “Tôi đã sống một năm tại Tachkent, Ouzebekistan. Thật là thú vị khi được khám phá một nền văn hóa khác lúc đó. Ngược lại, tôi cực kỳ ghét tới trường: trong 19 năm học thì 10 năm vứt đi”. Nhưng chính người mẹ của ông đã đánh thức tài năng toán học của con mình. Khi ông 9 tuổi, mẹ đã tặng ông cuốn sách toán học đầu tiên: “Con số và hình ảnh” của Rademacher và Teplitz. Tuy nhiên, lúc đó chính môn hóa học mới là môn cuốn hút ông nhất. “Môn hóa làm tôi thích thú vì tôi có thể làm các thực nghiệm ở nhà”, ông nhớ lại. Nhưng những buổi học ngoại khóa đặc biệt mà ông theo học vào năm cuối của trung học đã khiến ông thay đổi ý định. Ông chuyển sang học toán nhiều hơn vì chỉ có môn học “nhẹ nhàng” này mà người ta có thể sử dụng bằng chính cái đầu của mình”.

Trên thực tế, rất ít khi ông muốn nhắc lại những năm tháng nặng nề của tuổi thơ ấu cứ như thể là cuộc sống của ông chỉ mới bắt đầu sau thời kỳ đó: “Chính từ đó mà tôi mới cảm thấy dễ chịu. Tôi có thể làm điều mình muốn, làm việc theo nhịp riêng của mình và cũng từ lúc đó tôi bắt đầu quan tâm tới những môn học khác ngoài toán”. Việc mở rộng ra các ngành khoa học đó thực ra là một trong những đặc tính của các nhà toán học Nga thời đó. Một đặc tính mà Gromov không hề thấy ở cả Mỹ hay Pháp.

Chẳng mấy chốc, Mikhael đã được mọi người biết đến. sau khi tốt nghiệp, ông trở thành trợ giảng ở trường đại học vào năm 1967. Tới năm 1970, ông được mời đi dự một hội nghị toán học quốc tế tổ chức tại Nice (Pháp). Dù không thể đi ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị, thông qua một đồng nghiệp người Anh. Năm sau đó, ở tuổi 28, ông được nhận giải thưởng của Hội toán học Matxcơva. Ông bắt đầu nổi tiếng. Cương vị trợ giảng ở đại học giúp ông có thể đi ra nước ngoài. Đây là vị trí dành cho những người mong muốn đi giảng dạy toán học ở những nước đang phát triển, bạn của Liên Xô. Ông đã chọn Sudan: nhờ vậy ông được học các khóa tiếng Anh tuyệt vời do trường đại học đài thọ chi phí. Nhưng không may, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Sudan. Thế là một lần nữa ông không thể đi ra nước ngoài. Năm 1972, ông đột ngột rời công việc ở trường đại học. Đầu tiên, ông tìm đến làm việc tại một viện nghiên cứu khí tượng trong vòng một năm. Tiếp đến, ông làm việc trong một cơ sơ nghiên cứu chuyên về sản xuất bột giấy. rồi ông sang Mỹ khi có một lời mời làm giáo sư đại học New York, lúc ông ở Roma.

Cuộc sống mới

Thế giới mới đồng nghĩa với các trách nhiệm mới. lần đầu tiên trong đời của mình, ông thực sự dạy học. cho đến nay, ông vẫn không cho rằng các bài học đầu tiên mà ông dạy đã đem lại những kỷ niệm tốt cho sinh viên của mình. Lúc còn ở Liên Xô, ông là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi nhưng ngay ngày hôm sau khi tới Mỹ, ông đã trở thành một giáo sư: “Trong vòng có một tháng, tôi đã già đi – về mặt nghề nghiệp mà nói khoảng 10 năm”, ông vui nhộn nhớ lại.

Nói một cách khác, những trách nhiệm mới đã thực sự ngang tầm tới tài năng của ông. 31 tuổi, nghiệp toán của ông đã bắt đầu đi vào quĩ đạo.
Từ năm 1981 tới nay, ông tiếp tục gặt hái các giải thưởng quốc tế. Mới đây nhất là giải thưởng Kyoto về khoa học cơ bản của quĩ Inamori mà ông nhận vào năm 2002. Tuy nhiên, ông đã rời Mỹ để tới Pháp, chính xác là vào năm 1981. Tại sao lại ra đi? Mọi việc đơn giản tựa như nó phải thế. “Tôi bắt đầu dạy khoảng 3-4 tháng mỗi năm tại Đại học Paris VI, sau đó người ta mời tôi làm việc tại IHES và thực sự tôi đã muốn ở lại”. Trong sâu thẳm của mình, ông chẳng thích thú gì với cuộc sống Mỹ tại “sa mạc” Lang Island. Ông luôn nhớ tới những hình ảnh nhộn nhịp của các thành phố Châu Âu như Paris hay Saint-Pertersbourg. Ở Mỹ, theo ông người ta mất rất nhiều thời gian: luôn phải sử dụng ô tô riêng vì các phương tiện giao thông công cộng rất ít. Người ta có thể nghĩ ngợi trong tàu hỏa nhưng không phải trên ô tô, ít nhất là như vậy...

Ngẫm nghĩ, ngẫm nghĩ và không ngừng ngẫm nghĩ, ở bất kỳ thời điểm nào, ngày cũng như đêm để đương đầu với các thách thức. Để thuận tiện cho công việc của mình, ông không dùng sổ ghi chép mà sử dụng một chiếc máy tính nhỏ. Cũng có lúc trong đầu hiện lên những kết luận mà ông cho rằng hợp lý thì cách duy nhất ông nghĩ tới là cô thư ký Helga Dermois. Cô này nhận xét: ông là người suy nghĩ rất nhanh, rất nhiều và luôn có các ý tưởng không ngừng. các bài báo ông nghĩ ra rất dài và chứa đầy các ví dụ cụ thể. Ngay khi đọc cho chúng tôi 1 văn bản nào đó, ông không mất quá nhiều thời gian để đọc lại mà thường quay sang một vấn đề khác. Ở tuổi 59, không hiểu tại sao mà ông lại luôn có những ý nghĩ sáng tạo như vậy? Có phải những nhà toán học luôn hiệu quả thời còn trẻ? “Đối với người khác thì có thể vậy nhưng Gromov thì không. Ông vẫn tiếp tục làm một cách say mê. Ông là một người cực kỳ đòi hỏi. Tôi đã cùng ông soạn những bài viết và đó là một công việc nặng nhọc nhưng rất hấp dẫn”, Alessandre Carbone kể lại. Để bỏ được thói quen hút thuốc, ông đã phải theo một chế độ đặc biệt trong 5 năm. Điều ông buồn nhất là khả năng suy nghĩ bị tụt giảm. Để khỏi buồn chán, ông đã học tiếng Ý trong vòng vài tháng. Nhưng cá tính của ông là vậy, không dừng lại ở đó. “Lúc đó chúng tôi đã buộc một sợi dây vào hai gốc cây và ông đã chỉ cho chúng tôi cách đi trên dây là như thế nào. Khác với phần lớn các nhà toán học khác, Gromov là một người rất thích thể thao”, Carbone nói. Marcel Berger còn khẳng định ông đã một lần chứng kiến Gromov nhảy một phát từ sân ga vào trong tàu hỏa qua một ... cửa sổ. Gromov nghĩ rằng mình sẽ đạt đỉnh cao trí tuệ vào tuổi 40. Nhưng kể từ khi ông bắt đầu hút thuốc trở lại thì những suy nghĩ của ông lại tiếp tục tuôn trào.
Năm 1997, trong các buổi thảo luận Bures về việc hình thành các môtíp, ông mời một số khách trong đó có cả các nhà sinh học làm việc trên lĩnh vực phân chia tế bào. Từ đó, ông dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu các công trình sinh học phân tử. Một phương pháp ứng dụng liên ngành mới hiếm thấy đối với các nhà toán học Nga.

HOÀNG AN dịch từ La Recherche (Tạp chí Tia sáng số 10, tháng 10.2004)
Nguồn: Internet
 
Tiểu sử nhà toán học Cantor

Tiểu sử nhà toán học Cantor

Bố của Georg Cantor, là ông Georg Waldemar Cantor, một nhà buôn thành đạt làm việc tại một đại lý lớn tại St Petersburg, và sau đó làm người môi giới ở Chợ Chứng Khoán St Petersburg. Georg Waldemar Cantor sinh ra tại Đan Mạch, là một người có lòng say mê với văn hóa và nghệ thuật. Mẹ của Georg, bà Maria Anna Böhm sinh ra ở Nga,rất có năng khiếu về âm nhạc. Và dĩ nhiên, Georg có được gen năng khiếu âm nhạc và hội họa từ ba mẹ mình, nổi bật là một tay dương cầm điêu luyện. Georg trở thành một người theo đạo Tin Lành, đó là tôn giáo của cha ông, trong khi mẹ của ông lại là một người theo đạo Kito hữu.

Sau khi được dạy dỗ ở nhà nhờ một gia sư, Cantor theo học tiểu học ở thành phố St Petersburg và năm 1856, khi ông lên 11 tuổi, gia đình ông chuyển sang Đức. Cantor:
"...nghĩ lại lúc còn học ở Nga, với nỗi nhớ da diết và không hề vơi đi khi ông sống ở Đức, mặc dầu ông đã sống ở đây đến hết cuộc đời của mình, song dường như ông chưa bao giờ viết tiếng Nga, ngôn ngữ mà ông nên biết"

Bố của Cantor có sức khỏe không tốt, nên đã chuyển tới sống ở Đức, để tìm một vùng khí hậu ấm áp , thay thế cho cái lạnh giá của thành phố St Petersburg. Ban đầu, họ sống ở Wiesbaden, nơi mà Cantor theo học lớp Gymnasium, và sau đó chuyển đến Frankfurt. Cantor học tại Realschule ở Darmstadt nơi mà ông sống giống như một học sinh nội trú. Ông tốt nghiệp năm 1860 cùng với một bảng điểm xuất sắc. Sau đó, ông theo học tại Höhere Gewerbeschule ở Darmstadt ông vào trường Polytechnic của Zurich năm 1862. Lý do mà bố của ông muốn gửi ông đến học ở Höheren Gewerbeschule đó là vì ông muốn Cantor trở thành :

"... một ngôi sao sáng trên bầu trời khoa học kĩ thuật."

Tuy nhiên, năm 1862 Cantor đã xin phép ý kiến của cha mình, để theo học ngành toán tại Đại học, và ông đã rất vui mừng khi được sự cho phép của ba mình. Quá trình học tập của ông tại Zurich bị gián đoạn do cha ông qua đời, tháng 6 năm 1863. Cantor chuyển đến trường đại học Berlin, nơi ông trở thành bạn của Herman Schwarz, một người học sau ông một khóa. Cantor nghe các bài giảng của Weierstrass, Kummer và Kronecker. Ông theo khóa học mùa hè của năm 1866 tại trường đại học Göttingen, và trở lại Berlin để hoàn thành luận án tốt nghiệp về lý thuyết số De aequationibus secundi gradus indeterminatis năm 1867.

Trong thời gian ở Berlin, Cantor có mối liên hệ lớn với viện toán, và trở thành người đứng đầu của viện này những năm 1864 - 65. Ông cũng là một thành viên của nhóm các nhà toán học trẻ, họ có các cuộc bàn luận định kì hàng tuần tại nhà. Sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 1867, Cantor dậy học tại một trường nữ sinh ở Berlin. Sau đó, năm 1868, ông tham gia hội thảo Schellbach Seminar dành cho giáo viên dậy toán. Trong suốt thời gian này, ông đã làm việc bảo về luận án habilitation của ông.

Tại Halle, hướng nghiên cứu của Cantor chuyển từ lý thuyết số sang tích phân. Để thỏa mãn Heine, một trong những học viên của ông tại Halle, người thách thức Cantor chứng minh phần mở rộng lạ đời đại diện cho một hàm số, như chuỗi lượng giác. Đó là một vấn đề khó đã từng được nhiều nhà toán học quan tâm, nhưng chưa có lời giải thành công, bao gồm cả bản thân Heine, hay Dirichlet, Lipschitz và Riemann. Cantor đã tìm ra đáp án cho vấn đề hóc búa trên vào tháng 4 năm 1870. Ông công bố bài báo ở những năm 1870 và 1872, với nội dung chính là chuỗi lượng giác và chúng được chỉ ra một cách nhuần nhuyễn trong quá trình giảng dậy của Weierstrass.

