Tiếng trống học bài trên vùng đất nghèo
Mỗi tuần lễ có sáu đêm và hằng đêm vào đúng 7h, khắp mọi miền quê Gio Linh, Quảng Trị, tiếng trống học bài đồng loạt vang lên. Điều đặc biệt, tiếng trống không đơn thuần là âm thanh thông báo thời gian của việc học hành, mà ngay sau âm thanh ấy, làng mạc, quê hương bỗng trở nên rất đỗi yên bình; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí... có ảnh hưởng đến học tập đều tạm ngừng một cách thiêng liêng.
Thay đổi một vùng quê
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Hí - Nguyễn Thị Huyên nằm ở đồi cao cuối thôn Gia Môn, xã Gio Phong, Gio Linh, Quảng Trị. Khi tôi đến, ông Hí đang cắm cúi làm vườn, bà Huyên ngồi bên thềm cửa, đôi tay với chiếc khăn màu gỗ mun, đang kỳ cọ chiếc kẻng sắt một cách tỉ mỉ. Hỏi chuyện chiếc kẻng, bà Huyên cười hiền, cho biết: "Tui (tôi) mượn nó của Hợp tác xã Gia Môn từ mấy năm nay, dùng để đánh thông báo thời gian cho lũ trẻ trong thôn học bài".
"Tui năm nay 61 tuổi, về nghỉ hưu đã gần 10 năm. Trước đây lúc còn chiến tranh tui là học sinh K8 ở miền Bắc. Lúc đó hơn 10 tuổi rồi tui mới biết mặt chữ. Học xong lớp 5 thì tui xin trở vào miền Nam và xung phong đi bộ đội rồi tham gia trận đánh 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Sau đó tui được làm giáo viên, dạy học ở Gio Phong cho đến lúc nghỉ hưu", bà Huyên cho biết thêm. Những năm nghỉ hưu, bà Huyên vẫn còn nặng nợ với việc học tập của con em ở thôn. Theo bà, do điều kiện quê hương còn nghèo khó, phụ huynh ngày đêm còn vất vả với việc làm ăn; ngành chức năng nghĩ ra việc đánh trống, đánh kẻng báo hiệu thời gian học tập là nhằm giúp các em và phụ huynh biết tận dụng nguồn thời gian quý báu của mình; biết nỗ lực vượt khó trong mọi khó khăn để tương lai con em sau này được xán lạn hơn.
Ý nghĩ và việc làm trên đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ. Từ năm học 2007-2008 trở về trước, phần lớn học sinh THCS ở Gia Môn chỉ đạt kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp vào các trường THPT bán công. Song 2 năm học lại đây (2008-2009, 2009-2010), có tới 97% con em ở thôn đạt kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp với số điểm khá cao vào các trường THPT công lập. Đặc biệt đợt thi đại học, cao đẳng vừa qua, Gia Môn với 220 hộ, 1.000 nhân khẩu, 100 học sinh từ mẫu giáo đến cấp 3, trong đó học sinh cấp 3 chiếm 20%, có tới 6 em thi đỗ các trường đại học danh giá với các khoa học ngành tự nhiên.
Sau tiếng trống, các cháu Trần Đình Minh Khánh (trái), Trần Ngọc Hoá ở thị trấn Gio Linh chăm chú ngay vào việc học bài.
Phát huy truyền thống hiếu học
Tôi theo ông Trần Đình Mến, khu phố 7, thị trấn Gio Linh đi kiểm tra tình hình học tập của các em ở khu phố. Em Trần Ngọc Hóa, học sinh lớp 8 Trường THCS thị trấn Gio Linh tâm sự: "Em nhờ vào tiếng trống của bác Mến nên việc học bài của em rất đều đặn. Mỗi tuần ngoại trừ tối thứ bảy được nghỉ ngơi, còn lại em học từ 7 đến 10h mới đi ngủ".
