Ở xứ Ả Rập xinh đẹp và giàu có kia, ngày xưa có một ông vua rất chăm chỉ, thương dân, lại thông minh tài trí hơn người. Một hôm, nhà vua hạ lệnh cho 10 tỉnh thành trong cả nước, trong thời hạn 10 ngày, mỗi tỉnh phải dâng nộp vào công khố cho nhà vua 1000 lượng vàng làm kinh phí để đào kênh dẫn nước cải tạo đất đai và đời sống cho nhân dân. Cứ 10 lượng đúc thành một thỏi cho thật đồng đều, 100 thỏi vàng đựng trong các hòm bằng thép, khóa kỹ. Rồi phái quan binh áp tải hòm vàng về dâng nộp cho vua. Đúng hẹn, các tỉnh thành mang 10 hòm vàng về đặt trước sân rồng. Có kẻ tâu nhà vua, quan binh tỉnh nọ tìm cách ăn bớt vàng dâng nộp. Họ đã đúc mỗi thỏi vàng giảm đi một chỉ, tuy nhà vua đã biết quan binh tỉnh nào tham lam và liều lĩnh làm việc này, nhưng mọi người đều không biết và chẳng ai phát hiện ra việc gian dối đó.
Để vạch trần âm mưu mô của các quan tham một cách tế nhị trước bàn dân thiên hạ, rồi mới trị tội cho dân chúng tâm phục khẩu phục. Nhà vua sai người mang cân đến để cân vàng và nói vui với các quan.
“ Trong số vàng của 10 tỉnh thành dâng nộp, Trẫm nghe thấy có một tỉnh đúc vàng mỗi thỏi ăn bớt đi một chỉ, mắt thường nhìn không phát hiện được. Dùng tay ước lượng thì không xong , chỉ có dùng cân mới chính xác. Nay trong các khanh, ai chỉ có thể cân một lần là phát hiện ra ngay hòm vàng nào không đủ trọng lượng sẽ được thưởng lớn.
Trước 10 hòm vàng nặng nề, mỗi hòm có tới 100 thỏi vàng, làm sao chỉ cân một lần cho nhanh, cho chính xác đây? Các văn võ bá quan trong triều nhìn nhau lắc đầu thở dài. Không ai nghĩ ra cách làm nào cho nhanh.
Bất chợt chú Hoàng tử nhỏ 10 tuổi của nhà vua từ phía sau chạy ra thưa: “Bẩm phụ Hoàng, con biết cách cân ạ !”. Được cha cho phép, chú liền sai lính lấy từ hòm số 1 ra một thỏi vàng : Lấy từ hòm số 2 ra 2 thỏi vàng. Lấy từ hòm số 3 ra 3 thỏi vàng…Lấy từ hòm số 10 ra 10 thỏi vàng. Tổng cộng có 55 thỏi vàng, đem cân tất cả một lần được tổng trọng lượng là 549 lượng 3 chỉ. Chú Hoàng tử hồ hởi nói: “ Tất cả 55 thỏi vàng chỉ nặng 549 lượng 3 chỉ, thiếu 7 chỉ. Như vậy hòm vàng số 7 đã bị làm nhẹ đi mỗi thỏi một chỉ”.
Nhà vua vui mừng vì Hoàng tử rất giỏi giang nhanh trí, các quan cũng hết lời khen ngợi vị vua tương lai thông minh tài trí hơn người.
Lạm Bàn.
Không biết các bạn đọc đã hiểu được cách tìm ra số vàng đã mất của tiểu Hoàng tử chưa?. Thực ra, đó là nguyên lý về số học mà trẻ em đã được học trên lớp. Nhưng hàng ngày chúng ta ít ứng dụng chúng vào công việc thực tế. chú Hoàng tử trong câu chuyện này, chẳng những thông minh học hiểu nhớ lâu bài giảng trên lớp, mà còn biết ứng dụng những gì đã học được vào thực tế cuộc sống. Đó là biểu hiện có kiến thức vững chắc và thông minh tài trí hơn người.
Theo VHTT
Để vạch trần âm mưu mô của các quan tham một cách tế nhị trước bàn dân thiên hạ, rồi mới trị tội cho dân chúng tâm phục khẩu phục. Nhà vua sai người mang cân đến để cân vàng và nói vui với các quan.
“ Trong số vàng của 10 tỉnh thành dâng nộp, Trẫm nghe thấy có một tỉnh đúc vàng mỗi thỏi ăn bớt đi một chỉ, mắt thường nhìn không phát hiện được. Dùng tay ước lượng thì không xong , chỉ có dùng cân mới chính xác. Nay trong các khanh, ai chỉ có thể cân một lần là phát hiện ra ngay hòm vàng nào không đủ trọng lượng sẽ được thưởng lớn.
Trước 10 hòm vàng nặng nề, mỗi hòm có tới 100 thỏi vàng, làm sao chỉ cân một lần cho nhanh, cho chính xác đây? Các văn võ bá quan trong triều nhìn nhau lắc đầu thở dài. Không ai nghĩ ra cách làm nào cho nhanh.
Bất chợt chú Hoàng tử nhỏ 10 tuổi của nhà vua từ phía sau chạy ra thưa: “Bẩm phụ Hoàng, con biết cách cân ạ !”. Được cha cho phép, chú liền sai lính lấy từ hòm số 1 ra một thỏi vàng : Lấy từ hòm số 2 ra 2 thỏi vàng. Lấy từ hòm số 3 ra 3 thỏi vàng…Lấy từ hòm số 10 ra 10 thỏi vàng. Tổng cộng có 55 thỏi vàng, đem cân tất cả một lần được tổng trọng lượng là 549 lượng 3 chỉ. Chú Hoàng tử hồ hởi nói: “ Tất cả 55 thỏi vàng chỉ nặng 549 lượng 3 chỉ, thiếu 7 chỉ. Như vậy hòm vàng số 7 đã bị làm nhẹ đi mỗi thỏi một chỉ”.
Nhà vua vui mừng vì Hoàng tử rất giỏi giang nhanh trí, các quan cũng hết lời khen ngợi vị vua tương lai thông minh tài trí hơn người.
Lạm Bàn.
Không biết các bạn đọc đã hiểu được cách tìm ra số vàng đã mất của tiểu Hoàng tử chưa?. Thực ra, đó là nguyên lý về số học mà trẻ em đã được học trên lớp. Nhưng hàng ngày chúng ta ít ứng dụng chúng vào công việc thực tế. chú Hoàng tử trong câu chuyện này, chẳng những thông minh học hiểu nhớ lâu bài giảng trên lớp, mà còn biết ứng dụng những gì đã học được vào thực tế cuộc sống. Đó là biểu hiện có kiến thức vững chắc và thông minh tài trí hơn người.
Theo VHTT