Cantor nhờ đó trở thành giáo sư đặc biệt của Halle năm 1872, và trong năm này, ông bắt đầu có mối quan hệ với Dedekind, người ông đã từng gặp trong kì nghỉ ở Thụy Sĩ. Cantor công bố một bài báo về chuỗi lượng giác năm 1872, trong đó ông định nghĩa số vô tỉ trong giới hạn của những hàm số hội tự của số hữu tỉ. Dedekind cũng đưa ra định nghĩa về số thực bởi cũng vào năm 1872 sau khi đọc bài báo tham khảo của Cantor gửi cho ông.

Năm 1873 Cantor chững minh rằng số hữu tỷ có thể đếm được, ví dụ như chúng có thể được đặt dưới dạng 1-1 tương ứng với những số tự nhiên. Ông cũng chỉ ra rằng các số đại số ( algebraic numbers), ví dụ như số nghiệm của các phương trình bậc cao với hệ số nguyên, là điếm được. Hơn nữa, những cố gắng của ông để giải quyết việc " phải chăng việc chứng minh các số thực là điếm được là khó hơn ".

Tháng 12 năm 1873, ông chứng minh được rằng các số thực là không có đếm được, và ông đã công bố kết quả này vào năm 1874. Ý tưởng chứng minh đã được bật ra từ những bài báo trước, và ông đã làm việc một cách ngấm ngầm, để làm sáng tổ điều này.

Một số siêu việt là một số vô tỷ cái không là một nghiêm của bất kì phương trình bậc cao với hệ số nguyên nào. Năm 1851, Liouville đã chứng minh 1851 sự tồn tại của số siêu việt, 20 năm sau, năm 1874, Cantor chỉ ra một điều chắc chắn rằng " gần như tất cả" các số là số siêu việt bằng cách chứng minh rằng số thực là không đếm được trong khi ông đã chứng minh được rằng các số đại số là đếm được.

Cantor vội cả trao đổi với Dedekind. Câu hỏi tiếp theo ông tự hỏi chính mình, tháng 1 năm 1874, phải chăng bình phương đơn vị có thể phác họa trên một đường của chiều dài đơn vị với một sự tương xứng 1-1 của các điểm lẫn nhau. Trong một lá thư gửi cho Dedekind ngày mùng 5 tháng 1 năm 1874, ông đã viết:

Phải chăng một bề mặt (như một mặt vuông bao gồm cả biên) là duy nhất chuyển thành một đường ( như một đoạn thẳng bao gồm các điểm mút) ở đó với mỗi điểm trên mặt đều tương ứng với một điểm trên đương thẳng, và ngược lại, với mỗi
điểm thuộc đường thẳng, sẽ có một điểm tương ứng trên bề mặt ? Tôi nghĩ rằng việc trả lời cho câu hỏi này là một việc không đơn giản, mặc dầu thực tế câu trả lời dường như rất rõ ràng là "không" và việc chứng minh là không cần thiết.
Năm 1874 là một năm rất quan trọng trong cuộc đờ của Cantor. Ông hứa hôn với Vally Guttmann, một người bạn của chị gái ông, vào mùa xuân của năm đó. Họ lấy nhau vào ngày mùng 9 tháng 8 năm 1974, và dành tuần trăng mật ở Interlaken, Thụy Sĩ, nơi Cantor đã dùng phần lớn thời gian để trao đổi về toán học với Dedekind.

Cantor tiếp tục trả lời Dedekind, trao đổi ý tưởng cũng như m xét các ý kiến của Dedekind, và ông đã viết cho Dedekind trong năm 1877, bước chứng minh rằng có một sự tương ứng 1-1 của các điểm trong khoảng [0,1] và các điểm trong không gian p - chiều. Cantor đã rất ngạc nghiên trong bước khám phá của ông, và viết:
Tôi thấy điều đó, nhưng tôi không tin được nó.

Tất nhiên, điều là mối liên hệ giữa hình học và khái niệm chiều của một không gian. Một bài tiểu luận chính về chiều, cái Cantor gửi tới tạp chí Crelle năm 1877 đã được xem xét với thái độ nghi ngờ của Kronecker và chỉ được công bố sau khi có sự can thiệp của Dedekind. Cantor rất uẫn ực về sự đối lập của Kronecker với công việc của mình, và kể từ đó, ông không gửi một bài luận nào cho Tạp chí Crelle nữa.

Bài báo về chiều cái xuất hiện trong tạp chí Crelle năm 1878 làm cho những
khái niệm của tương xứng 1-1 được chính xác. Bài luận miêu tả tập hợp các số không đếm được, như các số tương ứng 1-1 với các số tự nhiên.Nghiên cứu về
các tập hợp của cùng số mũ. Cantor cũng miêu tả khai niệm của chiều và nhấn mạnh thực tế rằng câu trả lời của ông ở giữa khoảng [0,1] và bình phương đơn vị không phải là một giản đồ nối tiếp.

Giữa nhưng năm 1879 và 1884, Cantor công bố một tập hợp gồm 6 bài luận trong Mathematische Annalen để đưa ra một hướng dẫn cơ bản về lý thuyết tập hợp. Hơn nữa, có một số các vấn đề trong những năm ông cho là khó. Mặc dầu ông đã được lên chức Giáo sư chính thức năm 1879, Cantor đã từng hy vọng cho một ghế tại một trường đại học có uy tín hơn. Sự đối lập lâu dài giữa Cantor và Schwarz chấm dứt vào năm 1880, khi ý tưởng của Cantor ngày càng phát triển trong khi Schwarz không còn theo kịp hướng đi của ông. Sao đó vào tháng 10 năm 1881, Heine qua đời và cần một sự thay thế chiếc ghế của ông tại Halle.

Cantor rút ra danh sách gồm 3 người có thể thể chiếc ghế của Heine, và danh sách này được tán thành. Trong sanh sách đó, Dedekind đứng ở vị trí đầu, tiếp theo là Heinrich Weber và cuối là finally Mertens. Nhưng cả 3 người trong họ dần dần mở đi trong con đường toán học, và một danh sách mới lại được chọn ra, trong đó có Wangerin, là điểm nhắm chính, tuy nhiên ông này không có mấy thân thiện với Cantor. Quan hệ thư từ lâu dài giữa Cantor và Dedekind chấm dứt vào năm 1882.

Vào gần thời gian đó, Cantor bắt đầu có một mối quan hệ khác khá quan trọng với Mittag-Leffler. Ngay đó Cantor công bố trên tạp chí của Mittag-Leffler Acta Mathematica, và tất nhiên chuối 6 bài luận của ông ở vẫn tiếp tục xuất hiện trên tạp chí Mathematische Annalen . Trong bài luận thứ 5, Grundlagen einer allgemeinen Mannigfaltigkeitslehre được công bố dưới dạng 1 chuyện khảo riêng và đặc biệt quan trọng bởi một vài lý do. Trước hết Cantor nhận ra rằng lý thuyết tập hợp của ông không được như ông đã mong đợi và Grundlagen nhận được một số những lời bình. Thứ hai: Bước thành công chính của Grundlagen là sự giới thiệu về số transfinite, như sự độc lập và là hệ thống nối tiếp của số tự nhiên.

Cantor kết luận một cách rõ ràng trong bài luận rằng ông hiểu sức mạnh của sự đối lập với ý tưởng của ông.

"...Tôi hiểu rằng trong công việc này, tôi đặt bản thân mình ở trong một phía đối lập hoàn toàn với quan điểm rộng dãi về toán vô hạn của nhiều người và đưa ra chính kiến thường xuyên để bảo vệ trên vấn đề số tự nhiên"

Cuối tháng 5 năm 1884 Cantor đã tỏ dấu hiệu chán nản đầu tiên. Ông đã che đậy sau một vài tuần xong giờ đây dường như sự tự tin của ông đã giảm. Ông viết cho Mittag-Leffler cuối tháng sáu rằng:

"Tôi không biết khi nào tôi sẽ quay lại công việc nghiên cứu . Trong thời điểm này tôi chẳng làm được gì với nó, và giới hạn mình bằng các bài giảng cần thiết nhất: niềm vui tôi sẽ có là động lực để tôi tiếp tục nghiên cứu, và chỉ khi tôi có một tinh thần thỏa mái hơn. "
C
ó lúc người ta nghĩ rằng, sự chán nán của ông là bởi sự lo lắng về mặt toán học, và cụ thể là kết quả khó khăn trong mối quan hệ của ông với Kronecker.
Nó cũng là lý do ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh của ông không được tốt những năm 1884.Và Cantor cảm thấy lo lắng rằng ông có thể không chứng minh được giả thuyết continuum, tên gọi theo thứ tự của vô hạn của số thực , cái tiếp theo số tự nhiên. Trong thực tế, ông nghĩ rằng chứng minh của mình là sai, ngày sau đó ông tìm ra lỗi sai của mình.

Mặt khác cũng không được thuận lợi cho Cantor, năm 1885 Mittag-Leffler thuyết phục Cantor hủy bỏ một trong những bài báo từ Acta Mathematica khi nó đã đạt đến được kết quả chứng minh bởi vì ông nghĩ rằng nó"...sớm hơn 100 năm". Cantor nói đùa về điều đó, nhưng cũng cảm thấy đau trong lòng:
Có phải Mittag-Leffler đã có ý của ông ấy, tôi sẽ phải đợi đến năm 1984, điều này đối với tôi dường như là một đòi hòi quá lớn....nhưng tất nhiên tôi chưa bao giờ muốn biết mọi thứ về Acta Mathematica.

Mittag-Leffler có ý định tốt nhưng nó chỉ ra sự thiếu tôn trọng đối với công việc quan trọng của Cantor. Quá trình trao đổi thư từ giữa Mittag-Leffler và Cantor dừng trong một thời gian ngắn sau sự kiện này và làm xóa đi những ý tưởng mới, cái dẫn đến việc Cantor mở rộng lý thuyết tập hợp trên 12 năm dường như gần chấm dứt.
Năm 1886, Cantor mua một căn nhà đẹp ở Händelstrasse, một con đường mang tên nhà soạn nhạc người Đức, Handek. Trước khi kết thúc của năm mà một người con trai ông ra đời, gia đình ông "hoàn thành kế hoạch" với 6 đứa trẻ. ong quay trở lại để mở rộng lý thuyết tập hợp với 2 hướng đi mới, hướng đầu tiên miêu tả bằng khia cạnh triết học của lý thuyết của ông với nhiều nhà triết học, được ông chỉ giới thiệu tên trong những bức thư năm 1888, và hướng thứ hai được mở ra sau cái chết của Clebsch, với việc tìm ra Deutsche Mathematiker-Vereinigung, cái ông hoàn thành vào năm 1890. Cantor được ngồi lên ghế đầu trong hội nghị Association ở Halle tháng 9 năm 1891, và măc dầu cay cú hơn với người đồi lập ông, Kronecker, Cantor vẫn mời Kronecker đến tham dự hội nghị này.

Kronecker không bao giờ đến hội nghị, mặc dầu kể từ khi vợ ông bị thương nặng trong một tại nạn leo núi vào cuối mùa hè và qua đời một thời gian ngắn sau đó. Cantor đã được chọn làm người đứng đầu của Deutsche Mathematiker-Vereinigung tại hội nghị thứ nhất và giữ chức vụ này đến năm 1893. Ông giúp cho việc tổ chức hội nghị Association diễn ra ở Munich vào tháng 9 năm 1893, nhưng ông đã bị ốm lại và không thể tham dự hội nghị này.

Cantor công bố bài luận khá lạ vào năm 1984, cái liệt kê con đường rằng tất cả các số chẵn tới 1000 có thể viết thành tổng của hai số nguyên tố. Kể từ một sự thẩm tra về giả thiết Goldbach, với các số chẵn tới 10000 được hoàn thành 40 năm sau đó, và bài luận được nhắc đến nhiều, về bước suy nghĩ của Cantor, hơn là giải thuyết Goldbach.

