“Điện toán đám mây” (cloud computing) đang dần trở thành lựa chọn của giới doanh nghiệp và người dùng internet. Khả năng tiết kiệm chi phí, truy cập nhanh chóng, liên tục, và ổn định đã và đang là thế mạnh của những ứng dụng đám mây dành cho công việc.
Theo dự đoán của Merrill Lynch (5/2009), tới năm 2011 chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ đám mây sẽ vào khoảng 160 tỷ USD.
Nói một cách dễ hiểu, đám mây chính là tập hợp các dịch vụ CNTT được cung cấp qua mạng Internet, mà ở đó người dùng sẽ được trao nhiều quyền chủ động hơn, chẳng hạn như thích gì dùng nấy, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, được quyền lựa chọn những dịch vụ tốt nhất, có thể dùng bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
Tiết kiệm chi phí
Đối với các ứng dụng đám mây, điểm quan trọng nhất chính là tiết kiệm chi phí. Trong giai đoạn hiện tại, rất nhiều các ứng dụng đám mây đang được cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp và người dùng. Tuy là miễn phí, nhưng những ứng dụng này cũng rất mạnh và có thể giúp tạo ra những giá trị thặng dư không khác gì các ứng dụng thương mại.
Ngoài ra, với nhiều ưu thế vượt trội khác, người dùng có thể sử dụng trực tiếp ứng dụng đám mây ngay trên mạng mà không cần phải cài đặt trên máy tính. Khả năng linh hoạt cao giúp người dùng có thể truy cập vào dịch vụ bất cứ nơi đâu miễn là máy tính có kết nối Internet. Đám mây là một tập hợp các ứng dụng nhỏ, muốn dùng ứng dụng nào thì người dùng chỉ cần “trích” vào đó là xong.
Ví dụ, gói phần mềm Microsoft Office hiện nay có rất nhiều ứng dụng nhỏ, chẳng hạn như Word, Excel, PowerPoint… Nếu chỉ muốn sử dụng mỗi ứng dụng Word không thôi, người dùng cũng phải bỏ tiền ra mua cả gói Office, chứ không được quyền lựa chọn ứng dụng lẻ.
Ứng dụng cho công việc
Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang phải trả tiền cho những phần mềm thương mại thì việc sử dụng các ứng dụng đám mây dưới đây sẽ rất có ích.
* Apple Mobile Me
(https://www.me.com/):
Dịch vụ này sắp được Apple công bố, cho phép đồng bộ e-mail, ảnh, và danh sách liên lạc giữa nhiều thiết bị khác nhau. PC, laptop và các thiết bị di động của bạn sẽ được đồng bộ với nhau và truy cập đồng thời vào các dịch vụ đám mây của Apple.
* Google Docs
(https://docs.google.com/):
Có thể bạn đã khá quen với ứng dụng này nhưng chúng tôi vẫn muốn đưa ra, trước hết là bởi Google luôn là hãng tiên phong trong việc cung cấp tiện ích đám mây. Hiện tại có thể là Google Docs, nhưng trong thời gian tới sẽ có thêm các ứng dụng đám mây khác. Google Docs bao gồm ứng dụng văn bản, bảng tính, và trình bày. Các văn bản do người dùng tạo ra sẽ được lưu trữ trên máy chủ Google. Với Google Docs, nhiều người dùng có thể cùng làm việc trên một văn bản từ nhiều máy tính khác nhau, các thay đổi sẽ diễn ra đồng thời và nhất quán.
* Jooce
(https://www.jooce.com/):
Là một giao diện dựa trên nền flash, Jooce cho phép người dùng có thể kéo thả tệp tin vào đó rồi có thể truy cập từ bất cứ chiếc PC kết nối Internet nào.
* Blender 3D
(https://www.blender.org/):
Đây là trung tâm dữ liệu cho thuê của Sun dành cho doanh nghiệp. Người dùng cần bao nhiêu khả năng xử lý sẽ được đáp ứng bấy nhiêu. Blender 3D thường dùng để phân tích các dữ liệu khoa học, nhưng cũng có thể sử dụng để làm hoạt hình 3D.
* Evernote
(https://www.evernote.com/):
Người dùng sử dụng điện thoại để chụp hình rồi upload lên máy chủ đám mây của Evernote. Dịch vụ sẽ quét chữ (text) trong ảnh rồi lập chỉ mục để tạo cơ sở dữ liệu tìm kiếm sau này.
* Twitterfone
(https://www.twitterfone.com/:
Dịch vụ này sử dụng khả năng nhận dạng giọng nói để chuyển đổi tin nhắn thoại thành các đoạn tin nhắn (tweet) rồi đăng tải trên trang Twitter.