Ông Trần Ngọc Trung, bố của cháu Hóa phấn khởi: "Tiếng trống đã giúp các cháu học hành rất nền nếp. Bên cạnh, người lớn cũng rất ý thức được tầm quan trọng của tiếng trống nên an ninh thôn xóm nhờ đó được đảm bảo, mọi sinh hoạt của bà con rất yên bình". Ông Mến cho biết: Từ khi có tiếng trống, chất lượng học tập của các cháu tiến bộ hẳn. Năm học 2009-2010, có 90/100 em học sinh các cấp ở khu phố đạt chất lượng học tập tiên tiến và giỏi. Đặc biệt năm nay cả khu phố có tới 10 em học sinh thi đỗ đại học.
Cùng với việc tình nguyện đánh trống cho các cháu học bài, mỗi tuần ông Mến cùng các thầy cô giáo, Công an viên và dân phòng khu phố vừa đi kiểm tra, nhắc nhở việc học tập của các cháu, vừa giữ gìn trật tự ở địa phương. Hiện ông Mến 59 tuổi, là Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp khu phố 7, thị trấn Gio Linh.
Ông bộc bạch, gia đình ông có truyền thống hiếu học, các con của ông cũng đã học hành rất thành đạt; riêng ông do hoàn cảnh chiến tranh nên học hành không được mấy; chừng nào ông còn khỏe, còn đi lại được, chừng đó ông còn cống hiến sức mình vào việc học của con cháu để quê hương sau này có tri thức, được xây dựng trở nên giàu và đẹp hơn.
Ông Ngô Thanh Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gio Linh cho biết, đến nay ngành Giáo dục huyện đã phát động, xây dựng mô hình "Tiếng trống khuyến học" ở khắp các bản làng, thị trấn. Năm học 2009-2010, có 3 địa phương được tặng trống (thay vì đánh kẻng như trước đây) nhờ vào kết quả thu được từ việc đánh trống thông báo thời gian và giữ gìn không gian cho các cháu học bài, gồm thôn Lam Thủy, xã Linh Hải; thôn Kỳ Trúc, xã Gio Quang và khu phố 7, thị trấn Gio Linh. Mô hình này đã tạo ra một bước đột phá rất lớn trong việc học tập của các em học sinh trên địa bàn. Năm học 2009-2010, đã có tới 230 em học sinh các cấp trên địa bàn huyện Gio Linh đạt giải văn hóa cấp tỉnh. Và, theo thống kê chưa đầy đủ, đợt thi đại học, cao đẳng vừa rồi, toàn huyện có trên 1.000 cháu đỗ đạt
Phan Thanh Bình - CANDNgôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Hí - Nguyễn Thị Huyên nằm ở đồi cao cuối thôn Gia Môn, xã Gio Phong, Gio Linh, Quảng Trị. Khi tôi đến, ông Hí đang cắm cúi làm vườn, bà Huyên ngồi bên thềm cửa, đôi tay với chiếc khăn màu gỗ mun, đang kỳ cọ chiếc kẻng sắt một cách tỉ mỉ. Hỏi chuyện chiếc kẻng, bà Huyên cười hiền, cho biết: "Tui (tôi) mượn nó của Hợp tác xã Gia Môn từ mấy năm nay, dùng để đánh thông báo thời gian cho lũ trẻ trong thôn học bài".
"Tui năm nay 61 tuổi, về nghỉ hưu đã gần 10 năm. Trước đây lúc còn chiến tranh tui là học sinh K8 ở miền Bắc. Lúc đó hơn 10 tuổi rồi tui mới biết mặt chữ. Học xong lớp 5 thì tui xin trở vào miền Nam và xung phong đi bộ đội rồi tham gia trận đánh 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Sau đó tui được làm giáo viên, dạy học ở Gio Phong cho đến lúc nghỉ hưu", bà Huyên cho biết thêm. Những năm nghỉ hưu, bà Huyên vẫn còn nặng nợ với việc học tập của con em ở thôn. Theo bà, do điều kiện quê hương còn nghèo khó, phụ huynh ngày đêm còn vất vả với việc làm ăn; ngành chức năng nghĩ ra việc đánh trống, đánh kẻng báo hiệu thời gian học tập là nhằm giúp các em và phụ huynh biết tận dụng nguồn thời gian quý báu của mình; biết nỗ lực vượt khó trong mọi khó khăn để tương lai con em sau này được xán lạn hơn.