Những bài luận chính về lý thuyết tập hợp được đưa ra vào năm 1895 và 1897, lần nữa trong Mathematische Annalen, trưởng ban biên tập là Klien, và là những sự quan sát tốt về số học siêu hạn. Đúng hơn là một khe hở lớn giữa 2 bài luận được chỉ ra bằng việc Cantor đã hoàn thành phần thứ 2, 6 tháng sau khi phần 1 được công bố, ông hy vọng việc chứng minh về giả thuyết continuum trong phần này. Tuy nhiên việc chứng minh này đã không thành, nhưng phần 2 lại miêu tả rất tốt lý thuyết của ông về tập hợp và số thứ tự ( ordinal numbers).
Trong năm 1897, Cantor tham dự Hội nghị toán học quốc tế đầu tiên tại Zurich. Trong bài luận tại hội nghị:
... Hurwitz biểu lộ sự cảm phục lớn đôí với Cantor và tuyên bố ông ta là người đã làm phong phú thêm lý thuyết hàm ( theory of functions). Jacques Hadamard cùng bày tỏ quan điểm của mình rằng nhờ có Cantor mà những khái niệm về lý thuyết tập hợp được xây dựng và là công cụ tối cần thiết.

Trong hội nghị này, Cantor đã gặp Dekekind và họ đã nối lại tình bạn hữu. Và cũng thời gian này, Cantor đã khám phá ra những nghịch lý đầu tiên trong lý thuyết tập hợp. Những khám phá này được ông tìm ra trong khi ông làm việc với những bài luận điều tra, từ năm 1895 đến năm 1897 của mình. Ông đã viết cho Hilbert năm 1896 để giải thích các nghịch lý này. Barali-Forti cũng khám phá ra nghịc lý một cách độc lập và công bố nó vằo năm 1897. Cantor bắt đầu trao đổi thư với Dedekind để có gắng hiểu làm sao để giải những vấn đề đó nhưng những sự suy nhược thần kinh để ngăn cản ông trong việc trao đổi thư năm 1899.

Mỗi khi Cantor bị chán nản, ông lại tạm dừng các vấn đề của toán học và chuyển sang vấn đề triết học. Bài văn mà ông thích thú nhất là bài văn nêu ra việc tin tưởng Francis Bacon đã viết những tác phẩm kịch của Shakespeare. Ví dụ trong trận ốm năm 1884, ông đã yêu cầu việc được giảng các bài triết thay cho toán học, và ông bắt đầu tập trung nghiên cứu về các bài văn thời Elizabeth I, để cố gắng chứng minh thuyết Bacon-Shakespeare. Ông phát hành cuốn sách mỏng về câu hỏi văn học năm 1896 và 1897. Ông càng căng thẳng hơn sau cái chết của mẹ ông tháng 10 năm 1896 và cái chết của em trai ông năm 1899.

Tháng 10 năm 1899, Cantor xin nghỉ dậy, và được chấp thuận để nghỉ học kì đông 1899-1900. Sau đó vào ngày 16 tháng 12 năm 1899, em trai út của Cantor qua đời. Từ thời gian này, cho tới cuối đời của ông, ông lại phải đấu tranh với căn bệnh suy nhược thần kinh. Ông tiếp tục giảng dậy, nhưng cũng nghỉ một vài kì đông, những năm 1902-03, 1904-05,v à 1907-08. Ông cũng dành thời gian cho việc chữa bệnh, từ năm 1899. Ông vẫn tiếp tục công việc công bố thuyết Bacon-Shakespeare và tất nhiên không chấm dứt hoàn toàn việc nghiên cứu toán. Ông giảng về các nghịch lý của lý thuyết tập hợp tại hội nghị Deutsche Mathematiker-Vereinigung tháng 9 năm 1903 và tham dự hội nghị toán quốc tế tại Heidelberg tháng 8 năm 1904.

Năm 1905, Cantor viết một bài về tôn giáo sau khi ông trở về nhà từ bệnh viện. Ông cũng trao đổi thư với Jourdain về lịch sử của lý thuyết tập hợp và vùng tôn giáo của ông.

Tại lễ kỉ niệm 500 thành lập trường đại học St Andrews ở Scotland năm 1911, ông hy vọng được gặp Russell, người vừa mới công bố cuốn sách Principia Mathematica. Nhưng sức khỏe và tin con trai ông bị ốm làm ông phải trở về Đức ngay, khi chưa kịp gặp Russell. Năm sau đó, Cantor được nhân bằng xuất sắc về tiến sĩ luật bởi trường St Andrews, nhưng ông quá ôm để đến nhận bằng này.

Cantor nghỉ hưu năm 1913 và chỉ được ăn một lượng thức ăn nhỏ bởi vì điều kiện khó khăn của nước Đức thời đó. Một sự kiện chính, đó là mừng thọ 70 của Cantor tại Halle năm 1915 đã bị hoãn vì chiến tranh, nhưng vẫn có một bữa tiệc nhỏ tại nhà. Tháng 6 năm 1917, ông phải nhập viện để chữa trị căn bệnh của mình, và viết cho vợ mình yêu cầu cho ông được về nhà. Ông qua đời vì một trận đau tim.

Hilbert cảm phục về những công trình nghiên cứu của Cantor cho toán học, và ông viết về Cantor ...
"......the finest product of mathematical genius and one of the supreme achievements of purely intellectual human activity"

(Nguồn: Internet)
 
Andrei Kolmogorov (1903 - 1979), nhà bác học lớn của đất nước Xô Viết.

Andrei Kolmogorov (1903 - 1979), nhà bác học lớn của đất nước Xô Viết.

Andrei Nikolaevich ra đời ngày 25 tháng 4 năm 1903 tại Tambov nằm cách Matxcơva 500 km. Mẹ ông đã trút hơi thở cuối cùng ngay khi sinh ông ra, và cha ông, một nhà thống kê nông học, người đã trở thành Bộ trưởng Nông nghiệp Liên Xô sau Cách mạng tháng 10 cũng qua đời, năm 1979. Mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc mới 16 tuổi, ông may mắn được hai người cô đảm đang tạo cơ hội cho đi học. Chàng trai trẻ Kolmogorov bị hấp dẫn bởi môn lịch sử. Ngay năm sau đó, ông đã theo học ngành này tại Đại học Matxcơva nhưng đồng thời, ông cũng ghi danh theo các khóa học về toán học và luyện kim ở Học viện Công nghệ Mendeleev. Từ rất trẻ, Kolmogorov đã mang trong mình tài năng toán học kiệt xuất. Theo các khóa học của Nikolai Nikolaevich Lusin, ông làm quen với các lý thuyết về đo đạc và tích phân. Điều này đã dẫn ông quan tâm, vào năm 1924 tới lĩnh vực xác suất, lĩnh vực khiến ông nổi tiếng sau này. Vào năm 1929, Kolmogorov được công nhận là nhà nghiên cứu của Học viện Toán và Kỹ thuật Matxcơva nhờ sự hướng dẫn của người bạn thân Aleksandrov, một nhà khoa học có thế lực thời đó.

Vào đầu những năm 30, một trận chiến kịch liệt diễn ra đã phân chia Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô thành những nhóm đối lập nhau. Nhóm thứ nhất gồm các nhà nghiên cứu trẻ có vị trí trong đảng nhưng lại không có tài năng thực sự. Nhóm thứ hai là những người xuất sắc trong đó có Kolmogorov và Aleksandrov; và cuối cùng là nhóm các viện sĩ già không muốn rời bỏ chiếc ghế của mình, trong đó có cả Lusin. Năm 1936, Ernst Kolman, “lính xung kích” của nhóm thứ nhất tố cáo Lusin như kẻ thù của dân tộc khiến ông này có nguy cơ phải vào tù. Stalin đã giải quyết vụ này một cách khôn khéo: giữ Lusin lại Viện hàn lâm nhưng tìm cách giảm quyền lực của ông để nhấc Kolmogorov cùng Aleksandrov lên nắm quyền lãnh đạo Viện hàn lâm. Để thực sự trao vòng nguyệt quế cho cặp bài trùng này, Stalin thu xếp để các nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất đất nước được làm việc dưới sự điều khiển của hai người. Họ không chỉ được tạo điều kiện về vật chất mà còn cả những điều kiện làm việc thuận tiện. Ngay trong điều kiện khó khăn, Kolmogorov vẫn được quyền tra cứu các tài liệu khoa học quốc tế. Thậm chí ông còn được duy trì mối liên lạc với nhà toán học người Pháp Maurice Fréchet.

Cũng trong những năm 30 thì có hai trường phái toán học đối lập với nhau tại Liên Xô. Đó là trường phái Saint-Petersboug với hướng đi của Chebyshev và học trò của ông là Markov về ứng dụng xác suất vào kỹ thuật. Trường phái kia gồm những người xung quanh Lusin lại đi theo trường phái Pháp của Emile Borel và Henri Lebesgue. Kolmogorov cho rằng cả hai trường phái đều có thể bổ khuyết cho nhau. Năm 1930, Kolmogorov có một chuyến công cán quan trọng ở Châu Âu và tới Gottingen, nơi nhà toán học Đức David Hilbert thành lập một trường toán học. Trước đó, năm 1900, Hilbert đã đưa ra một tiên đề trong cuốn “Grundlagen der Geometrie” (Các nền tảng của hình học). Trở lại Liên Xô, Kolmogorov xuất bản vào năm 1933 bằng tiếng Đức cuốn “Grundbegrife der Wahrscheinlichkeitsrechnung” (Các nền tảng của phép tính xác suất). Việc tạo logic cho phép tính logic khiến ông nổi tiếng. Vả lại, môn học này đang gặp thời và lúc đó người ta không dám nghi ngờ gì về tính chính xác của nó. Đúng hay sai thì xác suất vẫn được coi có giá trị “ứng dụng” nhất trong số các môn toán. Thời kỳ 1930-1950 được coi là thời kỳ hoàng kim của những lý thuyết này ở Liên Xô trong khi chỉ được coi là các thuật toán chưa đầy đủ ở Pháp (một xu hướng sau được khẳng định thêm bởi nhóm toán học Buorbaki).

Kolmogorov trở thành nhà toán học lớn của đất nước. Bắt đầu từ năm 1935, ông cộng tác với các nhà khoa học khác để chuẩn bị soạn thảo cuốn Đại Bách khoa toàn thư Xô Viết nhằm đưa ra các ý tưởng của quan niệm triết học mới, kiểu như Diderot và D’Alembert đã làm ở Thế kỷ Ánh sáng. Ông được giao viết các mục lớn của phần “Toán học” vào năm 1938, bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Xô Viết năm 1939 và nhận giải thưởng Stalin vào năm 1941.

Kolmogorov ứng dụng các công trình về xác suất của mình vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là vào di truyền học, điều khiển học và chuyển động không đều. Ông luôn vẫn tìm cách để bảo vệ sự thật của khoa học khi cần thiết. Nhà sinh vật học và nông học Trofime Denisovitch Lyssenko muốn chứng tỏ ảnh hưởng của môi trường tới vật chất di truyền để tiến theo hướng của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng năm 1940, Kolmogorov đăng một bài viết chỉ trích cách giải thích của một học trò của Lyssenco. Dựa vào các phương pháp thống kê, ông chứng tỏ rằng các thí nghiệm trên đi ngược với các định luật của Mendel, người đã từng khẳng định tính bất biến của vật chất di truyền. Tám năm sau, vào năm 1948, Lyssenco được Stalin ủng hộ đã chống lại các nhà di truyền học theo chủ nghĩa Mendel. Lo sợ số phận của mình sẽ như những người trên, Kolmogorov rút lui bằng cách tự loại bỏ bài viết tranh luận ra khỏi danh sách các công bố của mình.

Tên của ông tỏa sáng trong lịch sử toán học còn nhờ các công trình trong một lĩnh vực khác: chuyển động không đều trong thủy động lực. Rồi ông đặt hòn đá tảng cho môn điều khiển học của phương Tây bằng việc đưa vào và giới thiệu tại Liên Xô. Trong những năm cuối đời, Kolmogorov dồn sức lực vào việc cải tổ lại các chương trình dạy toán phổ thông. Không một chút hiềm khích, ông đưa lý thuyết của Bourbaki vào Liên Xô. Sau vài thập kỷ đóng góp sức lực vào những việc cao cả, ông mắc bệnh Parkinson và từ giã cõi đời vào năm 1987. Đem lại vinh quang cho tổ quốc và đứng trong hàng các nhà toán học lớn nhất thế giới, Kolmogorov cuối cùng được coi là một thiên tài biết sống và tồn tại dưới một thời khó khăn của đất nước Xô Viết.