* Blist
(https://www.blist.com/):
Ứng dụng cơ sử dữ liệu này có giao diện rất hấp dẫn, bao gồm cả những video dạng hướng dẫn, thiết kế kéo-thả (drag-and-drop) đột phá. Khi đã tạo xong cơ sở dữ liệu, bạn có thể chia sẻ với các người dùng khác trên website này.
* Picnik
(https://www.picnik.com/):
Đây là ứng dụng chỉnh sửa ảnh “đám mây”, cho phép bạn upload ảnh từ PC lên trang hoặc lấy ảnh từ các trang chia sẻ ảnh như Flick hoặc mạng xã hội Facebook. Picnik có nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh rất mạnh, và chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
* Quicken Online
(https://www.quickenonline.intuit.com/quickenweb/):
Dịch vụ này cho phép bạn có thể truy cập thông tin tài chính cá nhân từ bất cứ chiếc PC hoặc điện thoại nào. Dịch vụ này rất dễ sử dụng và quan trọng là miễn phí. Cùng hạng mục với Quicken Online là các ứng dụng trên nền desktop như Quicken và Microsoft Money.
* Zoho Office Suite
(https://www.zoho.com/):
Bạn có thể tạo, chỉnh sửa, lưu trữ, chia sẻ, và tương tác đồng thời với các dữ liệu lưu trữ trên Zoho. Trên thực tế, đây là gói phần mềm văn phòng trực tuyến có các chức năng y hệt như Microsoft Office, chỉ khác là nó miễn phí. Giao diện của Zoho khá giống với Microsoft Office, thao tác sử dụng đơn giản, và có thể trích xuất tệp tin tương thích với gói phần mềm văn phòng của Microsoft.
* Adobe Photoshop Express:
APE là phiên bản thu gọn của Photoshop nhưng cũng có đầy đủ tính năng, và quan trọng hơn là người dùng có thể làm trực tiếp trên mạng thay vì phải cài đặt bộ phần mềm Photoshop rất nặng trên PC.
* G.ho.st (https://g.ho.st/):
Đây là hệ điều hành ảo chạy trực tiếp trên mạng. Tương lai không chỉ những ứng dụng mới được cung cấp qua mạng, mà còn cả hệ điều cũng sẽ được “online”. G.ho.st cung cấp 5GB lưu trữ miễn phí, trong đó có 3GB dành cho e-mail và các ứng dụng web tích hợp sẵn (sử dụng gói ứng dụng Zoho).
Theo Gia Nguyễn - TPO
Theo dự đoán của Merrill Lynch (5/2009), tới năm 2011 chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ đám mây sẽ vào khoảng 160 tỷ USD.
Nói một cách dễ hiểu, đám mây chính là tập hợp các dịch vụ CNTT được cung cấp qua mạng Internet, mà ở đó người dùng sẽ được trao nhiều quyền chủ động hơn, chẳng hạn như thích gì dùng nấy, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, được quyền lựa chọn những dịch vụ tốt nhất, có thể dùng bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
Tiết kiệm chi phí
Đối với các ứng dụng đám mây, điểm quan trọng nhất chính là tiết kiệm chi phí. Trong giai đoạn hiện tại, rất nhiều các ứng dụng đám mây đang được cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp và người dùng. Tuy là miễn phí, nhưng những ứng dụng này cũng rất mạnh và có thể giúp tạo ra những giá trị thặng dư không khác gì các ứng dụng thương mại.
Ngoài ra, với nhiều ưu thế vượt trội khác, người dùng có thể sử dụng trực tiếp ứng dụng đám mây ngay trên mạng mà không cần phải cài đặt trên máy tính. Khả năng linh hoạt cao giúp người dùng có thể truy cập vào dịch vụ bất cứ nơi đâu miễn là máy tính có kết nối Internet. Đám mây là một tập hợp các ứng dụng nhỏ, muốn dùng ứng dụng nào thì người dùng chỉ cần “trích” vào đó là xong.
Ví dụ, gói phần mềm Microsoft Office hiện nay có rất nhiều ứng dụng nhỏ, chẳng hạn như Word, Excel, PowerPoint… Nếu chỉ muốn sử dụng mỗi ứng dụng Word không thôi, người dùng cũng phải bỏ tiền ra mua cả gói Office, chứ không được quyền lựa chọn ứng dụng lẻ.
Ứng dụng cho công việc
Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang phải trả tiền cho những phần mềm thương mại thì việc sử dụng các ứng dụng đám mây dưới đây sẽ rất có ích.