Ý nghĩ và việc làm trên đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ. Từ năm học 2007-2008 trở về trước, phần lớn học sinh THCS ở Gia Môn chỉ đạt kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp vào các trường THPT bán công. Song 2 năm học lại đây (2008-2009, 2009-2010), có tới 97% con em ở thôn đạt kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp với số điểm khá cao vào các trường THPT công lập. Đặc biệt đợt thi đại học, cao đẳng vừa qua, Gia Môn với 220 hộ, 1.000 nhân khẩu, 100 học sinh từ mẫu giáo đến cấp 3, trong đó học sinh cấp 3 chiếm 20%, có tới 6 em thi đỗ các trường đại học danh giá với các khoa học ngành tự nhiên.
Phát huy truyền thống hiếu học
Tôi theo ông Trần Đình Mến, khu phố 7, thị trấn Gio Linh đi kiểm tra tình hình học tập của các em ở khu phố. Em Trần Ngọc Hóa, học sinh lớp 8 Trường THCS thị trấn Gio Linh tâm sự: "Em nhờ vào tiếng trống của bác Mến nên việc học bài của em rất đều đặn. Mỗi tuần ngoại trừ tối thứ bảy được nghỉ ngơi, còn lại em học từ 7 đến 10h mới đi ngủ".
Ông Trần Ngọc Trung, bố của cháu Hóa phấn khởi: "Tiếng trống đã giúp các cháu học hành rất nền nếp. Bên cạnh, người lớn cũng rất ý thức được tầm quan trọng của tiếng trống nên an ninh thôn xóm nhờ đó được đảm bảo, mọi sinh hoạt của bà con rất yên bình". Ông Mến cho biết: Từ khi có tiếng trống, chất lượng học tập của các cháu tiến bộ hẳn. Năm học 2009-2010, có 90/100 em học sinh các cấp ở khu phố đạt chất lượng học tập tiên tiến và giỏi. Đặc biệt năm nay cả khu phố có tới 10 em học sinh thi đỗ đại học.
Cùng với việc tình nguyện đánh trống cho các cháu học bài, mỗi tuần ông Mến cùng các thầy cô giáo, Công an viên và dân phòng khu phố vừa đi kiểm tra, nhắc nhở việc học tập của các cháu, vừa giữ gìn trật tự ở địa phương. Hiện ông Mến 59 tuổi, là Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp khu phố 7, thị trấn Gio Linh.
Ông bộc bạch, gia đình ông có truyền thống hiếu học, các con của ông cũng đã học hành rất thành đạt; riêng ông do hoàn cảnh chiến tranh nên học hành không được mấy; chừng nào ông còn khỏe, còn đi lại được, chừng đó ông còn cống hiến sức mình vào việc học của con cháu để quê hương sau này có tri thức, được xây dựng trở nên giàu và đẹp hơn.
Ông Ngô Thanh Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gio Linh cho biết, đến nay ngành Giáo dục huyện đã phát động, xây dựng mô hình "Tiếng trống khuyến học" ở khắp các bản làng, thị trấn. Năm học 2009-2010, có 3 địa phương được tặng trống (thay vì đánh kẻng như trước đây) nhờ vào kết quả thu được từ việc đánh trống thông báo thời gian và giữ gìn không gian cho các cháu học bài, gồm thôn Lam Thủy, xã Linh Hải; thôn Kỳ Trúc, xã Gio Quang và khu phố 7, thị trấn Gio Linh. Mô hình này đã tạo ra một bước đột phá rất lớn trong việc học tập của các em học sinh trên địa bàn. Năm học 2009-2010, đã có tới 230 em học sinh các cấp trên địa bàn huyện Gio Linh đạt giải văn hóa cấp tỉnh. Và, theo thống kê chưa đầy đủ, đợt thi đại học, cao đẳng vừa rồi, toàn huyện có trên 1.000 cháu đỗ đạt