ANH TRÍ dịch từ La Recherche (Tạp chí Tia sáng số 18, tháng 10.2004)
Nguồn: Internet
 
Seigei A. Lebedev, cha đẻ máy tính của Liên Xô

Seigei A. Lebedev, cha đẻ máy tính của Liên Xô.

Ngay tại đất nước Ucraina đổ nát sau chiến tranh vào những năm 1930, chiếc máy tính đầu tiên của nước Nga Xô Viết đã ra đời với cái tên Mailaia elektronnaia schetnaia machina. Cha đẻ của nó chính là kỹ sư điện tử Seigei Alexeievitch Lebedev, người anh hùng lao động của đất nước rộng lớn này.

showimg.php

Seigei Alexeievitch Lebedev là một trong những người anh hùng trong bóng tối của ngành tin học mà người ta sẽ phải ngả mũ đón chào, bên cạnh những tên tuổi lớn khác như Charles Babbage, John von Neumann Alan Turing. Vai trò tiên phong nhưng ít được biết tới của kỹ sư người Nga này giờ đã được công nhận. Ông đã làm ra được chiếc máy tính kỹ thuật số, chạy điện, được lập trình đầu tiên tại Châu Âu trong điều kiện bị cô lập ở Ucraina và làm việc với những điều kiện hết sức thảm hại. Đây có thể được coi là cuộc phiêu lưu lãng mạn nhất của công nghệ.

Ấp ủ giấc mơ

Cách 400 cây số về phía đông của Moskva là thành phố Nijni-Novgorod (được đặt lại tên là Gorki trong khoảng thời gian 1932-1990), hiện là thành phố lớn thứ ba của nước Nga với gần 2 triệu dân. Chính nơi đó Seigei Alexeievitch Lebedev đã được khai sinh ra vào ngày 2.10.1902 trong một gia đình nhà giáo. Người ta biết rất ít về thời thơ ấu của ông. Lebedev đã theo học tại trường Đại học kỹ thuật Moskva và tốt nghiệp năm 1928 với chuyên môn được đào tạo là điện cao thế. Đây là một ngành hấp dẫn vì lúc đó Liên bang Xô Viết đang ưu tiên phát triển điện của mình. Công việc của các kỹ sư điện là đem ánh sáng tới cho mọi người dân để thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Luận văn tốt nghiệp của Lebedev do GS. K.A.Krug hướng dẫn đề cập tới việc ổn định các lưới điện kết nối giữa các trung tâm điện với nhau.

Thời ký đầu mới ra trường, Lebedev giảng dạy trong một ngôi trường mới thành lập và bắt đầu các nghiên cứu tại Viện công trình điện mà người đứng đầu vẫn là giáo sư Krug. Công việc của ông liên quan tới việc thiết kế các trung tâm và mạng lưới điện. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các bài toán phức tạp. Lebedev bắt đầu quan tâm tới các phép tính toán tự động. Lúc đầu ông bị thu hút bởi phép tính tương tự (analog). Chiếc máy phân tích khác biệt của Vannevar Bush, một chiếc máy có khả năng phân biệt các phương trình khác nhau, hoạt động từ năm 1931 tại Viện Công nghệ Massachusetts đã thức tỉnh tâm trí. Cùng với Lebedev, hai đồng sự khác là I.S Bruk và L.I.Gutenmakher đã cùng làm việc để chế tạo chiếc máy tính đầu tiên.

Chiến tranh ập tới đã khiến phòng thí nghiệm của Lebedev phải rời sâu vào một địa điểm bí mật và hoạt động hai năm liền ở Sverdlovsk, một khu vực hẻo lánh nằm cách chỗ cũ khoảng 100 cây số về phía đông. Sau thời kỳ khó khăn này, Lebedev được bổ nhiệm làm giám đốc Viện năng lượng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Kiev vào tháng 5.1946. Vẫn bị các phép tính analog cuốn hút, ông và nhóm nghiên cứu mới của mình tiếp tục các công việc thiết kế một chiếc máy tính.

Ngay từ đầu năm 1947, Lebedev quay sang nghiên cứu các phép tính số và ngay lập tức bị chúng cuốn hút. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tin học Gregory Crowe và Seymour Gooman, một nhóm các nhà toán học, vật lý và kỹ sư đến từ khắp nơi trên nước Nga đã cùng tập hợp tại phòng thí nghiệm của Lebedev để bàn thảo, trao đổi và tìm ra cách chế tạo các máy tính. Ngày 6.11.1950, tức là sau 4 năm nghiên cứu miệt mài, chiếc máy MESM (Mailaia elektronnaia schetnaia machina, tạm dịch là chiếc máy tính nhỏ chạy điện) ra đời.

Vượt khó

Trong suốt thời kỳ này, Lebedev chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thành lập các quỹ, chuẩn bị cơ sở lý thuyết và thực hành để lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên. Các điều kiện vật chất thật khắc nghiệt: Kiev là thành phố bị tàn phá tan tành. Mọi thứ đều thiếu thốn. Lebedev đã phải cùng vợ của mình thuê một căn hộ để ở. Về mặt kỹ thuật thì ông đã phải vá níu mọi thứ có thể, chế ra các dụng cụ và thiết bị cần thiết để lắp máy tính. Tiếp đến là việc tìm kiếm các kỹ sư điện. Những kỹ sư lành nghề không thể tìm được thời buổi sau chiến tranh. Thế là ông phải kiếm những người ham thích về các phép tính số để đào tạo. Thông tin ở bên ngoài có thể đến được với ông? Các nhà viết sử về tin học gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định liệu Lebedev và các cộng sự của ông ta có thể biết đến các tiến bộ kỹ thuật lúc đó ở Anh và Mỹ hay không. Seymour Goodman cho rằng các công bố của Phương Tây liên quan tới những chiếc máy tính đầu tiên là Eniac (Đại học Pennsylvania), chiếc máy tính điện tử đầu tiên nhưng lại chạy bằng chương trình lập sẵn qua đường cáp hoặc nhiều dự án hoặc chương trình máy tính lúc này đã được ghi nhận như Edsac (Đại học Cambridge, Anh) có thể đã tới được Kiev. Tuy nhiên, một điều có thể khẳng định được là MESM không hề giống với bất kỳ chiếc máy tính nào chế tạo ở Phương Tây và như vậy không có chuyện Lebedev chế tạo được chiếc máy tính nhờ các thông tin là tình báo Nga chuyển đến.

Phải mất tới 2 năm rưỡi chuẩn bị thì Lebedev mới định hình được chiếc khung cho máy tính điện tử đầu tiên của Xô Viết cũng như chế tạo được các linh kiện cần thiết. Mùa hè năm 1949 là thời điểm chiếc máy tính bắt đầu được lắp ráp. Lebedev có được một phòng làm việc mới tuy không phù hợp lắm với mục đích chế tạo chiếc máy tính những bù lại cũng khá rộng. Nhóm của ông làm việc trong một phòng rộng 500 m2. Căn phòng này vốn là một khu nội trú của tu viện cổ Feofania nằm cách Kiev 15 km. Những điều kiện làm việc ở đây cung thật kinh khủng. Feofania dường như bị cô lập với bên ngoài. May mắn thay, nhóm làm việc có được một chiếc xe tải để chở thiết bị cũng như người từ Kiev tới. Khi trời mưa, con đường thật lầy lội và các kỹ sư luôn phải xuống đẩy xe qua con đường mòn khốn khổ. Mặc dù những khó khăn, cực khổ, công việc vẫn tiến triển. Vào cuối năm 1949, hình dạng cuối cùng của chiếc máy cũng đã được phác thảo xong. Ấn tượng nhất vẫn là những chiếc tủ đựng linh kiện hai tầng lớn tới 50 m2. Người ta bắt đầu công việc lắp ráp và nối hệ thống đường dây điện chằng chịt. Máy đã lắp xong và chạy thử. Khổ nỗi, nó không hoạt động như dự tính và người ta lại tiếp tục phải thay đổi các linh kiện, nghĩ ra tất cả các phương án có thể. Cuối cùng người ta đã quyết định phải khoét một lỗ thủng ở trên trần nhà để thoáng khí, tạo điều kiện “hạ nhiệt” cho chiếc máy khổng lồ này, Anne Fitzpatrick, nhà khoa học hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm Los Alamos kể lại. Cần nhớ là một chiếc máy này chứa tới 6.000 tấm tỏa nhiệt và tiêu thụ lượng điện tới 25 KW.

Thành công

Lebedev dường như không biết nhiều về thông tin lúc đó ở Manchester. Vào ngày 21.6.1948, Freddie William và các cộng sự đã rất hạnh phúc khi “Baby”, chiếc máy tính đầu tiên của họ đã bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, chiếc máy tính thô sơ này, được gọi là Manchester Mark 1 chỉ có thể thực hiện được 7 câu lệnh trong đó có phép tinh trừ và phép phủ định nhưng không thể làm được tính cộng. William, theo yêu cầu của von Neumann cũng đã tạo ra được bộ nhớ 32 từ 32 bit. Đối với chiếc máy tính MESM, Lebedev nhắm tới đích xa hơn. Cả phép tính cộng và trừ được thực hiện nhờ các mạch “song song” trong khi chiếc máy “Baby” chỉ làm việc theo chuỗi và chạy rất chậm. Không những thế, các phép tính nhân và chia cũng được đưa vào “thực đơn” của MESM ngay từ đầu. Một bộ nhớ cho phép nhớ được 31 số 17 bit và 63 lệnh 20 bit.

Ngày 6.1.1950, máy tính MESM đã chạy thử thành công chương trình đầu tiên của nó với tốc độ 50 phép tính/giây. Hai tháng sau đó, chiếc máy tính được chạy thử trước một hội đồng các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ucraina. Không kịp nghỉ ngơi vì thắng lợi này, Lebedev tiếp tục các công việc hoàn thiện chiếc máy tính và bắt đầu chế tạo BESM (Bistrodeistvuiushchaia elecktronnaia schetnaia machina), nghĩa là Máy tính điện tử tốc độ cao. Lần này, ông được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Viện hàn lâm, nhất là từ chính bản thân Mikhail Alexeievitch Lavrentiev, phó chủ tịch Viện hàn lâm. Từ năm 1947, ông này đã cho rằng ngành tin học vừa khai sinh có rất nhiều tiềm năng và cần phải dành cho nó nhiều ưu tiên đặc biệt. Thế là hàng loạt các nhà khoa học tên tuổi đã tới Feofania để thực hiện các chương trình tính các quỹ đạo đạn đạo hoặc tính toán các vụ thử hạt nhân.

Lần này Lebedev có một đối thủ thực sự. Một nhóm nghiên cứu do Youri Bazilevskii đứng đầu bắt đầu làm việc trên một dự án máy tính có tên Stela tại Matxcơva. Tuy nhiên, chiếc máy BESM của Lebedev nổi trội hơn nhiều. Bộ nhớ trung tâm rất độc đáo của máy tính chứa tới 1024 từ 39 bit và khi hoạt động tốt vào tháng 4.1953, BESM có thể thực hiện được 1000 phép tính trong mỗi giây. Vào đầu năm 1955, với một bộ nhớ mới, tốc độ tính toán của máy tính đã len tới 8000 phép tính/giây.

Cho tận tới ngày ông mất (Lebedev mất năm 1974 – ngocson52), Lebedev vẫn không ngừng sáng tạo ra những chiếc máy tính khác. Kết quả: 15 chiếc máy tính đã ra đời trong suốt cuộc đời của ông. Loại máy BESM-2 ra đời vào năm 1958 đã được sản xuất công nghiệp. Đến thế hệ máy tính BESM-4, các transitor đã biến mất. Năm 1965, thế hệ máy tính BESM-6 đã có thể thực hiện được 1 triệu phép tính/giây. 350 chiếc máy tính thế hệ này đã được sản xuất và chúng đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc chinh phục vũ trụ của người Nga Xô viết.