* Apple Mobile Me
(https://www.me.com/):
Dịch vụ này sắp được Apple công bố, cho phép đồng bộ e-mail, ảnh, và danh sách liên lạc giữa nhiều thiết bị khác nhau. PC, laptop và các thiết bị di động của bạn sẽ được đồng bộ với nhau và truy cập đồng thời vào các dịch vụ đám mây của Apple.
* Google Docs
(https://docs.google.com/):
Có thể bạn đã khá quen với ứng dụng này nhưng chúng tôi vẫn muốn đưa ra, trước hết là bởi Google luôn là hãng tiên phong trong việc cung cấp tiện ích đám mây. Hiện tại có thể là Google Docs, nhưng trong thời gian tới sẽ có thêm các ứng dụng đám mây khác. Google Docs bao gồm ứng dụng văn bản, bảng tính, và trình bày. Các văn bản do người dùng tạo ra sẽ được lưu trữ trên máy chủ Google. Với Google Docs, nhiều người dùng có thể cùng làm việc trên một văn bản từ nhiều máy tính khác nhau, các thay đổi sẽ diễn ra đồng thời và nhất quán.
* Jooce
(https://www.jooce.com/):
Là một giao diện dựa trên nền flash, Jooce cho phép người dùng có thể kéo thả tệp tin vào đó rồi có thể truy cập từ bất cứ chiếc PC kết nối Internet nào.
* Blender 3D
(https://www.blender.org/):
Đây là trung tâm dữ liệu cho thuê của Sun dành cho doanh nghiệp. Người dùng cần bao nhiêu khả năng xử lý sẽ được đáp ứng bấy nhiêu. Blender 3D thường dùng để phân tích các dữ liệu khoa học, nhưng cũng có thể sử dụng để làm hoạt hình 3D.
* Evernote
(https://www.evernote.com/):
Người dùng sử dụng điện thoại để chụp hình rồi upload lên máy chủ đám mây của Evernote. Dịch vụ sẽ quét chữ (text) trong ảnh rồi lập chỉ mục để tạo cơ sở dữ liệu tìm kiếm sau này.
* Twitterfone
(https://www.twitterfone.com/:
Dịch vụ này sử dụng khả năng nhận dạng giọng nói để chuyển đổi tin nhắn thoại thành các đoạn tin nhắn (tweet) rồi đăng tải trên trang Twitter.
* Blist
(https://www.blist.com/):
Ứng dụng cơ sử dữ liệu này có giao diện rất hấp dẫn, bao gồm cả những video dạng hướng dẫn, thiết kế kéo-thả (drag-and-drop) đột phá. Khi đã tạo xong cơ sở dữ liệu, bạn có thể chia sẻ với các người dùng khác trên website này.
* Picnik
(https://www.picnik.com/):
Đây là ứng dụng chỉnh sửa ảnh “đám mây”, cho phép bạn upload ảnh từ PC lên trang hoặc lấy ảnh từ các trang chia sẻ ảnh như Flick hoặc mạng xã hội Facebook. Picnik có nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh rất mạnh, và chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
* Quicken Online
(https://www.quickenonline.intuit.com/quickenweb/):
Dịch vụ này cho phép bạn có thể truy cập thông tin tài chính cá nhân từ bất cứ chiếc PC hoặc điện thoại nào. Dịch vụ này rất dễ sử dụng và quan trọng là miễn phí. Cùng hạng mục với Quicken Online là các ứng dụng trên nền desktop như Quicken và Microsoft Money.
* Zoho Office Suite
(https://www.zoho.com/):
Bạn có thể tạo, chỉnh sửa, lưu trữ, chia sẻ, và tương tác đồng thời với các dữ liệu lưu trữ trên Zoho. Trên thực tế, đây là gói phần mềm văn phòng trực tuyến có các chức năng y hệt như Microsoft Office, chỉ khác là nó miễn phí. Giao diện của Zoho khá giống với Microsoft Office, thao tác sử dụng đơn giản, và có thể trích xuất tệp tin tương thích với gói phần mềm văn phòng của Microsoft.
* Adobe Photoshop Express:
APE là phiên bản thu gọn của Photoshop nhưng cũng có đầy đủ tính năng, và quan trọng hơn là người dùng có thể làm trực tiếp trên mạng thay vì phải cài đặt bộ phần mềm Photoshop rất nặng trên PC.
* G.ho.st (https://g.ho.st/):
Đây là hệ điều hành ảo chạy trực tiếp trên mạng. Tương lai không chỉ những ứng dụng mới được cung cấp qua mạng, mà còn cả hệ điều cũng sẽ được “online”. G.ho.st cung cấp 5GB lưu trữ miễn phí, trong đó có 3GB dành cho e-mail và các ứng dụng web tích hợp sẵn (sử dụng gói ứng dụng Zoho).
Theo Gia Nguyễn - TPO