Bạch Cư Dị 白居易 (772-846)
Tiểu sử tác giả
Bạch Cư Dị 白居易, tức Lạc Thiên (772-846) nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu nhất giai đoạn cuối đời Đường. Người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông nhà nghèo, rất thông minh, 9 tuổi đã hiểu âm vận, chăm học, làm quan đến chức Thái tử tả tán thiện đại phu. Ông là một đại thi nhân ngang với Nguyên Trực, thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập Bạch thị trường khánh, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.
Bạch Cư Dị (772-846) tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là Thiểm Tây). Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Năm Trinh Nguyên ông thi đậu tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Bởi mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu rồi lại được triệu về kinh lo răn dạy Thái Tử.
Năm Nguyên Hòa thứ 10 (Đường Hiến Tông), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, đám quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm Tư Mã Giang Châu. Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức.
Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân.
Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần trung ngâm, Tân nhạc phủ).
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).
Bạch Lạc Thiên chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự.
Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.
Riêng hai bài Tỳ bà hành và Trường hận ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo, bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy - người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.
Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái.
Ông để lại hàng ngàn bài thơ.
Nguồn: Sài Môn Thi Đàn
Tiểu sử tác giả
Bạch Cư Dị 白居易, tức Lạc Thiên (772-846) nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu nhất giai đoạn cuối đời Đường. Người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông nhà nghèo, rất thông minh, 9 tuổi đã hiểu âm vận, chăm học, làm quan đến chức Thái tử tả tán thiện đại phu. Ông là một đại thi nhân ngang với Nguyên Trực, thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập Bạch thị trường khánh, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.
Bạch Cư Dị (772-846) tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là Thiểm Tây). Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Năm Trinh Nguyên ông thi đậu tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Bởi mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu rồi lại được triệu về kinh lo răn dạy Thái Tử.
Năm Nguyên Hòa thứ 10 (Đường Hiến Tông), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, đám quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm Tư Mã Giang Châu. Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức.
Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân.
Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần trung ngâm, Tân nhạc phủ).
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).
Bạch Lạc Thiên chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự.
Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.
Riêng hai bài Tỳ bà hành và Trường hận ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo, bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy - người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.
Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái.
Ông để lại hàng ngàn bài thơ.
Nguồn: Sài Môn Thi Đàn