NGUYỄN HOÀNG dịch từ La Recherche.
Nguồn: Internet
 
Niels Henrik Abel, tài ba nhưng bất hạnh

Niels Henrik Abel, tài ba nhưng bất hạnh


Năm 1870, Francois Raspail đã đưa ra Quốc hội vấn đề về số phận bi thảm của Niels Henrik Abel. Nhà toán học người Na Uy này, chết ở tuổi 26 đã trở thành hình mẫu của một nhà khoa học trẻ không được những người đi trước thừa nhận khi còn sống. Số phận của chàng thanh niên trẻ này vẫn tiếp tục với công trình của mình, kể cả sau khi ông qua đời.

Khi người ta chết trẻ, tốt nhất là để lại cho đời sau một công trình cách tân và những lời luyến tiếc. Đó chính là điều mà Niels Henrik Abel đã làm mà chẳng hề suy tính. Khi gửi một tiểu luận lên Viện Hàn lâm khoa học Paris vào năm 1826 (cuốn tiểu luận này đúng ra là một cuốn hồi ký, mang tên “Hồi ký về các tính chất tổng quát của một lớp rất rộng các hàm siêu việt”), ông không biết rằng nó sẽ được đón chào như thế nào vào thời điểm công bố năm sau khi ông chết. Và người ta cũng không biết rằng phần thiếu của cuốn tiểu luận trên giờ vẫn là một điều huyền bí.

Tất cả bắt đầu bằng một sự lãng quên. Cauchy, một trong hai viện sĩ hàn lâm được giao trách nhiệm đánh giá cuốn tiểu luận của Abel đã để quên tiểu luận này trong ngăn kéo. Khi người đánh giá thứ hai, Lengendre đọc được nội dung tiểu luận này vào thời điểm hai năm rưỡi sau đó, ông đã thừa nhận ngay lập tức dấu ấn của một nhà toán học lớn. Với một tầm nhìn rất rộng, Abel đã táo bạo đi từ các hàm elip cho tới lý thuyết các hàm đại số. Đồng thời ông cũng mở ra viễn cảnh lúc đó còn rất xa lạ trên mối quan hệ kết nối đại số, giải tích và hình học. Một tài năng lớn được phát hiện nhưng đáng tiếc lúc đó ông vừa mới qua đời.

Ngay từ năm 1830, Viện hàn lâm đã có ý định xuất bản cuốn tiểu luận này. Nhưng cũng vào năm đó, Fourrier, thư kí viện hàn lâm qua đời. Chính vì vậy, dự định xuất bản này bị gác lại (vì Fourrier chính là người đã kiến nghị với Viện hàn lâm cho công bố tiểu luận này. Sau đó Viện đã giao cho Cauchy và Lengendre xem xét). Sau cuộc cách mạng tháng 7, Cauchy do không chấp nhận từ bỏ lòng trung thành với Louis-Philippe đã buộc phải đi tị nạn.

Lengendre về phần mình cũng mất tích vào năm 1833. Bản viết tay của cuốn tiểu luận bị lẫn trong số các tư liệu của viện Hàn lâm và năm 1839, cuốn tiểu luận đã không nằm trong số toàn bộ các công trình của Abel được công bố lần đầu tiên.

Cuối cùng, vào năm 1841 nó đã xuất hiện trở lại trong tạp trí “Tưởng niệm các nhà khoa học nước ngoài”nhờ Libri, một giáo sư gốc Ý ở Pari, người cũng đã được giao việc xuất bản các tác phẩm của Abel và sửa các lỗi trong đó. Libri đam mê Abel đến mức xuất bản cả một tiểu sử của nhà toán học trẻ tuổi này vào năm 1834.

Tuy nhiên, chính Libri cũng là người chịu trách nhiệm đánh mấtmột lần nữa bản thảo cuốn tiểu luận này. Lần này thời gian biến mất của nó còn lâu hơn cả lần trước đó. Trong khi chuẩn bị tái bản lần thứ hai với các công trình đầy đủ hơn của Abel, người ta lại không tìm thấy bản thảo của cuốn tiểu luận thần bí.

Là người đọc rất nhiều sách, Libri được giao nhiệm vu liệt kê danh sách những bản thảo hiếm lưu lạc trong các thư viện của các tỉnh, các lâu đài, các nhà thhờ và các trường học. Nhưng có những tin đồn rằng ông ta đã đánh cắp và biển thủ các bản viết tay này.

Libri là nhà sưu tạp lớn các bản thảo viết tay quí hiếm đồng thời cũng là ”doanh nhân”mua đi bán lại nhiều tài liệu trong cả Châu Âu. Ít lâu sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1848, nhất cử nhất động của ông ta đều bị theo dõi vì người ta nghi nghờ ông ta đã “cuỗm”những hồ sơ lưu trữ nằm ở Viện hàn lâm. Libri đã trốn sang Anh tị nạn và bị kết án 10 năm tù vắng mặt.

Từ Anh, ông ta tiếp tục sống bằng việc bán các bản thảo trong đó có cả những bản thảo trước thế kỉ XIII. Ông trở lại Florence, thành phố quê hương của ông mang theo hơn hai tấn giấy nhưng cái chết đã không để ông kịp sắp xếp lại chúng. Bộ sưu tập của ông ta do đó bị thất tán tứ tung.

Chính vì thế mà “Cuốn tiểu luận Pari” đã lưu lạc tới thư viện Moreniana ở thành phố Florence. Nó được nhà toán học Na Uy Viggo Brun phát hiện vào năm 1952 nhưng đáng tiếc là bị mất 8 trang . Năm 2001, 4 trang bị mất được công bố và việc tìm kiếm 4 trang còn lại vẫn tiếp tục …

Trở lai với Abel, tác giả của cuốn tiểu luận. Người có tầm nhìn xa trông rộng này là ai mà công trình của ông giờ vẫn cuốn hút bao nhiêu người? Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1802 tại nhà cha xứ Finnoy ở biển phía Đông của Na Uy. Cha ông một phó giám mục khá quan tâm đế con cái và chúng đều được giáo dục với tư tưởng duy lý thời chủ nghĩa ánh sáng của Châu Âu lúc bấy giờ. Năm 1820, ông chết vì uống quá nhiều rượu. Cùng năm đó, cậu bé Niels Henrik 18 tuổi và đang học trung học tại thủ đô đã khám phá ra toán học. Rất nhanh, ông đã chứng tỏ một tiềm năng lớn trong lĩnh vực này và sau đó một năm, ông vào đại học. Nhưng ngay lúc đó ông đã bắt đầu công việc mà sau này trở thành thành công đầu tiên của ông, đó là công trình trên phương trình bậc 5. Để tiếp tục bậc đại học, chàng thanh niên trẻ Abel đã phải tới Paris, nơi có một môi trường tốt nhất cho các nhà toán học lúc đó. Chính nơi đó, và cũng chỉ nơi đó ông có thể hoàn thiện được học vấn của mình. Tuy nhiên, lứa tuổi 19 được coi là quá trể để đi ra nước ngoài. Chính vì vậy, với học bổng đại học của mình, ông tự học. Vào mùa hè 1825, ông được phép của trường đại học sang Pháp.Điều kiện duy nhất để được du học là ông phải qua Gottigen để gặp người vĩ đại Gauss, ông hoàng của toán học thời đó (người dịch viết là giáo hoàng của toán học, tôi sửa lại là “ông hoàng” cho thống nhất với từ chúng ta vẫn dùng. Từ “Giáo hoàng” rõ ràng là không hợp lý vì các nhà toán học đâu phải là những con chiên ngoan đạo).

Thay vì làm điều này, khi tới Copengagen Abel thay đổi kế hoạch. Đáng lẽ phải tới Gottingen thì ông lạo đi Berlin. Trong những ngày ngắn ngủi – sự kiện ngẫu nhiên nhất trong cuộc đời của Abel là ông gặp được kỹ sư August Léopold Crelle, con người đam mê toán học. Ông này, nhờ gặp được Abel đã dũng cảm thực hiện một dự án nung nấu từ lâu trong lòng là xuất bản một tạp chí toán học ở Berlin để có thể cạnh tranh được với các tạp chí uy tín ở Pháp. Số đầu của Journal fur die reine und angewandte Mathematik (Tạp chí toán học thuần túy và toán ứng dụng) xuất bản vào đầu năm 1826. Phần lớn những gì mà Abel đã viết ra được trong lúc đó được xuất bản trong những trang báo này. Những thứ khác, được coi là tác phẩm lớn nhất của ông được giành cho Viện Hàn lâm khoa học Paris.

Abel tới Paris vào tháng 2 năm 1826 (có tài liệu nói Abel lên đường tới Paris tháng 3 năm 1826 nhưng ông còn lưu lại ở nhiều nơi, phải đến mùa hè năm 1826 Abel mới đến Paris). Cuốn tiểu luận được ông trình lên Viện Hàn lâm và ông phải trải qua 3 tháng lang thang khắp thành phố. Có rất ít những gì người ta viết về thời kỳ ở Pháp này của ông.

Quá khiêm tốn, Abel thậm chí còn nhút nhát. Ông không dự các buổi học của Cauchy ở trường Bách khoa hoặc ở Sorbonne. Ngược lại, ông giành nhiều thời gian cho các buổi gặp gỡ và người ta thấy ông táo bạo trong các ghi chép của mình: Legendre là một “người lịch sự một cách khác thường nhưng tiếc là ông ta đã quá già (người dịch viết là “nhưng bất hạnh là ông ta cũ như một viên đá”, tôi sửa lại như trên. Cũng xin lưu ý rằng, lúc này Legendre đã 74 tuổi rồi). Poisson về phần mình “có một cái bụng hơi phệ và dáng đi bệ vệ”. Cũng như vậy đối với Fourrier, thư ký Viện hàn lâm. Về Cauchy, người mà ông coi nhưng một nhà toán học lớn nhất của Paris, Abel viết: “Cauchy là một con chiên rất sùng đạo, điều này đối với một nhà toán học có vẻ gì rất bất bình thường”.

Qua hết Noel ở Paris, nghèo khổ và thất vọng, Abel trở về nhà. Trong một lần khám bệnh khi thấy bị ho và sốt, người bác sĩ đã thông báo: ông bị lao phổi…
Trên đường trở về nhà, ông ghé qua Berlin. Crelle đề nghị Abel làm biên tập viên trong tạp chí của ông nhưng đối với chàng trai trẻ Na Uy, làm việc ở một nơi không phải đất nước quê hương của mình là một điều xấu hổ.

Tuy nhiên, ngay cả ở Na Uy, người ta cũng coi chuyến đi của Abel là một thất bại. Không có gì công bố ở Paris và ông đã không đến gặp Gauss vĩ đại. Những bài báo đã được in trên một tạp chí ở Berlin nhưng khổ thay, đây là một tờ báo chưa có tên tuổi. Trường đại học đã đóng cửa trước mặt chàng tai trẻ tuổi. Không nghề nghiệp, không thu nhập, ông dành hết thời gian để dịch các bài báo sang tiếng Pháp. Abel làm việc cật lực trong những cơn sốt xen kẽ những lúc nằm bẹp trên giường vì sốt.

Vào tháng 12 năm 1828, ông rời thủ đô và lê bước đi tìm người vợ chưa cưới lúc này đang làm quản gia tại một làng nhỏ hẻo lánh. Buổi khiêu vũ ngày Noel đã trở thành định mệnh với ông. Sau khi nóng người bởi điệu nhảy vui nhộn, ông tới ban công dể ngồi hóng mát. Ngày hôm sau, ông bắt đầu ho ra máu. Trong 12 tuần lễ nằm liẹt giường, những lúc thấy khỏe đôi chút, ông cố gắng viết được khoảng hai, ba trang giới thiệu về cuốn tiểu luận của mình ở Pari.

Tình trạng bệnh của ông trầm trọng. Abel mới có 26 tuổi và theo các nhân chứng, ông đã ra đi rất nhanh, chẳng để lại trăng trối gì. Đó là ngày 6.4.1829.

Tin tức không đến ngay Paris và Berlin. Ngày 8 tháng 4, Legendre viết thư thông báo cuốn tiểu luận Pari của ông đã được tìm thấy. Cùng lúc đó, ở Berlin, Crelle cầm bút viết cho Abel: đã tìm được một công việc cho ông. “Chắc chắn từ bây giờ ngài có thể đảm bảo được tương lai của mình. Ngài sẽ làm việc cùng chúng tôi và cuộc sống sẽ được đảm bảo”. Bức thư kết thúc bằng các câu sau: “Đây là một đẩt nước có khí hậu phù hợp với ngài. Tại đây, ngài sẽ tiếp cận với khoa học và tình bạn thực sự, với những người đánh giá cao và yêu mến ngài’’.

Tin về cái chết của Abel, khi mọi người biết đã gây ra những phản ứng rất mạnh mẽ. Viện Hàn lâm khoa học Pari đã trao giải thưởng 1830 cho toàn bộ các công trình của ông và nhà toán học người Đức Carl Jacobi, người có các công trình với các chủ đề tương tự. Rất nhiều người trong đó có Legendre, Poisson, Lacroix và Maurice đã gửi đề nghị tới nhà vua Na Uy và Thụy Điển Karl Johan cũng như viên tướng người Pháp Jean-Baptiste Bernadotte để yêu cầu cho phép công bố các công trình và các bản viết tay của Abel. Nhờ vậy, các công trình của ông đã được xuất bản bằng tiếng Na Uy và tiếng Đức, sau đó được dịch sang tiếng Pháp. Abel nhanh chóng có một vị trí “ngôi sao” trong làng khoa học quốc tế. Cái chết của ông đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ về trách nhiệm của nhà cầm quyền Na Uy. Rất nhanh chóng, một quyết định được đưa ra: đất nước này phải “tạo ra một Abel mới”. Người ta đã lựa chọn được một người: 5 năm sau khi Abel chết, đó là tài năng trẻ Ole Jacob Broch. Chàng trai được giao cho giáo sư toán học của Abel dạy để cùng hưởng một phương pháp giảng dạy. Năm 1840, cậu ta được gửi tới Pari với mục đích xây dựng lại công trình nổi tiếng của Abel. Đáng tiếc, đây không phải là điều mà Abel muốn. Mặc dù khá xuất sắc, bên cạnh là hàng loạt các giáo sư nổi tiếng, các thư ký văn phòng, cùng các điều kiện làm việc tốt nhất, Broch vẫn chẳng để lại dấu ấn gì trong lịch sử toán học. Ông kết thúc sự nghiệp của mình ở Pháp với tư cách giám đốc Văn phòng đo lường quốc tế ở Sèvres.

Riêng đối với Abel, những di sản vô hình mà ông để lại cho đất nước, theo các nhà toán học đánh giá là cực kì lớn lao.

HOÀNG AN (Theo La Recherche) - Tạp chí Tia sáng, số 4, tháng 4. 2004
Nguồn: Internet
 
Norbert Wiener (1894 - 1964)

Norbert Wiener (1894 - 1964)

N. Vine sinh ngày 16/11/1894 tại thành phố Côlumbia bang Missuri (Mỹ), trong một gia đình Do Thái. Cha ông, Lêô Vine (1862-1939) sinh ở Bêtôxtôka (trước kia là vùng thuộc Nga), hồi trẻ học ở Đức, sau sang Mỹ. Tại Mỹ, sau nhiều lần chìm nổi ông đã trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng. Khi còn ở Côlumbia, ông đã là giáo sư ngôn ngữ hiện đại của trường Đại học Tổng hợp Missuri, sau đó trở thành giáo sư tiếng Xlavơ kỳ cựu nhất của Mỹ tại Trường ĐH Tổng hợp Havard thuộc thành phố Kembrid bang Massachuxet gần Boston. Ông đã gây được nhiều ảnh hưởng tốt đén N. Vine.

Từ nhỏ Vine đã thể hiện nhiều năng khiếu xuất sắc. Cha cậu đã dạy con theo một chương trình đặc biệt. Chú bé Vine mới 7 tuổi đã đọc Đácuyn và Đantơ, 11 tuổi chú tốt nghiệp trung học, 14 tuổi học cao đẳng và nhận bằng bác học đầu tiên là thạc sĩ khoa nghệ thuật.

Sau đó Vine học ở trường Đại học Tổng hợp Havard như một nghiên cứu sinh và năm 17 tuổi anh trở thành phó tiến sĩ khoa nghệ thuật; 18 tuổi (năm 1913) anh đỗ tiến sĩ triết học với các chuyên đề về logic toán. Tại Havard, Vine nghiên cứu triết học dưới sự hướng dẫn của Dj. Xantaiana và Dj. Rôix.
Trường Đại học Tổng hợp Havard đã tạo điều kiện vật chất cho vị tiến sĩ trẻ tuổi tham quan học vấn ở châu Âu vào những năm 1913-1915. Vine đã đến Trường Đại học Tổng hợp Kembrid Anh và Gơttingghen ở Đức, nhưng sau đó, do chiến tranh nên anh phải trở lại Mỹ và kết thúc chuyến đi bổ sung học vấn của mình tại Trường Đại học Tổng hợp Côlumbia ở Niuioc. Tại trường Đại học Tổng hợp Kembrid, Vine đã theo học Béctơrăng Rútxen nổi tiếng, người mà thời kỳ đầu thế kỷ đã có uy tín rất lớn trong lĩnh vực logic toán.. Vine cũng đã từng theo học Dj. Khardi, một chuyên gia về lý thuyết số. Vine viết trong cuốn hồi ký của mình như sau: “Rutxen đã cho tôi biết ý đồ thông minh là nếu bạn vũ trang cho mình kiến thức về logic toán và triết học về toán thì bạn có thể biết một cái gì đấy trong lĩnh vực toán học”.

Tại Gơttingghen, Vine đã theo học nhà toán học Đức vĩ đại nhất Đ. Hinbe, nghe bài giảng của nhà triết học E. Gusserl.

Giai đoạn làm việc của Vine bắt đầu từ năm 1915. lúc đầu anh làm trợ giáo tại tổ bộ môn Triết học ở Havard, nhưng chỉ được một năm. Ông đã từng làm phóng viên, có lần đã định gia nhập quân đội…Sau cùng, nhờ sự giúp đỡ của nhà toán học F. V. Oxguđ, bạn của cha ông, Vine đã tìm được việc tại trường Đại học bách khoa Masschuxet. Năm 1919, ông được công nhận là giảng viên khoa toán và cho đến cuối đời Vine vẫn làm việc ở đó. Năm 1926, Vine làm lễ cưới Margarita Engeman, một phụ nữ Mỹ gốc Đức.

Theo Vine thì những năm 1920-1925 là thời kỳ ông say sưa với toán học. Ông có khát vọng giải các vấn đề phức tạp của vật lý và kỹ thuật bằng những phương pháp toán học trừu tượng hiện đại. Ông nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brao, thử sức mình trong lý thuyết thế, đi sau vào giải tích điều hòa tổng quát nhằm áp dụng cho lý thuyết thông tin. Kiến thức bách khoa của Vine được tích lũy dần dần, chậm chạm nhưng chắc chắn.

Năm 1932 Vine (khi đó đã là giáo sư chính thức) đã có danh tiếng xứng đáng trong hàng ngũ các nhà bác học châu Âu và châu Mỹ. Ông hướng dẫn học trò viết luận án; xuất bản những cuốn sách giá trị về toán học như: “Giải tích điều hòa tổng quát”, “Định lý Taubre”, “Tích phân Phuriê và một vài ứng dụng”,…; cùng nghiên cứu với nhà toán học Đức E. Gopf về trạng thái cân bằng của các sao và đưa vào khoa học “Phương trình Vine-Gopf”. Một công trình khác nữa Vine viết cùng với nhà toán học Anh R. Peli “Biến đổi Phuriê trong vùng ảo”. Cuốn sách này đang viết dở thì Pile bị chết trong một lần trượt tuyến, sau đó Vine viết tiếp với nhà bác học Trung Quốc Li và V. Bus. Trong những năm 1935-1936 Vine là phó chủ tịch hội toán học Mỹ.
Thời kỳ 1920-1930 Vine thường sang châu Âu làm quen với nhiều nhà bác học trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông sống khá lâu ở Kembrid và Gơttinhghen, tham gia vào những hội nghị toán học quốc tế, đặc biệt quan hệ với những nhà bác học lớn đương thời như: M. Prese, I. Ađammar, N. Bo, Dj. Golden, Dj. Bernal.

Năm 1935-1936 Vine thăm Trung Quốc và giảng bài tại Trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh. Mối quan hệ của ông với các nhà bác học ngày càng được củng cố và mở rộng, điều này đã gây được ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp khoa học của Vine. Thời kỳ này Vine 40 tuổi và kiến thức của nhà bác học đang nở rộ. Ông đã hồi tưởng: “Những công trình của tôi bắt đầu kết quả, tôi đã kịp đăng hàng loạt những vấn đề tự nghiên cứu và đã làm xong việc chuẩn bị cho một hướng phát triển moéi mà trong khoa học sẽ có chỗ cho nó”. Chính khuynh hướng này đã đưa Vine đến sự hình thành khoa học về điều khiển.

Trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), Vine nghiên cứu lý thuyết về mạng điện, kỹ thuật tính toán. Chậm hơn một chút nhưng không phụ thuộc gì vào A. N. Kolmogorop, Vine đã phát biểu lý thuyết nội suy và ngoại suy của những quá trình ngẫu nhiên tĩnh. Vine đã cống hiến cho hướng phát triển lý thuyết “lọc”, một lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật. Trong thời gian ở Mêchxich (1945-1947) Vine đã nêu lên sự cần thiết phải hình thành một ngành khoa học thống nhất nhằm nghiên cứu các quá trình nhận, giữ và nhào nặn thông tin, các quá trình điều khiển và kiểm tra. Ông đề nghị đặt tên cho ngành khoa học mới mẻ và đầy tương lai là xibecnêtic. Chính C. Sennon cũng có công lớn trong việc hình thành xibecnêtic, nhưng Vine là người đầu tiên truyền bá ý nghĩa của điều khiển học trong toàn bộ hẹ thống nhận thức của con người.

Mặc dù còn có nhiều quan điểm hạn chế trong quan điểm về triết học, về xã hội, nhưng Vine đã thể hiện đúng đắn vai trò của một nhà khoa học trong thời kỳ hiện đại. Ông luôn luôn đấu tranh cho việc áp dụng những thành tựu khoa học vào mục đích hòa bình. Vine hết sức phản đối việc tách rời lý luận với thực hành trong khoa học chân chính. Bản thân Vine có một lòng say sưa vô hạn những vấn đề khoa học phức tạp, những nghịch lý và những giả thuyết rắc rối.

Vine mất ngày 19/3/1964 tại Xtôckhôn.

(Theo sách “Con số và tư duy” của A. M. Konđratov (Xuân Trung dịch), Nxb KH&KT, HN, 1975)
 
Sofia Vasilyevna Kovalevskaya (1850 - 1891)

Sofia Vasilyevna Kovalevskaya (1850 - 1891)


Sinh: 15/1/1850 tại Moscow, Nga
Mất : 10/2/1891 tại Stockholm, Thụy Điển

(Các bạn muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Kovalevskaya, có thể tìm đọc cuốn sách “Một số phận vinh quang và cay đắng” dịch từ tiếng Nga của Nxb Thanh niên)

Sofia Kovalevskaya là con giữa của viên tướng pháo binh Vasily Korvin Krukovsky, và Velizaveta Shubert, cả hai đều là những người được giáo dục của giới quý tộc Nga. Sofia được dạy dỗ bởi các gia sư, đầu tiên sống tại Palabino, lãnh địa của Krukovsky, sau đó tại St. Petersburg, và tham gia vào nhóm xã hội của gia đình bà, trong đó có nhà văn Dostoevsky.

Sofia bị sức hấp dẫn của toán học lôi cuốn ngay từ khi còn rất nhỏ. Người chú của cô, Pyotr Vasilievich Krukovsky, một người rất quan tâm đến toán học, đã nói cho cô về những vấn đề của môn toán. Sofia viết trong tự truyện của mình: "ý nghĩa của các khái niệm này đương nhiên tôi không thể hiểu hết được, nhưng chúng đã tác động lên trí tưởng tượng của tôi, truyền cho tôi sự sùng bái toán học như một môn khoa học cao quý và bí hiểm, có thể mở ra một thế giới của những con người kỳ diệu, vô bờ bến."

Năm 11 tuổi, các bức tường trong căn phòng của Sofia dán đầy những trang bài giảng của Ostrogradski về phép tính vi phân và tích phân. Cô nhận thấy rằng một vài thứ trong các tờ giấy này cô đã được nghe qua những câu chuyện của người chú. Việc nghiên cứu các tờ giấy dán tường là bước đầu tiên Sofia đến với các phép toán.

Dưới sự dẫn dắt của gia sư, thầy giáo Y I Malevich, Sofia đã chính thức đến với nghiên cứu toán học, cô đã nói rằng: "Tôi cảm thấy sức lôi cuốn của toán học mãnh liệt đến nỗi tôi bắt đầu sao lãng các môn học khác."

Cha của Sofia quyết định chấm dứt các bài học về toán của cô, như-ng cô đã mượn được một bản sao (copy) cuốn sách Đại số (Algebra) của Bourdeu và đọc vào ban đêm khi cả nhà đã đi ngủ.

Một năm sau, một người hàng xóm, giáo sư Tyrtov, tặng gia đình cô một cuốn sách giáo khoa vật lý do ông viết, và Sofia đã thử đọc nó. Cô không hiểu những công thức lượng giác và cố gắng tự mình giải thích chúng. Tyrtov thấy khi làm việc với khái niệm hàm sin, cô đã sử dụng phương pháp suy luận giống như sự phát triển nó trong lịch sử. Tyrtov đã nói lại với với cha của Sofia nên khuyến khích cô tiếp tục học toán, nhưng phải mất vài năm sau, ông mới cho phép cô theo học các khóa học riêng.

Sofia đã buộc phải cưới chồng để có thể ra nước ngoài học tiếp lên đại học (Ở Nga thời đó, phụ nữ không được học Đại học; nhưng muốn có hộ chiếu ở nước ngoài thì phải là con gái đã có chồng. Vậy mới có đám cưới giả của Sofia, đám cưới này về sau trở thành thật). Cha của cô không cho phép cô rời khỏi nhà để học đại học, và người phụ nữ Nga lúc đó không thể sống ngoài gia đình nếu không có văn bản cho phép của cha hoặc của chồng. Năm 18 tuổi, cô đã làm đám cưới giả với Vladimir Kovalevski, một nhà cổ sinh vật học trẻ tuổi. Cuộc hôn nhân này gây ra nhiều nhiều vấn đề rắc rối cho Sofia và, trong suốt 15 năm, đây là nguyên nhân của sự buồn phiền, cáu giận và căng thẳng triền miên và sự tập trung của cô bị chi phối bởi các cuộc tranh cãi thường xuyên và những hiểu lầm với người chồng.

Năm 1869 Sofia đến Heidelberg để học toán học và các môn khoa học tự nhiên, nhưng sau mới vỡ lẽ: các trường đại học ở đây không nhận các nữ sinh. Cuối cùng cô thuyết phục được người ta cho cô dự nghe các bài giảng một cách không chính thức. Sofia đã học rất tốt ở đó ba học kỳ và, theo hồi ức của các bạn sinh viên cùng học, cô ngay lập tức thu hút chú ý với các thầy giáo với khả năng toán học khác thường của mình. Giáo sư Konigsberger, nhà hóa học lỗi lạc Kirchhoff, .... và tất cả các giáo sư khác đều rất yêu mến cô học trò xuất sắc của mình và nói về cô như một hiện tượng khác thường.

Năm 1871 Kovalevskaya chuyển đến Berlin để học Weierstrass, thầy của Konigsberger. Nhưng Ban giám hiệu đã từ chối việc cho phép cô tham gia các khóa học ở trường này bất chấp những cố gắng của Weierstrass và những đồng nghiệp của ông. Thật trớ trêu điều này lại giúp cô được học riêng với Weierstrass hơn 4 năm liền.

Gần đến mùa xuân năm 1874, Kovalevskaya hoàn thành 3 bài báo. Weierstrass cho rằng mỗi một bài báo này xứng đáng với học vị tiến sĩ (doctorate). Ba bài báo này về phương trình đạo hàm riêng (Partial differential equations), tích phân Abel (Abelian integrals) và vành Saturn (Saturn's Rings). Bài báo đầu tiên được công bố trong Tạp chí Crelle (Crelle's Journal)[/i[ năm 1875, là một sự đóng góp rất đáng chú ý. Bài báo về biến đổi tích phân Abel về các tích phân elliptic (elliptic integrals) đơn giản hơn tuy không quan trọng bằng bài báo trước nhưng có chứa hàng loạt những thao tác khéo léo chứng tỏ cô làm chủ hoàn toàn lý thuyết Weierstrass.

Năm 1874 Kovalevskaya được cấp bằng tiến sĩ, summa cum laude, của Trường Đại học Gottingen. Mặc dù có bằng tiến sĩ và thư tiến cử đặc biệt của Weierstrass, Kovalevskaya vẫn không kiếm được một chân giảng dạy trong trường Đại học. Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng giới tính của bà vẫn là cản trở lớn nhất. Kết quả là suốt sáu năm bà không tiếp tục được công việc nghiên cứu và cũng không đáp lại các bức thư của Weierstrass. Bà cay đắng nhận ra rằng công việc tốt nhất là dạy số học trong các lớp cơ bản của trường dành cho nữ sinh.

Năm 1878, Kovalevskaya sinh con gái, nhưng từ năm 1880 cô bắt đầu trở lại với các nghiên cứu toán học của mình. Năm 1882 bà bắt đầu làm việc với khúc xạ ánh sáng (refraction of light), và viết ba bài báo về đề tài này. Năm 1916, Volterra đã nhận ra Kovalevskaya đã có một số sai lầm giống Lamé, trong các bài báo đặt có sở cho vấn đề này, mặc dù bà đã chỉ ra một số các lỗi khác mà Lamé mắc phải trong cách trình bày vấn đề của ông. Tuy vậy, bài đầu tiên trong ba bài báo có giá trị rất lớn, bởi vì nó bao gồm một sự giải thích lý thuyết của Weierstrass cho việc giải một số phương trình đạo hàm riêng.

Mùa xuân năm 1883, Vladimir, người mà Sofia đã ly thân trong vòng 2 năm, đã tự tử. Sau cú sốc ban đầu, Kovalevskaya tự giam mình vào công toán học nhằm xua đi những cảm giác tội lỗi. Mittag Leffler giúp Kovalevskaya vượt qua những sự chống đối ở Stockholm, và cuối cùng đã giành được cho bà chức vụ phó giáo sư (privat docent). Bà bắt đầu giảng dạy ở đây từ đầu năm 1884, nửa năm sau, tháng Sáu năm 1884, được cử làm quyền giáo sư (extraordinary professorship), và đến tháng 6 năm 1889 trở thành người phụ nữ đầu tiên sau nhà vật lý Laura Bassi và Maria Gaetana Agnesi được giữ một chức vụ giáo sư chính thức ở một trường Đại học của châu Âu.

Trong những năm Kovalevskaya ở Stockholm, bà đã tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng trọng nhất. Bà giảng bài về những vấn đề mới nhất trong giải tích và trở thành Tổng biên tập tạp chí mới Acta Mathematica. Bà giữ lên lạc với các nhà toán học của Paris và Berlin và tham gia vào việc tổ chức các hội nghị quốc tế. Vị trí của bà làm xã hội chú ý, bà bắt đầu viết hồi ký (reminiscences) và những vở kịch, những công việc mà bà rất yêu thích khi còn trẻ.

Chủ đề của giải thưởng Bordin của Viện hàn lâm Khoa học Pháp đ-ược công bố năm 1886.

Những bài tham dự phải có những đóng góp đáng kể cho bài toán nghiên cứu vật thể rắn. Kovalevskaya đã tham gia và, năm 1886, bà được trao tặng giải thư-ởng Bordin với công trình Mémoire sur un cas particulier du problème de le rotation d'un corps pesant autour d'un point fixe, ou l'intégration s'effectue à l'aide des fonctions ultraelliptiques du temps. (Một trường hợp riêng của bài toán về sự quay một vật thể quanh một điểm cố định, nơi tích phân có tác dụng với sự ứng dụng của hàm số siêu elliptic). Để ghi nhận công trình xuất sắc này, tiền thưởng đã được nâng từ 3,000 lên 5,000 francs.

Sự nghiên cứu sâu hơn của Kovalevskaya về đề tài này đã nhận được giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Thuỵ Điển vào năm 1889, và cùng năm đó, theo đề xuất của Chebyshev, Kovalevskaya được bầu làm viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga. Mặc dù chính phủ Nga hoàng nhiều lần khước từ việc cử bà vào một chức vụ chính thức ở trường Đại học trên chính trên quê hương bà, Viện hàn lâm đã thay đổi quy định để cho phép bầu một phụ nữ làm viện sĩ.

Công trình được công bố cuối cùng của Kovalevskaya là một bài báo ngắn Sur un théorème de M. Bruns (Về một định lý của M.Bruns) trong đó bà đ-ưa ra một chứng minh mới, đơn giản hơn định lý Bruns về tính chất của hàm thế năng (potential function) của vật thể đồng nhất (homogeneous body). Đầu năm 1891, khi đang trên đỉnh cao của sáng tạo toán học và vinh quang, Kovalevskaya mất vì sưng phổi.

(Nguồn - Internet)
 
Menelaus of alexandria

MENELAUS OF ALEXANDRIA
(Dịch bởi Lâm Hữu Phước)

Menelaus sống trong thời đại đế chế Alexandria. Tương truyền rằng ông được sinh ra vào khoảng năm 70 thời đại Alexandria, ở Ai Cập và mất vào khoảng năm 130.

Mặc dù chúng ta biết rất ít về cuộc đời của Menelaus, nhưng qua Ptolemy, chúng ta cũng biết những quan sát thiên văn của Menelaus ở Roma vào ngày 14 tháng 1 năm 98. Những quan sát này bao gồm cả hiện tượng mặt trăng che khuất ngôi sao Beta Scorpii. Ông ta cũng nói về Plutarch, người mô tả cuộc nói chuyện giữa Menelaus và Luccius, trong đó Lucius đã xin lỗi Menelaus vì đã nghi ngờ sự kiện ánh sáng khi phản xạ, tuân theo luật góc tới bằng góc phản xạ. Lucius nói: "Thưa ngài Menelaus, tôi lấy làm xấu hổ khi đã nghi ngờ một mệnh đề toán học, cơ sở về phản xạ học. Chưa bao giờ có một mệnh đề như vậy."

Cuộc đàm thoại được cho là đã diễn ra ở Roma vào một thời gian sau năm 75 sau công nguyên, và như thế, nếu phỏng đoán Menelaus được sinh vào năm 70 sau công nguyên là gần đúng thì nó diễn ra vào nhiều năm sau năm 75.

Ngoài ra, những gì biết về cuộc đời của Menelaus là rất ít, ngoại trừ ông được Pappus và Proclus gọi là Menelaus của thời Alexandria. Tất cả những gì chúng tôi viết ở đây đều là những phỏng đoán dựa vào khoảng thời gian ông ta sống ở cả Roma và Alexandria, nhưng điều suy đoán hợp lý nhất là ông ta sinh ra ở Alexandria và sống ở đó thời trẻ, sau đó, chuyển đến Roma.

Một quyển toán Ả rập được viết vào khoảng thế kỷ X đã ghi lại về Menelaus như sau: Ông ta sinh ra trước Ptolemy. Ông ấy đã viết "Sách về các mệnh đề khối cầu", "Kiến thức về các lực và sự phân phối của các vật thể", 3 quyển sách về "Hình học cơ bản" được Thabit Ibn Qurra chỉnh sửa, và "Sách về tam giác". Một trong số đó đã được dịch sang tiếng Ả rập.

Các quyển sách của Menelaus chỉ còn lại quyển Sphaerica. Nó liên quan tới tam giác cầu và ứng dụng tam giác cầu trong thiên văn. Đầu tiên, ông ta định nghĩa tam giác cầu và để định nghĩa ở quyển 1: "Một tam giác cầu là phần không gian bị giới hạn bởi các cung của một đường tròn lớn trên mặt cầu, các cung này luôn nhỏ hơn một nửa đường tròn."

Trong quyển 1 của Sphaerica, ông cũng thiết lập các tương quan cơ bản cho tam giác cầu giống như Euclide đã thiết lập cho tam giác phẳng. Ông đã dùng các cung của đường tròn lớn thay vì dùng các cung của các đường tròn song song trên mặt cầu. Đây là một bước ngoặc trong sự phát triển môn lượng giác cầu. Tuy nhiên, Menelaus có vẻ không vừa ý với phương pháp chứng minh quy nạp thông thường mà Euclide hay dùng. Menelaus không dùng cách này để chứng minh định lý, thế là ông ta đã chứng minh một số định lý trong hình học của Euclide tương ứng cho trường hợp tam giác cầu một cách dễ dàng và bằng các phương pháp khác.

Trong một số trường hợp, tương quan của Menelaus hoàn thiện hơn các tương quan tương tự trong hình học Euclide.

Quyển 2 áp dụng hình học cầu vào nghiên cứu thiên văn. Những kết quả áp dụng rộng rãi nhất là các mệnh đề của Theodosius trong tác phẩm Sphaerica, nhưng Menelaus đưa ra các phương pháp chứng minh tốt hơn.

Quyển 3 liên quan tới lượng giác cầu và bao gồm các định lý của Menelaus. Các định lý này không được biết đến đối với tam giác phẳng.

"Nếu một đường thẳng cắt 3 cạnh bên của một tam giác (một trong những cạnh bên được kéo dài từ một cạnh của tam giác), thế thì tích 3 đoạn thẳng được tạo thành bằng tích 3 cạnh của tam giác"

Menelaus giải thích định lý về tam giác cầu trên (ngày nay gọi là định lý Menelaus) và đưa vào quyển 3 như một mệnh đề đầu tiên. Các đường thẳng có thể hiểu là giao của những đường tròn lớn trên mặt cầu.

Những lời chú giải, bình luận trong tác phẩm Sphaerica đã được dịch sang tiếng Ả rập. Một số tác phẩm vẫn còn nhưng việc xây dựng lại tác phẩm như bản gốc là rất khó khăn. Mặt khác, chúng ta phải biết rằng còn có những việc tìm các kiến thức trước tác phẩm để giải thích, cho nên dễ thấy rằng chúng ta không thể hiểu rõ bản gốc được. Những bản dịch tiếng Ả rập [6], [9] và [10] đã được đem ra thảo luận.

Có nhiều công trình khác của Menelaus được các tác giả Ả rập đề cập nhưng đã bị mất cả bản tiếng Hy Lạp lẫn bản tiếng Ả rập. Chúng tôi đưa ra các trích dẫn trên từ một quyển sách Ả rập vào thế kỷ X, nó đã ghi lại những quyển sách được gọi là "Hình học cơ bản", gồm 3 quyển được Thabit Ibn Qurra dịch sang tiếng Ả rập. Nó cũng ghi lại một công trình khác của Menelaus có tên là "Sách viết về các tam giác" và mặc dù công trình này bị mất nhiều mảnh nhưng một bản dịch tiếng Ả rập đã được tìm thấy.

Proclus đã nói đến hình học Menelaus, không có trong những công trình còn sót lại. Người ta nghĩ rằng loại hình học này đã được đề cập trong các nguyên bản. Sau đây là một chứng minh của một định lý trong tác phẩm "cơ bản" của Euclide do Menelaus chứng minh lại, không dùng phương pháp quy nạp thông thường, chứng minh này nằm trong những công trình còn sót lại, đối với ông ta, định lý hiển nhiên. Chứng minh mới mà Proclus cho rằng của Menelaus đã chứng minh một bản dịch trong bản dịch tác phẩm của Euclide.

"Nếu 2 tam giác có 2 cặp cạnh tương ứng bằng nhau nhưng một trong 2 tam giác có đáy lớn hơn đáy tam giác kia, thì góc xen giữa 2 cạnh của tam giác này sẽ lớn hơn góc xen giữa 2 cạnh của tam giác kia."

Bản chỉ mục tiếng Ả rập khác đã gợi ra rằng tác phẩm "Hình học cơ bản" chứa bài giải của Archytas về bài toán "phân đôi khối lập phương". Paul Tarinery trong đã phát biểu kết quả tương tự cho một đường cong bất kỳ, vấn đề này đã được Pappus đưa ra và Menelaus đã xét đến đường cong Viviani. Bulmer-Thomas trong [1] đã giải thích: đó là một phỏng đoán hấp dẫn nhưng hiện nay chưa thể chứng minh được.

Một số tác giả Ả rập trong những tác phẩm về cơ học, rất tin những giả thuyết của Menelaus. Nó dùng để nghiên cứu sự cân bằng Archimedes và chính Menelaus đã nghĩ ra. Đặc biệt, Menelaus còn rất thích nghiên cứu về trọng lực và phân tích hợp kim.

(Nguồn - Internet)
 
Isaac Newton (1642-1727) Nhà Toán học, bác học danh tiếng nước Anh

Isaac Newton (1642-1727) Nhà Toán học, bác học danh tiếng nước Anh

Newton ra đời gần đúng một thế kỷ sau khi Copernicus tạ thế, và đúng vào những năm Galileo từ trần. Hai bậc vĩ nhân đó trong khoa thiên văn học đã cùng với Johannes Kepler đặt nền móng để sau này Newton tiếp tục xây dựng sự nghiệp.

Newton là nhà toán học thiên tài, sinh trong thời đại có nhiều nhà toán học nổi tiếng. Marvin nhận định rằng: “Thế kỷ 17 là thế kỷ toán học trổ hoa, cũng như thế kỷ 18 là thế kỷ của hoá học, thế kỷ 19, sinh vật học. Khoa học trong nửa sau thế kỷ 17 đã tiến được những bước dài hơn mọi thời kỳ khác”.

Newton bao quát được các ngành chính của khoa vật lý như: Toán học, Hóa học, Vật lý học và Thiên văn học, vì trong thế kỷ 17, nghĩa là trước khi khoa học chia ra nhiều ngành chuyên môn, một nhà khoa học có thể cùng một lúc bao quát nhiều ngành khoa học.

Newton sinh đúng ngày lễ Giáng sinh năm 1642. Thiếu thời ông được chứng kiến sự thăng trầm của Chính phủ liên hiệp Oliver Cromwell, trận hỏa hoạn tàn phá hầu hết thành phố London và nạn dịch hạch sát hại một phần ba dân số thành phố này. Sau 18 năm sống trong một xóm nhỏ ở Woolsthorpe, Newton được gửi theo học trường đại học Cambridge. Ở đây Newton may mắn được theo học một giáo sư toán học có tài tên là Isaac Barrow, người được gọi là “cha tinh thần” của Newton, Barrow biết là khuyến khích thiên tài Newton. Và ngay khi còn ở trường, Newton đã khám phá ra định lý Nhị thức (Binôme de Newton).

Trường đại học Cambridge phải đóng cửa năm 1665 vì nạn dịch hạch, Newton lại trở về quê. Trong hai năm liền sống cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, Newton dành hết thì giờ để suy tư và nghiên cứu khoa học. Kết quả thật là siêu phàm: chưa đầy 25 tuổi, Newton đã thực hiện được ba phát minh khiến ông nghiễm nhiên trở nên ngang hàng với các thiên tài khoa học của mọi thời đại. Trước hết Newton phát minh ra khoa Toán học Vi phân (Calcul différentiel) dùng để tính những số lượng chuyển biến như sự vận động của các vật thể, của làn sóng và để giải những bài toán vật lý có liên quan tới mọi sự chuyển động “Toán học vi phân có thể nói đã mở được cửa kho tàng báu vật toán học, đã đặt thế giới toán học dưới chân Newton và các học trò của ông”.

Khám phá quan trọng thứ hai của Newton là định luật về thành phần ánh sáng và từ đó ông phân tích được bản chất của màu sắc và bản chất của ánh sáng trắng. Newton chứng minh rằng: ánh sáng trắng của mặt trời gồm có những tia sáng màu mà ta thường thấy ở cầu vồng. Như vậy màu sắc là bản chất của ánh sáng, và ánh sáng trắng - những thí nghiệm bằng lăng kính của Newton đã chứng minh - là do sự trộn lẫn tất cả các màu sắc của quang phổ. Từ khám phá này, Newton tiến đến việc chế tạo kiểu viễn kính phản chiếu đầu tiên, có thể đem ra sử dụng một cách có hiệu quả.

Khám phá thứ ba có lẽ là khám phá vĩ đại nhất của Newton, là định luật vạn vật hấp dẫn. Khám phá này đã kích động trí tưởng tượng của các nhà khoa học, mãnh liệt hơn mọi khám phá về lý thuyết khác trong thời kỳ cận đại. Theo một giai thoại ai cũng biết thì Newton giác ngộ rồi tìm ra định luật hấp dẫn khi ông quan sát quả táo rơi. Sự thật thì chuyện trái đất hút những vật ở gần không có gì mới lạ. Nhưng điều mới lạ là Newton đã mở rộng nhận xét đó để áp dụng đối với vạn vật, từ trái đất các hành tinh và chứng minh được thuyết của ông bằng toán học.

Điều đáng ngạc nhiên là Newton không hề công bố gì về ba phát minh cực kỳ quan trọng của ông về toán học vi phân, màu sắc và định luật hấp dẫn. Bản tính rất dè dặt kín đáo, ông không thích tiếng tăm, không thích tranh luận, và có ý muốn xếp xó những phát minh của ông. Những gì ông công bố sau này đều do bạn bè thúc ép, những công bố song ông lại hối hận vì trót mềm yếu nghe lời họ. Ông nghĩ rằng công bố sẽ khiến cho người ta phê bình, rồi từ phê bình đi tới tranh luận, điều mà Newton với bẩm tính nhạy cảm rất lấy làm khổ tâm.

Sau những năm sống ẩn dật và nhàn hạ bất đắc dĩ vì bệnh dịch hạch tàn sát London, Newton lại trở lại Cambridge. Tốt nghiệp đại học xong, ông được cử làm giáo sư trường Trinity. Ít lâu sau, cựu giáo sư của Newton là Barrow từ chức, Newton khi đó mới 27 tuổi được bổ nhiệm làm giáo sư toán học, một chức vụ ông giữ trong hai mươi bảy năm liền. Mười hay mười hai năm tiếp theo, người ta biết rất ít về những hoạt động của Newton. Chỉ biết ông tiếp tục nghiên cứu về ánh sáng và công bố khám phá của ông về thành phần của ánh sáng trắng. Lập tức ông bị lôi cuốn vào một cuộc tranh luận vì lẽ những kết luận của ông về ánh sáng trái ngược hẳn với quan niệm đương thời, và vì trong tập tài liệu công bố, ông đã trình bày quan niệm triết lý của ông về khoa học. Ông chủ trương rằng: nhiệm vụ chính yếu của khoa học là tiến hành những cuộc thí nghiệm, ghi nhận những kết quả của thì nghiệm, và sau hết là rút ra những định luật toán học căn cứ vào kết quả những thí nghiệm đó. Ông viết: “Phương pháp thích đáng nhất để nghiên cứu đặc tính của sự vật là suy luận xuất phát từ những cuộc thí nghiệm”. Những nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, nhưng trong thời Newton lại không được chấp nhận. Thời đó, chịu ảnh hưởng triết học cổ, các học giả thường hay tin ở trí tưởng tượng, ở lý trí, ở bề ngoài của sự vật nhiều hơn là tin ở sự thí nghiệm. [...]

Trích " Lược sử Thời gian" của Stephen Hawking

Những năm 1692 đến 1694, ông bị đau óc, phải nghỉ đến 10 năm sau mới xuất bản quyển khảo luận Quang học (Traité d'Optique), cuốn Khảo luận về cách tính Vi phân.


-------------------------------------------------------------
Nguồn: Internet.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top